Hôm nay,  

Một Nét Trời Lá Bay

22/05/200100:00:00(Xem: 164921)
Bài tham dự số: 02-251-vb0522


Chẳng nhớ nhà thơ nào đã xem những làn hương là con của cây và lá là em của gió.
Mặt đất mãi thầm mong xanh tươi mát rượi yên bình. Vì vậy, ban đêm khi con người vào giấc ngủ, tiếng cười cũng đi ngủ theo, loài cây mới mở cửa, thả đàn con mình rong chơi theo chị gió vẫy gọi đón chờ. Cứ thế, những làn hương lâng lâng tỏa khắp ngàn phương. Mãi lúc gần, xa dồn dập tiếng gà, hương đêm tạm biệt chị gió hiền chắp cánh cho mình bay theo, để trở về nép khẽ vào mẹ cây, im lìm trong lá, khiêm tốn và nhẫn nại đợi chờ đứa em sinh ra từ búp non, nách lá...sẽ thay mình nương bóng chị thân thương, dệt thảm gấm hoa thơm ngát cho đời....
Nhớ tích xưa Đào Tiềm trồng hoa cúc và yêu hoa nhất mực, thậm chí luyến thương lá cúc khô mà vẫn bám cành ” diệp bất ly thân” không chịu rụng! Tất cả nói lên sự thủy chung, tình nghĩa gắn bó suốt đời của mỗi cá nhân với nguồn cội sinh thành, đất mẹ vườn cha máu thịt.
Cùng lúc, liên tưởng những dòng tin tổng hợp nhiều trang sách báo Châu Âu đã đọc, ngày nào nổi bật hàng chữ: “Con ơi! chờ mẹ...” mà nghe như tiếng thét nảo nùng ào ập mãi dư vang. Các bà già người Pháp, từ viện dưỡng lão Seine et Marne không xa thủ đô Paris, viện Guillestre vùng Alpes... run rẩy gọi con biền biệt lâu ngày ghé thăm khoảnh khắc. Những người con trưởng thành, lập gia đình, đưa cha mẹ già vào nơi khoanh vùng tỉnh yên biệt lập. Cái thông lệ phổ biến trên mảnh đất của Victor Hugo bất hủ với ánh mắt của lương tri xót xa những kẻ khốn cùng!
Dường những dấu ấn của năm tháng khôn cùng, những trăn trở của đời người, đang bằn bặt âm thanh trong một thoáng. Những xúc cảm đột hiện thất bất ngờ, rất giản dị chỉ có điều day dứt đến thẩn thờ. Bôn ba trôi dạt khắp nơi, lúc sóng gió, lúc lặng lờ ai tránh khỏi đôi khi tự nhìn với cái nhìn dòng chảy thời qua.
Hành trình từ quá khứ thường khởi điểm một hiện tượng gợi cảm, một ấn tượng kích động thu hút. Người Việt định cư nước Mỹ, hay cánh chim di cuối đất cùng trời, góc biển chân mây nào trên hoàn vũ, tất khó quên hình ảnh quê xưa. Tiếng mẹ đêm đêm trên võng kẻo kẹt đều đều, dạt dào làn ru nhè nhẹ...” à ơi, nghĩa mẹ, công cha...” câu hát ru ngàn đời giàu chất nhân văn như cứa vào lòng một lưỡi dao không đau mà rát buốt đến hóa thân vết khắc sâu hằn. Có những bà mẹ quê xa về phố thăm con học trọ, không quên đem theo nắm cá khô nướng sẳn, giỏ trái cây vườn. Đó là giờ phút của con nôn nao về con đường phía trước với giọt nước mắt sau lưng. Một chuyến tàu trở về quê ngày Tết, ai không nghe trong gió thoảng một làn hương mong manh, mơ hồ nhưng quen thuộc" mơ hồ như dương một làn hương. Hương nồng của bùn đất, thơm ngát mùi cỏ lá đồng xanh, đường làng cát bỏng nắng lòa, những ngôi nhà mái rạ, vách đất đơn sơ dưới bóng vườn dừa, những kiến trúc Việt Nam thuần phác.
Sống thành phố quen rồi, đi về giữa ồn ả mê say của nhịp điệu cuộc sống, quen hít thở bụi bậm khói xe đô thị, thậm chí quên dành cho mình một khoảng trong xanh bao la hít thở khí trời. Khó quên chăng là nồi đất nấu cơm thơm hương gạo nếp vùi trong than bếp rực hồng. Lửa của lá rừng, rơm rạ, cành khô... tất thảy dường như từ đất. Khói bếp quyện hòa mùi thơm của những bạch đàn, bông khuynh diệp, đun rơm đang cháy. Và hương khói nhà xưa réo gọi trong không gian của nồi điện, bếp gas, của tiện nghi hiện đại, một tiếng gọi thất thanh lắng sâu trong âm ỷ đã bao giờ!


Toàn thể đã vào huyền thoại, trở thành ẩn ngữ vĩnh hằng của thực thể cố hương qua ca dao, giọt nhạc, tiếng hát, cung đàn. Dẫu là xưa củ, vẫn nguyên vẹn lời nói của quả tim người thởu nào, mặc cho cuộc đời là cả một dặm dài đường cao tốc không có phút dừng chân...
Giật mình đến bắn cả người lên! ...đang ở nước Mỹ kia mà! Lẩn thẩn chăng" Không, chính đang ở đây, ngay mảnh đất Taxas của Hợp Chủng quốc Hoa kỳ, giữa một xã hội có nét độc đáo sinh hoạt, nếu không nói đặc thù cố hữu. Một khoảng cách tình cảm biểu hiện hằng ngày giữa con cái trưởng thành và nơi sinh trưởng. Qua đó ông, bà, cha, mẹ già mặc nhiên không nơi nương tựa.
Trường học Mỹ không có môn luân lý hay đức dục, tức hướng về văn hóa nhân bản và dĩ nhiên văn hóa truyền thống hẳn là không. Học đường Mỹ nói chung chú trọng đào tạo nghề nghiệp hơn là giáo dục hiểu theo nghĩa rộng. Đại học Mỹ nhào nặn chuyên gia tầm cở nghành nghề, nhưng hành trang trí thức giới trẻ nhẹ mặt văn hóa. Những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống ít được mổ xẻ. Nạn thiếu niên phạm pháp mãi còn, thưa dần những phim ảnh tình cảm, tâm lý xã hội mang ý nghĩa cao đẹp, nhường chỗ cho thể loại nặng giải trí và thương mại, và khán giả cũng đã quá mệt mỏi với những phim có sự can thiệp của kỷ xảo vi tính.
Ám ảnh cỏi trời lá rụng về cội quê xưa. Nhiều khi thức dậy, chợt ngồi bó gối và tự vấn đến vu vơ... Sao ở đây không là dòng sông mát đục qua làng, trước mặt không là vườn xanh, lũy tre, khóm trúc mà chỉ là nhà nối nhà với khói bụi, tiếng ồn" Sao không còn cha, mẹ bên mình" Những tiềm thức lim dim sau nhiều thời điểm dằn dặt mưu sinh đã phủ dày như bao lớp phù sa nâu mịn vẫn thì thào nhắc lại suối buồm xưa...
Một thoáng an ủi khi nhìn lên bàn thờ gia tiên, bóng mẹ nhìn mĩm cười từ di ảnh... ngọn đèn cầy chia xẻ lung linh... và bất giác, nghe ran ran dịu dàng âm hưởng giai thoại nào hồi bé: Một vị linh mục đến thăm lớp học giáo xứ, một học sinh đứng lên hỏi: “Thưa cha, khi cha mất, lên thiên đàng, cha sẽ gặp mẹ con không"” Con tim thánh thiện như ngừng đập. Ông chỉ nghĩ duy nhất một điều: “Đừng để nổi xúc động này tan biến, một cậu bé hỏi về mẹ, hẳn sự kiện này vừa xảy đến, hoặc là điều em bé quan tâm nhất trên đời. Ông thấy cần phải nói điều gì đó và ông nghe chính giọng nói mình cất lên: ”Cha không chắc người mà ông gặp có phải là mẹ con không, nhưng nếu phải thì đích xác đó là thiên thần đẹp nhất ở thiên đàng.” Nụ cười xuất hiện trên khuôn mặt em khiến ông hiểu rằng lời nói của mình đã làm em bé hài lòng. Mà câu trả lời ấy từ cỏi nào đến với ông cũng không biết nữa. Nhưng ông tin rằng phải có sự giúp đở nào đó từ vị thiên thần đẹp nhất kia.
Lang thang trên đồi nắng Taxas, cái nắng gầy chiều tháng chạp, có thể vết tích trầm mặc ưu tư cứ cấu xé dày vò, cứ tra vấn trên cát, cứ xoắn tít lấy nhau xa hút tầm nhìn. Đằng tây, những cụm mây nhởn nhơ lấp ló chân trời tạc hình góc trời quê xưa những hình thù trăn trở, dấu tình cội nguồn dội lại từ xa...Tháng chạp, tháng chạp cội nguồn dồn về từ cấp số nhân.
Nước Mỹ, lá xanh rơi và bay xa...lá vàng úa trên cành với gốc già thầm lặng. Một nét trời riêng cá biệt dị thường, chợt nhớ danh ngôn của Tổng Thống Thomas Jefferson, tác giả Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ: ”Những lúc sung sướng nhất đời tôi thật ngắn ngủi đó là tôi đã được sống giữa tổ ấm gia đình”.

Lê Triêm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,332,715
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.