Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Bà Thầy Dạy Vẽ

07/06/200900:00:00(Xem: 249086)

Bà Thầy Dạy Vẽ

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 2635-16208712- v860709

Tác giả là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Ông là một tác giả rất nhiệt thành đóng góp bài vở cho giải thưởng Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải thưởng danh dự Viết Về Nước Mỹ năm 2005. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***
"Bà thầy dạy vẽ" là cách tôi gọi bà Carol, giáo sư dạy môn hội họa ở đại học cộng đồng khi tôi còn đi học lúc mới qua Mỹ. Tôi vẫn còn liên lạc với bà cho đến nay là khoảng trên dưới mười năm. Giờ tôi không còn gọi bà là "bà" nữa mà chỉ gọi tên Carol vì đã trở thành thân quen.
Chồng bà là ông Jim, bác sĩ đã hồi hưu hồi năm ngoái. Ông Jim tính tình rất bình dân và đặc biệt là rất thích món nước chấm nước mắm cay do vợ tôi làm. Mỗi khi ông tới nhà ăn đều xin một chai nhỏ đem về để ăn! Thêm vào đó là hai ông bà rất có thiện cảm với người Việt và đa số bạn bè của ông bà là người Việt. Chẳng những là người Việt ở đây mà còn ở bên Việt Nam nữa.
Tôi có khiếu về môn vẽ nên bà rất có cảm tình khi tôi còn  học trong lớp của bà. Sau đó bà có mời vợ chồng tôi đến nhà chơi để ăn uống chuyện trò và thưởng thức âm nhạc. Mới đây Carol vừa cho tôi hay tin là con gái bà là Emily mới vừa được vào chính ngạch giáo sư ở đại học Pennsylvania và có thai đứa thứ ba. Tôi có gặp Emily một lần ở nhà bà và đứa con gái rất dễ mến của Emily là Sofia. Sofia rất mến vợ chồng tôi, năm nay Sofia đã mười lăm tuổi. Nhà Carol và Jim ở sát mé vịnh nên phong cảnh rất nên thơ rất hợp để tổ chức party ngoài trời vào lúc mùa hè nắng ấm.
Ông Jim có lần về Việt Nam để phục vụ y tế từ thiện và làm việc chung với một anh bác sĩ tên Ngọc. Anh này bị bịnh tim và sau này được ông Jim bảo trợ qua Mỹ để trị bịnh. Tôi cũng có gặp anh Ngọc trong một bữa ăn thân mật tại nhà ông bà. Sau đó anh này về Việt Nam và cưới vợ. Đây là một điều nói lên tấm lòng vô cùng quảng đại và yêu mến người Việt của ông bà. Ông bà đã bay về Việt Nam để dự lễ cưới của anh Ngọc và sau đó trở lại ngay về Mỹ. Tôi chưa hề biết người Mỹ nào lại tốt bụng và chí tình như Carol và Jim. Mỗi lần Noel, Tết Tây Carol đều có quà và thiệp cho vợ chồng tôi.
Năm vừa rồi tôi có nhờ Carol giúp để trưng bày tranh tôi vẽ ở thư viện của trường. Bà sốt sắng nhận lời. Bà lái xe đến để đem tranh vào trường rồi giúp người thủ thư sắp xếp treo lên vách.


Mọi sự chu đáo dù tôi không thể trực tiếp tham dự vào. Ngày khai mạc tôi vào trường xem thì thật là đâu ra đó. Buổi triển lãm thành công. Hôm ấy phóng viên báo ở địa phương có đến viết một bài tường thuật. Nếu không có Carrol bỏ công và thì giờ vào thì không biết đến bao giờ tôi mới thực hiện được cuộc trưng bày tranh này. À quên nữa, khi tôi làm đơn bảo lãnh vợ tôi qua vì không có đủ thu nhập Carol đã sẵn sàng đứng ra bảo đảm về mặt tài chánh để đơn xin của tôi được chấp nhận.
Carol hơn năm mươi tuổi, dáng người to bề ngang và mang kiếng cận loại to, gọng tròn. Trên cổ lúc nào cũng có thắt cái nơ trông rất là duyên dáng. Tóc bà để quăn ngắn và đặc biệt là lúc nào trên môi cũng có nụ cười và giọng nói thật là ôn tồn nhỏ nhẹ. Carol rất chuộng những mỹ nghệ phẩm có nét độc đáo. Có lần được tôi tặng một loại ấm pha trà thật là hy hữu có hình năm ngón tay mà ngón trỏ là nơi để rót nước trà ra. Ai đến nhà chơi đều được bà đem ra khoe cái ấm hy hữu đó và bà có gởi thư cám ơn tôi hết lời với niềm vui vô hạn. Carol luôn luôn khen và khuyến khích tôi trong lãnh vực hội họa. Bà có cái nhìn rất mới, rất cởi mở và rất táo bạo nên lúc nào cũng đem lại cho tôi thêm nguồn cảm hứng mới.
Hôm anh Ngọc ghé thăm ông bà khi ghé Mỹ, ông bà có mời hai vợ chồng tôi cùng đi chơi và ở lại căn nhà nghỉ mát của ông bà nằm ngay một khu hồ yên tỉnh xa thành phố. Sau đó cả bọn cùng lên phà qua thành phố Seattle để đi ngắm cảnh vào nhà hàng ăn sea food hải sản thật là vui vẻ.
"Bà thầy dạy vẽ" kính mến của tôi ơi,
Ngoài cái may mắn được làm lại cuộc đời ở xứ sở này tôi còn được cái may mắn nữa là được làm học trò trong lớp hội họa của bà. Rồi thêm cái may mắn khác là được trở nên người bạn thân của gia đình bà. Đối với tôi đây là những may mắn lớn nhất cho tôi. Nếu bà không là người có đầu óc suy nghĩ khoáng đạt, không thiên kiến, không kỳ thị thì không bao giờ tôi có cuộc sống ý nghĩa như hiện nay. Bà đã nhìn con người qua giá trị tinh thần, qua niềm thông cảm và qua cảm thức về hội họa. Bà không có phong cách quá trang trọng như một số giáo sư khác trong trường đối với sinh viên Á Châu và sinh viên Việt Nam. Bà đã đến gần tôi trong mối tương giao giữa con người và con người. Đến nay thì chắc bà cũng biết là tôi rất kính mến bà và gia đình bà vì đã dành cho vợ chồng tôi những tình cảm quí hiếm của người bản xứ đối với người tỵ nạn. Bà đã tạo nơi tôi niềm tin vào xứ sở này và vào người bản xứ vì đã tạo điều kiện cho chúng tôi được phát triển, được hồi sinh và được cơ hội thành công sau khi bỏ lại quá khứ đau buồn và tủi nhục ở quê mình.
Thật tôi không còn biết lời nào để nói hết lòng kính mến của tôi đối với bà. Tôi chỉ còn biết nói là chúng tôi không bao giờ dám quên: "Bà thầy dạy vẽ kính mến của tôi". Không bao giờ./.
Trương Tấn Thành, WA.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 840,543,759
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.