Hôm nay,  

Nước Mỹ Là Thiên Đường?

29/12/200900:00:00(Xem: 202532)

Nước Mỹ Là Thiên Đường"                                                      
 
Tác giả: Dương Thượng Trúc
Bài số 2825-1628895- vb3122909

Tác giả đã góp một số bài Viết về Nước Mỹ. Sau đây la bài viết mới nhất của ông. ø
                                                       
***
-Mau mau lên đi em! Nhớ mang đủ tã lót, áo ấm cho các con! Sữa nữa. Anh ra đề máy xe trước không thôi lạnh mấy nhỏ. Coi chừng ra trễ, má xuống máy bay rồi, bả chửi chết.
Hùng vừa nói vừa lăng xăng ôm mớ “phụ tùng” của xấp nhỏ ra xe trước.
Hùng về Việt Nam cưới Phương qua sự giới thiệu của một người bà con, và đưa sang Mỹ cách nay mười năm.
Thuận vợ thuận chồng, nên cả hai vẫn sản xuất đều dặn, đến nay lũ khũ bốn nàng công chúa, và hai hoàng tử.
Cho nên, đi đến đâu cũng phải mang theo cả một rờ moọc , nào tã lót, nào áo ấm, khăn choàng, bình sữa…
Ôi thôi đùm đùm đề đề…
Và hôm nay bầu đoàn thê tử ra phi trường đón mẹ của Phương sang đoàn tụ sau những tháng năm dài chờ đợi, tưởng chừng đã mỏi mòn.
“…Tội nghiệp bà già, mong muốn được sang Mỹ hết sức vậy đó.
Ủa! Mà hình như đâu phải chỉ bà già mình. Ai cũng tưởng đất Mỹ là thiên đường cả mà !”
Khi Phương vừa đậu quốc tịch cách đây năm năm, bà đã gọi phôn sang, thúc hối làm giấy tờ bão lãnh.
-..Nếu bảo lãnh theo chương trình đoàn tụ mà lâu quá, thì con kiếm đại ông nào độc thân, có quốc tịch, giới thiệu ổng về cưới má qua cho mau…
-Ý đâu được má ! Mấy ông loại đó, người ta dìa cưới con gái hăm mấy không hà, ai đi cưới bà già như má mần chi.
-Nếu chê tao già, không chịu cưới thì chi tiền cũng được…
-Dạ để con lo…
Nói cho bà già yên lòng, đừng thúc hối nữa, chứ vài ba chục ngàn đô la, đối với một người mới sang đây như cô thì lấy đâu ra. Mà chẳng những đưa tiền, lại còn đưa cả mẹ nữa.
Cả chì lẫn chài thế này, thì chắc khó lòng được chấp nhận với một cô gái quê, chân chỉ hạt bột như Phương.
Thật ra bà Huệ, má của Phương nào đã già cỗi gì cho lắm đâu, góa bụa từ lúc còn xuân sắc, ở vậy nuôi Phương cho đến ngày khôn lớn,  rồi làm chim đa đa theo chồng về Mỹ, bỏ mẹ hiu hắt nơi quê nhà.
Nên khi vừa trở thành công dân Mỹ, cô vội xúc tiến việc bảo lãnh cho mẹ.
Trong khi chờ đợi cứu xét đi định cư, đã mấy lần bà nộp đơn xin đi du lịch, thăm con.
Nhưng vì mới ở vào tuổi tri thiên mệnh, lại tiền bạc rủng rỉnh do con gái từ Mỹ gởi về, nên trắng da, dài tóc, khiến bà Huệ nom trẻ hơn tuổi rất nhiều.
Đó là lý do khiến tất cả những lần vào phỏng vấn đi du lịch, bà đều bị từ chối.


Thế nhưng, trời không phụ kẻ có lòng.
Hôm nay, ngày 12 tháng 12 năm 2009, niềm vui đã thật sự tràn ngập trong lòng bà và gia đình Phương.
Chuyến bay 4 giờ chiều của hãng AA sẽ đem người mẹ mà Phương hằng thương yêu, nhung nhớ đến bên cô.
Từ nay, sẽ không còn những đêm nhớ, ngày mong và tháng tháng phải năn nỉ chồng thanh toán giùm bill điện thoại oversea.

Gia đình tay xách nách mang đến phi trường sớm hơn giờ máy bay đáp khoảng nửa tiếng.
Chẳng thà đi sớm còn hơn để bà già phải chờ đợi, tiếng Anh tiếng U một chữ không biết, thiệt khó coi.
Mấy nhóc con được dịp, tựa chim xổ lồng, chạy nhảy lung tung, khiến hai vợ chồng Hùng như đang chăn vịt chạy đồng lúc còn ở quê nhà. Lôi được đứa này lại, thì đứa kia chạy biến vào quầy sách báo, đứa nọ trốn trong cà phê teria…
May mà phi trường Wichita nó nhỏ như cái lỗ mủi, chứ nếu không thì thiệt không biết làm sao mà quán xuyến nổi tụi nó.
Loay hoay với bầy con phá như giặc Tàu Ô, hai vợ chồng Phương không biết chuyến bay đã đáp xuống tự hồi nào.
-Ủa ! Sao không thấy má vậy kìa " Người ta ra gần hết rồi.
-Ờ há, sao lạ vậy, để anh lại đằng quầy vé hỏi thăm coi …
Hùng quay vừa quay lưng đi, bỗng Phương la lên:
-Má kìa anh Hùng., trời đất ơi sao kỳ dậy " Má ngồi xe lăn…
Phải, bà Huệ đang ngồi trên xe lăn, do một nhân viên phi trường đẩy ra. Cả hai người đều lo sợ đến thất sắc. Mặt mày xanh lét.
-What happen with my mom"
Hùng hỏi một cách lo lắng khi chiếc xe đẩy dừng lại bên hai vợ chồng, và bà Huệ cũng vừa đứng dậy, kèm theo câu trả lời của người nhân viên:
-No, not thing, she can’t speak English and she doesn’t know where to go, so we should help her.
-Thanks you so much!
-You’ re welcome.
Sau khi đã yên vị trên chiếc xe Van dài sọc, đầy đủ tiện nghi của các con, mà nằm mơ cũng không dám nghĩ đến.
Bà Huệ cất tiếng hỏi :
-Sao hồi nãy thấy má xuống, mà tụi bay mặt cắt không còn hột máu dậy "
-Trời ơi ! Thấy má ngồi xe lăn, tụi con sợ điếng hồn luôn đó.
-Tại sao vậy Hùng"
-Má mà có chuyện gì, phải vô bịnh viện, nói thiệt má nghe nhe: Tụi con bán nhà cũng không đủ tiền để trả đó má ơi !
-Tiền bệnh viện ở đây mắc dữ thần dậy sao "
-Dạ, ở đất nước này không lo đói, lo nhất là cái sức khỏe. Bởi vậy, bảo lãnh má qua được thì bớt một phần lo lắng bên nhà, nhưng mang nặng một mối lo khác. Mà những người mới sang có ai hiểu cho đâu.
-Bây giờ thì má hiểu rồi !
-Nó còn vô lý vầy nữa nhe má! Những người đi làm phải mua bảo hiểm, trừ tiền hàng tuần. Khi bị thất nghiệp là bảo hiểm cắt cái rụp. Còn những người chẳng làm lụng gì thì lại có bảo hiểm y tế rất tốt. Thế nên mình có một ông Dân Biểu người Việt, đang góp phần vận động để mọi người dân đều có thể được chăm sóc sức khỏe, dù có đi làm việc hay không …
-Má cũng cầu mong được như vậy! Chứ lúc xuống máy bay, thấy mặt mày vợ chồng con như cái xác không hồn, má đã linh cảm được, nước Mỹ chưa hẳn là một thiên đường như nhiều người thường nghĩ, và như trước đây má cũng đã từng nghĩ…
DƯƠNG THƯỢNG TRÚC

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,076,935
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.