Hôm nay,  

Mùa Hè Của Tôi

05/06/202313:59:00(Xem: 2641)

Tác giả tên thật là Phương Nguyễn. Sinh năm 1957 tại Phủ Cam, Huế, là cựu học sinh trường Jeanne D'Arc. Hiện ở tại thành phố Seattle, tiểu bang Washington.  Đã nghỉ hưu.

*

  

Hinh 06052023 Mua He Cua Toi 

 

Lui về tìm đọc những trang thơ

Ôi đẹp làm sao tuổi học trò

Phượng nở ve kêu như chào đón

Lưu bút gói tròn tuổi mộng mơ .

Mùa hè về, mùa phượng nở đỏ thắm sân trường, ve rả rích kêu, quyển lưu bút chuyền tay nhau, bao kỷ niệm thân thương tuổi học trò gói trọn trong những dòng chữ đơn sơ ấy.

Rồi:

Cuối mùa xuân năm nớ

Nhiều tiếng nổ long trời

Theo dòng người  xuôi ngược

Xếp sách vở bút nghiên  

Sang trang thời  thơ mộng …

 

Tuổi học trò bước xuống

Dầm mình  hứng nắng mưa

Sáng rá  sắn, trưa khoai

Cố sải bước chân dài

Ôi tương lai mờ mịt…

 

Mình đã  thoát ra nơi đau thương chất ngất đó, đi mà không dám quay  nhìn lại, được định cư tại tiểu bang Washington, nơi này làm cho mình luôn nhớ về mùa mưa  bên nớ, mưa dầm, hết mưa dầm tới mưa phùn kèm theo gió đông lất phất lạnh...

 

Thời tiết ở đây đặc biệt hơn bên nớ, chín tháng mưa, ba tháng nắng mà nắng lại  chập chờn không trọn vẹn, đó là mùa hè.

 

Mùa hè ở đây không ve sầu lên tiếng gọi, không cánh phượng hồng rụng đỏ sân trường,  bây giờ mình không còn là học trò nhưng luôn mong hè tới, để thấy ông mặt trời và rong ruổi khắp mọi con đường của thành phố mình đang ở .

 

Niềm vui của mùa hè  ở đây là tìm đến các ngã tư đường, nhìn trên trụ đèn , đủ loại giấy màu, đủ kích cỡ, đủ màu mực, chữ to, chữ nhỏ, nào là Garage sale, Yard sale, Moving sale, Estate sale v.v..., đó là những bản quảng cáo đơn giản của một khu chợ trời thu nhỏ trong sân, trong nhà để xe , tầm giấy  nào cũng có ghi số nhà, mũi tên  chỉ đường, ngày thứ năm  họ bắt đầu  quảng cáo, thứ Sáu, thứ Bảy, CN, là những ngày hè vui trên quê hương thứ hai này, đi khắp nơi, đường nào cũng qua, góc cùng ngõ cụt nào cũng tới, tha hồ mua, cũ họ mới mình giá cả hết sức khiêm tốn, 25 cents 50 cents, 1 đồng là giá cao.

  

Không biết văn hóa chợ trời thu nhỏ kiểu này của người Mỹ khai sinh từ khi nào,mình người nhập cư thấy vậy coi như ăn theo họ, người Mỹ họ đi nườm nượp, điều căn bản chúng ta thấy người Mỹ sống sung túc nhưng không phung phí, đồ không dùng bán giá rẻ cho người cần dùng , bán không hết đem  cho các cơ quan từ thiện.

 

Vợ chồng chúng tôi ban đầu mua sắm các đồ dùng cần thiết, số còn  cất lại đó,  có dịp mang về  bên nớ, bởi vì  cái gì cũng đẹp, cũng tốt, có nhiều thứ quá lạ mình mới thấy lần đầu, cứ thế mỗi ngày đi là chở một xe về, riết không có nơi để cất, hai đứa con  mỗi lần chúng tôi ra khỏi nhà đều nhắc tới nhắc lui:

 - Ba mẹ thấy chi cần thì mua không thì thôi, nhà chật như nêm rồi, đừng mua chi thêm nữa.

 

Bây giờ trong nhà đồ dùng không thiếu, chủ yếu đi coi cho vui, và  sưu tầm những món hàng quý, chúng tôi đã mua được cái đồng hồ ROLEX giá 50 Cent, dây chuyền vàng, dây chuỗi đeo cổ hạt trai, hạt đá, lắc mang tay, vòng tay các kiểu, nhẫn,  v.v…

 

Có những gia đình chúng tôi ghé vào không có đồ cần mua, nhưng chủ nhà thấy mình vào, họ ân cần chào đón, đi ra không mua chi cũng áy náy trong lòng, thôi thì 50 cents, một đồng mua đại một hai cái chi đó cho họ vui, không phải họ túng thiếu bán đồ cũ để sống, nhưng đó là thú vui chung của mùa hè, 50 cents  một đồng đem tới cho họ nụ cười cũng  xứng đáng, mỗi nơi một ít dồn lại thành  nhiều.

 

Hằng năm hè bắt đầu về, chúng tôi  âm thầm đóng gói đồ mua năm ngoái đem gửi vào các thùng Donations nằm chờ  ở góc sân các chợ Mỹ, để dành chỗ trống nhập hàng mùa Garage sale mới.

 

Chúng tôi thích tìm đến mấy địa chỉ Estate sale, Estate sale  là dạng bán chia của, cha mẹ lớn tuổi qua đời, con cháu tập trung về bày bán  từ A tới Z, bán sạch sành sanh, cho trống nhà, giá nào cũng bán, sau mấy ngày bán, chiều Chúa Nhật sau cùng, họ thanh toán hàng còn lại bằng cách để sẵn các bịch nilon để giá một bao đựng đầy 2 đô la, người mua tha hồ nhét đầy túi, mỗi người vài ba xách. 

 

Chạy qua  góc đường khác gặp bản  giấy carton quảng cáo Moving Sale, theo mũi tên chỉ đường tìm đến địa chỉ đã ghi. Các cửa hàng Moving này kinh doanh rất dễ chịu, có thứ họ bán, cũng có thứ họ cho, để nhẹ hành trang di chuyển đi nơi khác.

 

Căn  nhà  bán hàng Moving này nằm khuất sau bụi cây Lum đang trĩu trái trên cành.

 

Theo chân tốp người đi trước, vào tới sân chúng tôi sững sờ  ngắm  hòn non bộ ở góc trái của sân , quá đẹp. Tôi nói với ông xã:  

- Chắc nhà này của người Việt theo đạo Công Giáo.

Ổng gật đầu nói: 

-Ừ! Chắc chắn vậy! Hòn non bộ đẹp quá, công phu qu,. người sành điệu mới tạo được cảnh này, nhưng chủ nhà là ông Mỹ mà, ông đang ngồi đọc sách kia kìa.

Tôi đoán mò.

- Có l chủ nhà trước ông ta là người Việt.

Ông xã trả lời ngắn gọn.

- Chắc vậy.

Lấy điện thoại chụp mấy tấm hình kỷ niệm, đi một vòng quanh sân rồi vô ga ra, điều ngạc nhiên thứ hai là một kệ sách, có gắn 4 bánh xe, bề ngang chừng hơn 2 mét, bề cao quá  đầu, 6 tầng để sách, nhìn gáy sách đa phần là sách truyện Việt Nam, xếp thứ tự y như trong thư viện, tôi gọi ông xả vào coi, ông thảng thốt kêu lên:

- Ôi trời!

Tôi nghĩ  không phải chỉ hai chúng tôi mà bất cứ người Việt Nam nào tới đây thấy kệ sách này cũng đều sửng sốt.

 

Sách không có giá bán, chúng tôi lưỡng lự không biết sách có bán hay không , suy nghĩ cứ  chọn vài quyển nếu họ không bán mang bỏ  lại trên giá cũng chẳng sao . Nhiều quá không biết làm sao chọn, sách không có giá, tiền mang theo không nhiều, thôi cứ liều, chọn mỗi tác giả một quyển.Ngọn CGĐùa của Ông H.B.Chánh, Đường Về Gia Hương của ông Đoàn Giỏi, Mái Tóc Thời Dĩ Vãng của Mai Thảo, Gió Trăng Ngàn của Thế Lữ, Chim Quyên Xuống Đất của Sơn Nam, Gió Đầu Mùa của Tự Lực Văn Đoàn, Kiếp Người, truyện dịch của Nguyễn Hiến Lê, Giải khăn Sô cho Huế và Bóng Tối Thời Con Gái của  Nhã Ca,   Ảo Vọng Tuổi Trẻ của Duyên Anh. Tất cả mười quyển.

 

Ôm chồng sách ra đặt lên bàn của ông chủ nhà đang ngồi vừa đọc sách vừa thu ngân, ông lập úp quyển sách xuống bàn, tôi  ngạc nhiên  khi thấy ông đang đọc quyển  “Dòng Nước Ngược của Tự Lực Văn Đoàn”, còn khiếp hơn, ông nhìn hai chúng tôi  hỏi giọng Huế ráo hoảnh:

- Tất cả mấy  quyển.

Tôi đáp :

- Dạ mười.

Ông kéo chồng sách về phía mình, lật gáy coi tác giả. Ôông cười nói:

- Hay đọc sách lắm hả ?

Tôi trả lời :

- Dạ! Trước 1975, chứ sau 75  văn hóa đồi trụy này lưa mô mà đọc lạng quạng thu dấu không đem nộp là ủ tù như chơi, bây giờ  là vàng chứ không còn là sách na .

Ông chủ Mỹ nói .

- Sách quý không giá, muốn trả mấy?

Tôi trả lời :

- Dạ ! Tôi biết sách quý, nhưng tôi không đem theo nhiều tiền trong túi chỉ còn năm mươi hai Đô la.

- Rứa cũng được, tôi lấy năm chục .

Tôi nói với ông

- Ông bớt cho tôi 5 đồng để tôi còn  7 đồng đi tiếp, chứ 2 đồng quá ít, không lẻ  phải về bây giờ thì uổng ngày thứ 6 quá.

Ông gật đầu đồng ý.

Tôi nói :

- Cám ơn ông .

Tôi nhìn ông rồi nói:

- Tôi muốn hỏi ông một câu.

- Hỏi đi .

- Hòn non bộ đó ông làm  hả ?

Ông vui vẻ hỏi

-Ừ! Tôi làm, có đẹp không?

-Dạ! Đẹp lắm .

Ông nói :

- Mô hình đó tôi phỏng theo quê của bà xã tôi, ông bà có biết làng Phước Tượng không ?

Tôi trả lời:

- Dạ biết.

Ông nói :

- Từ Đà Nẵng đi ra xuống khỏi đèo Phước Tượng có đường đất bên tay phải đi sâu vào trong có một làng đạo nhỏ nằm dựa lưng vào ngọn núi thấp, mặt quay ra đầm nước, đó là quê hương của bà xã tôi .

Tôi khen:

- Ông quá tuyệt vời, tạo cảnh quê hương cho vợ ngắm,

Tôi nói tiếp:

- Ông nói chuyện với chúng tôi không ai nghĩ ông là người Mỹ, âm Huế chuẩn không sai chút mô hết, còn tủ sách  toàn là sách quý các tác giả nổi tiếng, ông quá giỏi.

Ông cười đùa nói:

- Giỏi chi mà giỏi, tiếng Việt phải lo học, không học, nhiều khi bị chửi cũng không hay, nếu chữ Việt không rành nhiều khi có thư lạ tới mình làm sao biết thư của ai.

Tôi cười đùa nói giỡn với ông:

- Chà sợ vợ có bồ nên học chữ Việt, ông Mỹ ni quá quắt thật.

Ông cười hà hà nói tiếp:

- Đùa tí cho vui vậy mà! Người Huế dễ thương trung thành lắm.

Tôi trả lời:

- Thôi ông ơi đừng nịnh nữa.

- Thiệt mà, còn giá sách của bà xã tui sắm đó, bà qua đây năm 1969 mỗi lần về thăm bà đóng qua mấy thùng, bây giờ  sách  này chỉ nhà tui còn chớ bên Việt Nam lưa mô nữa, họ đốt hết rồi.

- Dạ đúng! Họ đốt sạch lưa  mô nữa, biết bao thứ quý họ cũng đập phá, thôi nhắc lại thêm đau lòng. À mà ông...  mai chừ đứng đây cũng lâu răng không thấy chị, rứa bà mô rồi ông ?

Ông trả lời:

- Cái nhà chừng đó bà dọn tối ngày, bây giờ chuẩn bị đi thì ôi thôi từ sáng tới khuya tôi thấy bà hình như không biết mệt.

Tôi nói :

- Lâu ngày gặp đồng hương, cơ chi có chị nói chuyện vui biết mấy, hay là anh  mời chị ra đây một lát cho vui.

Ông nói:

- Khi nào bà muốn nghỉ tay thì bà nghỉ chứ tôi gọi bà không có việc quan trọng bà mở đài nghe  không chịu nỗi.

Tôi nói đùa.

- Coi bộ ông anh cũng ngán bà chị.

- Ngán quá đi chứ, mình phải học thuộc câu im lặng là vàng.

Tôi cười nói:

- Bệnh chung của đàn bà đó ông anh à, Huế có ông rể  tuyệt vời, rứa anh chị  có hay về thăm Phước Tượng không ?

Ông nói:

- Ba năm đi một lần, tôi thích về ở bên đó nhưng bà xã tôi không chịu, bà nói về thăm chơi thì được, còn ở thì không, chính quyền bên đó họ nói vậy mà  không phải vậy, nói một ngã làm một đường. 

Tôi nói:

- Tôi cũng nghĩ như chị, rứa anh chị định dời đi mô mà bán đồ.

Ông nói:

- Hai đứa con ở Cali, muốn chúng tôi về dưới đó, thứ nhất là nắng ấm, hai là người đồng hương nhiều để cho Mạ họ có cơ hội gặp nhau tâm sự tuổi già, ở đây lạnh, buồn, tội nghiệp.

Tôi nói tiếp:

- Thật quý hiếm, con cái biết quan tâm đến cha mẹ, gia đình anh chị thật hạnh phúc, cho vợ chồng tôi gửi lời thăm chị, chúc anh chị ra đi mạnh khỏe.

Ông nói :

- Cám ơn tôi sẽ nói lại.

Tôi nói tiếp.

- Tôi còn một câu nãy giờ muốn hỏi nhưng sợ anh cho là tôi quá tò mò.

Ông vui vẻ nói

- Không sao cô cứ hỏi, trả lời được thì trả lời còn không thì thôi có sao đâu mà lo.

- Anh  nói chị qua đây năm 1969, thời đó ít người Việt  ra định cư nước ngoài, sao chị qua đây sớm vậy?

Ông cười trả lời .-

- Năm  1968 bà bị trúng đạn pháo kích của phe bên tê, bị thương rất nặng, được đưa ra bệnh viện của Hạm Đội điều trị, tôi làm việc trong bệnh viện đó, quen bà, qua năm sau chúng tôi cưới, cuối năm 1969 tôi đưa bà về đây.

Tôi nói:

- Một cuộc tình  tình tuyệt vời, vậy anh  là Bác Sĩ .

- Vâng! Tôi là Bác Sĩ.

Tôi nói:

- Cám ơn anh, tôi rất vui, được nghe chuyện tình của anh chị. Thôi xin phép bye anh .

 

Xe nổ máy chạy tiếp qua  tư đầu khu phố  thấy bản quảng cáo Multi Family  sales .

 Multi Family sales  là các gia đình  trong khu phố cùng nhau dọn hàng ra bán, các gian hàng san sát nhau, bán đủ thứ trên đời, thượng vàng hạ cám cần chi có nấy, vui lắm, ít nhất cũng chục gia đình tham gia , có nhiều  gian hàng của các em học sinh, bán bánh ngọt và nước uống, mời chào ì xèo, người đi chợ  đông nghẹt, giống như chợ tết của mình , đi tới gần cuối dãy, thấy hai người châu Á đang loay hoay sắp xếp, nghe họ nói chuyện với nhau tiếng Việt, vui ơi là vui  tôi hỏi to:

- Máy xay sinh tố này có bán không hè?

Hai ông bà ngẩng đầu lên cười ha hả,

-Ai chơ người Việt thì không bán mà biếu thôi.

 

Cơ hội để xả xu-páp, tha hồ nói chuyện , được biết chị tên Hồng anh tên Quang, anh chị nói, lúc trước mấy đứa con còn đi học có dọn bán, giờ chúng nó đi làm xa không có đứa nào ở nhà, luôn tiện  khu phố tổ chức mình bán ké cho vui, chứ bán một chắc mình, không kham nổi,  ngó qua thấy đơn giản vậy chứ nhiều chuyện lôi thôi lắm, mấy đứa nhỏ lanh lẹ, chia việc làm cho nhau, nào là viết quảng cáo, dấu chỉ đường, địa chỉ, rồi chạy đi treo quảng cáo, chọn  ngã tư nào  đông người qua lại thuận đường cho khách tới, vui là chính chứ bán buôn nổi gì, dọn ra bán để mong gặp bà con mình nói chuyện cho vui.

 

Từ giã gian hàng chị Hồng anh Quang chúng tôi tiếp tục chạy xe  tìm vui mùa  hè ở ngã tư đường khác .

 

Phương Lâm  

Ý kiến bạn đọc
11/04/202402:42:35
Khách
puppp remedies <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> gallbladder herbal remedies
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 553,953
Cách đây mười ngày, trên một ngã tư đèn xanh vừa bật, nhưng một xe Lexus màu đen vẫn đứng yên, tiếng còi xe phía sau vang rền; cả một quãng đường đột nhiên bị tắc nghẽn; năm phút qua đi, nhiều tài xế sốt ruột mở cửa xe chạy đến chiếc Lexus, thấy một người đàn ông nằm gục trên tay lái. Người ta gọi 911 chở ông ta vào bệnh viện và kéo chiếc xe đi.
Dần dà hai người trở thành đôi bạn thân thiết. Thỉnh thoảng rủ nhau học bài chung với bạn khác ở tận ngã Nguyệt Biều, Thuận và Tú đạp xe lên con dốc gập ghềnh khó đi, nhiều đoạn phải xuống xe dẫn bộ. Con đường có những đoạn trông như khu rừng, cây lá um tùm, đôi bạn dừng chân ngồi nghỉ dưới bóng mát của buổi nắng hè, nhưng đến mùa thu lá đổi màu nhìn thật thơ mộng. Tú vốn có tâm hồn thơ thẩn, mơ mộng của tuổi thanh niên mới lớn, có thứ tình cảm mơ hồ lâng lâng cảm giác êm đềm mỗi lúc đi bên Thuận, nên đã đặt tên con đường là “Rừng Thu Thơ Mộng” gợi trao chút ý tình nhẹ nhàng và cũng để tạo kỷ niệm khi đi trên con đường này. Lúc ấy Thuận cũng mến bạn nhưng cả hai như “tình trong đã ngỏ mặt ngoài còn e.”
Tác giả lần đầ tham dự VVNM với bài Cay Nghiệt, hiện đang làm cố vấn đầù tư tài chính cho một ngân hàng tại Montreal Canada, 60 tuổis. Tác giả cho biết có dự định về hưu non để làm những việc mình từng đam mê như viết lách, đi du lịch, ca hát. Đây là bài mới nhất của tác giả kể lại một câu chuyện tình... cũ mà theo tác giả là chuyện có thật.
Đánh bắt cá linh mùa nước nổi là đặc trưng, đặc thù của sông nước miền tây. Con cá linh đi vào đời sống người dân miền sông nước từ khai hoang lập địa, từ mở cõi phương nam. Mùa cá về ăn tươi đủ món như kho lạt ăn với rau đồng đủ loại mà dân dã gọi là rau tập tàng, rau gì ăn được thì hái chung vô một rổ rau đủ loại, màu sắc hấp dẫn. Chấm nước cá linh kho lạt nên cứ chấm cho ngập rau mà không sợ mặn, mỗi rau mỗi vị tạo nên mùi tập tàng nên gọi là rau tập tàng. Người xưa đơn giản như từ ngữ mộc mạc họ dùng nhưng nghe là thấy thương, nhớ tới cũng còn thương…
Đang ngồi bàn ăn uống với mấy thằng bạn, tôi đứng lên đi nhà vệ sinh. Tôi vừa vào nhà vệ sinh nam thì ngẫu nhiên các bà kéo nhau đến trước cửa nhà vệ sinh nữ “họp chợ” tán gẫu. Tôi không thể tin vào tai mình được khi tình cờ nghe các bà vợ xúm lại than thở với nhau chuyện vô tâm của mấy ông chồng. Tôi có một nhóm bạn, phần lớn là những cặp vợ chồng. Chúng tôi hay đi chơi dã ngoại, dự tiệc chung với nhau và thường ngồi tách riêng ra hai nhóm nam nữ.
Tết trung thu còn gọi là tết trông trăng, tết thiếu nhi… đây là lễ hội có từ lâu đời ở Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc. Nguồn gốc chung xuất phát từ nền văn minh Trung Hoa, tuy nhiên khi truyền sang các nước khác thì đã biến hóa để phù hợp với tập tục văn hóa bản địa. Nếu như sự tích trăng trung thu của người Hoa thì là Hằng Nga, Nguyệt Lão, Thiềm Thừ, Ngọc Thố… trăng trung thu của Việt Nam chỉ còn chị Hằng và thêm vào đó là chú cuội, cây đa, con trâu điều này thể hiện sự khác biệt của tết trung thu Việt Nam và vừa cho thấy dấu ấn của nền văn minh nông nghiệp lúa nước của người Việt phương nam.
Chiều mùa Thu thật mau tối, ảm đạm dưới màn trời xám xịt. Tôi dừng xe đổ xăng, rồi bâng quơ nhìn qua bên kia đường là cửa hàng Marshalls. Tôi chợt nhớ ra trong xe có đôi bao tay tôi đã mua nhưng không vừa ý, cần trả lại tiệm. Ở xứ tự do nói chung và xứ Bắc Mỹ này nói riêng, sướng thật. Khi mua đồ về nhà, trong vòng 30 ngày có thể đem trả lại dù với bất cứ lý do gì miễn là còn tag, còn receipt rõ ràng. Nếu ở Việt Nam thì ... mơ đi nhé, mà nếu họ có đồng ý cho đổi trả thì cũng mặt mày sưng sỉa, nặng nhẹ mắng chó chửi mèo mới hả dạ, làm cho khách hàng cảm thấy mình là “ tội đồ” chớ không phải là “thượng đế”.
Tác giả Thanh Mai là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến. Đây là bài viết mới nhất.
Tôi vặn ti-vi lên, kiếm phim để coi. Đài nào cũng Halloween này Halloween nọ, kẹo bánh đầy tiệm, quần ma áo quỷ, chán quá. Đổi qua đài Netflix, thấy bộ phim dài, The Defeated, phim về thời hậu chiến Thế Giới Thứ Hai, mở ra coi thử. Ráng coi tới tập 2 thì phim vẫn còn quanh quẩn trong một xã hội đổ nát sau chiến tranh, với những ngôi nhà thấp, những tầng lầu cao, cả thị trấn lỗ chỗ dấu đạn, với những thân phận con người vẫn phải tiếp tục sống lẩn quẩn tìm tòi bươi móc trong đống tro tàn, sao mà giống Việt Nam quá. Từ xưa tới nay, thuở khai thiên lập địa, con người xâu xé lẫn nhau, giành đất sống. Rồi chiến tranh. Đệ Nhứt Thế Chiến, Đệ Nhị Thế Chiến, nồi da xáo thịt Việt Nam, chiến tranh bên nước Ukraine và mới đây, lò lửa Trung Đông vừa bộc phát ở Do Thái bởi Hamas (Palestine), chưa gì dân cả hai bên đã chết và bị thương cả chục ngàn người, Dãy Đất Gaza thành bình địa.
Năm 2017, khi tìm hiểu về căn bệnh ung thư tuyến tiền liệt và giúp tía Hai Lúa trong quá trình trị bệnh, KV có chia sẻ một số cách chữa trị Prostate cancer phổ biến ở Mỹ. Sau 44 lần xạ trị và tiêm hormone mỗi ba tháng, tía Hai Lúa có vẻ khỏe lại. Nhưng có lẽ tía đã không nên chủ quan và vội nghĩ mình đã thoát ung thư, bởi mầm ung thư có sẵn trong mỗi người; khi các duyên hội đủ, ung thư sẽ phát triển. Bốn năm sau, tháng 5/2021, khi đến lúc tía đi siêu âm và chụp Xray hàng năm để canh chừng dấu hiệu ung thư tái phát thì kết quả cho thấy vài bướu ung thư với kích cỡ khác nhau lại mọc lên ở vùng bụng dưới. Bác sĩ cấp kỳ lên kế hoạch trị bệnh cho tía. Lần này, họ không đề nghị xạ trị nữa mà mạnh dạn cho toa thuốc chemo viên: thuốc tốt nhất, mạnh nhất… và dĩ nhiên đắt tiền nhất, hơn $500/viên.Chỉ vài tuần sau khi tía Hai Lúa bắt đầu dùng thuốc chemo, mọi người trong nhà nhanh chóng nhận thấy tình trạng sức khỏe của tía xuống dốc trầm trọng.
Nhạc sĩ Cung Tiến