Hôm nay,  

Ba Chuyến Đi Của Mẹ

15/05/201300:00:00(Xem: 189967)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân West Covina, Calfornia, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài viết ngắn, thiếu chi tiết, nhưng thể hiện cách nhìn toàn diện về cuộc đời của một bà mẹ Việt thời chinh chiến, chia lìa. Mong tác giả sẽ có dịp góp thêm những bài viết mới với nhiều chi tiết hơn.

Mẹ rời đất Bắc, bỏ lại nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ lại tất cả. Gia tài Mẹ mang theo là bốn đứa con thơ, thêm bốn cái nồi méo mó, chồng chất bồ hóng.

Vào miền Nam, vì quá lo sợ, quá thương người chồng ngoài chiến tuyến, Mẹ suy kiệt. Hơn tám năm trời liệt giường liệt chiếu, đã cướp đi từng sợi tóc của Mẹ, còn cái đầu trọc lóc. Và rồi, cái định mệnh khắc nghiệt vốn dành sẵn cho người lính chiến, Bố đã ra đi. Mất tích, hai chữ ngắn gọn trên tờ giấy khai tử. Không tìm được xác. Còn nỗi đau nào hơn.

Trỗi dậy thôi, không còn con đường nào khác cho Mẹ. Bản thân, thêm bốn đứa con còn nhỏ, ai lo đây?

Mẹ lao vào cuộc chiến mới, vũ trang của Mẹ là câu kinh nguyện, là chuổi hạt mân côi, là sự yếu đau, là bệnh mù chữ.

Lòng Chúa xót thương đã cho bà thành công trên thương trường. Tậu được nhà cao cửa rộng, mua xe gắn máy cho con.

Nhưng rồi cái định mệnh oái oăm của đất nước lại một lần nữa cuốn trôi đời bà vào một chuyến đi nữa. Bà theo con đi Mỹ. Ba đứa đi theo, một đứa ở lại vì mới lập gia đình.

Đến Mỹ, năm mươi hai tuổi đời, không một xu dính túi, Mẹ lo, không phải lo cho bản thân, mà lo cho đứa con trai cả và vợ nó còn kẹt lại Việt Nam. Bà trồng rau bán, bán thêm bánh dầy đậu. Khả năng Mẹ chỉ có thế, nhưng sao cũng đủ lo cho con, lại còn thêm quà cho bốn đứa em của Mẹ còn ở Việt Nam, ba em ruột, một em chồng.

Ôi tấm lòng người Mẹ, tấm lòng người chị cả.

Và chuyến đi cuối cùng của Mẹ, cái định mệnh của con người trần thế, cái gia tài của tổ tông loài người Adam va Eva để lại: sự chết

Mẹ cũng tự lo cho mình, không phiền hà đến con cái. Đất chôn, hòm, chi phí tang lễ, số tiền dư còn lại chia đều cho các con, cả dâu, cả rể và các cháu ở trong nước, ngoài nước, mỗi người 900 đô la Mỹ chẵn.

Tám mươi tuổi đời, thời gian khá dài cho một đời người, Mẹ đã lo gì cho bản thân mình?

Hầu như không một chút gì cho đời sống, ngoài nấm mộ sâu.

Con ngồi đây, trong khu vườn vắng lạnh vào buổi sáng tháng Ba mùa chay Thánh, cũng là ngày Mẹ vĩnh viễn rời xa. Con xin dâng lên Chúa lời kinh nguyện thay cho Mẹ hiền."Chúa thương yêu những người kính sợ Người, Người đã biến đổi những phận hèn tôi tớ được trở nên cao ca."

Tháng Ba cũng là tháng bắt đầu mùa xuân, con kính dâng lên Mẹ bài thơ con làm bên miếng đất trong vườn Mẹ đã trồng rau. Nón lá, nụ cười, đâu còn nữa.

Mẹ ở đâu, Xuân đã về rồi đó
Gạo nếp mềm trong chõ thiếu người trông
Chiếc ghế xưa bên bàn thờ trơ trọi
Chờ đợi ai trống vắng cõi hư không

Mẹ ở đâu, Xuân đã về rồi đó
Vườn thiếu hoa, nay thiếu cả bóng người
Cả nụ cười nghiêng che vành nón lá
Chim lạc bầy, ủ rũ, bóng chiều rơi
(Trích bài thơ Mùa Xuân Nhớ Mẹ)

Trịnh Hùng Quyết

Ý kiến bạn đọc
16/05/201314:29:28
Khách
Dân xứ khác như đạo Hồi, đạo Phật, Ấn không bị tội tổ tông ông ơi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,345,312
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến