Hôm nay,  

Tấp Tểnh Đi Chơi

25/05/201900:00:00(Xem: 12260)
Người viết: Nguyễn Viết Tân

Bài số  5697-20-31504-vb7052519

 
Tác giả đã nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ và là thành viên ban tuyển chọn chung kết của giải thưởng nhưng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.

 
1_tap tenh di choi
300 đô cho ba ngày. 10 vị khách quí của tàu Carnival, Long Beach.

 
***

Nghỉ hưu thì rủ nhau đi chơi, đi hởi... chứ ở nhà làm gì?

Người ta ở xa bến tàu cả mấy ngàn cây số mà đi Cruise hà rầm, còn tôi ở gần chừng 30 phút lái xe mà chưa đi lần nào nghĩ thiệt tủi.

Cũng tại người yêu xưa (tức là bà vợ già bây giờ) không chịu được mùi biển, nói nó tanh tanh mùi rong thế nào ấy, nhưng bây giờ đã đến tuổi "Cổ lai hy" gần đất xa trời, yêu nhạc giun dế rồi thì cũng ráng đi một chuyến cho biết với người ta.

Tôi rủ rê được 2 bà chị dâu, các em, các cháu tổng cộng 10 người trong đó có 8 cô thuộc dạng chân dài... thoòng loòng.

Vé 300 usd cho 3 ngày nhưng thực tế từ lúc lên tàu cho đến lúc về bến cũ là gần 4 ngày. Nó rẻ vậy chắc tại thời điểm này là low season.

Chị Duyên kể là vé thấp hơn nhưng có lẽ tuỳ vị trí phòng mình mướn, và phòng to hay nhỏ nên giá có chênh lệch.

Lên tàu tại cảng Long Beach- California. Tàu Carnival là một công ty du lịch biển có trên toàn thế giới. Nghe họ kể có chuyến đi ngắn 3 ngày, 7 ngày nhưng cũng có chuyến đi cả tháng, đến nhiều lục địa trên thế giới giá lên tới gần chục ngàn usd cho 1 người bao gồm nhiều chặng máy bay.

Thôi phó thường dân như tôi thì cái vụ chục ngàn đó quên đi là hơn.

Nghe nói khi ăn Dinner phải mặc đồ vía nên tôi chỉ mang 1 bộ, còn toàn áo thun quần xà lỏn vì tính đi có 3 ngày thì mang nhiều đi làm gì.

Ai dè trời đã vào Hè mà trên biển lạnh buốt, cũng may có mang theo áo ấm chứ trên tầng 10, 11 và 12 gió thổi lồng lộng... rét lắm.

Thế là phe ta áo trong, áo ngoài ngồi ngắm các sắc dân khác lồ lộ da thịt (phải nói là ngồn ngộn mới đúng) tắm táp như rái cá trong hồ trên tầng thứ 10.

Chưa nhận phòng thì chúng tôi đã kéo lên phòng ăn ở tầng 10. Đồ ăn hàng hà sa số với tảng thịt bò nướng tổ chảng, muốn mang dĩa đi lấy mấy lần cũng được vì đây là phòng ăn buffet.

Quầy salad và trái cây, cà lem... quầy chiên đồ nóng, ui cha cha...

Ngoài ra, phía gần hồ tắm lại có chỗ làm đồ ăn nóng kiểu Mễ và Hamburger nữa.

Quầy cà phê, nước ngọt, bia rượu thì không thiếu.

Sau những bữa chính, thì 24/24 cũng có 1 quầy nào đó phục vụ đồ ăn như pizza, cà phê v v...cho khách đánh bài ở tầng thứ 8 có khi thua bài mà đói lòng.

Nhóm chúng tôi phân nửa không chịu được mùi khói thuốc nên không bị thua bài nhiều như người ta.

Trong bữa dinner ở tầng 9 thì cung cách phục vụ như 1 nhà hàng có hầu bàn hầu rượu làm cho ai cũng có cảm tưởng mình là đại gia.

Nếu so sánh với các Hotel thì phòng ngủ dưới tàu cỡ 3 sao thôi, nhưng giường nệm trắng tinh, cách sắp xếp gọn gàng và đẹp mắt, trên giường mỗi ngày khăn trắng làm kiểu cọ thành một con vật rất dễ thương như con chó, con voi...

Người steward, dọn phòng, lo lắng cho từng khách là những thanh niên thiếu nữ Phi Luật Tân.

Công ty tàu biển mướn nhân viên hầu hết là người Phi và Ấn Độ vì lương họ thấp, kể cả Thuyền Trưởng cũng là người Ấn.

Phòng tắm cũng gọn nhỏ nhưng đẹp. Khi xả nước nó cũng tạo sức hút cái rột như toilet trên máy bay vậy.

Sau một đêm tàu chạy trên biển rất êm vì sóng lăn tăn như trên mặt hồ. Nhớ hồi đi vượt biên, cứ nghe câu "Tháng Ba, bà già đi biển" thì bây giờ đang tháng Ba ta đây. Hèn chi êm re bà rè.

Trước khi xuống tàu, lòng đã dặn lòng là đừng ăn gì trước khoảng 3 ngày, để có bụng mà ăn, thế mà khi tập họp ở nhà chị Ba tại khu Bolsa thì ôi thôi cả nhóm ăn tùm lum, lại còn gói mang theo tàu hũ chiên, chả cá, trái cây... mỗi bà 1 bọc to tướng.

Hôm ấy lên tàu rồi, từ 4g chiều đến lúc đi ngủ không biết là ăn bao nhiêu bữa, ..."Không cần biết em là ai, không cần biết gout là chi".. cứ thịt bò roast beef từng lát, từng lát chui vào bụng.

Ở khu vực hồ tắm, có những người đi bán bia dạo 8 đô rưỡi một chai, nhưng trong chỗ ăn uống mình có thể mua bia hơi 5 đô một ly.

Điều đặc biệt là họ không lấy tiền mặt, tiêu xài, đánh bài hay mua quà tặng gì thì cứ chạc vào thẻ chià khoá phòng của mình, về rồi họ gửi bill hoá đơn sau.

Đối với khách nước ngoài hay không có thẻ credit, thì trước khi lên tàu, mình có thể gửi tiền mặt vào credit (thẻ lên tàu) của mình.

Mỗi ngày có 1 bữa dinner rất trịnh trọng.

Trên flyer lẫn ở cửa phòng ăn đã liệt kê khách không được mặc áo thun quần sọt, phải ăn mặc ra dáng người qúy phái, không mặc quần jean xẻ rách v v...

Bữa ăn này giống bữa tiệc đám cưới của người Âu Mỹ, nghĩa là có món ăn khai vị, món chính như thịt, cá, món tráng miệng v v...

Rượu vang để trên bàn 1 chai, rượu mạnh thì họ đi mời từng bàn, uống sẽ tính tiền.

Đêm nào cũng có show rất "guành tráng", tôi không muốn đi coi, nhưng mấy bà mấy cô thì khoái lắm.

Mới tảng sáng tàu đã cập bến hải cảng Ensenada. Đây là 1 cảng khá lớn của Mễ tây Cơ, tàu chở container mang rượu wine đi khắp nơi.

Tại đây có tới 121 hãng làm rượu nho và đã được xếp hạng là rượu vang ngon thứ tư trên thế giới.

Đến 8g sáng khách mới được làm thủ tục lên bờ.

Có khoảng 10 xe bus lớn đón khách đi chơi nhưng tôi không biết vé là bao nhiêu, vì chúng tôi mướn nguyên một chiếc bus cỡ trung, đi cả ngày hết 250 usd.

Thành phố này thực sự cũng không đẹp, nên đi coi cho biết chứ không thú vị gì.

Xe chạy khoảng 30 phút đưa chúng tôi đến một hẻm núi sát biển tên là Bufadora.

Nơi này chúng tôi đã đến cách đây hơn 35 năm trước, nhưng bây giờ đã có đường nhựa khá êm và hàng quán thì "minh thiên", quá nhiều, bán hàng kỷ niệm và có 1 số tiệm ăn xen kẽ.

Lúc xe chạy tới một ngã tư, nhìn thấy 1 lều bán bên đường y hệt kiểu bên VN nên tài xế vòng xe lại.

Thấy có mãng cầu xiêm thì 8 cái miệng đẹp, môi hồng thét lên vui mừng y như những cô gái ế khi có người đến hỏi.

Họ cũng có bán mít và mấy loại trái cây lạ hoắc, ăn thử chả ra tướng báo gì. Sau cùng mua 6 trái mãng cầu to hết 38 đô, bằng giá mua một trái ở khu chợ Bolsa bên Mỹ.

 

Nuôi Cá Tuna

Trước khi đến hẻm núi Bufadora, xe chạy lên cao nhìn xuống vịnh gần hải cảng Ensenada, nơi có nhiều vòng tròn lồng nuôi cá tuna tên là bluefin. Mỗi lồng có đường kính cả trăm mét nuôi từ 20 đến 25 con.

Tàu kéo lưới ngoài khơi không bắt cá lên ngay mà kéo từ từ chúng vào sát lồng mà chuyển qua nuôi vỗ béo. Chúng phải được nâng niu không một trầy xước thì khi bán mới có giá.

Người ta nuôi chúng bằng cá mòi sardine tươi.

Khi cá cân nặng đúng độ thị trường yêu cầu thì được bắt lên, cân cả đầu đuôi giá khoảng 10 cho tới 13 đô la/pound, nhưng khi đã xả thịt, đóng gói gửi ra thị trường thì thường có giá 45 đô/pound.

Năm ngoái có một con khá to, họ bán được 160 ngàn đô la, không biết bán lẻ thành ra bao nhiêu, có lẽ hơn nửa triệu cũng không chừng.

Cá bắt lên thứ Năm, thứ Sáu xả thịt đóng gói thì trưa Chúa Nhựt đã có trong các tiệm ăn Sushi bên Tokyo rồi.

75% cá nơi đây gửi từ phi trường LA đi Nhật, còn lại mới bán ở các nơi khác.

 

Khe nước vách đá Bufadora

Từ thành phố Ensenada xe chạy đến đây cũng khoảng 30 phút.

Đường nhựa không tệ lắm, chắc kỹ thuật cũng như bên VN nên có hơi dằn sóc vì ổ gà.

Từ bãi đậu xe đi vô hẻm núi dài khoảng 400m đầy hàng quán bán đồ lưu niệm. Chủ quầy tràn ra mời mọc nhưng không hề níu kéo.

Họ mời ăn và uống những sample đựng trong ly nhỏ, nếu mình không ghé vô coi hàng hoá họ cũng vẫn tươi cười.

Có điều tức cười là toilet công cộng tốn khoảng 50cent tới 75cent cho 1 lần ghé thăm bác, nhưng nếu vô quán ăn thì khỏi trả tiền.

Nhà vệ sinh nơi đây rất vệ sinh xứng đáng bỏ ra 75 cent.

Từng đoàn người lũ lượt đi vô coi hẻm núi sát bờ biển.

Đây là 1 khe núi đá có hình mũi tàu, khi sóng biển dồn 2 bên chạy tới, đụng nhau tại cuối hẻm thì 1 cột nước vọt lên cao, xòe ra và ánh mặt trời chiếu vào vô vàn giọt nước li ti sẽ có đủ màu sắc của chiếc cầu vồng.

Hôm nay biển êm nên cột nước không được cao lắm.

Tôi chụp vài tấm hình rồi trở ngược ra tìm nhà hàng để ăn trưa.

Tưởng gì, chứ cái vụ nước vọt từ trong khe ra tôi thấy hoài, có gì đâu mà lạ?

 

Ăn Hải Sản

Người ta mời chúng tôi vô nhà hàng ăn trưa, ngỡ là ăn trong nhà gần mặt tiền, ai dè họ dẫn lên theo bậc thang xi măng tuốt trên cao có dẫy bàn dài ngồi ngó ra biển.

