Hôm nay,  

Giã Từ Vũ Khí

13/07/201900:00:00(Xem: 11703)
Tác giả: Lệ Hoa Wilson
Bài số: 5737-20-31544-vb7071319

Tác giả là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Năm 2016, bà nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm với bài “Bốn Ngọn Đèn Cầy”. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.

Thanmk You Veterans
Ê kíp thực hiện bữa ăn trưa mời 700 cựu chiến binh đang trong tình trạng không nhà và 200 thiện nguyện viên.

Ghi chú hình của người viết: “Sau lưng chúng tôi là bác sĩ Delzell, giám đốc chương trình,  đang nói chuyện, kế đó là cờ của CA và các đơn vị quân đội Mỹ. Trước mặt chúng tôi là tượng một chiến binh Mỹ mặc áo giáp chống đạn, kế đó là giày, hoa và thơ của gia đình gởi khi họ đang còn chiến đấu tại VietNam. Tất cả áo, giày , thơ v.v. đều được lượm từ các chiến trường trên các xác chiến sĩ tử thương.”

* * *

Stand Down.

Nhân mùa lễ Độc Lập và sắp tới mùa lễ Tạ Ơn, tôi xin nhắc lại một chút chuyện cũ và hy vọng từ kinh nghiệm chuyện cũ nầy chúng ta sẽ có một chuyện mới để tạ ơn xã hội và những người bạn Mỹ đã giúp đở chúng ta trong những bước khốn cùng. Xin mời bạn đọc và ủng hộ nhé

Thương yêu

- Lệ Hoa Wilson

Stand down là một danh từ đặc biệt trong quân đội Mỹ dùng để chỉ sự thuyên chuyển một đơn vị nơi chiến đấu về nơi hậu phương an toàn để dưỡng quân. Mấy mươi năm về trước những người chiến sĩ nầy đã được rút ra khỏi những làng mạc xa lạ đầy hầm chông, những chiến trường dầu sôi lửa bỏng đầy hận thù, chết chóc để vể với một quê hương an toàn có vợ hiền, có con thơ, có nghề nghiệp, có gia đình.

Nhưng dòng đời có chảy hoài theo ước muốn của mình đâu. Hãng xưởng đóng cửa, gia đình gãy đổ, thân nhân xa lìa, nợ nần chồng chất, những người chiến sĩ không phơi mình giữa sương gió của chiến trường Việt Nam nhưng lại phơi mình giữa một loại gió sương khác không kém phần khốc liệt và tàn nhẫn: gió sương của Kẻ Không Nhà!

Đây là năm thứ năm mà các đoàn thể nhân đạo Mỹ, các công ty lớn như McDonald, Burger King, Boeing v..v.. các tổ chức tôn giáo, trường đại học Long Beach, các cơ quan chánh phủ  và nhất là những người có một trái tim làm bắng tình yêu vĩnh cửu của Chúa và một tâm hồn đầy từ ái của Phật họp lại để tổ chức ba ngày chia xẽ và an ủi những kẻ bơ vơ, những kẻ đã hy sinh mạng sống và hạnh phúc để bảo vệ cho nền tự do của nhân loại.

Lần đầu tiên tham gia chương trình, tôi và thằng con 12 tuổi chỉ được phân công đứng sắp hàng bỏ vào bao nylon bàn chải và kem đánh răng. Có tới 200 người thiện nguyện gồm đủ mọi thành phần để phục vụ đủ mọi chuyện từ hớt tóc, nấu ăn, ca nhạc, khám bịnh, phát thuốc, kiếm việc làm, xóa bỏ ticket, ghi danh các lớp học, lắng nghe những tâm tình.

Tôi làm nghề di trú mà họ là dân Mỹ chánh cống, tôi thật là thừa thãi nhưng tôi không chịu thua. Năm sau tôi trở lại xin ban giám đốc cho tôi góp phần 2000 cuốn chả giò. Họ ngạc nhiên và vui mừng. Tôi vận động bạn bè và chúng  tôi đã gây được một chút ánh mắt yêu thương.  

Qua năm thứ ba tôi gan dạ xin ban giám đốc cho chúng tôi phục vụ trọn bữa ăn trưa cuối cùng.  Ái dà bạn ơi, phục vụ ăn trưa gồm có cơm rang, thịt bò xào broccoli, gà lăn bột chiên, mì xào tôm và dĩ nhiên chả giò cho 700 người cựu chiến binh và 200 thiện nguyện thì cái gánh nặng đó gọi là ...liều mạng! Nhưng trời thương và bạn bè thương, chúng tôi đã làm tròn sứ mạng.

Có những người Việt Nam rất vui mừng ủng hộ. Họ còn cám ơn chúng tôi đã cho họ một cơ hội để trả ơn. Họ thường ủng hộ các hoạt động của hội Cựu Chiến Binh Việt Nam nhưng chưa bao giờ có dịp giúp hội Cựu Chiến Binh Mỹ.  Nghe những tiếng WOW, Thank You very much và nhìn những ánh mắt vui tươi, những miệng nhai ngấu nghiến, chúng tôi thật hạnh phúc.

Họ được đối xử với tất cả sự sốt sắng và tận tâm của những người thiện nguyện. Họ được bác sĩ khám bịnh, khám răng, thử máu. Họ được các quan tòa ký tên xóa bỏ các giấy phạt. Họ được trường đại học dẫn dạy về các lớp học nghề. Họ được nhân viên xã hội ghi tên kiếm việc làm. Họ được tắm rửa cạo râu bằng nước nóng. Họ được ngủ yên giấc trong lều, không sợ những giọt mưa lạnh lẽo vô tình len lõi vào trong áo.   

Nhưng có lẽ trái tim của những người bạc phước nầy bị xúc động nhứt là lúc họ được cho ăn vì họ không bị nhìn với ánh mắt khinh bỉ cho họ là đồ làm biếng. Họ không bị ném vào tay những khúc bánh mì thừa thải của kẻ phước dư.

Không, họ được đưa dĩa thức ăn tận tay với một nụ cười cởi mở, một ánh mắt chia xẽ, một tình người ấm áp. Họ nhận thức ăn và la lên: “Vietnamese women number one! we love your yellow ao dai! Can you be my girlfriend?!”  chúng tôi mỉm cười vui vẻ: “No,  we can’t be your girl friend but if you call us Aunties, we will introduce our nieces to you! OK nephews? Ha ha ha!”.

Gan dạ hơn nữa là chúng tôi lên sân khấu đồng ca bản “Saigon đẹp lắm Saigon ơi Saigon ơi!” Những kỷ niệm xưa ào ạt trở về. Những tiếng súng ầm ỉ. Những buổi tối cô đơn. Những giọt nước mắt cho người bạn nằm xuống. Những yêu đương hẹn hò với cô gái da vàng. Ôi Việt Nam, nơi chúng ta đã để lại máu xương và con tim....

Hai giờ trưa, bữa ăn hoàn mãn. Lễ hạ cờ và từ giã bắt đầu. Bản quốc ca Mỹ được ai đâu đó trong đám đông hát lên. Hai lá cờ Mỹ và cờ của Hội Những Người Chiến Sĩ Mất Tích được xếp lại gọn ghẻ. Hai cựu chiến binh trân trọng nâng cờ trên tay đi ngang qua sân cỏ , đến dưới lễ đài, kèm theo hai bên bởi hai cựu chiến binh khác. Cờ được trao qua tay ban tổ chức với lời nói chân thành : “ Chúng tôi xin trân trọng giao những lá cờ nầy đến tay quí bạn. Xin quí bạn đừng quên những người chiến sĩ đã phục vụ cho quốc gia và những người chiến sĩ hiện còn đang mất tích!”.

Rồi tất cả mọi người đứng lên ra sân cỏ, tay nắm tay làm thành một vòng tròn vĩ đại.Tiếng nhạc vang dội từ máy phóng thanh :

“Bạn hãy hãnh diện làm người Mỹ. Hãy  giúp cho những người té quỵ có một cơ hội để đứng lên....”

Một cảm xúc tràn đầy tình người dâng lên trong tôi. Tôi nắm tay ai đó đứng cạnh tôi và họ nắm tay ai đó đứng cạnh họ... Tất cả 700 người cựu chiến sĩ không nhà cùng 200 thiện nguyện viên cùng nối vòng tay , lẩm nhẩm hát và đung đưa theo tiếng nhạc. Cánh tay đưa cao, bàn tay  nắm chặt bàn tay, trong không gian của sân cỏ lúc đó không có Mỹ hay Việt,  gái hay trai, đen hay trắng, giàu hay nghèo, hữu phước hay vô phần. Lúc đó chỉ có Tình Người, một tình người thuần túy, lồng lộng, chan hòa.

Bài hát chấm dứt, vòng tay đứt đoạn. Bác sĩ Bob Delzell, giám đốc chương trình nhìn qua tôi và các bạn ,tất cả đều rưng rưng nước mắt , rồi nói: “ Các bạn chắc chưa có kinh nghiệm cho buổi lễ chấm dứt 3 ngày Stand Down. Lần sau xin nhớ mang kiếng đen!” (ý ông nói là để che đi những giọt nước mắt). Nói xong ông và người phụ tá gỡ đôi kiếng mát của họ xuống. Mắt của họ cũng đã ướt đẫm nước mắt. Tôi trợn mắt nhìn ông, có phải ông vừa khuyên tôi lần sau mang kiếng đen không? Ông mĩm cười lắc đầu: “I can help it! “

Rồi không một câu từ giã nào nữa, đoàn người đã được ăn no, ngủ kỹ trong ba ngày qua lặng lẽ xếp thành hàng dài lần lượt rời sân cỏ, tiến qua cổng đến bên các chiếc xe bus. Họ không cần phải nói những lời cám ơn nữa vì thật ra có lời nào đủ để cảm tạ những trái tim ngát hương nầy.

Từng chiếc xe bus sẽ đổ họ xuống những góc phố tối tăm, nghèo nàn. Từ các nẻo đường gió sương, họ đã tụ tập lại, hưởng một chút tình người rồi lại được trả về với cuộc đời sương gió. Tôi mong sẽ gặp lại họ năm sau như một kẻ có công ăn việc làm, như một người thiện nguyện chớ không phải là kẻ không nhà.

Tôi ôm hôn từ giã những người trong ban tổ chức.  Tôi cảm thấy mình nhỏ mọn trước họ. Nhỏ mọn không phải vì họ là bác sĩ, là giám đốc, là kẻ danh vọng giàu sang, nhưng tôi quả thật là nhỏ mọn đối với trái tim tràn đầy tình thương đồng loại của họ. Tôi đã dự định và cho họ biết trước là năm sau tôi sẽ cố gắng mời các cựu chiến binh ViệtNam tới dự để cùng hồi tưởng và chia xẽ những ngày tháng củ. Họ rất vui mừng và hoan nghinh. Nhưng rất tiếc là chương trình Stand Down , sau 9 năm họat động, đã đổi qua một hình thức khác.

Bây giờ tôi đã hưu trí, có thời gian nên tôi đã bắt đầu liên lạc lại với hội Cựu Chiến Binh Mỹ, hy vọng là họ sẽ cho tôi một ngày để chúng ta, những người Viêt Nam lúc nào cũng sống theo lời dạy của tổ tiên “Ăn trái nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn, ăn cây nào rào cây nấy”, sẽ có dịp phục vụ một bữa ăn tình thương cho những chiến sĩ không nhà.

Các bạn đợi tôi nhé.

Thương yêu

Lệ Hoa Wilson  

Ý kiến bạn đọc
15/07/201921:54:34
Khách
Chi Le Hoa than men,
Khi nao chi co to chuc mot buoi Biet On khac, va neu chi can thien nguyen vien, chi cu+' dang len tren VB nhe. Se co nguoi den tinh nguyen phu giup. Cam on Tam Long VAng cua chi doi voi cac cuu chien binh Hoa Ky, nhung nguoi xung dang duoc doi xu mot cach Tu Te !
14/07/201906:36:02
Khách
Bài viêt của tác giả thât cảm đông. Chúng ta không quên ơn nhưng ngươì Mỹ đã hy sinh xương máu ơ chiên trương Viêt Nam. Cám ơn tác giả đã đại diên ngươì Viêt Nam góp phân vào viêc trả ơn ngươì Mỹ và đât nươc Mỹ
13/07/201914:43:56
Khách
Trích: “nhưng tôi quả thật là nhỏ mọn đối với trái tim tràn đầy tình thương đồng loại của họ.”
Chỉ cần có tấm lòng thành, trái tim chị sẽ mãi không nhỏ, chị ơi.
13/07/201914:37:54
Khách
Cảm ơn những tác giả tham gia "Viết về Nước Mỹ"; đã kể lại những hành đông thiết thực chứng tỏ sự trả ơn Nước Mỹ đã cưu mang người Việt Nam tỵ nạn ...
Đọc "Viết Về Nước Mỹ"; để thấy người VN chúng ta là những người được ban ơn và biết cảm ơn, biết trân trọng những gỉ chúng ta được hưởng và biết chia sẻ tới những người khác, vì hoàn cảnh nào đó, bất hạnh hơn chúng ta.
Cảm ơn các tác giả trong mục "Viết Về Nước Mỹ"; luôn dành tấm lòng cho đất nước Hoa Kỳ, quê hương thứ hai của người Việt Nam chúng ta. Cảm on Việt Báo đã tổ chức mục "Viết Về Nước Mỹ"; Bảo Trâm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,009,966
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến