Hôm nay,  

Cô Ba Phốp

21/06/202400:00:00(Xem: 2552)

 
Cô BA

 

Đoàn Thị là một cây bút quen thuộc dí dỏm, được độc giả VVNM yêu mến. Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010, khi còn ở Pháp. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả - thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Từ vài năm gần đây, tác giả đã dời sang California an cư cùng gia đình.
 
*
 
Chị Tâm trưởng nhóm Yoga gần bẩy mươi tuổi sở hữu thân hình cao thon săn chắc như người mẫu,  chị nghiện bộ môn này vài thập niên trước lúc chị còn đi làm. Về hưu buồn tay buồn chân, chị rủ vài bạn thân đến nhà chị tập cho vui, tiếng lành vang xa, bây giờ nhóm của chị bành trướng đến mười mấy người, cô Ba là thành viên mới toanh thọ giáo chị.
 
Cô vốn kín tiếng lại là ma mới nên chỉ nghe các chị hóng đủ thứ chuyện trên đời, thỉnh thoảng cô góp một câu giúp vui, tuyệt nhiên cô câm như hến khi có người cao giọng dạy đời hay chê bai ai đó.
 
Ba bà họp lại là cái chợ nhỏ, trên ba bà bốn cô chắc chắn sẽ thành chợ bự chảng như chợ Bến Thành hay như siêu thị bên Mỹ cũng không sai. Ở đâu cũng thế, đông vui, hao và phiền vì chín người mười ý, ai chả thấy mình hay, mình đúng chăm phần chăm, tỷ số ảo đó suýt đụng trần nhà khiến cô Ba chóng mặt.
 
Cô Oanh thật thà ruột để ngoài da nghĩ sao nói vậy nên thỉnh thoảng bị em Liễu sửa lưng. Liễu nhà ta sở hữu thân hình mát mắt, thon gầy ngực mông chuẩn không kém người mẫu, chỉ tội chiều cao chỉ thiếu vài xăntimét để thi hoa hậu. Gần sáu mươi Liễu giữ dáng đưọc như rứa cũng hiếm, lại làm chủ khuôn mặt trái xoan thu hút người đối diện nên nàng tự mãn cũng đành.
 
Biết tính háo thắng của em Liễu nên cô Ba hạn chế giao du với em, thế mà khi biết cô mới sang đây tròn năm em lân la làm thân làm tim cô đập loạn xị khi được em «phỏng vấn». Thắc mắc của em giống y chang những câu hỏi trong đơn đi định cư của NCV (National Center Visa) do con trai cô bảo lãnh, đại khái ngày sinh tháng đẻ, mần nghề gì, chồng con ra sao…
 
Biết Liễu thường tự cao tự đắc với di dân mới toanh như cô nên cô tự động cắt bớt phân nửa lai lịch nghề nghiệp của mình  để em Liễu loại cô ra khỏi tầm nhắm của nàng. Cô khai chữ nghĩa của cô vừa đủ đi làm văn phòng bên trời Âu, lương đủ sống và đi chơi hè.
 
Liễu qua Mỹ lúc trẻ, ly dị chồng không con, thư ký văn phòng luật sư, đương nhiên rành tiếng Anh hơn cô Ba nhiều, lương khá lại không vướng bận nên em dám ăn dám mặc, du lịch tứ tung. Về hưu lương đủ sống, được thuê nhà chính phủ nên em thông thả rong chơi đó đây, dung nhan không tệ, tại em quá tự mãn khiến đàn ông ngại đi cạnh em, nên em đành cam phận hoa chưa có chủ. Liễu thường điền đơn xin trợ cấp, housing… giúp chị em lớn tuổi công dân Mỹ hẳn hoi không rành Anh ngữ, duy chỉ cô Ba chưa hề mở lời nhờ em giúp đỡ, điều đó khiến em suy nghĩ lung tung.  
 
Cô Ba một mẹ một con, thằng nhỏ làm ngành AI (Artificial Intelligence) tại Cali. Cô được con bảo lãnh qua đây, mẹ con sống trong chung cư cô mua cho con mấy năm trước lúc nó nhận việc bên này.
 
Cô Oanh biết rõ gia cảnh của cô Ba, cô thích chị Ba vì chị khiêm tốn dễ gần, trái hẳn em Liễu hay chỉ bảo cô Ba phải học thêm tiếng Anh kẻo ra đường gặp việc không hay mà biết đường xoay trở. Biết Liễu muốn ra tay nghĩa hiệp cứu người bơ vơ mới đến như cô Ba nên cô Oanh xúi cô Ba khai đại lai lịch thật để em Liễu khỏi coi thường.
 
Cuối tuần với sự đồng ý của chị Tâm xếp nhóm Yoga, sau giờ tập cô Ba mời mọi người nán lại dùng bánh ngọt, trái cây nhân ngày cô Ba đến đây tròn một năm. Đợi mọi người cụng ly chúc mừng cô Ba, Liễu nhanh nhẩu mở đầu câu chuyện như ri:
 
- Sau một năm sống trên đất Mỹ chị Ba thấy sao ?
 
Cô Oanh nghĩ cô Ba trúng tủ câu hỏi quá hay nên lên tiếng :
 
- Chị Ba kể đi, bên ni khác bên nớ điều chi? (Mỹ và Âu Châu)
 
Cô Ba từ tốn :
 
- Đáp lời em Liễu và Oanh tôi thành thật khai báo, sau vài thập niên sống bên nớ tôi thật sự luyến tiếc khi xa rời xứ sở từng cưu mang mẹ con tôi. Tôi là nhân viên văn phòng ngành nhập khẩu nên tôi biết tiếng Anh, bây giờ ra đường tôi không sợ bị phú lít bắt (Police) vì tôi nói được tiếng địa phương. Thân phận tỵ nạn của chúng ta không ai giống ai, giúp người mới đến là chuyện đương nhiên nhưng giúp như thế nào mới khó, không khéo mình vô tình làm họ bị tổn thương là xong đời tỵ nạn.
 
Cô Oanh trố mắt nhìn cô Ba một lúc rồi hỏi:
 
- «Xong đời tỵ nạn» là sao chị Ba!
 
Cô Ba cười buồn:
 
- Nghĩa là kẻ đến sau bị dân đến trước dán cho cái «mác » (étiquette) FOB-No English, ý nói họ khó ngoi lên trong xã hội Mỹ, đời tỵ nạn coi như rẽ vào ngõ cụt, trên quần xà lỏn dưới dép lào như thuở chúng ta từ trại tỵ nạn được chính phủ các nước đưa vào đất lành.
 
Tiếng Anh giúp chúng ta tiến xa trong chuyên môn và giao tế, không rành thì làm nghề chân tay như nail, bập bẹ vài câu «hello, goodbye» vẫn giàu sụ, hay chủ quán ăn, nhân viên siêu thị…, biết đâu có ngày họ giàu lên như Chú Hỏa ngày xưa bán ve chai ở Sàigòn đã trở thành triệu phú.
 
Tôi tâm đắc câu «Chiếc áo không làm nên thầy tu», giàu nghèo khác nhau không vì túi tiền mà từ Nhân Cách của chúng ta, bởi đó là thứ vô giá không mua được bằng tiền, dù là rất nhiều tiền. Xin lỗi tôi đã lắm lời, thôi mời chị em thưởng thức cây nhà lá vườn, bánh ngọt tôi tự làm đấy.
 
***
 
Lời cô Ba thầm nhắn nhủ em Liễu từng dán nhãn FOB – No English, (fresh off the boat) cho người VN mới đến Mỹ, bất kể họ đến từ đâu đều bị đóng mộc «công dân hạng hai» (Second-class citizen, Citoyen de seconde zone).
 
Em Liễu cho rằng chỉ công dân xứ Mỹ mới là thành phần tinh hoa hơn bất cứ «ziệt kiều» hải ngoại ngoài xứ Cờ Hoa, dân mới đến bị nàng hạ giá dù họ cũng là dân học thức ở xứ người.
 
Mỹ là nước tiến bộ nhất nhưng vẫn có homeless, người mù chữ, dân lao động như bất cứ nước nào trên thế giới, ở đâu cũng có người giỏi, dở, giàu nghèo sao em Liễu nỡ kỳ thị đồng hương như rứa.
 
Hy vọng em Liễu sẽ ngộ ra chân lý và mở lòng với người mới đến đây. Riêng cô Ba, cô kiệm lời không phải vì cô «nô inlít» mà ngại làm em Liễu bẽ bàng khi biết cô không dốt và dở như em nghĩ.
 
Cảm ơn CÔ BA PHỐP đã giải tỏa nỗi niềm oan khiên lâu nay của đồng hương chân ướt vừa ráo bước vào xứ Mỹ đã bị giáng cấp vô tội vạ xuống hàng «phó thường dân».
  
 Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
27/06/202421:36:25
Khách
Cảm ơn Tác giả, một bài viết hay.
21/06/202420:47:57
Khách
Cảm ơn bạn Lê Như Đức góp ý đúng lắm.
Chúc bạn cuối tuần vui vẻ.
21/06/202412:40:14
Khách
Hahaha. Cái này gọi là ma cũ ăn hiếp ma mới và ma mới thì tự ti mặc cảm là ta đây không ngây ngô, khờ khạo như ngươi tưởng đâu để mà mặc sức nổ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 411,071
Chuyện bão tố hay cúp điện, mất điện đối với người Việt, hay nói chính xác hơn là “người Mỹ gốc Việt” khi còn ở quê nhà thì chỉ là điều... bình thường, quen thuộc, “nói hoài, nói mãi”, xưa rồi Diễm, ít quan tâm. Hay có quan tâm, thì chỉ là những cơn giông bão lớn, với số người phải chịu cảnh thiên tai này là quá lớn, cần sự quan tâm và cứu trợ của cả nước, hay thậm chí là những nước khác giúp đỡ! Riêng việc bị mất điện, cúp điện thì chẳng chết “thằng Tây” nào, và cũng có nhiều nơi, nhiều địa phương là chuyện như “cơm bữa”, là chuyện “thường ngày ở huyện”. Bởi cũng đã từng có nhiều người, nhiều gia đình, cả đời chưa hề... biết “xài điện” là gì, cho nên, có người vui miệng, từng xổ “tiếng Tây, tiếng u” là... “No table” hay “No star where”, dịch diễn nôm na là “miễn bàn”, “không sao đâu” đó thôi!
Cô sinh ra trong một gia đình trung lưu trí thức. Ba cô là đại úy không quân. Lương của ông không nhiều, nhưng đủ nuôi vợ và đàn con sáu đứa. Như đa số những phụ nữ thời bấy giờ, mẹ cô chỉ ở nhà quán xuyến gia đình. Mọi việc sẽ thuận lợi theo dòng đời, nếu không có hai biến cố đột ngột xảy ra...
Tác giả tên thật là Phương Nguyễn. Sinh năm 1957 tại Phủ Cam, Huế, là cựu học sinh trường Jeanne D'Arc. Bà hiện ở tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington. Tác giả vừa nhận giải Đặc Biệt năm 2023. Bài viết dưới đây là câu chuyện buồn về sự ra đi bất ngờ của người con trai, đồng thời là lời tri ân sự chăm sóc tận tình của bệnh viện Harborview – Seattle, USA.
Hằng năm vào khoảng cuối tháng năm khi trăm hoa đua nở, khí hậu ôn hòa vừa nắng ấm vừa mát mẻ, thì khắp nơi xứ cờ Hoa, học trò các cấp lớp được nghỉ hè, rời mái trường thân yêu một thời gian. Khi ấy các cô cậu có thể đi du ngoạn với gia đình, tìm việc làm ngắn hạn trong mùa hè, hay chỉ nghỉ ngơi thỏa thích bù thời gian vất vả thức khuya dậy sớm suốt niên học.
... Từ vài chục năm nay, chúng ta đã đồng ý với sự phân chia thành ba thế hệ người Việt đang sống ở nước ngoài: (1) Thế hệ thứ nhất gồm những vị đã thông tạo tiếng Việt vả chữ Việt tại quê nhà trước khi bỏ nước ra đi. (2) Thế hệ một rưỡi gồm những người rời khỏi quê nhà trong tuổi thiếu nhi chưa rành rẽ chữ và tiếng Việt. (3) Người trẻ được sinh ra ở quê hương thứ hai. Theo nhận xét của tôi thì việc đọc sách và báo Việt không có được sự hân hoan tương đương như trên. Tôi không dám viết ra đây phần trăm ít ỏi đã lượng định, xin quý độc giả tự làm việc này. Vậy ta phải làm gì để Giúp Thế Hệ Sau Đọc Sách Báo Việt? Ta hãy làm thế nào mà chợt có dịp may, một người thế hệ sau cầm quyển sách hay tờ báo đọc thử, nếu họ hiểu thì mới có cơ may họ sẽ tiếp tục đọc sách báo Việt. Nếu không hiểu thì họ sẽ từ giã, rất khó sẽ thử lại một lần nữa. Việc làm này cũng giúp cho toàn dân Việt nhìn rộng ra thế giới...
Vì quê nhà đổi chủ, nên bà con mới phải lưu lạc xứ người. Ma cũ là người qua trước. Ma mới là người đến sau, “trâu chậm uống nước đục “. Những người may mắn thoát được trước ngày tan hàng, đã ổn định đời sống từ lâu. Kế đến là những thuyền nhân vượt biên sớm. Còn người kẹt trong các trại tù cải tạo mới được qua sau này, hầu hết toàn con cháu bà Cả đọi, được chính phủ Mỹ cho qua theo diện tị nạn, đa số đều lớn tuổi, tiền bạc eo hẹp. Bởi vậy khi có người lân la hỏi thăm có nhận giữ trẻ không? Họ sẽ trả tiền mặt. Tôi như chết đuối vớ được ván.
Năm 2009 sau chuyến đến Nam Cali thăm gia đình và bạn hữu, tôi viết bài tường thuật cuộc phiêu lưu của tôi tại Orange County, lên Las Vegas, San José, trước khi rời Cali trở về nhà. Ly Kai, biệt danh ông kẹ đi bán chính thức, chủ xị của nhóm Văn Khoa tại đây với Mỹ Dung thường tổ chức mấy bữa họp mặt mỗi khi các bạn từ xa đến đây chơi. Trở về nhà, tôi viết một bài về chuyến du hành năm đó và gửi cho các bạn đọc cho vui, Mỹ Dung khuyên tôi gởi bài này cho báo Người Việt. Mấy tuần sau, bài «Mưa Cali» được NV đăng báo, và cô MC Hồng Vân đọc trên đài VOA tiếng Việt.
... Chúng tôi chia tay, ra về với những nụ cười trên môi. Emily, cô bạn Mỹ tánh tình thẳng thắn, chân thật đã giúp tôi hiểu được những cú sốc văn hóa Việt trên đất Mỹ. Emily đã giúp tôi hiểu được sự khác nhau giữa hai nền văn hóa Việt Mỹ, nhờ buổi nói chuyện này mà chúng tôi trở nên hiểu nhau hơn và thân nhau hơn.
Ông Đại biết con Hoài Hương vẫn còn quá trẻ, tính cách chưa định hình, bản dạng giới tính còn lừng khừng, cứ để một thời gian nữa thì nó sẽ tự phát triển và hoàn thiện, lúc ấy thì nó như thế nào thì đó đúng thật là bản tánh của nó. Hãy chấp nhận nó, yêu thương nó như nó là vậy! Đừng vì cái sĩ diện hão của mình mà cưỡng ép con Hoài Hương phải theo cái ý chí chủ quan và cực đoan của mình. Ông bảo bà Thu: “Bà thương con thì phải chấp nhận tình yêu của con, hãy sống vì hạnh phúc của con chứ không thể vì cái danh tiếng của bà”...
Sau những lần ốm đau bịnh hoạn rề rề mà không rõ lý do vào những tháng cuối hồi năm ngoái, Trang bỗng dưng trở nên chậm chạp và nhút nhát hẳn đi. Đầu óc cũng ù lì kém tinh nhanh, làm trước quên sau. Ai dặn cái gì cũng chẳng nhớ. Phải chăng đó là triệu chứng của bịnh… “đã toan về già”? Cách chữa đúng nhất là phải có một người bạn đời để nâng đỡ và chăm sóc nhau trong những lúc trái gió trở trời như thế. Nhưng nếu rủi người bạn đời của mình sức khoẻ không thành vấn đề mà lại bị bịnh (nói theo phim bộ của Tàu) là “si khờ người già” trước mình thì chỉ có nước cùng nhau nắm tay trực chỉ… viện dưỡng lão cho rồi chứ con cái làm sao có thì giờ mà chăm sóc cho nổi. Ôi! Viển ảnh cuối đời người sao mà thê thảm.
Nhạc sĩ Cung Tiến