Hôm nay,  

Niềm Vui Mùa Thanksgiving

21/11/202318:34:00(Xem: 3165)

Kim Loan

Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.

 

*

Trong mối quan hệ bạn bè, hình như tôi có duyên với số 4. Hồi ở trại tỵ nạn Thailand tôi sống chung trong nhóm 4 cô gái, còn trước đó ở bên Việt Nam, từ trường Sư Phạm cho đến khi ra trường cũng là nhóm 4 nàng.

Ra trường đi dạy 4 trường khác nhau, nhưng chúng tôi vẫn gặp nhau thường xuyên vui vầy, rồi theo dòng đời cũng rã đám. Một nàng bị bệnh hoang tưởng bên Việt Nam(tôi đã viết về nàng trong bài Tháng Mười Hai Nhớ Bạn trên trang Văn Học Nghệ Thuật-Việt Báo), một nàng có cuộc sống êm ấm với ông chồng già bên Việt Nam (tôi cũng đã viết về nàng này trong bài Người Thứ Ba trên Văn Học Nghệ Thuật-Việt Báo), còn tôi và chị Mộng Nguyên, kẻ đi Canada người qua Mỹ, thư đi thư lại vài lần, rồi mất liên lạc đúng một phần tư thế kỷ, 25 năm.

Tôi vẫn cố gắng tìm kiếm, dò la tin tức của Nguyên, rồi mới đây bà chị bên Texas giới thiệu, quảng cáo mục Tìm Thân Nhân của youtube “Hồng Loan-Bảo Lộc”. Bà chị lạc quan bảo đảm rằng, có nhiều trường hợp đã tìm ra người quen, và nói đâu xa, chính chị cũng đã nhờ chương trình này tìm ra vợ chồng người bạn, ngày xưa người chồng đi “cải tạo” chung với chồng chị nên hai bà vợ đi thăm nuôi gặp nhau, kết thân. Chị bảo, chị vừa đăng tin là ngày hôm sau có người gọi tới báo tin tìm được người chị đang tìm.

Tôi nghe lời chị, sốt sắng gửi tin nhắn “Tìm Bạn Thân” cho kênh Hồng Loan-Bảo Lộc. Một tuần trôi qua kể từ tin nhắn của tôi xuất hiện trên kênh “Hồng Loan-Bảo Lộc”, bà chị nôn nóng:

-        Có ai gọi chửa?

Tôi rầu rầu:

-        Chả có người nào gọi. Sao chị bảo Hồng Loan-Bảo Lộc mau lẹ lắm mà!?

-        Thì ráng chờ thêm xem sao, đâu phải ai cũng như ai, lâu mau là do hên xui may rủi.

Cỡ một tháng sau, tôi gọi bà chị:

-        Có tin vui, có tin vui, Mộng Nguyên đã nhắn tin muốn liên lạc Kim Loan rồi kìa.

-        Chị  đã bảo thì chớ có sai, kênh “Hồng Loan- Bảo Lộc” rất mát tay, nổi tiếng toàn vùng California và các tiểu bang nước Mỹ, đã giúp cho biết bao nhiêu người tìm được người thân thất lạc, bạn cũ, và cả ... người xưa!

-        Ối giào, đừng có tưởng bở, chị chưa nghe hết câu đã sung sướng kết luận ... tầm phào. Báo cho chị biết nè, Mộng Nguyên tìm được Loan vì nàng ấy tình cờ đọc một tờ  báo Việt Ngữ bên Mỹ, thấy bài viết và hình ảnh KimLoan, nên nàng ấy mừng như bắt được  vàng, liền email cho Ban Biên Tập nhờ liên lạc với em.

Bà chị ... quê xệ, cụt hứng:

-        À ra thế, thôi thì dù tìm được ở đâu cũng là vui rồi.

-        Hóa ra, niềm vui viết bài đăng báo đôi khi cũng có ích lợi bất ngờ.

-        Vậy hai đứa đã nói chuyện với nhau nhiều chưa?

-        Chỉ mới hôm qua tụi em đã nhắn tin qua lại trên phone, và hẹn cuối tuần này gọi facetime để “xem dung nhan ấy bây chừ ra sao”.  

-        Ừa, khi nào xong xuôi nhớ kể lại cho chị nghe, cho chị gửi lời thăm Nguyên, chị vẫn nhớ nụ cười của Nguyên đấy.

Ngày hẹn facetime, suốt buổi chiều, tôi nôn nóng, xúc động, nhớ lại khoảng thời gian trước khi tôi lên đường đi vượt biên, ngày nào tôi cũng đến nhà Mộng Nguyên, căn nhà xinh đẹp trong con hẻm lớn đường Trương Quốc Dung, Phú Nhuận. Hai chị em tỉ tê tâm sự mọi nỗi buồn vui (Nguyên lớn hơn tôi 3 tuổi). Chúng tôi, ai cũng có những nỗi niềm riêng tư, chuyện gia đình, chuyện tình cảm, nói hoài nói mãi vẫn chẳng hết, cho đến bữa cơm chiều, gia đình Nguyên mời tôi ở lại dùng cơm... cho vui. Tôi hơi ngần ngại vì gia đình Nguyên 8 anh chị em cộng thêm ba má là chẵn một chục, nhưng bác gái vui vẻ:

-        Ngại gì chớ, chỉ thêm chiếc ghế, thêm đũa thêm bát thôi mà.

Nghe vậy, tôi mạnh dạn ở lại ăn cơm với gia đình Nguyên. Thấy tôi còn giữ kẽ, ăn chậm chạp, bác trai khuyến khích, “tự nhiên đi con, ăn nhiều vào”, tôi lại tiếp tục... mạnh dạn thoải mái “ăn nhiều vào” cho bác vui lòng, ôi một thời kỷ niệm thân thương biết bao.

Cuốn phim ký ức lại quay về những tháng ngày vui nhộn dưới mái trường Sư Phạm. Trong bốn nàng, tôi và một nàng (đang bệnh hoang tưởng bên Việt Nam) thuộc loại nói tía lia không lành da non, còn Mộng Nguyên và nàng còn lại ít nói hơn, nhưng chính Nguyên là người đã khơi dậy chút “máu điên” tiềm ẩn trong con người tôi bằng những câu đùa phá, hoặc những trò nghịch ngợm quậy phá bạn bè, thầy cô vẫn còn in hằn trong trí nhớ của tôi .

Đến giờ facetime, tim tôi rộn ràng hồi hộp theo từng tiếng chuông reo, và kìa, hai nàng nhìn nhau qua màn hình, không nói nên lời, đúng hơn là không biết nói gì, bắt đầu từ đâu, chỉ nhìn nhau cười, ước gì được ôm nhau. Cuối cùng, vẫn là tôi chủ động y như hồi còn học chung:
         - Nguyên ơi, hơn 20 năm, biết bao nhiêu điều để hỏi, để nói. Thôi bây giờ em sẽ là người nói trước, đặt câu hỏi, Nguyên chỉ việc trả lời thôi nhé, rồi sau khi em nói xong, sẽ đến lượt Nguyên nha.
         - Ok, Loan hỏi trước đi.

Tôi đặt câu hỏi tới tấp, biết được toàn bộ những gì của thời gian qua. Gia đình Nguyên, tất cả 8 anh chị em đều may mắn qua Mỹ định cư, không còn ai kẹt lại Việt Nam, vợ chồng Nguyên và con trai vẫn ổn định trong cuộc sống, sức khỏe cũng như việc làm. Tôi vui sướng:

-        Nguyên giỏi quá, đưa được cả nhà sang Mỹ luôn á.

-        Chị nhớ thuở đó khi nhà Loan có hai ông anh vượt biên tới đảo, nhà chị cũng cố vài lần cho mấy đứa em trai đi, nhưng không thành công, đành an phận ở lại Việt Nam. May mắn sao, sau này chị và Ngân (em gái kế) được đi theo gia đình chồng qua đây, tuy muộn màng so với nhiều người, nhưng tụi chị cương quyết, kiên trì, cho nên 6 anh chị em còn lại (cùng vợ chồng con cái) cũng đã lần lượt qua Mỹ, cũng chỉ mới 5-6 năm nay thôi, mọi người đang bắt đầu gầy dựng cuộc sống mới, dần dà đã quen và yêu mến xứ sở này, chỉ tiếc ...

-        Tiếc gì hả chị?

-        Ba chị lúc ấy bệnh nhiều nên nhất định không chịu đi, má chị thì khao khát qua Mỹ nhưng phải ở lại với ba. Rồi hồi mùa dịch Covid ba không qua khỏi, ngay sau đó má cũng lên đường qua Mỹ với các con cháu, và lại tiếc nữa em ơi ...

-        Tiếc gì nữa chị?

-        Tiếc là má chị chỉ được hưởng không khí tự do dân chủ Mỹ Quốc được vài năm, sức khỏe yếu dần do bệnh từ trước, và cũng ra đi theo Ba đầu năm nay.

-        Em xin chia buồn cùng chị và gia đình.

-        Nhưng dù sao cũng an ủi là má đã được đến Mỹ và ra đi an lành trong vòng tay các con, các cháu.

Rồi tôi hỏi qua bạn bè, mấy đứa em họ của Nguyên mà hồi đó tôi cũng thường gặp gỡ khi đến nhà, Nguyên hớn hở:
         - Cậu Hai vẫn nhắc Loan hoài, nhớ cậu không, ở sát nhà Nguyên đó. Mà các anh chị và ba của Loan lúc này sao rồi, tất cả đang ở Texas hay tiểu bang nào khác nữa, mọi người vẫn khỏe chứ?

Rồi chợt nhớ ra “giao ước” Nguyên khựng lại, hỏi:
        - Xí!Xí!... Loan ơi, chị được phép nói chưa? Tới lượt chị hỏi chưa?
Tôi bật cười:
        - Ừa thì em hỏi cũng gần xong, chị cứ hỏi đi, làm gì mà “xin” với chả “phép” như trong lớp học vậy, nhớ nghề hả ?
Nguyên cũng cười vang:
       - Tại chị biết tính Loan từ ngày xưa, hễ ra “nguyên tắc” nào, mà ai sai phạm thì Loan nổi sùng, giận liền á!

-        Chị làm em nhớ lúc mới qua Canada liên lạc được thằng bạn thân lớp 12 còn ở Việt Nam (cũng là cây si của em hồi đó). Lúc đó chưa có facetime, iphone, nên em email cho hắn thiệt dài, kể chuyện, sợ hắn ngán nên em chia ra các mục 1,2,3 ...rồi gạch đầu dòng, và luôn cả phụ đề a,b,c ... Hắn email lại, trời ơi cô giáo ơi, email cho bạn mà cứ như làm hồ sơ báo cáo tổng kết. Em bảo, ừa, tui dzậy đó, chịu thì chịu hổng chịu thì ... ráng chịu.

-        Thiệt tình, tao thấy hắn góp ý cũng đúng, email cho “người xưa” gì mà khô như ngói, chẳng hiểu hắn “si” mày chỗ nào?

-        Úi, không phải hắn si năm lớp 12 đâu nhé, mà si từ hồi học lớp Chín. Nghĩ cũng lạ, hắn là bác sĩ bận rộn là thế mà email cho em rất mượt mà êm ái, còn em là cô giáo thì email toàn là chữ số và gạch đầu dòng, trái ngược nhau quá chừng, tụi em mà lấy nhau thì bổ sung cho nhau “trên cả tuyệt vời” luôn chị nhỉ!

-        Mà chị thấy Loan viết văn trên báo cũng... ngọt ngào lắm cơ mà?

-        Chuyện nào ra chuyện đó chị ơi, mà em còn chả hiểu nổi em nữa là ... hihihi! Ủa, mà tụi mình đang nói tới đâu rồi Nguyên?

-        Thì đó, ai chơi với Loan cũng phải ... “ráng chịu” mà, nên bây giờ chị mới hỏi, chị được phép nói chưa nà?

-         Chèn đéc ui, đó là “em của ngày hôm qua” thôi nha, còn bây giờ em đã khác nhiều rồi, em hiền khô à, dạ mời chị nói.


Thế là Nguyên bắt đầu hỏi, tôi trả lời mọi sự, và chúng tôi cứ như thế đến nửa đêm, rồi trước khi chia tay, tôi xin được phỏng vấn Nguyên một câu ( thói quen “nghề nghiệp”, làm MC cộng đồng nhiều năm nên tôi gặp ai cũng đòi... phỏng vấn):

-        Nhân dịp Thanksgiving sắp tới, Nguyên nghĩ sao về nước Mỹ nè, có hài lòng với cuộc sống hiện tại không? Em hỏi vậy vì em biết nhiều người qua đến đây thì chê ỏng chê eo, chê Mỹ chê Canada thẳng thừng, nghe mà... đau lòng.

-        Không có chị à nghen! Cuộc sống hiện tại còn hơn cả mong đợi em ơi, bao nhiêu người  phải trải qua hiểm nguy vượt biên trên biển cả, sau này thì người ta tốn tiền tốn của để được qua Mỹ, còn gia đình chị, nhờ ơn Trên, qua đây bằng máy bay, đầy đủ không tốn một xu nào, chả phải là một điều để Tạ Ơn sao ? Ba chị vì bệnh hoạn đành qua đời bên Việt Nam nhưng má chị cũng kịp đoàn tụ con cháu, hoàn thành giấc mơ Mỹ Quốc mà má chị ấp ủ từ sau ngày Sài Gòn bị đổi tên. Còn Loan thì sao, năm nay ăn Thanksgiving thế nào, bên đó có ăn Gà Tây như bên Mỹ không?

-        Có đầy đủ y chang chị ơi, có turkey, stuffing, mashed potato, cranberry sauce, pumpkin pie, có điều Thanksgiving Canada đã xong từ Tháng 10, và cũng giống như chị và nhiều người Việt hải ngoại khác, mỗi mùa Tạ Ơn vẫn là niềm tri ân đất nước tự do đã giang tay đón chào và cho chúng ta cơ hội mới, tốt đẹp hơn so với khi còn ở lại với chế độ Cộng Sản Việt Nam.

Cúp phone xong, tôi vào phòng ngủ, còn lâng lâng cảm xúc buổi “gặp gỡ” bạn xưa, và chợt nhớ ra, năm nay tôi cũng có điều để tạ ơn nước Mỹ đấy. Số là mới hai tuần trước, có thằng bạn cùng trường khác lớp hồi học cấp ba, nhà ở xóm bên cạnh xóm tôi bên Việt Nam, bỗng nhắn tôi qua facebook messenger. Lúc đầu tôi chưa nhận ra hắn, bèn e dè ca bài ca “xin hỏi anh là ai?”, hắn phải kể lể mãi tôi mới nhớ ra. Hiện hắn ở Florida, rồi hắn bảo:

-        Tui với mấy thằng bạn lớp tui thường xuyên liên lạc với nhau, tụi tui hay đọc Việt Báo, nhìn hình bà thì tụi tui ngờ ngợ vì cũng đã gần 40 năm rồi còn gì, nhưng đọc các bài bà viết, đôi khi kiểu “ tào lao tưng tửng” thì tụi tui dám chắc đó là “phong cách” của bà vì hồi đó bà trong ban báo chí. Cả đám tụi tui hì hục tìm bà trên facebook, nhưng cái tên KimLoan nhiều quá, kiếm hoài không ra KimLoan Gò Vấp, học trường Nguyễn Trung Trực.

-        Xời ơi, tên tui rất là ... đại trà bao la, hồi đó đi thi Đại Học, cả phòng mấy chục đứa con gái đều tên Thị Kim Loan chỉ khác last name thôi đó, mấy ông cứ rà trên facebook kiểu đó tới kiếp sau chưa chắc tìm ra.

-        Bởi vậy mấy thằng kia giao cho tui nhiệm vụ quan trọng phải tìm ra bà đó. Tôi phải truy lùng mấy người xóm cũ, dây mơ rễ má, rốt cuộc cũng tóm được bà. Đúng là trái đất tròn, bạn xưa bạn cũ dần dà tìm được nhau.

-        Ừa, tìm được nhau thì đừng để mất nhau nữa , cho tui gửi lời thăm mấy “thằng bạn” của ông mà bảo đảm tôi chẳng nhớ rõ mặt mũi họ tròn méo ra sao, nhưng dù sao cũng là tình đồng hương đồng trường khác lớp mà giờ đây thân thương quá chừng . Và đặc biệt cám ơn ông và nhóm bạn đã theo dõi tui trên Việt Báo và... rình rập tui trên facebook.

Tôi cũng tin chắc rằng, tất cả chúng ta phải cám ơn thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trái đất này bỗng nhiên nhỏ bé, người ta gần nhau hơn, dù ở bất cứ nơi nào vẫn có thể “gặp” nhau, nói chuyện với nhau, điều mà cách đây hơn 30 năm khi xuống tàu đi vượt biên, tôi không dám mơ ước.

Thế là Mùa Thanksgiving năm nay tôi tìm được hai người bạn bên Mỹ, vui quá đi chớ!

Edmonton, Tháng 11/2023

KIMLOAN

Ý kiến bạn đọc
16/12/202311:33:47
Khách
Cho dù nếu VNCH trung lập thì cuối cùng cũng sẽ bị + sản barky tiêu diệt bởi vì Mao Trạch Đông có chính sách là dùng VN và Bắc Hàn làm vòng đai (buffer) để chặn không cho Mỹ có đồng minh sát ngay biên giới Tàu. Tàu + dùng VN làm vòng đai là đã nằm trong chiến lược Mao từ thập niên 1950. Đối với loại ác quỷ như + sản hay Hồi Giáo quá khích thì chỉ có 2 chọn lựa:
1.) Để nó cai trị đạp trên đầu;
2.) Tiêu diệt nó tận gốc rể.
Trước 1975, Pháp muốn dành ảnh hưởng với Mỹ tại VN nhưng không muốn VN bị lọt vô tay Tàu + nên lãi nhãi chủ thuyết trung lập, khởi động làn sóng phản chiến tại Âu Châu rồi lan tràn qua bắc Mỹ. Thời đó Pháp công nhận VNCH và VNDCCH nên có 2 toà đại sứ: 1 ở Sài Gòn, 1 ở Hà Nội. Lúc đó, Pháp có bố thí dân sự cho VẸM vài triệu USD một năm.
Rốt cuộc là Pháp = kẻ thọc gậy bánh xe, gián tiếp giúp cho VẸM thắng chiếm miền Nam VN.
Sau 1975, Pháp đã bị hoàn toàn thất vọng và đã nổi giận vì VẸM đã hoàn toàn ngã theo Tàu + . Khi VẸM xử tử Trần Văn Bá thì Pháp càng giận thêm, có tạm ngưng bố thí cho VẸM một thời gian.
Pháp = thiên cộng, nhưng bị VẸM chơi xỏ nên vỡ mộng, bàng hoàng, quê ê mặt.
Trong thập niên 1970 và 1980 thì Pháp tuy không còn mê VẸM như trước 1975, nhưng vẫn hơi thiên cộng nên người Việt tỵ nạn cộng sản ở Pháp không được đi trình diễn với cờ vàng 3 sọc đỏ trong thành phố Paris.
Đến năm 2020, khi Covid tràn lan ở Âu Châu, thì Pháp mới hết ăn bùa mê thuốc lú của + sản nói chung và Tàu + nói riêng,
Pháp là một trong những quốc gia luôn luôn tìm mọi cách để hack các technology institutes của Mỹ để ăn cắp kỷ thuật. Trong các cơ quan chính quyền liên bang Mỹ, người ta có danh sách các quốc gia luôn luôn rình rập để ăn cắp technology của Mỹ là: Tàu + , Nga, Bắc Hàn, Ấn Độ, Pháp.
Tóm lại Pháp tuy là cường quốc, nhưng không phải là đại cường quốc, vậy mà vẫn kiêu ngạo muốn là đàn anh của thế giới tự do muốn dành ảnh hưởng với Mỹ.
Chỉ có những kẻ semi-VẸM / thiển cận / cố ý nhắm mắt không chịu thấy chế độ + sản Nga, Tàu, Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam đã giết hàng trăm triệu người trên thế giới / hoang tưởng như Pháp thời còn thiên cộng trong thập niên 1960 1970 thì mới muốn VN trung lập.
Thôi, tôi tiếp tục đi nói chuyện với cục đá cho vui hơn. LMAO.
09/12/202314:24:19
Khách
Hôm qua Liên Hiệp Quốc ra nghị quyết ngưng bắn tại Gaza nhưng bị Mỹ phủ quyết không cho ngưng bắn. Hồi 1963 Tổng Thống Diệm cũng bí mật thuơng thuyết với Hồ Chí Minh, nhưng Mỹ lật đổ chánh phủ Diệm chấm dứt thuơng thuyết có lẽ vì lúc đó Mỹ không muốn hai miền Nam Bắc tự tìm giải pháp hoà bình. Một số tuớng lãnh chủ truơng trung lập hoá miền Nam sau 1963 dể tránh chiến tranh cũng bị Mỹ khai trừ. Nhưng đến 1972 thì Mỹ ep VNCH chấp nhận HD Paris để bức tử VNCH. Ngoài việc bức tử Nam VN, Mỹ còn quậy nát các nuớc Nam Mỹ, Iraq, Libya, và Trung Ðông. Sau năm 2000, Mỹ là quốc gia giết nhiều nguời Á Rập Hồi giáo nhất trên thế giới. Nuớc Mỹ tốt với công dân và dân di cư, nhưng lại gây tang tóc cho các nuớc nhuợc tiểu. Ðây là cái nghiệp sẽ đưa đến cái quả xấu cho nuớc Mỹ sau này.
23/11/202306:52:30
Khách
Này PhaoNg, nếu Kissinger và Nixon đã không bắt tay hòa bình với Chu ân Lai và Mao trạch Đông trong các ngày 9/7/71 và 20/6/72, để rồi sau đó bắt ép TT Nguyễn Văn Thiệu ký Hiệp Định Ba Lê ngày 27/1/73 cho phép toàn thể lực lượng CSBV 300,000 quân với đầy đủ khí giới, đạn dược ở lại miền Nam, trong khi Mỹ rút hết các lực lượng chiến đấu ra khỏi VN thì làm đếch gì VNCH cần đến viện trợ quân sự khẩn thiết của Mỹ nhỉ ?!

Cuối năm 1979, tuần báo Der Spiegel số 50 đã đăng bài phỏng vấn cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, do hai biên tập viên Angels, John K. và Lohfeldt, Heinz P. thực hiện:

Cựu TT Nguyễn Văn Thiệu: Tôi bảo ông tướng Haig thế này: “Ông Haig, ông là tướng, tôi là tướng. Ông có biết một hiệp định hòa bình nào trong lịch sử lại cho phép kẻ xâm lăng tiếp tục đóng quân tại lãnh thổ mà nó xâm lược không? Ông có cho phép Liên Xô vào Hoa Kỳ đóng quân rồi tuyên bố rằng ông đã ký kết thành công một hiệp định hòa bình với Liên Xô không?”

Cựu TT Nguyễn Văn Thiệu: Nếu ông Kissinger thương lượng được một nền hòa bình thực sự với Hà Nội thì miền Nam sẽ dựng tượng ông ấy, như MacAthur ở Nam Hàn. Nhưng đáng tiếc là đã không như vậy. Nhìn vào những hậu quả của nền hòa bình ấy: Trại tập trung cải tạo, nạn đói, nhục hình tra tấn, hàng ngàn thuyền nhân bỏ mạng trên biển, và một cuộc diệt chủng tàn bạo hơn, hệ thống hơn và hoạch định hơn cả ở Campuchia, tôi nghĩ tốt nhất là người Mỹ nên tự đánh giá những điều mà ông Nixon và ông Kissinger đã gây ra cho miền Nam Việt Nam. Kissinger không có gì để tự hào về nền hòa bình mà ông ấy đã đạt được. Đó là Hòa Bình Của Mấm Mồ ".

* Nhìn sang cuộc chiến Ukraine- Nga hiện nay, tổng thống Zelensky khẳng định rằng nếu Putin muốn hòa đàm thì trước tiên phải rút hết các lực lượng quân sự Nga ra khỏi Ukraine .
22/11/202314:14:32
Khách
Dân Mỹ rất tốt nên nuớc Mỹ có nhiều điểm nguời VN định cư phải cám ơn. Nhưng chánh phủ Mỹ có lúc tàn nhẫn với VNCH khi họ chấm dứt tất cả viện trợ năm 1975 và làm cho cấp lãnh đạo VNCH tuyệt vọng ra lệnh tháo chạy rồi đầu hàng. Nay thì chánh phủ Mỹ đã thấy những bom 1 tấn, JDAM, bunker buster áp nhiệt Mỹ cung cấp đuợc thả vào trại tị nạn, bện viện tại Gaza, làm chết 3 bác sĩ tình nguyện trong hội Bác Sĩ Không Biên Giới, hơn 100 nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc, l hơn 13 ngàn thuờng dân với hàng ngàn trẻ em chỉ trong vòng 1 tháng. Và TT Biden nay bị gán cho cái nick Joe Diệt chủng (Joe Genocide). Quân Nga tuy nổi tiếng tàn bạo xâm lăng Ukraine trong 20 tháng qua chỉ làm chết hơn 10 ngàn dân cho thấy lính Nga không giết dân bừa baĩ. Tuy đã bị dư luận chỉ trích dân Mỹ và quốc hội vẫn ủng hộ tăng bom đạn cho Do Thái xài cho thấy nuớc Mỹ cũng có bộ mặt tàn nhẫn. Dân Mỹ xúc động chỉ trích cảnh sát biên phòng tàn bạo khi nghe tin dân Nam Mỹ vuợt biên giới vào Mỹ bị giam trong khu có hàng rào, hay lính biên phòng dùng ngựa cản dân Nam Mỹ vuợt sông, nhưng lại ủng hộ thả bom tấn vào các toà nhà tại Gaza vì DT nghi ngờ có lính Hamas ẩn nấp. Sau khi thả bom tan tành 2 lần vào trại tị nạn, lính DT tiến vào thì không thấy xác lính Hamas chỉ có xác dân chúng và trẻ em. Nhưng dân Mỹ vẫn ủng hộ thêm bom tấn, áp nhiệt, dể diệt địa đạo nằm duới trung tâm thành phố. Hồi chiến tranh VN, có một tuớng Mỹ tuyên bố "phải phá huỷ một làng để xây dựng lại làng ấy" khi thả bom vào Bến Tre bị thế giới phản đối. Nuớc Mỹ thật nhân đạo với nguời di cư bất hợp pháp vuợt rào đến Mỹ nhưng lại ủng hộ thêm bom đạn san bằng Gaza dù LHQ và các cơ quan từ thiện phản đối. Nhìn vào dân Gaza bị thả bom tan tành, miền Nam VN thật may mắn năm Mậu Thân khi thành phố Huế và Sàigòn không bị thả bom tan tành khi VC vào thành phố nấp trong nhà dân chúng và VNCH không thả bom bưà bãi vào các làng trong vùng xôi đậu có du kích VC ẩn nấp.
Xin bổ túc thêm về một cái tham lam của nuớc Mỹ là y tế chặt chém khiến nhiều nguời vỡ nợ. Chích ngừa cúm ở pharmacy thì giá khỏang $50, nhưng vào clinic cuả bác sĩ thì cái bill cho bảo hiểm là $170. Ði khám bệnh sơ sài thì cái bill về có nhiều dịch vụ ma để lấy tiền bảo hiểm. Thành ra bác sĩ ở Mỹ mỗi năm kiếm lợi tức hàng triệu đô la, gấp 10 lần giáo sư đại học. Nhiều nguời Mỹ phải qua Mexico, Việt Nam, Ấn Ðộ chữa bệnh dù họ có bảo hiểm. Cảnh sát bị cuớp bắn thì gia đình phải lập trang Go Fund Me vì bảo hiểm không trả nổi số tiền chữa bệnh. Nghề y tế ngày xưa là nghề từ thiện cứu nhân độ thế nay thì là nghề bòn rút tiền bệnh nhân, mỗi tháng bệnh nhân nghèo VN đuợc gọi đến phòng mạch phát 1 thùng mì gói, nhung cái bill chánh phủ trả là $100 vì bác sĩ kê là bệnh thiếu dinh duỡng. Tuy nhiên nuớc Mỹ vẫn là nuớc tốt nhất trên thế giới.
Nhìn vào chiến tranh Palestine-Do Thái hơn 70 năm qua, dân định cư tại Mỹ hôm nay phải cám ơn nguời dân bản xứ Da Ðỏ đã chấp nhận cho dân Mỹ đến thành lập quốc gia làm giàu nhờ tài nguyên, vàng, bạc, quặng mỏ trên đất mà dân Da Ðỏ không khai thác để cho họ thưà huởng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 553,911
Cuối năm 2021 tôi về hưu sau khi đã làm việc 31 năm ở công ty, nhận được một cái Rolex sau 25 năm, một đồng hồ Apple sau 30 năm, một đồng hồ grandfather clock treo tường, một đồng hồ để bàn bằng gỗ đỏ sang cả quí phái, một đĩa bạc “ghi công” để chưng bày khoe khoang tại phòng khách. Mọi thứ đồ đoàng có trong kho mình đều thu tóm cả. Bây giờ thì về đi thôi! Lúc này tôi mới nghĩ đến nơi ăn chốn ở trong giai đoạn mới của cuộc đời. Ngày xưa còn miệt mài cày bừa trả nợ nhà, nợ xe, nợ “con”, mình gồng mình vớt lấy một căn nhà trong khu trường tốt, vượt cả khả năng tài chính, để rồi phải nhịn ăn nhịn mặc, còng lưng trả tiền nhà mút chỉ hụt hơi. Nay con đã lớn, thôi thì nhường khu này lại cho những cặp vợ chồng trẻ đang nhắm nhía trường xịn cho con họ.
Lúc tôi viết bài 32 Năm Người Mỹ Và Tôi, đã cảm thấy là “coi bộ vợ chồng mình cũng bền vững dữ há, nhứt là khi ngôn ngữ bất đồng, Đông Tây không gặp nhau” Những tưởng sẽ còn sống với nhau cho tới khi ăn được cái ngày kỷ niệm “ lễ cưới hột xoàn” chớ, ngờ đâu, mới hơn 53 năm anh bỏ tôi, mau chóng ra đi một mình.
Tác giả Phi Nguyễn lần đầu tham dự VVNM với bài "Trái mít". Bà sinh sống và làm việc tại thành phố Brunswick, Georgia. Đây là bài mới nhất của Bà, viết để chia xẻ một kinh nghiệm chìa khóa xe bỗng dưng không mở được cửa nữa và những điều cần phải làm sau đó thay vì hoảng sợ.
Tôi bấm chuông và đứng đợi. Mùi hương thoảng nhẹ trong không khí khiến tôi chú ý đến mấy khóm hồng dọc hai bên lối vào. Những cụm hồng nhung đủ màu mới vài ngày trước còn đẹp rực rỡ, vậy mà giờ đây đã xuống sắc, cánh hoa rơi tan tác vương vãi khắp nơi. Tôi nhìn lên tấm bảng nhà dưỡng lão (Residential Care Home) và bỗng thấy lòng chùng xuống. Bên trong cánh cửa này, có bao cuộc đời từng một thời tung hoành ngang dọc, nhưng nay họ đều đang thập thò bước thấp bước cao đi vào đoạn cuối đời, cho dù có an phận sẵn sàng hay vẫn còn luyến tiếc.
Nhờ Đi Dự Đám Cưới Cô Cháu, Tôi Biết Có Những Người Bị Đồng Bệnh Mắt Với Mình Để Chia Sẻ Thứ bảy tuần vừa qua April 8th, 2023. Toàn thể đại gia đình chúng tôi đã đi dự tiệc cưới của cô cháu, con gái của cô em tôi. Trong buổi tiệc cưới ấy, chúng tôi ngồi cùng bàn với cha mẹ của cô dâu. Mọi người trong bàn đều nhìn nhau bằng ánh mắt băn khoăn, như tự hỏi, sao không thấy sự hiện diện của hai ông bác, là anh của ba cô dâu. Mặc dù thắc mắc như vậy, nhưng mọi người hơi ngần ngại, chưa ai dám cất lời hỏi cả. Thần giao cách cảm! Như đã nằm lòng, đoán biết thế nào cũng có người hỏi về sự vắng mặt của hai ông anh mình. Với sắc thái nhạy cảm, ba của cô dâu đã lên tiếng trước để chia sẻ với chúng tôi là cả hai bác đều bị bệnh đau mắt giống nhau, nên không ai dám lái xe nữa, vì khi lái xe, nhìn xa thấy cái gì cũng nhiều gấp đôi, bảng tên đường, lằn gạch vẽ trên mặt đường, mũi tên quẹo phải, hay trái và những đèn đường toàn là nhiều nhân gấp hai lần, nên sợ quá, bỏ lái xe luôn.
Tôi từng đi Mỹ thăm gia đình từ thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng lần này thì khác, sau 14 năm chờ đợi, thật ra tôi nhận được giấy báo của NVC (National Visa Center) năm 2019 chuẩn bị hồ sơ đến Tòa Đại Sứ Mỹ tại Paris cho buổi phỏng vấn đi Mỹ. Nhưng dịch covid đã treo buổi phỏng vấn vô thời hạn, tôi tự hỏi có nên phiêu lưu làm lại cuộc đời lần thứ hai vào tuổi đã xế chiều ?
Cây cam trước cửa sổ phòng làm việc của bà Vi đã nở đầy hoa, dày đặc những chùm hoa trắng nõn nà. Một số cánh hoa từ từ rụng xuống để lại những chùm trái nhỏ xíu lấm tấm như những đầu chiếc đinh ghim mầu xanh ngộ nghĩnh. Sáng nay bà Vi dậy sớm, thư thả ngồi nhìn ra cửa sổ, mải mê ngắm hai con chim đang bay ra bay vào xây cái ổ tít trên cành cao của cây cam. Chiếc tổ chim vừa hoàn thành, những sợi cỏ khô mỏng mảnh đã được bện thành một cái tổ gọn gàng, nhỏ bằng hai bàn tay chụm lại. Chúng khôn quá, xây tổ trên cành cam, khi chim con ra đời sẽ được thưởng thức mùi hương hoa cam thơm ngát. Bà mỉm cười nghĩ thầm, rồi rảo mắt nhìn ra phía vườn sau.
Ông nhếch môi cười chua xót ngẫm lại cuộc đời mình: tuổi trẻ làm người lính VNCH, rồi bị tù hơn 13 năm, cũng mộng ước như bao nhiêu người khác nghĩ đến tổ quốc thân yêu, nhưng rồi lực bất tòng tâm, quay đi bước lại soi gương đầu đã bạc. Ông chạnh nhớ người vợ đầy xót xa đau ruột, chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ trong thời gian ông bị tù đày. Qua Mỹ tìm tiểu bang Minnesota lập nghiệp, vợ chồng làm việc siêng năng, bắt tay vào cuộc sống cày bừa gầy dựng tương lai, lo các con ăn học và muốn an cư lạc nghiệp. Các con tốt nghiệp ra trường, lập gia đình và có cuộc sống riêng. Một ngày mùa hè người vợ bỏ cuộc với căn bệnh tàn nhẫn, dứt áo ra đi khi tuổi đời chưa tới 60. Ông chới với hỏng chân, tinh thần suy sụp chỉ biết mượn rượu uống cho say, công việc bỏ bê bị laid-off. Ông chẳng còn thiết sống, nhà cửa do vợ chồng gầy dựng tưởng sống tới bạc đầu, bù đắp những ngày khốn cùng cay nghiệt ở VN, thế mà vợ chồng ông đã đầu hàng... buông hết. Con trai sợ ông sinh bệnh ép về ở chung để chăm sóc,
Việc gì Bố làm, ai cũng tấm tắc khen. Trong mắt tôi, Bố thật tuyệt vời. Vậy mà bố không biết chữ! Lúc còn nhỏ, tôi không hề biết rằng, những chuyện do bản năng như đi đứng nằm ngồi thì không cần phải học. Còn lại không học thì không biết, bằng chứng khi học lớp hai, tôi đã biết đạp xe vù vù, trong khi nhiều bạn trong lớp cho tới lớp năm, vẫn chưa biết đạp xe. Lớn lên ở vùng sông nước, Bố cũng tập cho tôi bơi như con rái cá khi còn rất nhỏ, nên trong mắt các bạn, Bố thật cừ khôi. Từ khi biết Bố mù chữ, tôi không còn cười toe toét mỗi khi nghe các bạn khen bố nữa. Có một cái gì "lấn cấn" mà tôi không nói được: bực bội, mặc cảm, giận dỗi! Bây giờ tôi rất ngại ngùng, khi đi cùng Bố đến những nơi hội họp đông người, nhất là khi có mặt Bố mẹ của các bạn trong lớp. Bố của bạn này là Bác Sĩ, mẹ của bạn kia là cô giáo.
Khó khăn lắm mới chạy được một suất “khảo sát thị trường ở Mỹ”. Phải vừa đấu đá, vừa lót tay, tốn biết bao nhiêu công sức. Vậy mà, cuối cùng Nghiệp vướng phải yêu cầu ác nghiệt của Lãnh Sự Quán Mỹ, là vấn đề thế chấp tài sản. Lý do LSQ yêu cầu cũng dễ hiểu thôi — để bảo đảm người đi sẽ phải quay về. Hắn bước vào nhà. Cửa đã mở sẵn, Hà, vợ hắn đang ngồi chờ trên ghế sô pha.
Nhạc sĩ Cung Tiến