Hôm nay,  

Làm Rể Xứ Huế

30/12/201100:00:00(Xem: 386645)
Làm Rể Xứ Huế

Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 3442-12-28911vb6123011

Tham dự Giải thưởng Việt Báo từ năm đầu, ông nhận giải bán kết năm 2001 với bài "Bên Bờ Freeway" ký bút hiệu Tân Ngố. Nhiều truyện ký đặc biệt của ông về đất lề quê thói của miền Nam đã xuất bản thành sách "Chuyện Miền Thôn Dã," rất được bà con hâm mộ. Ông nhận thêm giải Việt Bút 2010, và là thành viên thứ 10 của Ban Tuyển Chọn Chung Kêùt Viết Về Nước Mỹ từ 2011

*

Ngày tôi quen O Điểm thì O mới học xong lớp 10.
Năm đó chị của O có cái quán cà phê Thượng Uyển trong Đà Nẵng nên mùa hè vào giúp chị. Tôi xăng xái xin làm gia sư. Mới được hơn một tháng thì O Điểm "bỏ buà" cho tôi.
Hết hè, O trở lại Huế đi học thì rời trường Nữ Thành Nội mà qua Đồng Khánh, tôi xin biệt phái đi theo Trực thăng tản thương đêm, trong Mang Cá (Tổng Y Viện Nguyễn Tri Phương) và ban ngày đi học nơi trường Luật.
Học cho vui và để lấy le thôi, chứ tôi học dốt lắm.
Những lần rủ O trốn học đi chơi ở đồi Thiên An, hay lên các lăng tẩm là những ngày vui không bao giờ chúng tôi quên được. Hai đứa cũng tránh không lên chùa Thiên Mụ, vì nghe nói cặp nào đưa nhau lên nơi linh thiêng đó thì thếnào cuộc tình cũng tan vỡ..
Chuyện tình Romeo và Juliet (hay Rô bi nê và Toa lét) của O và tôi lắm nỗi thăng trầm, là vì O bên Lương, còn tôi bên Đạo.
Ông Nhạc gia tôi hồi đó không chịu gả là vì tôi khác đạo, con nhà làm ruộng, lại nữa ông có thành kiến với người Bắc, chắc ông nghe người ta nói nhiều về con trai Bắc Kỳ thường đểu.
Tôi biết lý do chính là vì ông không muốn con gái út lấy chồng phương xa, tuốt mãi trong Rạch Giá.
-Có con mà gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng bưng cho
Có con mà gả chồng xa, trước là mất họ sau là mất con

Nhưng Cậu ruột của O lại là một Linh Mục đang ở Nha Trang nên hết lòng hỗ trợ cho chúng tôi lấy nhau.
Nhớ hồi sau 1975 chúng tôi nghèo quá, đám cưới chỉ có một con heo 50 ký do anh cả tôi cho; hai cái nhẫn vàng mỏng dính như sợi chỉ; chiếc áo cưới chỉ là áo trắng như hồi còn đi học.
Năm 1981 chúng tôi đến Mỹ, trong tay có 5 đồng bạc. Vất vả cũng lắm mà hạnh phúc cũng nhiều.
Gia đình Mẹ và các anh chị em tôi, nhất là mấy bà chị dâu thường nói:
-Chú lấy được O Điểm là phúc đức ông bà để lại.
Quả thực có thế, O đã sanh cho tôi 3 đứa con trai cao ráo và một đứa con gái út rất đẹp -Chắc đẹp cỡ như tôi. (Just kidding-đùa thôi).
Cách dậy dỗ con cái tôi phú hết cho O, nên đứa nào cũng ngoan ngoãn, nay hai đứa đã ra trường còn hai đứa cũng sắp xong.
Đúng là phúc đức ông bà, chứ tánh tôi cục cằn thô lỗ, dạy con chắc không xong, mà còn bị ếp phê ngược là đằng khác.
Qua xứ người, tôi còn có thời giờ cắp sách đến trường để học thêm chút đỉnh, chứ O rời sở làm là lao đầu vào bếp, lau nhà, giặt quần áo, trồng rau thơm, rau cải sau vườn.

Bây giờ tôi ra kinh doanh ở ngoài, đâu có bảo hiểm sức khỏe gì, may có hãng của O nên cả gia đình không phải lo tới vấn đề chi phí cho khám bịnh, nhà thương gì hết. Thật là quá mừng.
Không nhắc đến tài nấu ăn, nhất là những món Huế của O quả là một điều thiếu sót.
Bạn bè xa gần thường nhắc nhớ đến Bún Bò O Điểm, mà hầu hết tháng nào cũng có nấu một lần trong cái nồi lớn chừng 30 lít. Người trong nhà, con cháu và bạn tới chơi thường ăn hai tô, một tô lúc mới tới và một tô trước khi ra về.
Những món như bánh nậm, bánh bột lọc, bánh ít... tôi không thích mấy, chỉ khoái những món chè của O mà thôi. Chắc nhiều người cũng biết rằng Chợ Dinh ngoài Huế nơi O ở có cả làng bán chè rất nổi tiếng, qua đến Mỹ, món chè của O đã được "thăng hoa" lên hàng thượng thừa vì vật phẩm dùng để nấu có thêm nhiều thứ như rong biển, nấm trắng, táo tàu nhỏ, hoài sơn, ý dĩ v v.. nên chè đã ngon lại càng thêm ngon.
Thành phố chúng tôi đang định cư là Little SG ở Nam Cali, có thể gọi là Thủ Phủ của người VN ở Hải Ngoại, cách bờ biển chừng 10 phút lái xe. Dọc bờ biển có những chiếc cầu bắt nhoài ra biển cả gần nửa cây số cho dân chúng đứng câu, nơi đây có rất nhiều cá nục chuối và cá trích. Những mùa khác thì cá ít hơn nhưng mùa hè đến thì cá nhiều vô số, một dây câu cột mấy lưỡi là dính bằng ấy cá, có khi cả chục con nhưng vì cầu khá cao, mà cá giãy dữ quá nên rơi rớt hết phân nửa.
Người Nam và Bắc khi kho cá, nhứt là cá biển thì thường kho khô và bỏ nhiều tiêu, khi họ thấy dân Huế kho cá nục lõng bõng nước thì sợ nó sẽ tanh, nhưng khi O Điểm kho cá nục tươi rói mới đi câu về với mấy trái ớt xanh bẻ đôi, tỏi đập dập, vắt chút chanh, ăn với bún thì ôi thôi ai nấy nuốt vội nuốt vàng có khi nuốt luôn cả lưỡi.
Tôi thường ăn kèm với món này một ít rau thơm và giá, nhưng O nói ăn như vậy không thưởng thức hết mùi vị của con cá nục.
Đó, nhờ được O "chăm bẵm" như vậy nên tôi không còn ốm nhách cao kều như cây tre miễu nữa, mà nay trông rất "sổ sữa", cắt tóc cạo râu, cho diện đồ mới, chân mang dép mang giầy vô coi cũng ra dáng con người lắm, chứ không giống con đười ươi!
Nếu có ai hỏi tôi yêu O ở điểm nào, thì tôi tình thực trả lời rằng, đó là nụ cười vui với hàm răng trắng bóng như bắp cồn Hến và nhất là ...bàn chân nhỏ nhắn, có cái gót hồng hào, người ta nói là "Vượng phu ích tử" gì gì đó.
Bạn bè tôi thường ganh tị rằng họ đã lỡ lấy vợ miền khác, chứ không may mắn lấy được vợ Huế như tôi.
Họ hỏi bí quyết nào mà có được nhà cửa êm ấm làm vậy, tôi thường trả lời rằng lấy vợ Huế, khi cô ấy cằn nhằn mình nghe không hiểu gì hết, nên có cãi lại vợ bao giờ mà thành lớn chuyện, lục đục trong nhà.
Nếu kiếp sau được làm người, nhất là được làm đàn ông, thì tôi sẽ nhất quyết lấy vợ Huế nữa, cho dù mấy cô kia có là Hoa Hậu, Hoa Khôi đi nữa.... tôi cũng chẳng màng.

Nguyễn Viết Tãn

Ý kiến bạn đọc
30/12/201116:59:03
Khách
Chắc là phải học cách nịnh dzợ của chú Tân thì mới "nên người" được. Cháu cũng đồng ý với chú Tân là lấy vợ người Huế thì "hết xẩy con Bà Bẩy" cho nên kiếp sau cháu cũng sẽ lấy vợ người Huế, mà phải là con gái của O Điểm thì mới ngon cơm. Hì hì!

Thy
30/12/201116:50:57
Khách
Không ngờ Chú Ngố cũng biết nịnh vợ quá xá, hèn gì chú nói gì làm gì O Điểm cũng chỉ cười mĩm chi cọp. Nhớ bún bò của O quá, chú đóng thùng gửi cho cháu một tô được không? Chúc mừng năm mới Chú O nhé.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,324,548
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.