Chúng tôi uống nước dừa.

Đứa cháu kêu sò điệp (shell) con to bằng lòng bàn tay, sau đó kêu mỗi người một dĩa sò huyết nướng 12 con mà có 6 đô.

Họ bưng ra  con cá nướng to đã lóc xương, với rau sống, cơm và bánh tráng bột bắp giá 11 dola đủ cho 10 người ăn.

Như vậy tuy đây là điểm du lịch rất đông du khách mà tiệm ăn có thực đơn với giá biểu đàng hoàng, không hề chặt chém.

Mua mấy đồ quà cáp lưu niệm nho nhỏ xong chúng tôi ra về.

Đến cổng khu du lịch, thấy bọn nhỏ cầm ống lon xin tiền, ông tài xế nói chúng xin tiền để lập đội banh thiếu nhi, cháu tôi kêu ông dừng xe, đưa cho ông 2 tờ 20 đô. Ông ta làm rất gọn là kẹp 1 tờ trong lòng bàn tay, chỉ đưa cho tụi nhỏ có 1 tờ thôi.

Chuyện xẩy ra trong tích tắc, nhưng có đến 2 người trông thấy, thành ra bao nhiêu hảo cảm đối với ông ta bỗng mất hết.

Cháu tôi tính cho tiền típ ông ta 50 đô nhưng khi xuống bến chỉ cho 20 thôi.

Thế mới biết gian tham không có lợi chút nào.

Tôi thì lấy lòng lành nghĩ rằng: Có thể ông ta thấy cho tụi nhỏ đó 40 đô là nhiều quá, mà ở xóm ông có nhiều đứa lâm cảnh nghèo khó hơn, nên lấy bớt phân nửa về cho người khác.

Giá mà ông ta nói thế, có thể cháu tôi vì thương cảm mà cho ông thêm nhiều nữa.

Để kết luận cho bài viết này: Những cặp vợ chồng không còn trẻ, mà cũng chưa già tầm tuổi 65 tới 75 nên đi 1 chuyến cruise 3 ngày, chứ đi lâu thí dụ 7 ngày, hay 1 tháng thì cũng chán lắm.

Với giá 300 dola cộng thêm chi phí xe uber đưa đón, quà cáp, ăn uống khi lên bờ bên Mễ, mà đi nhóm 10 người thì tổng cộng chừng hơn 400 cho ba bốn ngày thì giá quá hời.

Ở nhà mà làm gì? Nhìn mặt nhau hoài chán lắm các cụ ạ.

 

Nguyễn Viết Tân

Ý kiến bạn đọc
26/05/201920:57:38
Khách
Trước đây cũng có những bài viết về các chuyến đi cruise, nhưng tác giả Nguyễn Viết Tân với giọng văn trào phúng nhẹ nhàng, ngòi bút tả chân sống động nhưng duyên dáng và tự nhiên, lại nêu những đặc điểm của việc chọn phòng, cách mang y phục, thời tiết trong năm... đã giúp ích rất nhiều cho những người còn e ngại chuyện sóng gió (như chúng tôi) để có quyết tâm đi du lịch trên biển ("chứ ở nhà làm gì"! Đúng vậy!). Xin cám ơn tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ ba của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bàà đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động chưa từng được ghi nhận. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bà đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Bài viết mới của tác giả được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ năm của bà được ghi là “Viết tặng các bà Mẹ và những người làm con nhân Ngày Từ Mẫu”
Bài viết cho Ngày Lễ Mẹ 12 tháng Năm 2019. Tác giả là một cây bút nữ kỳ cựu tham gia Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua. Năm 2017, với bài viết “Ba Người Đàn Bà Tuổi Dậu”, bà nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ.
Ngày mai, Chủ Nhật 12, 2019 sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Lê Xuân Mỹ, một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Qua Mỹ năm 1998. Cha học tập cải tạo chết trong trại Vĩnh Phú năm 1979, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ.
Năm nay, tháng Năm ngày 12, sẽ là Ngày Lễ Mẹ. Mời đọc bài viết của Pha Lê. Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ năm của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến