Tác giả tên thật Chu Toàn Thắng, sinh năm 1962 hiện là cư dân Garden Grove. Công việc: Minister at Community of Agape Love Church. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Chỉ Cần Một Tay” đã phổ biến đầu năm 2016. Bài viết thứ hai kể về những ngày cuối năm của một gia đình gốc Việt có người chồng, người cha từng là sĩ quan VNCH, cựu tù nhân, và có người con mất tích trên đường vượt biển tìm tự do. Sau 8 năm, tác giả trở lại VVNM gần đây với bài “Homeless ở Đại Lộ Bolsa”, phác họa những mảnh đời bất hạnh vô gia cư trên con đường Bolsa, là bài viết được nhiều “like” nhất trên trang facebook VVNM cũng như được đọc nhiều trên trang vietbao.com.
*
Trong cả hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hoà có 160 vị tướng lãnh thì hơn 30 vị từng sống trong Cư-xá Sĩ-quan Chí-hòa, quận 10, Sài-gòn. CX được thành lập năm 1954 dành đặc biệt cho các sĩ-quan cấp tướng và tá. Sau thảm họa Tết Mậu Thân 1968 do Bắc Cộng gây ra, CX được đổi tên thành CX Bắc Hải vì lý do an ninh.
Đổi đời vì biến cố 30/4/75.
Trước ngày đó một thời gian ngắn, một phần ba các ông cùng gia đình đã thoát đi Mỹ bỏ lại các căn nhà rộng đẹp. Hai phần ba còn lại các ông đều bị tù cải tạo-như tướng Lê Minh Đảo, tướng Sách, tướng Xằng-để lại một đoàn vợ góa con côi phải khổ sở sống chung với bộ đội chính quy thời quân quản và các gia đình cán bộ Bắc Kỳ thứ gộc chiếm đoạt các căn nhà đầy tiện nghi bỏ trống đó.
Nghe mẹ tôi kể mỗi lần họp tổ dân phố là mỗi lần các bác gái khổ sở vì bị đấu tố. Có lần bác gái Lể Minh Đảo nổi giận hét lớn, “Các người đã bắt chồng tôi đi tù cải tạo, thì tôi phải cho con cái tôi đi vượt biên tìm đường sống chứ! Tại sao lại đấu tố con cái tôi tội phản quốc! Ai phản ai thì ai cũng biết mà!”
Khổ nhất là gia đình tôi và gia đình Hùng. Số phận run rủi lại chung một dãy nhà nên chúng tôi rất thân, rất rõ, và rất thương nhau. Gia đình tôi khổ nhất vì hai ông anh cả tôi bị thầy gia sư Bùi Văn Sơn đầu độc ma tuý. Gia sư này được bố tôi nuôi tại nhà tôi, có phòng riêng, là sinh viên, bạn thân Trịnh Công Sơn, thường xuyên tụ tập nhóm bạn như Trịnh Công Sơn tại nhà để đàn đúm hút sách gợi hứng thơ nhạc khi ba tôi xa nhà ra chiến trận. Thế là hai anh tôi bị vạ lây.
Gia đình Hùng khổ nhất vì các anh em quá nhỏ tuổi. Gia đình Hùng ở ngay trong Trường Võ Bị Sĩ Quan Đà Lạt, rồi ba Hùng mua căn nhà D1-bis trong CX chỉ vài tháng trước 30/4 và chuyển cả gia đình cùng bảy đứa con-lớn nhất 11 tuổi, nhỏ nhất một tuổi rưỡi-vào sống sau khi Đà-lạt thất thủ, riêng bác vẫn miệt mài chinh chiến.
Trong khi bác bị tù cải tạo (bảy năm trời ròng rã) cùng các tướng tá trong CX, bác gái một mình vật lộn kiếm sống từ sáng sớm đến xế chiều ngoài chợ trời nuôi bảy đứa con thơ dại và thăm nuôi chồng tận rừng thiêng nước độc ngoài Bắc.
Bé Uyên nhỏ nhất, một tuổi rưỡi, lại bị ghẻ đầy đầu phải cạo trọc, nên hay bị lũ trẻ hàng xóm ăn hiếp và chọc ghẹo. Nhìn mà thấy thương. Ghẻ này có biệt danh là “ghẻ bộ đội” vì chẳng hiểu sao tràn lan khắp CX (không biết ngoài CX thì sao) cùng một bầy bộ đội cứ mở miệng là “Biết bố mầy là ai không?” với chúng tôi.
Có lẽ vì vậy mà Hùng, anh ba mới 9 tuổi của bé Uyên, tập làm anh hùng xông pha bảo vệ em gái út đã thành thói quen, nên hễ đá banh-là niềm vui số một của lũ con trai CX-có chuyện là cứ kêu Hùng ra “xử đẹp” giùm, dù Hùng rất nhỏ con-thấp hơn cả cái đầu bọn trẻ cùng lứa-nhưng đụng trận là chơi tới bến. Cũng từ thói quen anh hùng mã thượng đó, Hùng nuôi mộng nối gót cha trở thành người lính chiến. “Tao thích chết trận chứ không chết bệnh,” Hùng thường nói giỡn thế.
“Vậy tụi tao hễ gây lộn là kêu mày ra nha,” lũ trẻ vừa nhao nhao vừa cười lớn.
“Đá banh với Chiến ‘gà nòi’ tao còn không sợ thì sợ gì ai chứ!” Hùng hãnh diện đáp.
Chiến được lũ trẻ đặt biệt danh “gà nòi” vì 15 tuổi mà nó to như voi so với lũ trẻ CX cùng lứa. Có lẽ nhờ nó ăn uống đủ dinh dưỡng thời “bánh xe lịch sử bột mì”cùng ăn độn khoai sắn. Nó là con trai một của ông Bẩy trưởng công an phường mà!
Ông này nằm vùng, quê Sóc Trăng, chẳng hiểu sao được về đây làm mưa làm gió. Ổng tập hợp nhóm phường đội toàn dân miền Nam súng ống đầy đủ y như quân đội, cứ đêm về là kéo bầy vũ trang đập cửa nhà các bà mẹ góa con côi CX hăm doạ đủ điều, rồi hù doạ bắt đi kinh tế mới nếu không chịu “trả nhà lại cho nhân dân”! Bác gái nào yếu bóng vía thì mất nhà về tay lão này ngay.
Đêm kia chúng đập cửa nhà tôi, lúc đó tôi 12 tuổi không nhớ hết, chỉ nhớ mẹ tôi bắt tám anh chị em tôi nằm xếp hàng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, rồi mẹ nói, ‘Các ông bắn chết hết tám đứa này và tôi đi rồi cướp nhà. Nhà người ta mua đã 21 năm nay, trả góp hết trơn hết trọi rồi, có giấy sở hữu nhà rành rành đây, mà các ông nói phải ‘trả lại nhân dân’ là sao! Tám đứa con tôi không là dân à! À mà sẵn đây tôi nói luôn nha, các ông gọi người dân là dân được rồi, bày đặt thêm chi mấy cái ‘nhân dân’ đó. ‘Quân đội nhân dân’ mà đi cướp nhà dân à! Mà mấy ông có phải quân đội gì đâu. Chỉ toàn người miền Nam mình với nhau cả mà!” Thế là mẹ tôi giữ được nhà.
Nhưng nhà Hùng bị mất. Mẹ góa trẻ với bảy đứa con côi, một thời vàng son xứ thơ mộng Đà-lạt, lại mới vào Sài-gòn, thì làm sao tay không chống chọi nổi bọn lục lâm thảo khấu này. Cũng may, nhà Hùng nhờ giấy tờ sở hữu nhà quá rõ ràng, và nhờ các bác hàng xóm bênh vực nên được nhập chung vào nhà hàng xóm đối diện—căn nhà này rất rộng nên bị cắt làm bốn gian: gian chủ nhà chỉ còn lại ba đứa con lớn kẹt lại, gian nhà Hùng, và hai gian cho hai tên công an Hà-nội. Thế là nhà sang trọng thành chuồng heo vì hai gia đình xứ ngoài ấy thi đua sản xuất xây chuồng không nuôi heo thì cũng gà!
Bảy năm tù dài như bảy mươi năm một đời người, ba Hùng sống sót trở về. Thêm một miệng ăn và Hùng cùng anh Hai hơn một tuổi cũng vừa tuổi bẻ gãy sừng trâu, nên cả nhà mượn tiền, dù lãi nặng còn hơn mướn, để mua chiếc xích-lô đạp cũ kỹ kiếm sống qua ngày chờ thời vận mới. Tạ ơn Trời, dù sức yếu sau những năm dài tù cải tạo, ba Hùng cũng cùng đổ mồ hôi với hai con trai để khích lệ hai con nuôi tám miệng ăn.
“Ba làm được là hai con làm được phải không? Anh tài sĩ quan Đà-lạt dù ngã ngựa vẫn đứng lên cho đến khi chết, phải không các con!” Thật là hổ phụ sanh hổ tử.
Rồi đổi đời lần hai qua diện H.O. đưa cả nhà Hùng sang Mỹ năm 1991. Hùng đã 25 tuổi. Nhưng mộng lính chiến không phai.
“Ở Việt Nam anh em mình học hành dở dang, tiếng Việt chẳng thông, giờ phải học thêm tiếng Mỹ khó quá anh ơi. Nhưng em cứ nhớ lời ba nói, ‘Anh tài sĩ quan Đà-lạt dù ngã ngựa vẫn đứng lên cho đến khi chết,’” Hùng tâm sự với tôi trong buổi họp mặt các gia đình CX Bắc Hải lần đầu tổ chức tại Mỹ năm 2018 tại Houston, TX.
“Nể Hùng thật đấy. Gần trăm anh em mình họp mặt ở đây có ai oai như Hùng đâu. Lính Mỹ thứ thiệt à nha,” cả đám bạn CX vây quanh Hùng bàn tán xôn xao.
“Có nhớ hồi đó mỗi lần mình đá banh bị nhóm Nam Hoà chơi xấu là Hùng ra tay dàn xếp liền không?” một anh nhào lại vừa nói vừa vỗ vai Hùng.
“Bây giờ là lính Lục Quân Mỹ thì còn hùng hơn nữa nha,” anh khác thêm vào.
“Ủa mà bạn nhỏ con vậy mà Mỹ được vào lính Mỹ à?” ai đó hỏi lớn.
“Tớ nhỏ con nhưng lẹ như sóc, chạy như bay, nên là anh hùng đấy bạn à. Hẻm hóc, lối hẹp, khe núi là mình phải xông vào trước mở đường đó,” Hùng hãnh diện nói. “Mà ở mấy xứ mình đóng quân đó thì mấy cái nhỏ xíu đó nhiều lắm.”
“Ủa mà tuổi lính Mỹ đánh trận từ 18-26 tuổi mà sao bạn 33 tuổi mà dám lâm trận vậy? Sao không là lính kiểng thôi!” ai đó lại nói với giọng ngạc nhiên.
“Ước mơ là sức mạnh mình đấy,” Hùng thản nhiên đáp.
“Trời! Bạn không hổ danh ‘Hùng con’ của CX mà,” một tiếng nói cất lên. “Mà bạn không bị thương lần nào à.”
“Tớ thích đóng quân ở Nam Hàn nhất với Sư Đoàn 2 Bộ Binh vì gợi lại hình ảnh ba tớ chống Cộng sản đến phút cuối cùng. Lúc đó tớ nghĩ mình đại điện cho nước Mỹ để giúp Korea chống lại bọn cộng sản, trả ơn cho Korea đã giúp mình trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam. Nhưng nguy hiểm nhất là ở Iraq năm 2005,” Hùng trầm ngâm nói rồi im bặt như hồi tưởng quá khứ.
“Kể tiếp đi, kể tiếp đi,” cả bọn nhao nhao.
“Ít nhất ba lần mình suýt chết nhưng nhờ nhỏ con nên dù mình xông trận tuyến đầu nhưng nhanh nhẹn luồn lách. Mà đạn nó tránh mình chứ mình có tránh được nó đâu!” Hùng la to với ánh mắt sáng lên như thể đang lao mình vào trận. “Đó là chưa kể ít nhất 10 lần bị pháo kích long trời lở đất. Có đứa đồng đội bị ù tai rồi sau này điếc luôn.”
Mười chín năm đời lính Mỹ của Hùng so với 16 năm đời lính của ba Hùng thì đời lính Hùng nguy hiểm hơn nhiều vì ba là sĩ quan VNCH không phải hứng đạn đầu trận tuyến, còn Hùng khởi đầu từ binh sĩ nhất nên vào tử ra sanh là chuyện thường.
Nhưng không bao giờ người Mỹ quên lính Mỹ. Hùng về hưu sau 19 năm phục vụ nước Mỹ trong quân đội từ 1998-2017 với lương hưu hơn $5,000 dollars / tháng và cả gia đình được bảo hiểm sức khoẻ của quân đội suốt đời, cả gia đình được vào bất cứ trại lính hay nhà thương quân đội nào trên toàn cả thế giới. Về hưu rồi với số tiền đủ sống nhưng máu lính chiến hoạt động của Hùng khiến anh không ngồi yên mà vẫn làm việc part-time tại một phòng khai thuế để giúp cộng đồng Việt.
“Nếu đến nước Mỹ sớm hơn thì em đã phục vụ cho nước Mỹ sớm hơn, chứ không đợi đến tuổi 33 mới vào lính đâu anh,” Hùng nói riêng với tôi khi hai anh em ra ngoài hành lang vắng người. “Anh có nhớ cả nhà em đạp xich-lô không? Qua Mỹ rồi em mới hiểu chắng xấu hổ gì về việc đó. Ở Mỹ lao động mới đúng thật là vinh quang hả anh?”
“Ừm, anh em mình con sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa thì Việt Cộng nó gán ghép là ‘nợ máu nhân dân.’ Mà có riêng gì anh em mình, cả nước Việt mình đang còng lưng lao động để riêng nó được ‘vinh quang.’”
“Em rất hãnh diện được phục vụ trong quân đội Hoa-Kỳ dù chỉ là một hạ sĩ quan. Em yêu thích và không hối tiếc chút nào những việc em làm trong đời lính. Chỉ có một điều duy nhất hối tiếc ám ảnh em đến nay là người bạn đồng đội tri bỉ tri kỷ của em ngã gục phanh thây mà em không có mặt ở đó. Nó học chung với em sáu tháng Quân Trường Fort Sill, Oklahoma, từ tháng May 7-November 15, 1998, rồi hai đứa tình nguyện qua Iraq là chiến trận nguy hiểm nhất lúcđó,” Hùng ngửng đầu nói dồn dập với đôi mắt dõi nhìn trời cao như đang tìm người chiến sĩ đồng đội xưa. “Thương mến nhau còn hơn anh em ruột mà!”
“Thương quá! Mà sao anh ấy chết? Bị pháo kích à? Anh ấy tên gì?” tôi hồi hộp vội vã hỏi,
“Bạn ấy tên James,” Hùng vừa nói vừa đứng thẳng lên nghiêm nghị giơ tay chào kiểu lính vừa hô lớn, “We honor Army Sgt. James O. Kinlow. You are in my hearts forever and ever.”
“Cái gì thế? Cái gì thế?” cả đám con trai Cư Xá đang ở phòng bên ùa vào hỏi. “Lính Mỹ nào thế?”
“Sẵn mấy bạn đây, Hùng kể tiếp đi,” tôi cũng đứng lên vùa nói vừa giơ tay chào kiểu lính như Hùng.
“James cùng ba đồng đội nữa đi tuần tra thì đạp nhằm mìn tự chế Iraq năm 2005. Thường thì James và em luôn sát cánh không rời như hình với bóng. Em tự dằn vặt mình vì lời thề The Warrior Ethos, ‘I will never quit, and I will never leave a fallen comrate.”
“Là sao?” ai đó hỏi.
“Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc, và tôi sẽ không bao giờ bỏ rơi chiến hữu ngã gục,” ai đó dịch sang tiếng Việt khi Hùng cúi đầu một tay che đôi mắt.
“Thế bạn không sợ chết à?” ai đó hỏi.
“Chết thì ai chẳng sợ, nhưng không tránh được chết thì mình cứ tiến để chết nó tránh mình,” Hùng triết lý.
Nên Hùng cứ tiến. Và bị COPD rất nặng. Có đến 25% cựu chiến binh Mỹ bị bệnh này. Gấp ba lần dân thường. COPD gây những triệu chứng như ho kinh niên, hơi thở ngắn, ho ra đờm, ho ra máu, thở khò khè, suyển, tức ngực, khó thở, yếu người, thậm chí ung thư phổi. Không cách nào trị diệt COPD, và mô phổi cũng không tự chữa nó.
Tại sao cựu chiến binh Mỹ bị nhiều thế? COPD là hậu quả của việc tiếp xúc nhiều với môi trường độc hại như lửa giếng dầu, phân tử cát bụi, bãi rác bị đốt, khí hậu cực nóng, khói carbon monoxide. Mấy thứ này thì đầy ở Iraq. Hỏi sao Hùng không bị khi luôn ở tuyến đầu!
“Mỗi ngày em phải tự chích thuốc vào mông đó anh,” Hùng vừa nói vừa mở hộp nhỏ đầy ống chích với kim trong túi áo. “Có khi phải chích hai, ba mũi luôn một ngày nếu mệt hoặc khó thở quá. Ban đầu em còn đi bác sĩ chích mỗi ngày vì em sợ tự chích lắm. Nhưng bác sĩ nói một câu mà em đổi đời luôn.”
“Chắc bác sĩ nói ‘không sợ chết nhưng lại sợ chích à?’” tôi xen vào.
“Không. Bác sĩ nói ‘không sợ mìn to mà lại sợ kim nhỏ à!’” Hùng vừa nói vừa nheo mắt cười “Hê! Hê! Hê! Thế là em tự chích đến nay.”
“Những lính xung phong như Hùng thì hít khói lãnh đạn trước hơn ai,” tôi vỗ vai Hùng nói. “À, mà Hùng có bị ám ảnh chiến trường không?”
“Cũng may em thương mấy đứa con còn nhỏ của em lắm chứ không dễ bị PTSD lắm anh. Em có mấy đứa đồng đội tự tử vì PTSD đó. Em nghĩ cũng lạ, lính VNCH mình đâu có bị vậy nhiều đâu anh.”
“Ừm, nhưng chết vì Việt Cộng phục kích nhiều lắm, chưa kể tù cải tạo hoặc vượt biên. Cũng may anh em mình thoát được qua Mỹ.”
Cả nhà Hùng bảy anh chị em đều thành công ở Mỹ. Ai cũng có ít nhất một căn nhà lớn đến 5 phòng ngủ ở Atlanta. Có người làm chủ cả hai trại gà. Có người là giáo sư trường thẩm mỹ. Ai ngờ “Uyên ghẻ bộ đội” em út Hùng ngày nào giờ đây lại làm chủ mấy tiệm nails, có hai đứa con thì tốt nghiệp đại học cả rồi, giờ thì Uyên bán hết các tiệm, mua ba chiếc tàu du lịch để đi “lake” chơi “enjoy life”.
Riêng Hùng sau 19 năm tuyến đầu sanh tử, hít khói bụi chinh chiến của đời chiến binh Mỹ khắp vùng chiến thuật thế giới, trở thành không những “hero” ở cộng đồng mà còn là con chiên ngoan đạo.
“À mà sao mình thấy Hùng đeo thánh giá trước ngực lớn thế,” tôi tò mò hỏi.
“Em tin Chúa lúc em ở chiến trường Iraq. Mỗi lần tụi em đi tuần tra là tiểu đội em cầu nguyện và tạ ơn Chúa được an lành,” Hùng nói khi tay vân vê chiếc thập giá, “Về đến Mỹ thì em vẫn tin Chúa, nhưng khi Tổng Thống Trump nhậm chức thì em hoàn toàn tin vào Chúa. Sau đó vài năm em mới rửa tội.”
“Cả nhà Hùng đều sùng đạo Phật, thậm chí ba Hùng cạo đầu quy y và biến tư gia thành chùa, vậy có ai phản đối chuyện Hùng rửa tội không?” tôi tò mò hỏi.
“Lập bàn thờ thôi chứ khõng lập chùa, anh. Mà em cũng chẳng nói ai chuyện này.”
“Loài người mình nhỏ bé quá, không có Đấng Tối Cao quyền năng thiêng liêng bảo vệ thì chết chắc.”
“Anh không là lính chiến mà biết vậy là hay đó. Em thì thấy rõ điều đó từng giây phút đời lính trận. Nhưng nếu được mạnh khoẻ không bị CODP hành hạ thân xác này thì em quyết trở lại đời lính Mỹ như là cách đền ơn cho nước Mỹ và làm việc tốt hơn để bảo vệ đất nước thân yêu này của chúng ta. Không có Mỹ thì ba em và cả mấy anh em em nữa còn đạp xích-lô anh ạ,” ánh mắt Hùng ánh lên nỗi đau khi nói chữ “xích-lô.”
“Ừm. Hai anh em mình nhậu tới bến đêm tâm sự này nha,” tôi vừa nói vừa đưa Hùng chai Blue Label.
“Mai em về Atlanta, anh về Bolsa, biết bao giờ gặp lại,” Hùng nâng ly đáp. “Em tặng anh câu thơ Nguyễn Du nha: Chén đưa nhớ buổi hôm nay, Chén mừng xin đợi ngày này năm sau.”
“Năm sau mừng gì?”
“Mừng ba em thượng thọ 80 tuổi. Oh, yeah!.”
Thắng Chu
Sau hơn 40 năm, các hồ sơ mật đều bật mí, thủ phạm giết chết VNCH là Do Thái và Kissinger. Nixon vì bận rộn vụ Watergate bị Kissinger làm nội tuyến cho Do Thái thao túng. Sau trận Hoàng Sa,TC có ngỏ ý muốn giúp Nam VN trung lập tránh khỏi bị CS xâm chiếm nhưng Kissinger giấu kín và ngăn cản phía VNCH liên lạc với TC cho giải pháp này.
Kissinger và Do Thái là thủ phạm làm cho quân cán chánh VNCH bị giết trong trại cải tạo, hay thuyền nhân bị hải tặc hãm hiếp và giết khi cuớp viện trợ của VNCH. Tuy nhiên dù đau khổ tang thuơng nạn nhân nguời miền Nam vẫn không ai trả thù.
Từ kinh nghiệm đau thuơng của VNCH, dân Mỹ phải cố gắng bảo vệ nuớc Mỹ, đừng để vì quyền lợi riêng tư hy sinh quyền lợi nuớc Mỹ như Kissinger, làm mất cái thiên đuờng mà tiền nhân nuớc Mỹ đã khó công gầy dựng.
Năm nay Mỹ tưng bừng chào đón ngày độc lập, nhưng nhiều nguời cảm thấy đây là ngày lễ độc lập buồn vì chánh trị nuớc Mỹ, dân Mỹ phải chọn một ông già lú lẫn hay một kẻ tội phạm mất tư cách làm TT, và giấc mơ Mỹ nay đang dần biến mất. Trong bài viết "Nuớc Mỹ lại một sinh nhật buồn" tác giả Huỳnh Hoa dẫn chứng:
"Trong cuộc khảo sát ý kiến hơn 8,000 người Mỹ trưởng thành về “giấc Mơ Mỹ” do tổ chức Pew Research thực hiện và công bố hôm Thứ Ba, 2 Tháng Bảy, có đến 41% nói giấc mơ Mỹ đã không còn nữa. "
Cứ so sánh cuộc chiến Bắc Hàn Cộng Sản xâmlăng Nam Hàn tự do là thấy. Cuộc chiến này chỉ ba năm 1950-1953 là Nam Hàn hoàn toàn đẩy lùi Bắc Hàn CS. Nay thì Bắc Hàn Cộng Sản đói nhất thế giới, còn Nam Hàn Tư Bản thì siêu cường Châu Á. Vậy đủ thấy dân Việt quá ngu nuôi Việt Cộng để khổ trăm năm.
Chiến tranh du kích là sở đoản của Mỹ mà Mỹ lại tung quân vào đánh . Mỹ giỏi về chiến tranh cấp quân đoàn với hải lục không quân, nhưng khi Cộng Sản tung cả quân đoàn với đại pháo chiến xa năm 1972 thì Mỹ lại khoanh tay đứng ngoài . Ðánh giặc bằng cái mình dở (sở đoản) nhưng khôg chịu dùng cái mình giỏi sở truờng thì phải thua. Khi thanh bình thì một ông dân sự lãnh đạo quốc gia hay hơn các ông tuớng, khi hữu sự đất nuớc lâm nguy giặc đến thủ đô quân sĩ cần tuớng chỉ huy thì các tuớng lại bỏ chạy hay đầu hàng. Nếu Mỹ giúp cho ông Diệm thuơng thuyết năm 1963 thì dù miền Nam dần dần bị CS nuốt có thể tránh đuợc chuyện trả thù tắm máu cải tạo toàn thể Ðông Duơng.
Tuớng Lý Tòng Bá trách Mỹ bỏ rơi đồng minh khi ông xin cơ quan DAO di tản gia đình còn ông ở lại chiến đấu nhưng cơ quan DAO từ chối . Nguợc lại Mỹ lại cho Phạm Xuân Ẩn và một số gái bán bar bạn gái của lính Mỹ di tản nhưng Ẩn ở lại VN giúp CS chiếm SG. Ðến 28 tháng 4 75, tuớng Bá bị VC bắt sau khi sư đoàn 25 BB bị tan rã.
Nuớc Mỹ bây giờ đang đi xuống vì chánh trị gia không yêu nuớc, tham quyền cố vị, khi đã lên nắm quyền thì không chịu đi xuống để nhuờng cho nguời có tài có đức hơn lãnh đạo quốc gia. Tin tức TV nuớc Mỹ nay chỉ loan tin một chiều vì bị thế lực vô hình kiểm duyệt, nên dân chúng bị tẩy não brainwash không biết sự thật. Nuớc Mỹ cũng bắt đầu tuyển dụng việc làm căn cứ trên lý lịch tư tuởng chánh trị như các nuớc cộng sản. Một số nhân tài thế giới tốt nghiệp tại các truờng nổi danh như Columbia, Harvard, MIT, Berkeley, UCLA, UCI, USC không được muớn chỉ vì họ tham gia biểu tình chánh trị tại truờng muà xuân 2024, họ có tên trong danh sách đen xếp loại tư tuởng phản động. Không ai dám kiện vi phạm nhân quyền vì toà án, chánh phủ, công ty bị kiểm soát bởi thế lực ma giáo, không khác gì đảng cộng sản VN cấm muớn nguời vì lý lịch chánh trị.
Chính xác. Đấng Toàn Năng đang bão vê loài người nhưng không biết cho đến khi nào, hy vọng sẽ biết kết quả quyết định cuối cùng trong tương lai gần. Thế giới này thuộc về lực lượng phủ định và loài người không đi theo con đường sáng của Đấng Tòan Năng. Tôn giáo thì vô số nhưng người tuân theo giới luật rất hiếm hoi. Thế giới này cám dổ rất nhiều; cho nên có những linh hồn tuy có khả năng nói chuyện trực tiếp với Đấng Toàn Năng mà vẩn rơi vào cạm bẩy dãi đải trên con đường phát triển trí huệ, tuy lúc đầu họ rất tự tin như "Ta không có thì giờ để làm việc cúng bái thông thường. Ta đang hoàn thành ánh sáng lòng ta. Ta không có thì giờ để lãng quên trong giấc ngủ...." Nhưng rồi củng quên lãng đi mục đích tối thượng của mình. "Người dấu thần tính trong hình hài nhân thế. Ưa thích, ham muốn và ôm giữ là ba. Không biết rằng những ảo tưởng của mình là hư không. Hỡi những kẻ may mắn và thánh thiện, Các ngươi biết chăng ca tụng và phỉ báng là phi chân? Mặc dù các ngươi không thành công trong việc nhổ rễ dục vọng và thù ghét. Nếu các ngươi không trú ngoài trí huệ, như thế, đều viên mãn hoàn toàn."