Hôm nay,  

Ba Chuyến Đi Của Mẹ

15/05/201300:00:00(Xem: 189898)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả là cư dân West Covina, Calfornia, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài viết ngắn, thiếu chi tiết, nhưng thể hiện cách nhìn toàn diện về cuộc đời của một bà mẹ Việt thời chinh chiến, chia lìa. Mong tác giả sẽ có dịp góp thêm những bài viết mới với nhiều chi tiết hơn.

Mẹ rời đất Bắc, bỏ lại nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ lại tất cả. Gia tài Mẹ mang theo là bốn đứa con thơ, thêm bốn cái nồi méo mó, chồng chất bồ hóng.

Vào miền Nam, vì quá lo sợ, quá thương người chồng ngoài chiến tuyến, Mẹ suy kiệt. Hơn tám năm trời liệt giường liệt chiếu, đã cướp đi từng sợi tóc của Mẹ, còn cái đầu trọc lóc. Và rồi, cái định mệnh khắc nghiệt vốn dành sẵn cho người lính chiến, Bố đã ra đi. Mất tích, hai chữ ngắn gọn trên tờ giấy khai tử. Không tìm được xác. Còn nỗi đau nào hơn.

Trỗi dậy thôi, không còn con đường nào khác cho Mẹ. Bản thân, thêm bốn đứa con còn nhỏ, ai lo đây?

Mẹ lao vào cuộc chiến mới, vũ trang của Mẹ là câu kinh nguyện, là chuổi hạt mân côi, là sự yếu đau, là bệnh mù chữ.

Lòng Chúa xót thương đã cho bà thành công trên thương trường. Tậu được nhà cao cửa rộng, mua xe gắn máy cho con.

Nhưng rồi cái định mệnh oái oăm của đất nước lại một lần nữa cuốn trôi đời bà vào một chuyến đi nữa. Bà theo con đi Mỹ. Ba đứa đi theo, một đứa ở lại vì mới lập gia đình.

Đến Mỹ, năm mươi hai tuổi đời, không một xu dính túi, Mẹ lo, không phải lo cho bản thân, mà lo cho đứa con trai cả và vợ nó còn kẹt lại Việt Nam. Bà trồng rau bán, bán thêm bánh dầy đậu. Khả năng Mẹ chỉ có thế, nhưng sao cũng đủ lo cho con, lại còn thêm quà cho bốn đứa em của Mẹ còn ở Việt Nam, ba em ruột, một em chồng.

Ôi tấm lòng người Mẹ, tấm lòng người chị cả.

Và chuyến đi cuối cùng của Mẹ, cái định mệnh của con người trần thế, cái gia tài của tổ tông loài người Adam va Eva để lại: sự chết

Mẹ cũng tự lo cho mình, không phiền hà đến con cái. Đất chôn, hòm, chi phí tang lễ, số tiền dư còn lại chia đều cho các con, cả dâu, cả rể và các cháu ở trong nước, ngoài nước, mỗi người 900 đô la Mỹ chẵn.

Tám mươi tuổi đời, thời gian khá dài cho một đời người, Mẹ đã lo gì cho bản thân mình?

Hầu như không một chút gì cho đời sống, ngoài nấm mộ sâu.

Con ngồi đây, trong khu vườn vắng lạnh vào buổi sáng tháng Ba mùa chay Thánh, cũng là ngày Mẹ vĩnh viễn rời xa. Con xin dâng lên Chúa lời kinh nguyện thay cho Mẹ hiền."Chúa thương yêu những người kính sợ Người, Người đã biến đổi những phận hèn tôi tớ được trở nên cao ca."

Tháng Ba cũng là tháng bắt đầu mùa xuân, con kính dâng lên Mẹ bài thơ con làm bên miếng đất trong vườn Mẹ đã trồng rau. Nón lá, nụ cười, đâu còn nữa.

Mẹ ở đâu, Xuân đã về rồi đó
Gạo nếp mềm trong chõ thiếu người trông
Chiếc ghế xưa bên bàn thờ trơ trọi
Chờ đợi ai trống vắng cõi hư không

Mẹ ở đâu, Xuân đã về rồi đó
Vườn thiếu hoa, nay thiếu cả bóng người
Cả nụ cười nghiêng che vành nón lá
Chim lạc bầy, ủ rũ, bóng chiều rơi
(Trích bài thơ Mùa Xuân Nhớ Mẹ)

Trịnh Hùng Quyết

Ý kiến bạn đọc
16/05/201314:29:28
Khách
Dân xứ khác như đạo Hồi, đạo Phật, Ấn không bị tội tổ tông ông ơi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,003,167
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến