Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Hương Lá Trong Lòng Bàn Tay

07/04/201000:00:00(Xem: 268324)

Hương Lá Trong Lòng Bàn Tay

Tác giả: Tịnh Tâm
Bài số 2857-28107-vb4040710

Tác giả cho biết cô là cư dân vùng Little Saigon, đã góp một số bài viết về nước Mỹ.  Ngay từ những bài viết đầu tiên,  "Tấm Nón Lá Và Cái Lưng Còng”,” Tôi Đi Học" đã cho thấy tấm lòng và cách viết chừng mực, lạc quan. Bài mới của cô là chuyện một bà mẹ...

***

Chiều. Vùng Little SàiGòn. Trời vừa sang xuân. Hãy còn lạnh. Một người đàn bà không còn trẻ nhưng chưa già, tấm lòng đang nặng trĩu nỗi đau buồn, bước những bước chân chậm chạp, mỏi mệt vào bệnh viện. "Mình sẽ tự tử...Mình sẽ tự tử..." Bà thì thầm. "nhưng bằng cách nào để không phải chết đau đớn""
Chiều. Bệnh viện thưa thớt người. Đâu đó mấy làn gió thổi vu vơ. Bầy lá khô xao xác lăn dài trên parking, vài chiếc lang thang lên hành lang.
Cô y tá đưa người đàn bà vào căn phòng nhỏ, bảo ngồi chờ bác sĩ. Người đàn bà hờ hững nhìn từng đồ đạc xung quanh với cái nhìn trống rỗng và xa xăm. Tôi cuộc rằng bà ấy không thấy gì hết dù đôi mắt bà không mù, dù đôi mắt ấy đang mở rất to.
Bác sĩ bước vào. Đó là một chàng trai trẻ, cao và ốm. Chàng có vầng trán vuông rộng, sáng láng, thông minh. Điều đáng chú ý hơn nữa ở vị bác sĩ nầy là ánh mắt  trong  trẻo cùng nụ cười hiền từ.
-  Chào cô! Cô khỏe không"
- Cám ơn bác sĩ, tôi cũng... tàm tạm...
Bác sĩ ngồi xuống ghế, đối diện với bệnh nhân của mình, giọng vui vẻ niềm nở:
- Nghĩa là ổn hơn trước phải không cô"
- Có lẽ vậy.
Bác sĩ mở folder, đọc một số giấy tờ, nói cùng nụ cười:
- Kết quả các xét nghiệm của cô đều tốt. Cô không phải lo lắng gì cả. Cứ yên tâm vui sống.
Người đàn bà nhìn mông lung. Ánh mắt xa vắng.
- Yên tâm vui sống ư" Nhưng tôi không muốn sống nữa. Tôi đang muốn chết!
Vị bác sĩ thoáng giật mình. Anh chống khủy tay trên bàn, rồi nhẹ nhàng tựa cằm lên đôi bàn tay đan vào nhau, giọng trầm xuống và rất đỗi dịu dàng:
- Dạ... Cháu có thể biết  vì sao và từ lúc nào cô có ý nghĩ ấy"
- Từ lúc tôi chẳng còn gì để ngóng trông và chờ đợi, trừ cái chết. Bác sĩ hiểu không" Chẳng còn  gì để ngóng trông và chờ đợi!
- ...
- Sống mà không có niềm vui thì sống làm gì cho mệt hả bác sĩ"
- Dạ... nhưng... đã làm người thì ai cũng có nỗi khổ, ai cũng có nan đề...
- Và mỗi người có cách giải quyết nan đề của mình.
- Cô... sẽ ... bằng cách nào"
- Tôi chưa nghĩ ra, nhưng tôi đang tìm cách nào êm ái dễ chịu nhất.
