Hôm nay,  

Tôi Yêu Thích Tiếng Nước Tôi

27/08/202405:00:00(Xem: 1182)
TG Nguyen Khanh Vu
TG Nguyễn Khánh Vũ (ngoài cùng bên trái) tham dự khóa Tu Nghiệp Sư Phạm 2024 do Liên Hiệp các Trường Việt Ngữ Hải Ngoại tổ chức

 

Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Là con một gia đình H.O., đến Mỹ năm 1995, khi đã 27 tuổi. Nguyễn Khánh Vũ hiện là kỹ sư điện toán cho một công ty tại Arizona và đã góp nhiều bài viết xúc động. Bài viết dưới đây là lời chia sẻ chân tình về  tấm lòng quý yêu tiếng Việt và lời nhắc nhở “Tiếng Việt còn, Nước Ta còn”.
 
Ngày còn là học sinh-sinh viên tại Saigon, tôi vốn dĩ chỉ mê những môn khoa học tự nhiên mà không hề quan tâm đến văn chương, thi phú. Tôi yêu thích đối mặt với những thử thách khi giải các bài toán khó, tìm ra lời giải thích cho các thắc mắc, các câu hỏi về tự nhiên qua những định luật Vật Lý hay những thí nghiệm trong môn Hóa Học. Và rồi sau này, bất kỳ những gì liên quan đến ngành Điện Toán đều gây cho tôi sự thích thú để học hỏi, tìm tòi.
 
Có lẽ, trong nhiều lý do khiến văn chương đã không tạo ra sự hấp dẫn với tôi, lý do quan trọng nhất, tôi không thể nào ép mình yêu thích những vần thơ sặc mùi chính trị, những tư tưởng hủ bại, lỗi thời, những bài văn ca tụng trơ trẽn cái kẻ mà nhân cách còn thua xa phường du thủ, du thực, được nhồi nhét đầy rẫy trong sách vở mà tôi phải học trong suốt thời trung học.
 
Rồi tôi theo cha mẹ rời khỏi Việt Nam đến tị nạn tại Hoa Kỳ. Trong những năm tháng đầu sống tại quê hương mới, bận rộn với công ăn chuyện làm, việc đèn sách, tôi cũng chỉ có đủ thời gian xem vội một vài tờ báo Việt Ngữ, được phát hành trong vùng Little Saigon, để không quá lạc hậu với tình hình thời cuộc cũng như làm quen dần với những sinh hoạt trong cộng đồng.
 
Vào năm 2001, khi tờ nhật báo Việt Báo khởi xướng Viết Về Nước Mỹ, tôi hoàn toàn tán thành với chủ trương của tòa soạn trong việc gìn giữ văn hóa Việt nơi xứ người, và tôi đã bắt đầu tập tành việc viết lách. Viết trước hết là để ủng hộ, sau tham gia ghi lại những câu chuyện, những kinh nghiệm để các con, các cháu, các thế hệ tiếp nối hiểu rõ hơn những gì thế hệ đi trước đã trải qua.
 
Và dù vốn không mấy yêu thích chuyện văn chương, nhưng việc viết văn lại đến với tôi rất tự nhiên, chẳng những không một chút gượng ép hay khó khăn, mà còn dần tìm thấy niềm vui, có lẽ do tôi may mắn thừa hưởng một chút từ song thân. Mẹ tôi vốn dĩ là một cô giáo suốt đời chỉ quen với phấn trắng, bảng đen, còn tham gia cộng tác với tuần báo Thiếu Nhi với bút danh Ái Thơ. Ba tôi từng là một sĩ quan của Cục Chính Huấn, phụ trách chương trình Tiếng Chim Gọi Đàn, thảo ra những kêu gọi và hướng dẫn các cán binh Cộng sản quay về với chính nghĩa quốc gia.
 
Và rồi kể từ năm 2004, khi ghi danh học Việt ngữ cho cô con gái đầu lòng, tôi bắt đầu tham gia ban giảng huấn, đáp lại lời kêu gọi của nhà trường. Thấm thoát, mới đó mà đã tròn 20 năm. Thời gian quả như bóng câu qua cửa, như lời tiền nhân đã dạy vậy.
 
Điều lạ lùng là, càng dạy, càng đọc, tôi lại càng nhận ra tiếng Việt sao hay quá, đẹp quá, khác xa với những gì tôi phải học ngày trước tại quốc nội. Tôi cũng nhận ra kiến thức của tôi sao quá yếu kém. Điều đó đã luôn thôi thúc tôi tìm về vẻ đẹp nguyên thủy của tiếng Việt. Tôi như người ngủ mê, được đánh thức sau một thời gian rất dài. Tôi nhận ra tôi và tất cả bạn bè cùng trang lứa đã là những nạn nhân đáng thương của một chế độ ngu dốt, chỉ biết cam tâm làm tôi mọi cho kẻ thù Bắc phương, sẵn sàng phá bỏ tất cả những gì tốt đẹp nhất mà tiền nhân đã dầy công xây dựng, để lại cho cháu con.
 
Trong vai trò giám học cho nhà trường, tôi phụ trách việc viết Bản Tin Sinh Hoạt hàng tuần để gửi cho thầy cô trong ban giảng huấn. Trong bản tin, phần tôi yêu thích nhất là mục Giữ Gìn Sự Trong Sáng của Tiếng Việt. Tôi luôn phải dành thời gian đọc những tài liệu khả tín, sưu tầm những chữ đã bị dùng sai, những chữ đã bị Cộng sản làm cho hư hỏng để chia sẻ lại với bạn đọc. Thế hệ của tôi đã như thế này, vậy thời làm sao trách được các thế hệ đi sau. Tuy vậy, dẫu có phần nào muộn màng nhưng không thể thấy sai mà không sửa, thấy hại mà không tránh. Tôi học được rất nhiều điều hay, mới mẻ mà trước đây tôi những tưởng tôi đã rất thông thạo tiếng Việt.

Và tôi rất may mắn được nhà trường gửi đi tham dự các khóa Tu Nghiệp Sư Phạm thường niên. Chỉ trong ba ngày ngắn ngủi của các khóa Tu Nghiệp, tôi như con cá, vốn dĩ đang sống trong ao tù của kiến thức, được thả về với sông lớn, hồ to, ngụp lặn trong bể kiến thức mênh mông, được thưởng lãm nét đẹp của văn hóa Việt qua sự tận tâm, cũng như kiến thức uyên bác của các vị thân hào nhân sĩ, các vị giáo sư khả kính. Ngoài các bài học về văn chương, thơ phú, tôi còn được dạy về lịch sử của nước tôi. Tôi nay biết được người Tàu từ ngàn năm trước, sau khi xua quân xâm chiếm nước tôi, họ đã không ngừng xóa sạch mọi vết tích ngôn ngữ và văn hóa của dân Việt và cố gắng thay vào đó những thứ đem đến từ phương Bắc.
 
Ngày nay nhiều vị trí thức hải ngoại đang cố gắng gầy dựng hệ thống chữ viết nguyên thủy để làm sáng tỏ về nền văn minh cổ đại của dân Việt, chứng minh cho thấy giặc Tàu đã ăn cắp của chúng ta những gì và mang theo những gì để dạy lại cho chúng ta, khiến cho nhiều người lầm tưởng mà đem lòng thần phục. Sự khôn ngoan của cha ông chúng ta đã tạo cho dân tộc Việt một lối thoát kỳ diệu, tránh bị đồng hóa, dẫu bị giặc đô hộ trên một ngàn năm.
 
Cả đời học và sử dụng Việt Ngữ đã khiến tôi nhầm tưởng tôi đã giỏi tiếng Việt, mà quên rằng tôi đã từng là nạn nhân của một nền giáo dục mang tư tưởng nô lệ Tàu của Việt cộng trong một thời gian dài. Tội ác của Việt cộng trong việc tiếp tay Hán hóa, phá nát nền văn chương phong phú của tiền nhân, thật không bút mực nào tả hết. Cứ dành chút thời gian xem lại những áng văn, nghe lại những nhạc phẩm với lời nhạc nên thơ, phong phú, đẹp đẽ trước 1975 thì rõ. Trong cách cư xử, lời ăn tiếng nói của người xưa sao mà lịch thiệp, đầy tính nhân văn, thể hiện sự tương kính đến làm vậy.
 
Qua những chia sẻ trong mục Giữ Gìn Sự Trong Sáng của Tiếng Việt, nay tôi muốn các thầy cô trường tôi sử dụng từ viện bảo sanh thay vì xưởng đẻ, từ liên lạc một cách phù hợp thay vì chỗ nào cũng đem chữ liên hệ vào, từ tòa Bạch Cung thay vì chữ Nhà Trắng thô thiển. Tôi chia sẻ với thầy cô trường tôi những gì tôi được học, về lẽ thuận theo tự nhiên trong ngôn ngữ Việt, tại sao chúng ta dùng từ khai triển thay vì triển khai như cách Việt cộng học theo Trung cộng. Tôi được biết tại sao cha ông dùng từ phụ tá trong khi Việt cộng sao chép một cách máy móc từ trợ lý từ Trung cộng.
Theo thiển ý của tôi, tiếng Việt là một viên ngọc quý, chỉ bị bụi thời gian tạm thời phủ mờ vì nhiều lý do, tại quốc nội do sự thần phục hèn hạ của Việt cộng mà trở nên biến dạng, tại hải ngoại do nhân tài phân tán, chưa hình thành được một viện hàn lâm về ngôn ngữ khiến cho tiếng Việt đẹp đẽ xưa trở nên tam sao thất bổn. Do đó sự dấn thân của các quý vị thân hào nhân sĩ, của các vị giáo sư rất quan trọng, và tất nhiên cần có sự chung tay của biết bao tấm lòng vẫn muốn gìn vàng giữ ngọc.
 
Qua bài viết này, cho phép tôi được gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô đã dạy bảo tôi trong các khóa Tu Nghiệp. Sau lần đầu còn đôi chút bỡ ngỡ, tôi nay háo hức chờ đợi các khóa học khi hè về, để tôi được tìm về những thời khắc còn được ngoan ngoãn ngồi làm học trò của ngày xưa. Từ một kẻ thờ ơ với văn chương, chữ nghĩa của tiền nhân, tôi nay rất yêu thích Tiếng Nước Tôi, và cũng bắt đầu tập tành viết vài câu thơ khi cảm xúc tìm về.
 
Xin phép được chia sẻ một vài câu trong một bài thơ, ghi lại những suy nghĩ đơn sơ khi nhìn vào đống gạch ngổn ngang trong lúc sửa sang lại mảnh vườn nhỏ sau nhà.
Gạch kia vốn dĩ vẫn vô tri,
Vòng tay tạ ơn người quân tử.
Thổi hồn thi sĩ, tình tri kỷ,
Nay biết vui buồn chuyện thế nhân.
Và xin cùng nhắc nhau, “Tiếng Việt Còn, Nước Ta Còn”, thay cho lời kết của bài chia sẻ này.
 
Viết xong ngày 15 tháng 6 năm 2024,
Brian Nguyễn Khánh Vũ
 

Ý kiến bạn đọc
01/09/202423:36:57
Khách
( Trích )Tiếng Việt :

Có vợ đẹp là bất an. Có vợ xấu là bất hạnh.
Có vợ giỏi là bất xứng. Mình ở nhà mà để vợ đi làm là bất ổn.
Mình đi làm mà để vợ ở nhà là bất tiện. Không nuôi nổi vợ là bất tài.
Quyến rũ vợ bạn là bất nghĩa. Tin bạn mà mất vợ là bất cẩn.
Khen người đẹp trước mặt vợ là bất lợi.
Nhậu không mời vợ là bất công. Nhậu về đánh vợ là bất nhân.
Vợ kiểm tra túi chồng là thể hiện sự bất tín. Nộp lương đủ cho vợ là bất khả kháng.
Trộm tiền vợ để đánh bài là bất lương. Xin tiền vợ đi uống bia ôm là bất khả thi.
Cãi nhau với vợ về việc dạy con là bất phân thắng bại.
Lời vợ dạy luôn luôn là bất biến. Tính xấu của vợ là bất di bất dịch.
Khi vợ nổi máu ghen là bất luận phải trái. Bị vợ đánh mà không khai ra bồ là bất khuất.
Vợ giận đi ngủ riêng là thể hiện sự bất hợp tác. Vợ bỏ nhà đi luôn là bất chiến.
Được vợ khen là điều bất ngờ. Vợ làm mồi ngon cho chồng nhậu là bất hủ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,132
Nghĩa trang Oaks Hill chiều nay lồng lộng gió, mây đen dồn cục cuối chân trời, cây cối ngã rạp mình theo chiều gió. Thành đứng trên hành lang phía sau căn "mobile home" của mình nhìn bao quát sang khu nghĩa địa rồi tiên đoán dự báo thời tiết, ngày hôm nay có lẽ sẽ có mưa đây. Chóng quá! Thế mà đã hơn một năm qua, Halloween rồi lại Halloween. Hình như Halloween năm nào trời cũng có mưa nhẹ thì phải?...
Nhiều người trong chúng ta chắc ai cũng biết câu ngạn ngữ này: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Tôi không rõ là câu này do danh nhân nào nói hay là nguồn gốc của nó từ đâu, nhưng tôi quan sát thì thấy nó rất đúng với nhiều trường hợp ở đời. Nay tôi tường thuật một câu chuyện có thật trong cộng đồng người Việt ở thành Ất Lăng. Tôi cũng là người có dự mặt trong câu chuyện này, một câu chuyện khá thương tâm và phần nào cũng đúng với câu ngạn ngữ vừa đề cập. Tôi vốn không phải là nhà văn nên không biết gì bút pháp nghệ thuật hay những gì đại loại như thế, chỉ đơn giản là một người kể chuyện, kể lại câu chuyện đã và đang xảy ra tại đây.
Theo Wikimedia, “Cranberry” tiếng Việt gọi là nam việt quất. “Cranberry” có nguồn gốc từ chữ “Craneberry” (Crane là con hạc) được dùng bởi những di dân đầu tiên đến Mỹ, vì cánh hoa, đài hoa và cuống hoa có hình dáng giống đầu, mỏ và cổ của con hạc. “Cranberry là một loại cây thường mọc dại nơi các vùng đầm lầy đã phân hóa (nhiều than bùn) ở miền ôn đới Bắc bán cầu. Tại Mỹ nhiều nhất là các tiểu bang miền Đông Bắc như Massachusetts, New Hamshire, Connecticut, New Jersey và Delaware. Được biết việc chăm sóc và thu hái Cranberry qua nhiều công đoạn khá nhiêu khê. Đầu tháng 10 là mùa thu hái. Tôi muốn được tận mắt nhìn thấy những sinh hoạt này của nông dân địa phương nên đã quyết định cùng con gái làm một chuyến du lịch đi Boston thuộc tiểu bang Massachusetts. Đây là một trong những tiểu bang nằm phía đông bắc nước Mỹ có nhiều điền trang (Farm) đang mùa thu hái “Cranberry”.
...Nhìn thấy hàng dài người chờ ngoài phòng phiếu thì mới nhận thấy người đi bầu tay năm nay đông nhất so với các năm 2020 và 2022, dù phòng phiếu mở cửa gần cả tuần vừa qua. Tuần tự theo các thủ tục, chúng tôi nhanh chóng tô đậm các ô dựa trên mẫu giấy bầu ghi dấu sẵn trước ở nhà, nên kết thúc bầu khá nhanh. Chúng tôi thấy vui khi có nhiều cha mẹ đem theo các con nhỏ, như một cách chỉ dạy công dân giáo dục. Chúng tôi cũng không quên dán vào ngực con tem “I Voted”. Trên đường về, chúng tôi ghé vào Trade Joe mua chai “champagne”, dành mở uống mừng khi có kết quả bầu cử...
Tôi luôn sống trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa khi đón nhận những món quà mà Ngài gửi đến trong cuộc đời tôi. Từ ngày có tụi nhỏ, những dự định cho cá nhân, từ việc học thêm các ngôn ngữ mà tôi yêu thích, trau dồi thêm kiến thức trong nghề nghiệp, tìm kiếm những cơ hội thăng tiến, đều dần có độ ưu tiên ngày càng thấp, ngày càng xa hơn, và lùi dần theo tỷ lệ thuận với số tuổi của các con. Tụi nhỏ càng lớn, tất cả thời gian và kế hoạch của tôi càng xoay quanh các con nhiều hơn.
Linh qua Mỹ theo diện đoàn tụ (cha bảo lãnh) nên chờ đợi dài cổ bao nhiêu năm trời, vậy là tuổi xuân đi qua lẹ làng. Khi còn ở Việt Nam từ lúc học lớp đệ tam (lớp 10) đã có bạn thương, lên dần bạn trai thích vây quanh cũng đông. Lúc học Cao Đẳng Sư Phạm cũng yêu một bạn chung lớp. Ra trường vào Sài Gòn chờ đi Mỹ vì có giấy tờ cha gởi về. Cha cấm con gái, con trai không ai được lập gia đình chờ ngày ra đi. Thời gian chờ đợi cũng có các bạn ra trường kỹ sư, hoặc dạy đại học theo đuổi. Nhiều người làm Linh đâm ra “lơ lửng con cá vàng”, vui chơi qua ngày qua tháng...
Lời mở đầu của người viết: "Đây là bài tôi viết đúng bốn năm trước khi cả nước Mỹ đang sôi nổi về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Lúc đó vì không muốn gây ra tranh cãi mất thì giờ nên tôi chỉ đăng giới hạn trong trang cá nhân của mình. Bài được nhiều người xin để share lại và số người “nghỉ chơi” tôi ra hay thậm chí “block” vì bài viết này cũng không phải là ít. Một mùa bầu cử nữa lại đến. Có vẻ như những gì xảy ra bốn năm trước có thể sẽ lặp lại nên tôi nghĩ bài viết năm trước của mình chưa đến nỗi lỗi thời."
Từ khi Amanda, con gái nàng, học lớp chín, hễ đến đêm Halloween là nó cùng nhóm bạn bè hẹn nhau ở nhà nàng, rồi chúng nó kéo nhau đi khắp xóm, qua cả xóm bên cạnh. Tuổi trẻ đâu biết mệt và lạnh là gì, có năm trời mưa lất phất, gió rít lạnh lẽo, mà chúng vẫn hào hứng lên đường. Nàng ngồi ở nhà, vừa phát kẹo cho lũ trẻ đến gõ cửa, vừa nấu nồi cháo gà để lát nữa đãi đám bạn bè con gái.
Hôm nay tôi chuẩn bị về thăm Cali để giải tỏa áp lực đau buồn mang nặng trong lòng mấy tháng nay. Cứ mỗi lần về Cali lòng bồi hồi xúc động vì nơi này đã in đậm trong tôi nhiều dấu ấn khó quên. Tôi nhớ hai câu thơ của nhà thơ Thế Lữ: “Cái thủa ban đầu lưu luyến ấy Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.”
... Ở Việt Nam, tôi bị tù gần sáu năm trời chỉ mỗi cái tội vượt biên và hơn mười năm “chết dấp” bên trại tị nạn PFAC (The Philippine First Asylum Camp) của Phi Luật Tân vì đến đảo sau ngày đóng cửa nên chẳng có điều kiện để lập gia đình. Thành thử ra tôi độc thân tới năm bốn mươi bốn tuổi mới lấy vợ, cách đây được hơn tháng! Phần vợ tôi khi ấy cũng xấp xỉ bốn mươi, do cứ mãi ở chờ bố cô đi tù cải tạo ngoài Bắc hơn mười mấy năm trời mới về, rồi sang đây với diện H.O, thành ra cũng chẳng trẻ trung gì! Thế nên khi bác sĩ chính thức báo tin là vợ tôi đã “cấn thai” thì tôi chới với vô cùng. Bởi tôi chưa có “ready” thì bảo sao tôi không hoảng sợ cơ chứ?...
Nhạc sĩ Cung Tiến