Hôm nay,  

Tôi Yêu Thích Tiếng Nước Tôi

27/08/202405:00:00(Xem: 1181)
TG Nguyen Khanh Vu
TG Nguyễn Khánh Vũ (ngoài cùng bên trái) tham dự khóa Tu Nghiệp Sư Phạm 2024 do Liên Hiệp các Trường Việt Ngữ Hải Ngoại tổ chức

 

Tác giả đã tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm đầu tiên. Là con một gia đình H.O., đến Mỹ năm 1995, khi đã 27 tuổi. Nguyễn Khánh Vũ hiện là kỹ sư điện toán cho một công ty tại Arizona và đã góp nhiều bài viết xúc động. Bài viết dưới đây là lời chia sẻ chân tình về  tấm lòng quý yêu tiếng Việt và lời nhắc nhở “Tiếng Việt còn, Nước Ta còn”.
 
Ngày còn là học sinh-sinh viên tại Saigon, tôi vốn dĩ chỉ mê những môn khoa học tự nhiên mà không hề quan tâm đến văn chương, thi phú. Tôi yêu thích đối mặt với những thử thách khi giải các bài toán khó, tìm ra lời giải thích cho các thắc mắc, các câu hỏi về tự nhiên qua những định luật Vật Lý hay những thí nghiệm trong môn Hóa Học. Và rồi sau này, bất kỳ những gì liên quan đến ngành Điện Toán đều gây cho tôi sự thích thú để học hỏi, tìm tòi.
 
Có lẽ, trong nhiều lý do khiến văn chương đã không tạo ra sự hấp dẫn với tôi, lý do quan trọng nhất, tôi không thể nào ép mình yêu thích những vần thơ sặc mùi chính trị, những tư tưởng hủ bại, lỗi thời, những bài văn ca tụng trơ trẽn cái kẻ mà nhân cách còn thua xa phường du thủ, du thực, được nhồi nhét đầy rẫy trong sách vở mà tôi phải học trong suốt thời trung học.
 
Rồi tôi theo cha mẹ rời khỏi Việt Nam đến tị nạn tại Hoa Kỳ. Trong những năm tháng đầu sống tại quê hương mới, bận rộn với công ăn chuyện làm, việc đèn sách, tôi cũng chỉ có đủ thời gian xem vội một vài tờ báo Việt Ngữ, được phát hành trong vùng Little Saigon, để không quá lạc hậu với tình hình thời cuộc cũng như làm quen dần với những sinh hoạt trong cộng đồng.
 
Vào năm 2001, khi tờ nhật báo Việt Báo khởi xướng Viết Về Nước Mỹ, tôi hoàn toàn tán thành với chủ trương của tòa soạn trong việc gìn giữ văn hóa Việt nơi xứ người, và tôi đã bắt đầu tập tành việc viết lách. Viết trước hết là để ủng hộ, sau tham gia ghi lại những câu chuyện, những kinh nghiệm để các con, các cháu, các thế hệ tiếp nối hiểu rõ hơn những gì thế hệ đi trước đã trải qua.
 
Và dù vốn không mấy yêu thích chuyện văn chương, nhưng việc viết văn lại đến với tôi rất tự nhiên, chẳng những không một chút gượng ép hay khó khăn, mà còn dần tìm thấy niềm vui, có lẽ do tôi may mắn thừa hưởng một chút từ song thân. Mẹ tôi vốn dĩ là một cô giáo suốt đời chỉ quen với phấn trắng, bảng đen, còn tham gia cộng tác với tuần báo Thiếu Nhi với bút danh Ái Thơ. Ba tôi từng là một sĩ quan của Cục Chính Huấn, phụ trách chương trình Tiếng Chim Gọi Đàn, thảo ra những kêu gọi và hướng dẫn các cán binh Cộng sản quay về với chính nghĩa quốc gia.
 
Và rồi kể từ năm 2004, khi ghi danh học Việt ngữ cho cô con gái đầu lòng, tôi bắt đầu tham gia ban giảng huấn, đáp lại lời kêu gọi của nhà trường. Thấm thoát, mới đó mà đã tròn 20 năm. Thời gian quả như bóng câu qua cửa, như lời tiền nhân đã dạy vậy.
 
Điều lạ lùng là, càng dạy, càng đọc, tôi lại càng nhận ra tiếng Việt sao hay quá, đẹp quá, khác xa với những gì tôi phải học ngày trước tại quốc nội. Tôi cũng nhận ra kiến thức của tôi sao quá yếu kém. Điều đó đã luôn thôi thúc tôi tìm về vẻ đẹp nguyên thủy của tiếng Việt. Tôi như người ngủ mê, được đánh thức sau một thời gian rất dài. Tôi nhận ra tôi và tất cả bạn bè cùng trang lứa đã là những nạn nhân đáng thương của một chế độ ngu dốt, chỉ biết cam tâm làm tôi mọi cho kẻ thù Bắc phương, sẵn sàng phá bỏ tất cả những gì tốt đẹp nhất mà tiền nhân đã dầy công xây dựng, để lại cho cháu con.
 
Trong vai trò giám học cho nhà trường, tôi phụ trách việc viết Bản Tin Sinh Hoạt hàng tuần để gửi cho thầy cô trong ban giảng huấn. Trong bản tin, phần tôi yêu thích nhất là mục Giữ Gìn Sự Trong Sáng của Tiếng Việt. Tôi luôn phải dành thời gian đọc những tài liệu khả tín, sưu tầm những chữ đã bị dùng sai, những chữ đã bị Cộng sản làm cho hư hỏng để chia sẻ lại với bạn đọc. Thế hệ của tôi đã như thế này, vậy thời làm sao trách được các thế hệ đi sau. Tuy vậy, dẫu có phần nào muộn màng nhưng không thể thấy sai mà không sửa, thấy hại mà không tránh. Tôi học được rất nhiều điều hay, mới mẻ mà trước đây tôi những tưởng tôi đã rất thông thạo tiếng Việt.

Và tôi rất may mắn được nhà trường gửi đi tham dự các khóa Tu Nghiệp Sư Phạm thường niên. Chỉ trong ba ngày ngắn ngủi của các khóa Tu Nghiệp, tôi như con cá, vốn dĩ đang sống trong ao tù của kiến thức, được thả về với sông lớn, hồ to, ngụp lặn trong bể kiến thức mênh mông, được thưởng lãm nét đẹp của văn hóa Việt qua sự tận tâm, cũng như kiến thức uyên bác của các vị thân hào nhân sĩ, các vị giáo sư khả kính. Ngoài các bài học về văn chương, thơ phú, tôi còn được dạy về lịch sử của nước tôi. Tôi nay biết được người Tàu từ ngàn năm trước, sau khi xua quân xâm chiếm nước tôi, họ đã không ngừng xóa sạch mọi vết tích ngôn ngữ và văn hóa của dân Việt và cố gắng thay vào đó những thứ đem đến từ phương Bắc.
 
Ngày nay nhiều vị trí thức hải ngoại đang cố gắng gầy dựng hệ thống chữ viết nguyên thủy để làm sáng tỏ về nền văn minh cổ đại của dân Việt, chứng minh cho thấy giặc Tàu đã ăn cắp của chúng ta những gì và mang theo những gì để dạy lại cho chúng ta, khiến cho nhiều người lầm tưởng mà đem lòng thần phục. Sự khôn ngoan của cha ông chúng ta đã tạo cho dân tộc Việt một lối thoát kỳ diệu, tránh bị đồng hóa, dẫu bị giặc đô hộ trên một ngàn năm.
 
Cả đời học và sử dụng Việt Ngữ đã khiến tôi nhầm tưởng tôi đã giỏi tiếng Việt, mà quên rằng tôi đã từng là nạn nhân của một nền giáo dục mang tư tưởng nô lệ Tàu của Việt cộng trong một thời gian dài. Tội ác của Việt cộng trong việc tiếp tay Hán hóa, phá nát nền văn chương phong phú của tiền nhân, thật không bút mực nào tả hết. Cứ dành chút thời gian xem lại những áng văn, nghe lại những nhạc phẩm với lời nhạc nên thơ, phong phú, đẹp đẽ trước 1975 thì rõ. Trong cách cư xử, lời ăn tiếng nói của người xưa sao mà lịch thiệp, đầy tính nhân văn, thể hiện sự tương kính đến làm vậy.
 
Qua những chia sẻ trong mục Giữ Gìn Sự Trong Sáng của Tiếng Việt, nay tôi muốn các thầy cô trường tôi sử dụng từ viện bảo sanh thay vì xưởng đẻ, từ liên lạc một cách phù hợp thay vì chỗ nào cũng đem chữ liên hệ vào, từ tòa Bạch Cung thay vì chữ Nhà Trắng thô thiển. Tôi chia sẻ với thầy cô trường tôi những gì tôi được học, về lẽ thuận theo tự nhiên trong ngôn ngữ Việt, tại sao chúng ta dùng từ khai triển thay vì triển khai như cách Việt cộng học theo Trung cộng. Tôi được biết tại sao cha ông dùng từ phụ tá trong khi Việt cộng sao chép một cách máy móc từ trợ lý từ Trung cộng.
Theo thiển ý của tôi, tiếng Việt là một viên ngọc quý, chỉ bị bụi thời gian tạm thời phủ mờ vì nhiều lý do, tại quốc nội do sự thần phục hèn hạ của Việt cộng mà trở nên biến dạng, tại hải ngoại do nhân tài phân tán, chưa hình thành được một viện hàn lâm về ngôn ngữ khiến cho tiếng Việt đẹp đẽ xưa trở nên tam sao thất bổn. Do đó sự dấn thân của các quý vị thân hào nhân sĩ, của các vị giáo sư rất quan trọng, và tất nhiên cần có sự chung tay của biết bao tấm lòng vẫn muốn gìn vàng giữ ngọc.
 
Qua bài viết này, cho phép tôi được gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô đã dạy bảo tôi trong các khóa Tu Nghiệp. Sau lần đầu còn đôi chút bỡ ngỡ, tôi nay háo hức chờ đợi các khóa học khi hè về, để tôi được tìm về những thời khắc còn được ngoan ngoãn ngồi làm học trò của ngày xưa. Từ một kẻ thờ ơ với văn chương, chữ nghĩa của tiền nhân, tôi nay rất yêu thích Tiếng Nước Tôi, và cũng bắt đầu tập tành viết vài câu thơ khi cảm xúc tìm về.
 
Xin phép được chia sẻ một vài câu trong một bài thơ, ghi lại những suy nghĩ đơn sơ khi nhìn vào đống gạch ngổn ngang trong lúc sửa sang lại mảnh vườn nhỏ sau nhà.
Gạch kia vốn dĩ vẫn vô tri,
Vòng tay tạ ơn người quân tử.
Thổi hồn thi sĩ, tình tri kỷ,
Nay biết vui buồn chuyện thế nhân.
Và xin cùng nhắc nhau, “Tiếng Việt Còn, Nước Ta Còn”, thay cho lời kết của bài chia sẻ này.
 
Viết xong ngày 15 tháng 6 năm 2024,
Brian Nguyễn Khánh Vũ
 

Ý kiến bạn đọc
01/09/202423:36:57
Khách
( Trích )Tiếng Việt :

Có vợ đẹp là bất an. Có vợ xấu là bất hạnh.
Có vợ giỏi là bất xứng. Mình ở nhà mà để vợ đi làm là bất ổn.
Mình đi làm mà để vợ ở nhà là bất tiện. Không nuôi nổi vợ là bất tài.
Quyến rũ vợ bạn là bất nghĩa. Tin bạn mà mất vợ là bất cẩn.
Khen người đẹp trước mặt vợ là bất lợi.
Nhậu không mời vợ là bất công. Nhậu về đánh vợ là bất nhân.
Vợ kiểm tra túi chồng là thể hiện sự bất tín. Nộp lương đủ cho vợ là bất khả kháng.
Trộm tiền vợ để đánh bài là bất lương. Xin tiền vợ đi uống bia ôm là bất khả thi.
Cãi nhau với vợ về việc dạy con là bất phân thắng bại.
Lời vợ dạy luôn luôn là bất biến. Tính xấu của vợ là bất di bất dịch.
Khi vợ nổi máu ghen là bất luận phải trái. Bị vợ đánh mà không khai ra bồ là bất khuất.
Vợ giận đi ngủ riêng là thể hiện sự bất hợp tác. Vợ bỏ nhà đi luôn là bất chiến.
Được vợ khen là điều bất ngờ. Vợ làm mồi ngon cho chồng nhậu là bất hủ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,105
Tôi là một đứa con gái được sinh ra đời dưới một vì sao… xẹt. Thật tình mà nói, bây giờ nhìn lại, tôi không biết mình là ngôi sao tốt hay xấu nên tôi gọi nó là “sao xẹt” cho rồi. Tôi “xẹt” vào bụng mẹ lúc nào thì không biết, chỉ biết hơn chín tháng sau tôi xẹt ra ngoài giữa cơn hỗn loạn binh đao của đất nước. Quê hương tôi đó! Hình cong như chữ S với hơn 4000 năm Văn Hiến đang giẫy giụa hấp hối để bước sang một trang sử mới. Một trang sử đã chia cách mẹ cha tôi mỗi người một phương. Một trang sử đã biến đổi và cuốn hút mẹ cha vào cơn lốc xoáy cuộc đời nói riêng, mà giờ phút đó không ai có thể làm chủ cuộc đời mình được. Một trang sử hãi hùng nói chung đã làm quê hương tôi sụp đổ, đồng bào tôi nước mất nhà tan, kẻ sống còn phải lưu linh lưu địa khắp năm châu. Người kẹt lại chịu tù đày khổ ải bởi sự “khoan hồng độ lượng” của cách mạng như lời “nhà nước” ta hằng tuyên bố thời bấy giờ...
Tiếng bánh xe máy bay chạm đất làm tôi bừng tỉnh. Thế là chuyến bay dài như trắc ẩn trong lòng mấy mươi năm xa đã về đến quê nhà, trắc ẩn trong lòng về chuyện My chưa hề nguôi sau nhiều năm không gặp, nhiều năm muốn quên nhưng lòng lại nhớ My hơn… Đã đến lúc phải đối mặt với thực tế. Kẻ trốn chạy tay không nên ngày về cũng không hành lý, chỉ phải chờ mọi người lần lượt xuống máy bay là văn minh học được ở xứ người. Vừa bước ra khỏi máy bay đã nghe mùi áp bức, khó thở, sôi máu vì thiếu tự do… Nhưng mặc kệ mùi quê cũ mang theo đã mấy chục năm ra đi vẫn nguyên vẹn trở về...
" ... Con đang đi làm lắp ráp đồ điện tử ban ngày, còn ban đêm đi học thêm Anh Văn để mai mốt có cơ hội đi học lại. Mấy đứa Mỹ làm chung mỗi lần kêu tên con, tụi nó cứ kêu lơ lớ, đứa thì Muối, đứa thì Muỗi, nghe vừa tức cười mà cũng dễ giận nữa. Không hiểu tại sao con thèm được nghe ai gọi tên mình cho thiệt là đúng. Hồi xưa còn ở bên nhà con cứ mặc cảm với cái tên mộc mạc của mình, bây giờ nghĩ lại thấy trẻ con quá phải không má? Tại hồi đó sống gần gia đình, có sự thương yêu đùm bọc của ba má, rồi sinh tật đòi hỏi cái này cái khác. Chứ như bây giờ, nếu phải mang cái tên nào quê mùa cục mịch hơn cái tên Mùi của con, mà được ở gần ba má với mấy em, con cũng chịu liền một khi ..."
Tháng Sáu mùa tươi vui của khung cảnh hạ, không còn những cơn mưa và khí hậu lạnh rét run nữa. Trời trong sáng, nắng rực rỡ sắc hồng, cây cối xanh tươi, các loài hoa thi nhau khoe đủ sắc màu, nhất là những đóa quỳnh hồng, vàng nở tuyệt đẹp. Từ đầu tháng đến giờ tôi đi dự nhiều buổi lễ và sinh hoạt trong cộng đồng. Trước tiên là “Mừng Ngày Truyền Thống Cảnh Sát Quốc Gia 1 tháng 6”, kế tiếp “Đại Hội Thiết Giáp QLVNCH”, “Lễ Father’s Day” do hội Phụ nữ Bắc Cali tổ chức phối hợp cùng các anh lính Thủ Đức trong nhóm “Cà Phê Lính”.
Anh bạn tinh ý đoán biết suy nghĩ của tôi, cười và bảo: “Trường học bên Mỹ này, ngoài thầy giáo, còn có nhiều công việc phục vụ cho học sinh chứ không như ở Việt Nam mình, chỉ có một ông phu trường lo quét dọn, trông coi tổng quát và chuyên rình bắt học trò leo rào trốn học.” “Vậy những công việc cụ thể như thế nào?” “Như đứng cầm bảng chỉ dẫn cho học sinh qua đường giống như cảnh sát giao thông, phục vụ bữa ăn trưa cho học sinh, làm tạp dịch như lau sàn nhà, dọn dẹp nhà vệ sinh, coi an ninh tổng quát, làm tài xế xe bus hay phụ tài xế giúp các học sinh khuyết tật lên xuống xe bus, làm công việc bảo trì như thay bóng đèn, sửa lại cái bàn, cái ghế không cần tay nghề cao - ai làm cũng được.” Sau khi nêu lên một số công việc, ông bạn gợi ý: “Công việc thì nhiều, nhưng xem ra chỉ có việc phụ tài xế xe bus, tiếng Anh gọi Bus Attendant là thích hợp với tuổi già - vừa dạo mát xem hoa, vừa kiếm tí tiền, lại có thêm cái bảo hiểm sức khỏe của nhà nước tốt số một...
rên bàn thờ cúng 12 bà mụ đầy tháng thằng cu Tí, mẹ tôi bầy nào xôi gấc, chè hương, bánh ga-tô, mâm trái cây ngũ quả, hoa lan tươi thắm, những ly nước nhỏ, nhang đèn nghi ngút khói, hai đĩa thịt vịt đầy ắp để trên một bàn khác để cho khách dùng bữa, còn trên bàn thờ chỉ bầy đồ chay cúng cho các bà mụ, tránh sát sinh cho cuộc sống bắt đầu của cháu được nhẹ nhàng. Chỉ một chớp mắt cu Tý đã được một tháng tuổi, cứng cáp hơn một chút, tiếng khóc to, rõ hơn và có vẻ biết mè nheo hơn. Cho con bú xong, vỗ nhẹ lưng cho tiêu, đặt con nằm vào giường của nó; nhìn nó ngon giấc, làm tôi nhớ lại những tháng ngày chật vật, chỉ mới cách đây một năm thôi, tôi rùng mình hồi tưởng, tưởng chừng đã không có sự hiện hữu của sinh linh bé nhỏ yêu quý của ngày hôm nay...
Chỉ một mình tôi sinh sống ở Canada, trong khi tất cả gia đình, họ hàng đều ở bên Mỹ, nên gia đình nhỏ của tôi hầu như hàng năm phải bay qua xứ Cờ Hoa để thăm “nhà” và du lịch các nơi của 50 tiểu bang Mỹ Quốc. Tuy nhiên, trong khi nhiều tiểu bang chúng tôi ghé nhiều lần, riêng Hawaii sau vài dự định rồi bị hủy bỏ vì nhiều lý do, mãi mùa hè năm ngoái, chúng tôi mới có dịp đầu tiên đặt chân đến hòn đảo xinh đẹp này. Trước khi đi, con gái và thằng rể đã mày mò tìm hiểu trên Googles và có ý định thám hiểm cảnh thiên nhiên hoang sơ của Maui, nhưng vợ chồng tôi và mấy người em bên chồng đồng góp ý
Lệ Lê có giọng hát cổ nhạc đâm thấu tim thính giả. Có lẽ lai Mỹ nên Lệ Lê được trời phú giọng hát dây đào cao, làn hơi mạnh, trong, và ngân tự nhiên; lại thêm làn da trắng bóc trộn giống Á-Âu nên Lệ Lê một thời rất ăn khách trong làng cổ nhạc Việt hải ngoại. Trời thương Lệ Lê có trí nhớ tốt vô cùng thuộc đến cả gần trăm bài cổ nhạc đủ điệu, dài dai gấp hai, ba lần tân nhạc nên khách yêu cầu bản nào là xổ ra ngay bản đó. Cứ cả ngày rảnh rỗi mò mò vài nút máy thu âm cầm tay là Lệ Lê thuộc lòng lắm bài như kiểu nhồi sọ loa phường đã quen. Độc đáo hơn nữa, Lệ Lê mù nên rất dễ lấy nước mắt khách ái mộ. Sau cơn tiểu phẫu, Lệ Lê phát ù. Nhưng vẫn đẹp nét lai. Cứ lai là đẹp.
Thời gian gần đây trong cộng đồng người Việt ở Mỹ cũng như ở Việt Nam bỗng nhiên phát sinh một câu hỏi là sống ở Mỹ sướng hay ở Việt Nam sướng? Vấn đề đặt ra giữa lúc có một số Việt kiều Mỹ phần lớn là đã lớn tuổi, đã về hưu nay quay về Việt Nam sống. Họ nói sống ở Việt Nam sướng và hết lời ca tụng Việt Nam, thì cũng được đi nếu họ không chê bai Mỹ, đả kích Mỹ và Việt kiều bằng những lời lẽ bịa đặt vu vơ...
Chuyện bão tố hay cúp điện, mất điện đối với người Việt, hay nói chính xác hơn là “người Mỹ gốc Việt” khi còn ở quê nhà thì chỉ là điều... bình thường, quen thuộc, “nói hoài, nói mãi”, xưa rồi Diễm, ít quan tâm. Hay có quan tâm, thì chỉ là những cơn giông bão lớn, với số người phải chịu cảnh thiên tai này là quá lớn, cần sự quan tâm và cứu trợ của cả nước, hay thậm chí là những nước khác giúp đỡ! Riêng việc bị mất điện, cúp điện thì chẳng chết “thằng Tây” nào, và cũng có nhiều nơi, nhiều địa phương là chuyện như “cơm bữa”, là chuyện “thường ngày ở huyện”. Bởi cũng đã từng có nhiều người, nhiều gia đình, cả đời chưa hề... biết “xài điện” là gì, cho nên, có người vui miệng, từng xổ “tiếng Tây, tiếng u” là... “No table” hay “No star where”, dịch diễn nôm na là “miễn bàn”, “không sao đâu” đó thôi!
Nhạc sĩ Cung Tiến