Đã thành thói quen, vị bác sĩ ngắt chiếc lá trong chậu cây sum suê tươi xanh bên cạnh, vò nhè nhẹ. Anh xòe bàn tay ra trước mặt. Hương thơm ngai ngái tỏa lan nhè nhẹ. Gợi nỗi nhớ mơ hồ, xa xôi. Có vẻ như mùi lá cây hoa cúc" Mùi lá mít lá xoài" Mùi lá chanh lá bưởi" Mùi cỏ dại" Hay mùi hương từ dĩ vãng bay về"  Bệnh nhân chợt nhắm mắt lại, tận hưởng thứ cảm xúc mà từ ngày sang định cư nơi nầy bà đã đánh mất. Hay nói đúng hơn bà không có thời gian và tâm sức để mà nghĩ, mà nhớ- huống hồ chi là đi tìm. Kìa, xóm làng ngày xưa bà đã sống một thời bé dại, có bờ tre, bông lúa, hương cau, có cây khế già trĩu trái mọng bên giếng nước sau hè... Đây, khu vườn nhiều loại cây trái hoa kiểng mà các con của bà từng nô đùa, leo trèo, múa hát, và mơ mộng.
- Dạ thưa, trước đây cô đã chờ đợi ngóng trông những gì"
Sau hồi lâu lặng thinh, nụ cười bỗng nở trên môi người đàn bà.
- Hồi nhỏ xíu tôi mong ngóng tới Tết để được quần áo mới, được lì xì... Tôi chờ đợi cây kem, viên kẹo, cái bánh. Khi đi học, tôi mong giờ ra chơi để đi ăn quà, để nhảy dây. Mỗi lần làm tốt bài kiểm tra, tôi trông thầy cô trả bài... Lớn lên, biết yêu, biết hò hẹn, tôi ngóng trông từng giây từng phút để gặp người yêu. Lấy chồng, sinh con, tôi mong có được mái nhà, sắm đồ đạc trong nhà... Con tôi đi học, tôi trông chúng học giỏi. Chúng đi học xa, tôi chờ đợi ngày cuối tuần...
- Thật thú vị!
- Dạ, rất thú vị! Còn nhiều lắm! Kể tới mai cũng chưa hết, thưa bác sĩ. Tôi đã có biết bao nhiêu niềm vui trong chờ đợi và ngóng trông. Không gì hạnh phúc bằng khi ta có cái gì đó để mà chờ đợi, phải không bác sĩ" Dĩ nhiên không phải chờ đợi nỗi bất hạnh. Mà, niềm vui trong chờ đợi còn kì diệu hơn cái kết quả tốt đẹp của đợi chờ nữa kìa. Bác sĩ hiểu không"
Bệnh nhân chợt ngừng lại. Bác sĩ tha thiết:
- Dạ, cháu hiểu, niềm vui trong chờ đợi còn kì diệu hơn cái kết quả tốt đẹp của đợi chờ. Đúng vậy! Cô nói tiếp đi. Cháu đang lắng nghe. Cháu rất mong giúp gì được cho cô.
- Và cuộc chờ mong dài nhất trong phần đời đã qua của tôi là ngày đoàn tụ nơi đây, được bước chân lên đất nước nầy. Chờ đợi gần chục năm trời mà không hề mỏi mệt. Chờ đợi trong hân hoan và hi vọng... Rồi tất cả không như tôi chờ mong. Không như tôi nghĩ. Hóa ra tôi đã sống trong mộng ảo. Có thể thời gian chờ đợi quá lâu khiến tôi bị bệnh hoang tưởng.
Vị bác sĩ im lặng, vẻ  mặt chăm chú. Bệnh nhân tiếp tục:
- Mà... hình như tôi còn mắc phải căn bịnh gì khác. Một căn bịnh ghê gớm lắm bác sĩ ơi! Đầu óc tôi không tập trung được. Tôi cứ nghe đau nhói ở tim. Lúc nào tôi cũng muốn khóc. Nước mắt tôi cứ chực tuôn ra...Tôi nghĩ lục phủ ngũ tạng của tôi có vấn đề nên tôi đi gặp bác sĩ. Nhưng hôm nay, mọi sự chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
- Như cháu đã nói lúc nãy, cô hoàn toàn khỏe mạnh. Thậm chí vượt ngoài sự mong đợi của cháu, hiếm người ở tuổi cô được như cô.
Người đàn bà mở ví lấy khăn giấy. Mắt bà đỏ hoe.
- Bây giờ tôi không còn muốn sống nữa.
Bác sĩ nhỏ nhẹ, điềm tĩnh:
- Dạ, cháu hiểu. Giờ cô cho phép cháu làm công việc của cháu nhé. Hiện nay điều gì khiến cô đau buồn" Cái gì làm cô vui thích"
- Tôi không còn vui thích gì nữa. Tôi chẳng thiết tha điều gì nữa. Tôi chẳng còn gì để chờ mong ngóng trông hi vọng. Ngày trước, chỉ một sợi mây trắng mong manh trên bầu trời cũng khiến tôi say sưa, chỉ một mầm non vừa nhú ra cũng khiến tôi mê mẩn... Tôi hân hoan hít thở  hương thơm của nắng, lắng nghe tâm tình của mưa.
Tôi mệt nhoài nhưng vô vàn hạnh phúc khi ôm các con tôi vào lòng, cho chúng bú mớm, ngắm chúng chúm chím cười trong giấc ngủ ngoan. Tôi ngây ngất trong hương thơm tinh khiết, mềm mại, mát rượi của da thịt bé thơ... À, bác sĩ có biết cái nôi tre không" Hồi xưa ở Việt Nam mình, em bé được nằm trong chiếc nôi tre. Nôi được đan bằng tre, hình ô- van, nhỏ nhắn, bên trong lót chiếc chiếu cũng be bé, vừa vặn lòng nôi...Tất cả đều nho nhỏ, xinh xinh, dễ thương lắm.
 Bác sĩ ơi, còn hạnh phúc nào bằng sau khi tôi cho con tôi bú no, chúng vừa lim dim ngủ, tôi nhẹ nhàng đặt chúng vào nôi. Con tôi say ngủ trong nhịp nôi êm êm, trong tiếng hát từ trái tim người mẹ. Có lẽ chúng đang mơ giấc mơ no lành nên môi chúng vẫn còn mút chùn chụt... Và đẹp đến nao lòng khi nhìn giọt sữa đọng lại nơi khóe miệng con thơ... Còn nữa, hương thơm của sữa mẹ vẫn vương hoài trong cái gối hình mặt trăng lưỡi liềm mà tôi chắt chiu may khi chúng còn quẫy đạp trong bụng mẹ.  Ngày đó tôi còn tự may cả gối ôm, mền, mùng cho chúng.
Người đàn bà lại đưa tay chậm nước mắt. Giọng nghèn nghẹn:
- Bác sĩ biết không, hồi đó chiếc chiếu được đan bằng sợi lát, vì không có tã như ở đây nên chiếu cứ bị thâm đen bởi nước đái trẻ con, vậy mà tôi nghe  thơm. Thật vậy! Ấy là mùi thơm. Cho đến bây giờ tôi vẫn còn nghe được hương thơm đó bác sĩ à.
Người đàn bà cố nén tiếng nấc.
- Rồi tôi mong con tôi đầy tháng, mong ngày thôi nôi. Rồi tôi dắt con tôi đến trường... Tôi vui buồn cùng thành công và thất bại của chúng trong cuộc hành trình tìm kiếm tri thức. Tôi xúc động  khi các con tôi biết yêu... Tôi cảm nhận được những rung động trong cảm xúc đầu đời của chúng.
Vị bác sĩ trẻ chợt thốt lên, ngắt lời bệnh nhân, nhận ra mình vô ý nhưng không kìm được:
- Thật tuyệt vời! Cô đã enjoy được hạnh phúc đời người mà hiếm ai có được. Cháu nghĩ là nhiều người phát ghen với cô đó.
