Hôm nay,  

Mùa Hè Rực Rỡ

17/10/202211:01:00(Xem: 2745)
Minh Thuy Thanh Noi
Hình do tác giả gởi.



Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”,   Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali. Tác giả nhận giải đặc biệt năm 2019. Đây là bài viết mới nhất của tg.

 

 ***

 
Mùa hè… mùa của sự mạnh mẽ khi vạn vật tươi vui trong sáng, hoa cỏ đua sắc dưới trời xanh mây trắng, cũng là mùa mọi người đi chơi xa tận hưởng niềm vui với cuộc đời.

Cũng như mọi năm, nhóm nhỏ trường Nữ Trung Học Thành Nội xưa muốn đưa bà hiệu trưởng Tôn nữ Tiểu Bích đi ra ngoài cho khuây khỏa, nhất là sau thời gian kiêng cữ ở nhà tránh Covid. Tôi cũng nhanh chân gia nhập cuộc chơi vì tháng bảy vừa qua đầu óc căng thẳng theo quá nhiều tin buồn, hầu như mỗi ngày đều gởi lời chia buồn đến gia đình ở xa có người thân lìa đời, và góp lời cầu nguyện trong mùa lễ Vu Lan. Những gia đình gần đi viếng nhà quàn liên tục, nhìn em trẻ tuổi, cụ già, trung niên nằm bất động đã thấu hiểu lẽ vô thường không nương một ai ngay cả tuổi trẻ lúc còn đầu xanh.

 

Vợ chồng tôi nghỉ hưu, những tưởng chăm chỉ cày bừa, cần kiệm gầy dựng nhà cửa yên ổn, nghỉ hưu sẽ đi đây đó. Ai dè ông xã tôi vừa nghỉ hưu đã mang nhiều thứ bịnh, chẳng muốn đi đâu và chẳng biết hưởng gì nữa. Riêng tôi cũng không thoát khỏi Sinh, Lão, Bệnh. Tôi đã thỏa mãn tất cả khi được tỵ nạn trên đất Mỹ mấy chục năm qua, được thành công dân Mỹ, được góp công sức đóng thuế, chả lẽ lúc nghỉ hưu lại chấp nhận để ngày tháng trôi qua chỉ ru rú quanh nhà, nên dù thường bị chóng mặt tôi cũng cố vượt qua.

 

Tuổi về hưu là tuổi sướng nhất, được tiền hưu trí direct vào nhà bank, medical chính phủ cover 80%, mua thêm suplement 20% nữa là yên thân an hưởng tuổi già “cứ xem như ngày mai là ngày cuối để biết quý từng giờ từng phút. Chẳng sợ điều gì, ai cũng phải ra đi, chết cũng như giấc ngủ say...”

 

Suy nghĩ như vậy tinh thần tôi cảm thấy mạnh mẽ lạ thường, lòng tự nhủ phải tìm niềm vui.

 
Giữa tháng tám 3 cặp dưới Sacramento và cô Tiểu Bích đi máy bay về Santa Ana, Chanh từ Stockton và cô Đạm Tuyết bay về vùng Rosemead thuộc quận hạt Los Angeles. Tôi đi xe đò Hoàng được anh Tân, chồng chị Dạ Điểm đón về nhà.

 

Những năm trước nhà anh chị luôn mở rộng cửa đón chị em NTN từ VN hay bất cứ đâu tới, tôi cũng đã ghé nhiều lần tập trung ăn uống ban tối. Hôm nay mới có thì giờ quan sát ngôi nhà có khu vườn VN trên đất Mỹ, nào là lá lốt, rau quế, rau húng, rau mồng tơi, rau dền, rau khoai, hành, giàn đậu ván, mướp đắng, cây môn, bụi chuối, cây ớt, chanh, cam, quật... vô số cây trái khác. Tôi đi rảo vòng vườn, lòng dấy lên cảm giác nao nao như đang được trở lại quê hương yêu dấu thấp thoáng hình bóng mẹ năm nào, nhất là cây khế mọc trước sân nhà to rậm, trái sum suê nặng trĩu từng chùm, những bông khế thanh tao màu hoa cà nhỏ li ti chen kẽ đám lá xanh um tùm. Tôi ngơ ngẩn để mặc tâm hồn mình quay lại năm nào... lúc người bạn ở Florida chụp hình cây khế gởi tôi xem, tôi đã nhìn và để tâm hồn chìm sâu vào kỷ niệm, dâng cảm xúc viết bài “Cây Khế Quê Hương” và được giải nhì của Văn Thơ Lạc Việt. Nay được tận mắt nhìn ngắm, được cầm những quả khế trong tay, được nâng chùm hoa mộc mạc như tuổi học trò, tôi lưu lại vài tấm hình thích thú. 

 

Sáng Chủ Nhật, tôi, anh Tân và Dạ Điểm cùng nhóm Sacramento, tập họp ở Santa Ana để cùng về nhà anh Phước chị Thí ở Ontario theo chương trình đã định.

 

Chị làm bánh bột lọc, bánh bèo, nấu nồi bún riêu, chè đậu ngự chiêu đãi. Anh chị giống như ông bà Vãi trên chùa, anh gần gũi Thầy, làm MC mỗi lễ lớn, lo việc chùa, chị nấu chay mỗi cuối tuần cúng dường phật tử đến chùa sinh hoạt, hoặc có dịp gây quỹ cho chùa, chị đảm nhận đủ món. Tôi ăn cũng nhiều nơi, nhưng hưởng bánh của chị làm nhận thấy bột mềm, bánh ngon nên hỏi cách làm, chị vui vẻ chỉ dẫn. Dù trên mạng nhiều YouTube đã trình bày, nhưng quý vị cũng có thể thử theo cách này:

 

1/ Bánh bèo 1 gói bột gạo, 2 muỗng bột năng (pha chút muối) 4 chén nước lạnh (chờ 3 tiếng đồng hồ hoặc hơn) đổ 4 chén nước sôi thêm 2 muỗng dầu * Đổ bánh vào khuôn sẽ có từ 120 tới 150 cái bánh tuỳ dày mỏng * Tôm tươi 1 hộp luộc xay ra pha ít tôm khô khi chấy tôm tươi sẽ bung ra không bị ướt, nước luộc tôm để nguội vắt múi chanh rồi để trong tủ lạnh sẽ làm trong nước, sau đó hoà nước mắm.

 

2/ Bánh Nậm: 1 gói bột gạo 2 muỗng bột năng (nửa muỗng muối) 3 chén nước lạnh hoà đều để lâu * Cắt lá trải sẵn * Nấu 4 chén nước sôi, 4 muỗng canh dầu * Nước đang sôi đổ bột đã khuấy vào và tắt lửa liền. Nhân (tôm xay trộn thịt xay) làm được 50 cái bánh.

 

3/ Bánh bột lọc: Trải lá ra trước 1 gói bột năng 2 chén nước lạnh, múc 2 muỗng canh trong 1 chén ra chén khác, số còn lại đổ vào bột dùng găng tay trộn đều. Chén nước và 2 muỗng canh nước còn lại đổ thêm 1 muỗng canh dầu nấu sôi tiếp tục cho vào bột trộn đều * Múc đều một lần bột chia ra trên lá rồi đặt nhân lên và gói lại, được khoảng 45 tới 50 cái bánh.

 

Cách gói bánh bột lọc và bánh nậm cũng là một nghệ thuật, không biết gỏi thì nhân bánh bột lọc lòi ra ngoài, bánh nậm không mỏng vửa đủ, cái dày, cái mỏng, cái dài, cái ngắn, nhân không trải đều. Nhân bánh bèo dù có thịt, nhưng vẫn làm sao màu đỏ của nhân vẫn nổi bật lên, để khi mở cái bánh nậm, chúng ta thấy được màu đỏ nổi trên nền bánh tráng... trông rất... dể thương... "Toan cắn, nhưng sợ đau má hồng em" Làm bánh bèo, ngoài vật dụng thích hợp.

 

Công đoạn múc bột vừa đủ ra chén đề hấp bánh bèo cũng phải quen tay, để cái bành vửa dộ dày mỏng và đẹp cũng là một nghệ thuật khác. Làm được như trên mới đúng như thời xưa, các Mệ Huế... trau chuốt thức ăn như thế nào để kết hợp ba chữ Đẹp-Thơm-Ngon. Thấy là muốn ăn, nhung vẫn tiếc nuối… làm hỏng một tác phẩm quý phái, kiêu kỳ... Tôi suy nghĩ, cảm thấy cũng tiện, khi đi ăn giỗ hay có party kiểu potluck, nếu đặt món tận San Jose phải chạy hơn tiếng đồng hồ vì kẹt xe, thôi thì cố gắng bỏ công siêng một tí cũng hay, mà học đuợc tính nhẫn nại, chịu khó trong việc nấu nuớng trong thời gian hưởng thụ có ý nghĩa sau khi về hưu. Buổi họp mặt ăn uống vui nhộn, nói chuyện râm ran, hát karaoke đến chiều thì anh Tân mời tổng cộng 16 người ăn tối tại nhà hàng Seafood World nằm trên đường Brookhurst, dù mọi người vẫn còn no nhưng Điểm Tân vẫn order theo kiểu tiệc cưới nhiều món. Mọi người đùa giỡn mừng lễ hấp hôn của Tân Điểm.


 Anh được Cô Tiểu Bích và chị em gọi là rể quý, kể cả anh Phước. Thật vậy NTN có họp mặt hay quyên góp chuyện gì, anh đều đứng sau lưng làm mạnh thường quân tài trợ lớn, ai đến ai đi anh cũng hết lòng giúp đỡ tận tình, dẫu đã sống với vợ đến sắp răng long đầu bạc nhưng vẫn ...khúm núm làm rể chiều lòng chị em bên vợ tối đa. Riêng Dạ Điểm thì đúng là mẫu gái Huế “một chiếc lá rơi cũng làm em hoảng sợ” luôn đóng vai vợ hiền.


Nữ Thành Nội còn có Thao Thao, người luôn hướng dẫn chương trình rành mạch những danh lam thắng cảnh đẹp của nước Mỹ, đã thuê mấy phòng tại Lagonita Lodge, có bếp sẵn.

 

Chúng tôi đi xe khoảng 2 tiếng đồng hồ qua núi non quanh co, chồng chất những tảng đá lớn 2 bên đường, trời mây bao la trong sáng, nắng hồng rực rỡ chiếu xuyên cành lá, hoa cỏ tươi thắm thật đẹp mắt. Đến nơi chúng tôi chọn bờ hồ Big Bear dọn các thức ăn trưa. Phượng đảm nhận món gỏi gà, nồi cháo và bánh ít ram. Thao Thao bới nồi xôi và chả lụa, vừa ăn vừa ngắm cảnh sông nước thoáng đạt.

 

Các rể ngồi hầu bài Tứ Sắc với cô như cảnh xưa mấy ôn mệ Huế thường chơi giải trí. Phe phụ nữ đi tắm hồ nước ấm thư giãn. Chiều nướng thịt bò, sườn, thịt heo do Dạ Điểm ướp sẵn thấm tháp mặn mà.

 

Phe đàn ông ngồi ngoài bacon sương sương với chai rượu đỏ cụng ly tràn tâm sự đến khuya.


Chúng tôi đi dạo phố đêm vào Big Bear Village, thành phố thật yên ắng dễ chịu. Đi dọc hè phố, gió mát hiu hiu tạo cảm giác thoải mái trước khi về ngủ.

Thứ Ba, thức giấc nhìn qua song cửa sổ trời còn tranh sáng tranh tối, cỏ cây đang ngái ngủ dưới lớp sương, tôi đã thấy ánh đèn từ bếp hắt ra, chị Thí thức dậy từ hồi nào lục đục sau bếp nấu nồi bánh canh cho mọi người ăn sáng. Tiếng gọi nhau dậy đi bộ từ các phòng bạn chạy qua. Loay hoay vệ sinh thì bên ngoài cũng sáng dần và mặt trời hồng đã chiếu xuyên qua cây lá. Cả đoàn đi bộ quanh bờ hồ và trên đường có hàng cây thông cao vút, đường lên dốc xuống dốc, đi thật nhanh cho máu huyết lưu thông cũng như mong tiêu các thức ăn đã hấp thụ gấp đôi, gấp ba lúc này so lúc ở nhà. Mồ hôi nhễ nhại vừa đi vừa chớp hình. Ông rể Lâm say sưa chạy khoảng cách quay lại nhắm chụp hàng loạt tấm hình ưng ý. Những khuôn mặt vui tươi hăng hái. Quên hết...quên bệnh, quên những chuyện buồn chung quanh.

 

Trở về thay áo dài như đã dự định để ươm màu nắng hạ dưới ánh bình minh thêm vào khung hình kỷ niệm, tà áo dài tha thướt đủ màu sắc làm nhiều khách ngoại quốc dừng lại đưa máy hình ghi nhận, còn gì sung sướng hơn được mặc y phục truyền thống VN trên xứ người khi có dịp.


Áo Dài Việt Nam


Y phục Việt Nam đẹp rỡ ràng

Bông màu đủ kiểu hợp hoà sang

Đi trình lễ hội người tao nhã

Đến dự hoa khôi nét dịu dàng

Áo mỏng thân hình tăng quý phái

Tà mềm dáng dấp tạo đài trang

Tô vời phụ nữ thêm đằm thắm

Bức họa thêu tranh đỏ tím vàng

MTTN
 

Cả nhóm trở về ăn điểm tâm, mùi vị chả lụa, bánh mì nóng giòn, bánh canh cua tôm, cà phê pha lên, tất cả quyện chung bay tỏa mùi thơm mang hương vị quê nhà yêu dấu.

 

Trước khi lên đường trở về, chúng tôi lại chuẩn bị thức ăn khác để dừng xe ăn trưa trong khu rừng thoáng mát ven bờ hồ thơ mộng.

 

Đến nhà nghỉ ngơi đôi chút chúng tôi lại hẹn chiều ra quán Mii trên đường Bolsa thuộc thành phố Westminster do nhóm Sacramento (Thơ, Vinh, Xuân) chiêu đãi.

 

Nhà hàng này có món bánh xèo tuyệt hảo, vì lượng sức mình nên chia chung 2 người một phần, được nếm cả món mì Quảng cũng như bánh xèo. Cô Tiểu Bích xin bill để trả nhưng không dành lại với rể Lâm và Huy. Nhìn Cô và cô Đạm Tuyết vui cười đùa giỡn, học trò cảm thấy hài lòng với chuyến tổ chức đi chơi đã dâng niềm vui thật xứng đáng.

 

Điều này làm tôi nhớ đến chị Phương Thảo trong tháng 7 về Bắc Cali dự “Gia Đình Hải Quân THĐ/ OCS hội ngộ hè 2022”. (THĐ: Trần Hưng Đạo, OCS: officer candidate school).
Anh chị thuê xe đến rủ tôi về thăm cô Tiểu Bích, chị biết cô thích mít đã mua một trái lớn về ngồi bóc múi bỏ 2 bịch Ziploc lớn, mua mấy vỉ sầu riêng lột sẵn, bịch vải. Chị khen vải ngọt và đưa tôi một trái bảo thử, tôi thắc mắc “chị lấy đâu ra thử trong khi bịch vải vẫn còn nguyên, chị trả lời “xin họ thêm 2 trái thử cho biết chứ mắc quá chỉ vài trái mà tới $15, không dám ăn, để dành cho Cô...”

 

Thật ra miếng ăn chẳng ai muốn kể vì quá nhỏ nhặt, nhưng nghĩa cử như vậy cho thấy cái tình quý mến, tôn sư trọng đạo của lối giáo dục trước 75. Lòng tôi dậy lên niềm hãnh diện chung về tình thầy trò năm xưa, trò biết lễ nghĩa dù hơn 47 năm qua, trò luôn áp dụng “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.

 

Chuyến đi chơi giữa nhóm nhỏ NTN và hai Cô Giáo rất vui đem đến những cảm giác đầy thanh thản và thật sảng khoái. 

 

Về nhà Dạ Điểm ngủ 3 đêm, tôi mới có thì giờ nói chuyện nhiều cùng Dạ Điểm, chị em dạo sau vườn, ngồi gốc khế nhắc chuyện quê hương thời đói khổ. 

 

Dạ Điểm đã kể tôi nghe mối tình ngày ấy… 

 

Sau 75 gia đình Dạ Điểm từ SG trở về Huế mất hết tài sản, tình trạng kiệt quệ “bụng đói đầu gối phải bò”, Điểm phải nghỉ học nấu chè bột lọc bọc dừa, chè đậu xanh, đậu huyết...bắt chước hàng xóm gánh chè ra bãi trống bên cầu Trường Tiền ngồi bán. Trước 75 đã quen anh Tân, nay dù hết “Em tan trường về anh theo Ngọ về” nhưng anh cảm thấy thương hơn trong hoàn cảnh cùng cực, nên kiếm cớ mua vải đem ra cho chị cả của Điểm buôn bán, lấy cớ đó để gặp mặt Điểm. Mỗi đêm anh theo sau Điểm, ngồi chờ bán hết gánh chè và đưa nàng về lặng lẽ trong tình yêu chia sẻ ngọt bùi gian khổ. Thế rồi chàng ngỏ lời xin cưới, ba nàng không ưng thuận vì nghĩ sẽ mất con khi lấy chồng xa, nhưng rồi mẹ thương khuyến khích học đạo theo chồng, đám cưới được tổ chức tốt đẹp.

 

Điểm theo chồng về Kinh 5 dưới tận miền Tây làm ruộng. Bước đầu làm chỉ cấy được 4 cây mạ so với mọi người cấy cả 10 cây, nhưng 4 cây của Điểm lại nổi phềnh lên vì không biết ém gốc lúa. Khi bước trên bờ ruộng thì té lên té xuống như vồ ếch. Cô nữ sinh ngày nào vẫn can trường mạnh mẽ chịu gian khổ vượt qua tất cả để tựa vào tình yêu mãnh liệt mà ông trời đã sắp đặt.

 

Rồi cuộc đời cũng đưa đẩy được bạn giúp đỡ đến bến bờ tự do, được nước Mỹ cưu mang.
Chồng cày, vợ cày ...cắc củm từng đồng nuôi con. Giờ đây con cái thành tài, vợ chồng sung túc hạnh phúc, đem tấm lòng nhân hậu đối xử với trẻ mồ côi, người cùi và người gặp khốn khó như lời Chúa dạy.

 

Họ đã sống bằng niềm tin, bằng ánh sáng của Chúa soi đường, sống mẫu mực ngoan đạo.

Sáng nay tôi ngồi trên đò Hoàng về lại San Jose, hình ảnh những ngày qua triền miên hồi tưởng, những ngày vui chơi ấm áp tình nghĩa thầy trò xưa dưới mái trường Nữ Thành Nội giờ này đã bị đổi tên, nhưng không xoá nhoà trong tâm trí các cựu nữ sinh.

 

Gian nan vất vả đã qua, thăng trầm theo làn mây bay trôi khuất. Nơi đây đất lành chim đậu, góp công gầy dựng trên nước Mỹ, tuổi hạc giờ này đón nhận nhiều ân phước của chính phủ và dân Mỹ, phải vui từng ngày như vừa có cuộc vui trong mấy ngày qua…

 

Minh Thúy- Thành Nội 2022

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,684
Mỗi năm tết đến, không riêng thời tiết, không gian đầy hoài niệm vì sắp thêm một năm nữa đi qua, lòng người cũng bâng khuâng trước tương lai năm mới sắp đến, luyến tiếc mất còn trong năm cũ sắp hết và đặc biệt là không bao giờ trở lại. Rồi năm mới đến sẽ ra sao với tuổi đời ngày càng chồng chất những lo toan, muộn phiền. Thế là hoài niệm cứ tuôn chảy, nhìn về tương lai như bầu trời xám bên ngoài khung cửa. Còn chăng những vui buồn đã qua, những buồn vui không mong sẽ đến.
Không biết gọi những cái Tết tại Mỹ là “Tết Ta trên đất khách” có thật sự chính xác hay không khi thời gian tôi sinh sống tại đây đã vượt qua thời gian tôi ở quê nhà, nhất là khi mình đã nhận nơi này làm quê hương thì sao lại có thể gọi đây là đất khách? Nhưng thôi cứ tạm gọi như thế để phân biệt với những cái Tết tôi được đón tại quê nhà.
Đã từ lâu, tôi thường lấy ngày nghỉ để ở nhà suốt từ Giáng Sinh qua năm mới, Tết Việt cũng nghỉ ở nhà, dù chẳng làm gì hay phải đi đâu? Lý do nghỉ chỉ đơn giản là đi làm hoài sẽ hết việc cho người khác. Nhưng ở nhà, ở không lại hay nhớ nhà, nhớ quê với thời tiết, không gian cuối năm thường gợi nhớ. Biết nhớ nhiều không phải là tốt, nhưng quên hết liệu có phải là quên hay cố quên tức là nhớ nhất, nhớ nhất tức là quên thật rồi. Nhớ câu thơ của Bùi tiên sinh, “Uống xong ly rượu cùng nhau/ hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời”. Câu thơ lý giải thế nào là tri kỷ, tri âm hay nhất mà tôi từng đọc được. Nhưng nhớ tri kỷ khác với nhớ nhà, nhớ Tết, nhớ quê. Người ta, ai cũng cần một nơi để về thì đó chính là nhà mình, quê mình. Ai cũng có đặc thù văn hoá của dân tộc mình thì đặc thù văn hoá của người Việt là Tết, nên nhớ Tết là cảm giác chung của người Việt xa quê chứ không riêng gì ai.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Hai năm đại dịch tác giả ngưng bút ít viết, quay trở lại tác giả gởi một lúc ba bài đầu năm 2022 - Mong tác giả năm Nhâm Dần thăng tiến nhiều hứng khởi viết nhiều, viết khỏe.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Sau gần hai năm đại dịch COVID-19 chúng tôi bị giới hạn đi chơi nhưng nay Minnesota được thả lỏng hơn và kế hoạch đi du lịch lại được bàn đến (lúc này Omicron chưa xuất hiện). Ngay lúc đó khoảng mùa xuân năm 2021 Hãng Hỏa Xa Hoa Kỳ Amtrak quảng cáo hạ giá vé xe lửa vì số hành khách giảm nguyên do chính là đại dịch COVID-19 gây ra. Vé đi 10 chuyến trong một tháng chỉ mất 299 đô la hạng bình dân (coach). Chúng tôi không bỏ lỡ dịp may hiếm có này nên chụp ngay cơ hội làm một chuyến khám phá nước Mỹ bằng cách cưỡi con ngựa sắt vĩ đại vì dân Mỹ gọi xe lửa là “great iron horse”.
Tính đến đầu năm 1977, con số người Việt định cư tại thành phố Wichita đã đạt con số khoảng trên 1200 người, trong số này đa phần là tái định cư, tức là rời bỏ gia đình bảo trợ người Mỹ, hoặc thay đổi từ tỉnh lẻ về thành phố lớn (chưa kể số người tị nạn Cao Miên, Lào và Hmong), hoặc từ tiểu bang khác do bạn bè lôi kéo đến. Để tiện lợi cho việc loan tải thông tin đến người Việt trên toàn tiểu bang, người viết thực hiện bản tin mỗi tháng một lần mang tên Thông Báo. Bản tin được đánh máy lên giấy stencil, đánh dấu, rồi quay rô-nê-ô để in thành nhiều bản. ( phương tiện ấn loát ngày xưa không tân tiến như ngày nay, còn in tại nhà in thì tốn rất nhiều tiền và phải in từ 2000 bản trở lên).
Mít vàng, xoài đủ ngọt ngây / Đường xa không thể đến đây, để nhỉn / "Phây-bút"*, xin gởi ảnh hình / Người trèo, người hái... "bình bình"**, còn nguyên.
Dù những cơn gió lành lạnh cuối đông vẫn đang chờn vờn trên những ngọn cây, nhưng không khí của mùa xuân hình như đã bắt đầu man mác trong không gian. Bên cạnh những nhánh cây khẳng khiu trơ trụi đã có một vài búp lá xanh non đâm chồi nẩy lộc .Vạn vật như đang chờ đón những làn gió ấm cho những đóa cúc vàng tươi rực rỡ , cho những cánh mai nhẹ nhàng rung trong nắng sớm. Mùa xuân đã hiện hữu nơi đây để lòng mình vui như trẩy hội và theo truyền thống, các bạn hãy cùng tôi khai bút đầu năm, bạn nhé .
Tác giả Lê Đức Luận lần đầu tham dự VVNM với bài “Ngẫm ra mới thấy thèm”. Tốt nghiệp Khóa 1 Trường ĐH/CTCT/ Đà Lạt. Trước năm 1975: Sĩ quan, làm việc trong Ủy Ban Binh Thư - Tổng Cục/CTCT/QL VNCH – Sài Gòn. Sau năm 1975: Bị “Tập trung cải tạo” 7 năm. Sang Mỹ năm 1986 -Thỉnh thoảng viết bài đăng trên các Đặc San: Ức Trai, Biệt Đông Quân, Chiến Sĩ Cộng Hòa. Sau đây là bài tham dự VVNM mới nhất ông viết về chuyện đời thăng trầm của người đàn ông từ Việt Sang Mỹ trở lại Việt Nam.
Nhạc sĩ Cung Tiến