Tác giả tên thật là Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966, là cô giáo tiểu học khi còn ở Việt Nam. Vượt biên và sống ở trại tỵ nạn Thailand từ 1989-1993. Định cư tại Canada từ 1994 đến nay. Tác giả nhận giải đặc biệt VVNM 2021.
*
Trong mối quan hệ bạn bè, hình như tôi có duyên với số 4. Hồi ở trại tỵ nạn Thailand tôi sống chung trong nhóm 4 cô gái, còn trước đó ở bên Việt Nam, từ trường Sư Phạm cho đến khi ra trường cũng là nhóm 4 nàng.
Ra trường đi dạy 4 trường khác nhau, nhưng chúng tôi vẫn gặp nhau thường xuyên vui vầy, rồi theo dòng đời cũng rã đám. Một nàng bị bệnh hoang tưởng bên Việt Nam(tôi đã viết về nàng trong bài Tháng Mười Hai Nhớ Bạn trên trang Văn Học Nghệ Thuật-Việt Báo), một nàng có cuộc sống êm ấm với ông chồng già bên Việt Nam (tôi cũng đã viết về nàng này trong bài Người Thứ Ba trên Văn Học Nghệ Thuật-Việt Báo), còn tôi và chị Mộng Nguyên, kẻ đi Canada người qua Mỹ, thư đi thư lại vài lần, rồi mất liên lạc đúng một phần tư thế kỷ, 25 năm.
Tôi vẫn cố gắng tìm kiếm, dò la tin tức của Nguyên, rồi mới đây bà chị bên Texas giới thiệu, quảng cáo mục Tìm Thân Nhân của youtube “Hồng Loan-Bảo Lộc”. Bà chị lạc quan bảo đảm rằng, có nhiều trường hợp đã tìm ra người quen, và nói đâu xa, chính chị cũng đã nhờ chương trình này tìm ra vợ chồng người bạn, ngày xưa người chồng đi “cải tạo” chung với chồng chị nên hai bà vợ đi thăm nuôi gặp nhau, kết thân. Chị bảo, chị vừa đăng tin là ngày hôm sau có người gọi tới báo tin tìm được người chị đang tìm.
Tôi nghe lời chị, sốt sắng gửi tin nhắn “Tìm Bạn Thân” cho kênh Hồng Loan-Bảo Lộc. Một tuần trôi qua kể từ tin nhắn của tôi xuất hiện trên kênh “Hồng Loan-Bảo Lộc”, bà chị nôn nóng:
- Có ai gọi chửa?
Tôi rầu rầu:
- Chả có người nào gọi. Sao chị bảo Hồng Loan-Bảo Lộc mau lẹ lắm mà!?
- Thì ráng chờ thêm xem sao, đâu phải ai cũng như ai, lâu mau là do hên xui may rủi.
Cỡ một tháng sau, tôi gọi bà chị:
- Có tin vui, có tin vui, Mộng Nguyên đã nhắn tin muốn liên lạc Kim Loan rồi kìa.
- Chị đã bảo thì chớ có sai, kênh “Hồng Loan- Bảo Lộc” rất mát tay, nổi tiếng toàn vùng California và các tiểu bang nước Mỹ, đã giúp cho biết bao nhiêu người tìm được người thân thất lạc, bạn cũ, và cả ... người xưa!
- Ối giào, đừng có tưởng bở, chị chưa nghe hết câu đã sung sướng kết luận ... tầm phào. Báo cho chị biết nè, Mộng Nguyên tìm được Loan vì nàng ấy tình cờ đọc một tờ báo Việt Ngữ bên Mỹ, thấy bài viết và hình ảnh KimLoan, nên nàng ấy mừng như bắt được vàng, liền email cho Ban Biên Tập nhờ liên lạc với em.
Bà chị ... quê xệ, cụt hứng:
- À ra thế, thôi thì dù tìm được ở đâu cũng là vui rồi.
- Hóa ra, niềm vui viết bài đăng báo đôi khi cũng có ích lợi bất ngờ.
- Vậy hai đứa đã nói chuyện với nhau nhiều chưa?
- Chỉ mới hôm qua tụi em đã nhắn tin qua lại trên phone, và hẹn cuối tuần này gọi facetime để “xem dung nhan ấy bây chừ ra sao”.
- Ừa, khi nào xong xuôi nhớ kể lại cho chị nghe, cho chị gửi lời thăm Nguyên, chị vẫn nhớ nụ cười của Nguyên đấy.
Ngày hẹn facetime, suốt buổi chiều, tôi nôn nóng, xúc động, nhớ lại khoảng thời gian trước khi tôi lên đường đi vượt biên, ngày nào tôi cũng đến nhà Mộng Nguyên, căn nhà xinh đẹp trong con hẻm lớn đường Trương Quốc Dung, Phú Nhuận. Hai chị em tỉ tê tâm sự mọi nỗi buồn vui (Nguyên lớn hơn tôi 3 tuổi). Chúng tôi, ai cũng có những nỗi niềm riêng tư, chuyện gia đình, chuyện tình cảm, nói hoài nói mãi vẫn chẳng hết, cho đến bữa cơm chiều, gia đình Nguyên mời tôi ở lại dùng cơm... cho vui. Tôi hơi ngần ngại vì gia đình Nguyên 8 anh chị em cộng thêm ba má là chẵn một chục, nhưng bác gái vui vẻ:
- Ngại gì chớ, chỉ thêm chiếc ghế, thêm đũa thêm bát thôi mà.
Nghe vậy, tôi mạnh dạn ở lại ăn cơm với gia đình Nguyên. Thấy tôi còn giữ kẽ, ăn chậm chạp, bác trai khuyến khích, “tự nhiên đi con, ăn nhiều vào”, tôi lại tiếp tục... mạnh dạn thoải mái “ăn nhiều vào” cho bác vui lòng, ôi một thời kỷ niệm thân thương biết bao.
Cuốn phim ký ức lại quay về những tháng ngày vui nhộn dưới mái trường Sư Phạm. Trong bốn nàng, tôi và một nàng (đang bệnh hoang tưởng bên Việt Nam) thuộc loại nói tía lia không lành da non, còn Mộng Nguyên và nàng còn lại ít nói hơn, nhưng chính Nguyên là người đã khơi dậy chút “máu điên” tiềm ẩn trong con người tôi bằng những câu đùa phá, hoặc những trò nghịch ngợm quậy phá bạn bè, thầy cô vẫn còn in hằn trong trí nhớ của tôi .
Đến giờ facetime, tim tôi rộn ràng hồi hộp theo từng tiếng chuông reo, và kìa, hai nàng nhìn nhau qua màn hình, không nói nên lời, đúng hơn là không biết nói gì, bắt đầu từ đâu, chỉ nhìn nhau cười, ước gì được ôm nhau. Cuối cùng, vẫn là tôi chủ động y như hồi còn học chung:
- Nguyên ơi, hơn 20 năm, biết bao nhiêu điều để hỏi, để nói. Thôi bây giờ em sẽ là người nói trước, đặt câu hỏi, Nguyên chỉ việc trả lời thôi nhé, rồi sau khi em nói xong, sẽ đến lượt Nguyên nha.
- Ok, Loan hỏi trước đi.
Tôi đặt câu hỏi tới tấp, biết được toàn bộ những gì của thời gian qua. Gia đình Nguyên, tất cả 8 anh chị em đều may mắn qua Mỹ định cư, không còn ai kẹt lại Việt Nam, vợ chồng Nguyên và con trai vẫn ổn định trong cuộc sống, sức khỏe cũng như việc làm. Tôi vui sướng:
- Nguyên giỏi quá, đưa được cả nhà sang Mỹ luôn á.
- Chị nhớ thuở đó khi nhà Loan có hai ông anh vượt biên tới đảo, nhà chị cũng cố vài lần cho mấy đứa em trai đi, nhưng không thành công, đành an phận ở lại Việt Nam. May mắn sao, sau này chị và Ngân (em gái kế) được đi theo gia đình chồng qua đây, tuy muộn màng so với nhiều người, nhưng tụi chị cương quyết, kiên trì, cho nên 6 anh chị em còn lại (cùng vợ chồng con cái) cũng đã lần lượt qua Mỹ, cũng chỉ mới 5-6 năm nay thôi, mọi người đang bắt đầu gầy dựng cuộc sống mới, dần dà đã quen và yêu mến xứ sở này, chỉ tiếc ...
- Tiếc gì hả chị?
- Ba chị lúc ấy bệnh nhiều nên nhất định không chịu đi, má chị thì khao khát qua Mỹ nhưng phải ở lại với ba. Rồi hồi mùa dịch Covid ba không qua khỏi, ngay sau đó má cũng lên đường qua Mỹ với các con cháu, và lại tiếc nữa em ơi ...
- Tiếc gì nữa chị?
- Tiếc là má chị chỉ được hưởng không khí tự do dân chủ Mỹ Quốc được vài năm, sức khỏe yếu dần do bệnh từ trước, và cũng ra đi theo Ba đầu năm nay.
- Em xin chia buồn cùng chị và gia đình.
- Nhưng dù sao cũng an ủi là má đã được đến Mỹ và ra đi an lành trong vòng tay các con, các cháu.
Rồi tôi hỏi qua bạn bè, mấy đứa em họ của Nguyên mà hồi đó tôi cũng thường gặp gỡ khi đến nhà, Nguyên hớn hở:
- Cậu Hai vẫn nhắc Loan hoài, nhớ cậu không, ở sát nhà Nguyên đó. Mà các anh chị và ba của Loan lúc này sao rồi, tất cả đang ở Texas hay tiểu bang nào khác nữa, mọi người vẫn khỏe chứ?
Rồi chợt nhớ ra “giao ước” Nguyên khựng lại, hỏi:
- Xí!Xí!... Loan ơi, chị được phép nói chưa? Tới lượt chị hỏi chưa?
Tôi bật cười:
- Ừa thì em hỏi cũng gần xong, chị cứ hỏi đi, làm gì mà “xin” với chả “phép” như trong lớp học vậy, nhớ nghề hả ?
Nguyên cũng cười vang:
- Tại chị biết tính Loan từ ngày xưa, hễ ra “nguyên tắc” nào, mà ai sai phạm thì Loan nổi sùng, giận liền á!
- Chị làm em nhớ lúc mới qua Canada liên lạc được thằng bạn thân lớp 12 còn ở Việt Nam (cũng là cây si của em hồi đó). Lúc đó chưa có facetime, iphone, nên em email cho hắn thiệt dài, kể chuyện, sợ hắn ngán nên em chia ra các mục 1,2,3 ...rồi gạch đầu dòng, và luôn cả phụ đề a,b,c ... Hắn email lại, trời ơi cô giáo ơi, email cho bạn mà cứ như làm hồ sơ báo cáo tổng kết. Em bảo, ừa, tui dzậy đó, chịu thì chịu hổng chịu thì ... ráng chịu.
- Thiệt tình, tao thấy hắn góp ý cũng đúng, email cho “người xưa” gì mà khô như ngói, chẳng hiểu hắn “si” mày chỗ nào?
- Úi, không phải hắn si năm lớp 12 đâu nhé, mà si từ hồi học lớp Chín. Nghĩ cũng lạ, hắn là bác sĩ bận rộn là thế mà email cho em rất mượt mà êm ái, còn em là cô giáo thì email toàn là chữ số và gạch đầu dòng, trái ngược nhau quá chừng, tụi em mà lấy nhau thì bổ sung cho nhau “trên cả tuyệt vời” luôn chị nhỉ!
- Mà chị thấy Loan viết văn trên báo cũng... ngọt ngào lắm cơ mà?
- Chuyện nào ra chuyện đó chị ơi, mà em còn chả hiểu nổi em nữa là ... hihihi! Ủa, mà tụi mình đang nói tới đâu rồi Nguyên?
- Thì đó, ai chơi với Loan cũng phải ... “ráng chịu” mà, nên bây giờ chị mới hỏi, chị được phép nói chưa nà?
- Chèn đéc ui, đó là “em của ngày hôm qua” thôi nha, còn bây giờ em đã khác nhiều rồi, em hiền khô à, dạ mời chị nói.
Thế là Nguyên bắt đầu hỏi, tôi trả lời mọi sự, và chúng tôi cứ như thế đến nửa đêm, rồi trước khi chia tay, tôi xin được phỏng vấn Nguyên một câu ( thói quen “nghề nghiệp”, làm MC cộng đồng nhiều năm nên tôi gặp ai cũng đòi... phỏng vấn):
- Nhân dịp Thanksgiving sắp tới, Nguyên nghĩ sao về nước Mỹ nè, có hài lòng với cuộc sống hiện tại không? Em hỏi vậy vì em biết nhiều người qua đến đây thì chê ỏng chê eo, chê Mỹ chê Canada thẳng thừng, nghe mà... đau lòng.
- Không có chị à nghen! Cuộc sống hiện tại còn hơn cả mong đợi em ơi, bao nhiêu người phải trải qua hiểm nguy vượt biên trên biển cả, sau này thì người ta tốn tiền tốn của để được qua Mỹ, còn gia đình chị, nhờ ơn Trên, qua đây bằng máy bay, đầy đủ không tốn một xu nào, chả phải là một điều để Tạ Ơn sao ? Ba chị vì bệnh hoạn đành qua đời bên Việt Nam nhưng má chị cũng kịp đoàn tụ con cháu, hoàn thành giấc mơ Mỹ Quốc mà má chị ấp ủ từ sau ngày Sài Gòn bị đổi tên. Còn Loan thì sao, năm nay ăn Thanksgiving thế nào, bên đó có ăn Gà Tây như bên Mỹ không?
- Có đầy đủ y chang chị ơi, có turkey, stuffing, mashed potato, cranberry sauce, pumpkin pie, có điều Thanksgiving Canada đã xong từ Tháng 10, và cũng giống như chị và nhiều người Việt hải ngoại khác, mỗi mùa Tạ Ơn vẫn là niềm tri ân đất nước tự do đã giang tay đón chào và cho chúng ta cơ hội mới, tốt đẹp hơn so với khi còn ở lại với chế độ Cộng Sản Việt Nam.
Cúp phone xong, tôi vào phòng ngủ, còn lâng lâng cảm xúc buổi “gặp gỡ” bạn xưa, và chợt nhớ ra, năm nay tôi cũng có điều để tạ ơn nước Mỹ đấy. Số là mới hai tuần trước, có thằng bạn cùng trường khác lớp hồi học cấp ba, nhà ở xóm bên cạnh xóm tôi bên Việt Nam, bỗng nhắn tôi qua facebook messenger. Lúc đầu tôi chưa nhận ra hắn, bèn e dè ca bài ca “xin hỏi anh là ai?”, hắn phải kể lể mãi tôi mới nhớ ra. Hiện hắn ở Florida, rồi hắn bảo:
- Tui với mấy thằng bạn lớp tui thường xuyên liên lạc với nhau, tụi tui hay đọc Việt Báo, nhìn hình bà thì tụi tui ngờ ngợ vì cũng đã gần 40 năm rồi còn gì, nhưng đọc các bài bà viết, đôi khi kiểu “ tào lao tưng tửng” thì tụi tui dám chắc đó là “phong cách” của bà vì hồi đó bà trong ban báo chí. Cả đám tụi tui hì hục tìm bà trên facebook, nhưng cái tên KimLoan nhiều quá, kiếm hoài không ra KimLoan Gò Vấp, học trường Nguyễn Trung Trực.
- Xời ơi, tên tui rất là ... đại trà bao la, hồi đó đi thi Đại Học, cả phòng mấy chục đứa con gái đều tên Thị Kim Loan chỉ khác last name thôi đó, mấy ông cứ rà trên facebook kiểu đó tới kiếp sau chưa chắc tìm ra.
- Bởi vậy mấy thằng kia giao cho tui nhiệm vụ quan trọng phải tìm ra bà đó. Tôi phải truy lùng mấy người xóm cũ, dây mơ rễ má, rốt cuộc cũng tóm được bà. Đúng là trái đất tròn, bạn xưa bạn cũ dần dà tìm được nhau.
- Ừa, tìm được nhau thì đừng để mất nhau nữa , cho tui gửi lời thăm mấy “thằng bạn” của ông mà bảo đảm tôi chẳng nhớ rõ mặt mũi họ tròn méo ra sao, nhưng dù sao cũng là tình đồng hương đồng trường khác lớp mà giờ đây thân thương quá chừng . Và đặc biệt cám ơn ông và nhóm bạn đã theo dõi tui trên Việt Báo và... rình rập tui trên facebook.
Tôi cũng tin chắc rằng, tất cả chúng ta phải cám ơn thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, trái đất này bỗng nhiên nhỏ bé, người ta gần nhau hơn, dù ở bất cứ nơi nào vẫn có thể “gặp” nhau, nói chuyện với nhau, điều mà cách đây hơn 30 năm khi xuống tàu đi vượt biên, tôi không dám mơ ước.
Thế là Mùa Thanksgiving năm nay tôi tìm được hai người bạn bên Mỹ, vui quá đi chớ!
Edmonton, Tháng 11/2023
KIMLOAN
1.) Để nó cai trị đạp trên đầu;
2.) Tiêu diệt nó tận gốc rể.
Trước 1975, Pháp muốn dành ảnh hưởng với Mỹ tại VN nhưng không muốn VN bị lọt vô tay Tàu + nên lãi nhãi chủ thuyết trung lập, khởi động làn sóng phản chiến tại Âu Châu rồi lan tràn qua bắc Mỹ. Thời đó Pháp công nhận VNCH và VNDCCH nên có 2 toà đại sứ: 1 ở Sài Gòn, 1 ở Hà Nội. Lúc đó, Pháp có bố thí dân sự cho VẸM vài triệu USD một năm.
Rốt cuộc là Pháp = kẻ thọc gậy bánh xe, gián tiếp giúp cho VẸM thắng chiếm miền Nam VN.
Sau 1975, Pháp đã bị hoàn toàn thất vọng và đã nổi giận vì VẸM đã hoàn toàn ngã theo Tàu + . Khi VẸM xử tử Trần Văn Bá thì Pháp càng giận thêm, có tạm ngưng bố thí cho VẸM một thời gian.
Pháp = thiên cộng, nhưng bị VẸM chơi xỏ nên vỡ mộng, bàng hoàng, quê ê mặt.
Trong thập niên 1970 và 1980 thì Pháp tuy không còn mê VẸM như trước 1975, nhưng vẫn hơi thiên cộng nên người Việt tỵ nạn cộng sản ở Pháp không được đi trình diễn với cờ vàng 3 sọc đỏ trong thành phố Paris.
Đến năm 2020, khi Covid tràn lan ở Âu Châu, thì Pháp mới hết ăn bùa mê thuốc lú của + sản nói chung và Tàu + nói riêng,
Pháp là một trong những quốc gia luôn luôn tìm mọi cách để hack các technology institutes của Mỹ để ăn cắp kỷ thuật. Trong các cơ quan chính quyền liên bang Mỹ, người ta có danh sách các quốc gia luôn luôn rình rập để ăn cắp technology của Mỹ là: Tàu + , Nga, Bắc Hàn, Ấn Độ, Pháp.
Tóm lại Pháp tuy là cường quốc, nhưng không phải là đại cường quốc, vậy mà vẫn kiêu ngạo muốn là đàn anh của thế giới tự do muốn dành ảnh hưởng với Mỹ.
Chỉ có những kẻ semi-VẸM / thiển cận / cố ý nhắm mắt không chịu thấy chế độ + sản Nga, Tàu, Bắc Hàn, Cuba, Việt Nam đã giết hàng trăm triệu người trên thế giới / hoang tưởng như Pháp thời còn thiên cộng trong thập niên 1960 1970 thì mới muốn VN trung lập.
Thôi, tôi tiếp tục đi nói chuyện với cục đá cho vui hơn. LMAO.
Cuối năm 1979, tuần báo Der Spiegel số 50 đã đăng bài phỏng vấn cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, do hai biên tập viên Angels, John K. và Lohfeldt, Heinz P. thực hiện:
Cựu TT Nguyễn Văn Thiệu: Tôi bảo ông tướng Haig thế này: “Ông Haig, ông là tướng, tôi là tướng. Ông có biết một hiệp định hòa bình nào trong lịch sử lại cho phép kẻ xâm lăng tiếp tục đóng quân tại lãnh thổ mà nó xâm lược không? Ông có cho phép Liên Xô vào Hoa Kỳ đóng quân rồi tuyên bố rằng ông đã ký kết thành công một hiệp định hòa bình với Liên Xô không?”
Cựu TT Nguyễn Văn Thiệu: Nếu ông Kissinger thương lượng được một nền hòa bình thực sự với Hà Nội thì miền Nam sẽ dựng tượng ông ấy, như MacAthur ở Nam Hàn. Nhưng đáng tiếc là đã không như vậy. Nhìn vào những hậu quả của nền hòa bình ấy: Trại tập trung cải tạo, nạn đói, nhục hình tra tấn, hàng ngàn thuyền nhân bỏ mạng trên biển, và một cuộc diệt chủng tàn bạo hơn, hệ thống hơn và hoạch định hơn cả ở Campuchia, tôi nghĩ tốt nhất là người Mỹ nên tự đánh giá những điều mà ông Nixon và ông Kissinger đã gây ra cho miền Nam Việt Nam. Kissinger không có gì để tự hào về nền hòa bình mà ông ấy đã đạt được. Đó là Hòa Bình Của Mấm Mồ ".
* Nhìn sang cuộc chiến Ukraine- Nga hiện nay, tổng thống Zelensky khẳng định rằng nếu Putin muốn hòa đàm thì trước tiên phải rút hết các lực lượng quân sự Nga ra khỏi Ukraine .
Xin bổ túc thêm về một cái tham lam của nuớc Mỹ là y tế chặt chém khiến nhiều nguời vỡ nợ. Chích ngừa cúm ở pharmacy thì giá khỏang $50, nhưng vào clinic cuả bác sĩ thì cái bill cho bảo hiểm là $170. Ði khám bệnh sơ sài thì cái bill về có nhiều dịch vụ ma để lấy tiền bảo hiểm. Thành ra bác sĩ ở Mỹ mỗi năm kiếm lợi tức hàng triệu đô la, gấp 10 lần giáo sư đại học. Nhiều nguời Mỹ phải qua Mexico, Việt Nam, Ấn Ðộ chữa bệnh dù họ có bảo hiểm. Cảnh sát bị cuớp bắn thì gia đình phải lập trang Go Fund Me vì bảo hiểm không trả nổi số tiền chữa bệnh. Nghề y tế ngày xưa là nghề từ thiện cứu nhân độ thế nay thì là nghề bòn rút tiền bệnh nhân, mỗi tháng bệnh nhân nghèo VN đuợc gọi đến phòng mạch phát 1 thùng mì gói, nhung cái bill chánh phủ trả là $100 vì bác sĩ kê là bệnh thiếu dinh duỡng. Tuy nhiên nuớc Mỹ vẫn là nuớc tốt nhất trên thế giới.
Nhìn vào chiến tranh Palestine-Do Thái hơn 70 năm qua, dân định cư tại Mỹ hôm nay phải cám ơn nguời dân bản xứ Da Ðỏ đã chấp nhận cho dân Mỹ đến thành lập quốc gia làm giàu nhờ tài nguyên, vàng, bạc, quặng mỏ trên đất mà dân Da Ðỏ không khai thác để cho họ thưà huởng.