- Tôi đã từng hạnh phúc biết chừng nào khi cóp nhặt dành dụm từng đồng lẻ  khó nghèo để gom góp được món tiền mà may cho cha mẹ tôi bộ quần áo, cho các em tôi sách vở, gởi biếu bà tôi túi cau khô.


Người đàn bà dừng lại. Nét mặt bỗng rạng rỡ hẳn lên. Đôi mắt không còn xa xăm tuy rằng bà đang ngoái nhìn quá khứ.
- Cháu hiểu và rất vui với niềm vui của cô. Cô kể tiếp cho cháu nghe đi.
- Còn nhiều lắm. Ừ, bác sĩ nói đúng. Tôi đã được quá nhiều hạnh phúc. Nhưng bây giờ thì...
Người đàn bà im lặng. Cúi đầu.Tư lự. Tay mân mê cái quai của chiếc ví màu xám được nằm gọn trong lòng.
- Bây giờ thì trống rỗng. Các con tôi đã lớn  khôn. Chúng không cần đến tôi nữa. Hình như chúng cho rằng tôi đã già nua lẩn thẩn, tôi không còn đáng được chở che, tin cậy.
Bác sĩ trẻ dè dặt:
- Xin lỗi cô... Nhưng cháu... e rằng cô đã nghiêm trọng hóa vấn đề chăng" Sự thật có đúng như cô nghĩ không"
       - ...
  - Thưa, cô được mấy người con" Họ lớn cả rồi ạ" Nếu không muốn, cô đừng trả lời cháu.
 Người đàn bà mỉm cười. Lần đầu tiên vị bác sĩ trẻ thấy nụ cười của  bà rất tươi.
- Tôi được ba đứa. Hai gái, một trai. Chúng lớn cả rồi nhưng chưa đứa  nào lập gia đình.
- Họ cùng ở chung với cô chứ"
Nụ cười vụt tắt trên khuôn mặt đã hằn nhiều nếp gấp của thời gian:
- Không. Mỗi đứa ở một nơi. Chúng không thích sà vào lòng tôi như ngày xưa. Tôi thèm hôn mái tóc chúng, hôn má chúng nhưng chúng có vẻ không mặn mà. Chúng đã vuột khỏi vòng tay tôi. Chúng đâu cần biết tôi thèm ôm chúng vào lòng biết chừng  nào! Chúng đâu cần biết mẹ chúng cô đơn biết chừng nào!
Bác sĩ cười vui vẻ:
-  Có cần thiết phải như ý cô mong muốn không" Các anh chị ấy đã lớn. Với lại...họ... thích để người yêu hôn. Chuyện nhỏ mà.
- Nhưng với tôi đó là chuyện lớn, bác sĩ hiểu không"
 - Dạ cháu hiểu. Nhưng sống là phải biết chấp nhận những đổi thay. Đó là quy luật của thời gian. Cháu xin lỗi nếu trong cuộc trò chuyện nầy cháu nhắc lại những điều cô đã biết, đã thừa trải nghiệm, mà có thể lúc nầy cô không nhớ...
Người đàn bà ngẩng lên. Nhíu mày. Suy nghĩ.
- Cháu e rằng cô vẫn đang còn hoang tưởng! Thường thì cái gì qua ống lung linh, rực rỡ hơn chính bản thân nó. Ví dụ bãi cỏ trước nhà hay góc vườn, hay bộ sô pha trong phòng khách... trông tàm tạm thôi, thế mà khi vào phim ảnh, chúng đẹp hẳn lên, sang trọng hẳn lên. Đương nhiên trước khi sang đây cô đã từng nhận được nhiều tấm hình, băng, đĩa về gia đình cô, về cảnh vật ở đây. Để rồi khi sang đây cô thất vọng. Cháu nghĩ vậy không biết đúng không.
Người đàn bà đăm đăm nhìn vị bác sĩ với ánh mắt trìu mến:
- Thêm nữa, cô đang cố sức trì níu quá khứ, cô không chịu buông tay ra để quay theo vòng quay của trái đất. Các con của cô đã vượt ra khỏi vòng tay của cô. Đúng! Bởi họ phải lớn lên, phải tự bước vào đời. Trên con đường thích nghi và hội nhập vào cuộc sống, lại là cuộc sống nơi đây, không phải quê cha đất tổ, họ phải đối mặt với nhiều gian nan, va đập. Họ phải tự thay đổi trong chiều hướng tích cực, mà có thể xa lạ đối với cô, một người sống ở Việt Nam quá lâu. Đặc biệt cô lại quá ... Ừm, nói sao nhỉ... cô quá sensible... uá nhạy cảm. Trong sự việc nầy không ai có lỗi hết. Đó là nhận định của cháu.
Người đàn bà vẫn im lặng. Vẫn ánh mắt trìu mến, đăm đăm nhìn vị bác sĩ trẻ tuổi có ánh mắt trong veo và sâu thẳm, miệng thì luôn mỉm cười. Vị bác sĩ có trái tim mẫn cảm và giàu lòng nhân ái.
- Cháu có đọc đâu đó, rằng trên đời nầy không có gì tuyệt đối trừ cái điều đang nói. Trái đất nầy có tròn trịa hẳn đâu" Ngay cả việc trục trái đất nghiêng cũng là con số lẻ, hình như hăm ba phẩy năm độ thì phải" Xin lỗi, cháu hỏi, nếu không thích, cô khỏi trả lời cháu nhé: Cô mới qua đây chừng vài ba năm"
- Sao bác sĩ biết"
- Dạ, kinh nghiệm trong nghề nghiệp thôi ạ.
- Bác sĩ nói đi. Tôi đang nghe.
- Và bây giờ  là chuyện thực tế: Ở Việt Nam, cô đã tạo cuộc sống ổn định an nhàn sau bao nhiêu năm miệt mài làm việc" Cô đã sở hữu ít nhất là một ngôi nhà với những tiện nghi tối thiểu" Cô không phải lo tiền nhà" Cứ yên tâm mà sống bởi nhu cầu không đáng kể. Cô có thời gian ngắm hoa nở, nhìn mưa rơi... Giờ qua đây cô phải làm lại từ đầu tất cả. Cuộc sống ở đây thì luôn tất bật. Thật không dễ dàng chút nào ở độ tuổi cô. Ngán nhất là tiền nhà hàng tháng. Phải không ạ" Nhưng mọi sự đều có cái được và cái mất. Vấn đề là được cái gì và mất cái gì" Cần đem ra so sánh để chọn lựa. Có thể cô đã mải mê chăm sóc gia đình, mải miết chảy trôi theo cuộc sống nên không còn thời gian, sức lực để nghĩ đến những chuyện khác có tầm vóc rộng lớn hơn... Xin lỗi, cháu sang phòng bên cạnh có chút việc. Cô đợi cháu một tí nhé!
Bác sĩ nhanh chóng quay lại:
- Thưa, cô đã bao giờ  đọc những câu chuyện người Việt mình vượt
 biên"
- Chỉ chút đỉnh.
- Cháu mong cô ráng sắp xếp thời gian đọc cuốn sách nầy. Cháu nghĩ
nó sẽ giúp ích nhiều cho cô. Nhất là cho tâm trạng của cô. Cháu xin tặng cô.
- Cám ơn bác sĩ nhiều lắm!
Người đàn bà đứng lên, bối rối:
- Xin lỗi! Tôi đã làm mất thời gian, làm phiền bác sĩ quá nhiều. Đáng lẽ
tôi không nên kể lể dông dài như vậy. Rất xin lỗi! Việc xong rồi tôi xin phép ra về.
Bác sĩ cũng đứng lên, nở nụ cười đồng cảm và nhân hậu:
- Không sao đâu ạ. Cháu rất vui được trò chuyện với cô.
Bác sĩ  bắt tay tạm biệt người đàn bà. Anh vô cùng kinh ngạc. Bàn tay bà
ấm áp và mềm mại lạ lùng, sao mà giống bàn tay của mẹ anh đến như vậy" Mẹ anh đã qua đời trong một cơn đau tim, lúc đó anh hãy còn nhỏ. Anh vẫn nhớ rất rõ hôm lễ tang, anh và các chị của anh đã khóc ngất. Đau đớn đến nhức nhối! Tiếp theo là những tháng ngày hụt hẫng... là cảm giác lạc lõng bơ vơ, dù khi còn sống, mẹ anh đã nằm im lìm một chỗ.
Bác sĩ lắc đầu cố xua đi hình ảnh đau buồn cũ, trở về thực tại. Anh siết chặt bàn tay bệnh nhân, nói nhỏ nhẹ, tràn đầy tình thương:
- Cháu tin chắc là các con cô vẫn luôn cần cô, dù họ đã  khôn lớn trưởng thành, dù họ ở cách xa cô... Hễ còn người mẹ trên đời nầy, con cái vẫn có cảm giác được chở che. Cháu nói vậy bởi cháu là một đứa con. Bye cô. Chúc cô mọi điều tốt lành.
- Cám ơn bác sĩ nhiều lắm.
Người đàn bà đẩy cửa, thong thả, nhẹ nhàng đi ra. Chợt thấy một kẻ homeless đang sửa soạn cái túi ngủ chỗ hành lang góc bệnh viện, bà nhanh nhẹn bước tới tặng kẻ bất hạnh chút tiền. Vị bác sĩ vẫn còn đứng bên trong khung cửa, nhìn theo, phải chi cô ấy là mẹ của mình, mình sẽ làm tất cả những gì người mẹ ước ao. Anh nói nho nhỏ: "Điều gì đó đã làm mẹ hoảng loạn. Mẹ ơi, xin mẹ hãy vui sống! Mong mẹ thông cảm cho các con của mẹ."
Người đàn bà mở khóa xe nhưng không vào. Đứng tựa vào xe, bà ngước mắt dõi tìm sợi mây trắng nhưng chẳng thấy đâu. Bầu trời nơi đây hầu như nguyên vẹn, không hề bị cắt xén, và hình như cao rộng hơn, ngát xanh hơn bầu trời chốn quê nhà. Mấy chú chim dạn dĩ, thản nhiên, không một chút sợ hãi, sà xuống bên chân bà.
Rồi bà nhìn quanh quất tìm chút nắng vàng nhưng cũng chẳng thấy đâu, bởi mặt trời đã lặn từ lâu. Thì ra là vậy. Tại sao mình lại quên béng đi mất" Mình lẩm cẩm rồi sao" Ừ, người ta có thể bơi ngược dòng nước xiết nhưng không bao giờ đi ngược lại thời gian.
Trời sắp tối. Các ngọn đèn đã bật sáng. Người đàn bà chui vào xe,  khởi động máy. Hình như hương thơm của một thứ lá cây nào thoang thoảng quanh đây. Ngai ngái, cay cay, nồng nồng, ấm áp... Mùi hương đầy gợi nhớ. Bà căng lồng ngực hít thật sâu. Bà cố  kiếm tìm.
Sực nhớ ra điều gì, người đàn bà chợt xòe bàn tay ra. Ồ! Đúng rồi! Hương lá  từ trong lòng bàn tay thằng nhỏ! Không ngờ thằng nhỏ (tức là vị bác sĩ trong cách nhìn của bà) dễ thương đến vậy. Mà sao mình cảm thấy nó như con của mình, nhất là cái cách nó cầm bàn tay mình, thân thiết và dịu dàng làm sao! Phải chi nó là con của mình. Chà, không biết tuần rồi bọn nhỏ ra sao. Lát nữa về nhà mình phải gọi điện ngay cho tụi nó.
Lòng thanh thản, bà mỉm cười, lái xe ra đường, nhẹ nhàng hòa vào dòng chảy của cuộc đời.
Tịnh Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,802,319
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.