Hôm nay,  

Kiếp Nghèo Đời Cô Lý

26/06/200700:00:00(Xem: 210830)

Người viết: Trần Đông Thành

Bài số 2029-1892-596vb3260607

*

Tác giả là cư dân San Jose, công việc: Income Tax Services,  đã góp nhiều bài viết đặc biệt.  Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

*

Cô Lý con bà Sáu Vụ còn nằm ngáy khò trên chiếu manh trải trên bộ ván gỗ đã tì vết vì miểng đạn pháo kích. Bà sáu Vụ la ầm giữa tiếng gà đua nhau gáy sáng:

- Con Lý dậy đi con. Trời trưa trật rồi!

Cô Lý vặn vẹo cái lưng nghe răng rắc rồi đâu cũng vào đấy, ngủ chín mùi đôi mắt. Bị bà quở:

- Dậy đi con! Làm cái gì mà ngủ như chết! Không sợ ế chồng à"

Bà sáu Vụ không che kịp cái ngáp dài mở rộng tan hoang cửa miệng. Lý ỉ ôi:

- Ô qu...a! qu...a!

Nàng lăn mình qua bên hai bàn tay kẹp vào háng giữa hai chân gắn bó lại.

Ông Sáu se điếu thuốc rê trong tờ giấy loch bật diêm quẹt mồi lửa:

- Bà cho con ngủ chút cho đã thèm cũng chẳng sao mà.

Bà quạu:

- Rồi thức dậy ra chợ chòm hỏm xách đích về.

- Đít đâu để cho bà xách"

Ông Sáu Vụ co chân bó gối. Ông thở một hơi dài qua khói thuốc bay lên vẩn vơ cuồn cuộn. Lý nghe cha mẹ cải cọ, nàng dẹp chiếu bới lại mái tóc ngồi dậy ra khỏi giường. Lấy gáo dừa khô múc nước tấm lên mặt, trút vô miệng ọc ọc vài ngụm nước rồi ra vách sau vội vàng bỏ thúng mủng vô vống, tay chìa cây đòn gánh đi ra con đường cái quan, miệng hô lanh lảnh "Ai có dừa khô bán không"".

Ông sáu vác cái phản và cần câu lươg ra đồng làm việc trong khi bà Sáu cầm bỏ con dao phay vào thúng đi hướng xã trên nhỗ cỏ lấy tiền công nhật.

Cô Lý nhốt cuộc đời son trẻ vào nghề bán hàng rong kiếm tiền nuôi gia đình. Sáng sớm chùa công phu hiệp nhất, nàng có mặt rảo trong các con đường làng lân la mua quài cau, xấp trầu, dừa khô, tươi, gánh hàng lộc cộc ra chợ bán. Hết phiên chợ, nàng ghé hàng thịt nạc, cá tôm loại thủy sản về bán cho bà con trong làng.

Khi thì xôi vị, bánh bò, bánh thững màu vàng nghệ rất hấp dẫn, khi thì bánh mì, bánh bèo, bánh cam. Cá lóc, thịt đùi, ba rọi. Lắm ngày tối lắm nàng mới về nhà vì hàng chưa bán hết. Nàng cộ nhiều quá đôi thúng nặng trĩu, đôi vống thẳng đứng như thả dù, cây đòn gánh thì cong hình mũ ô. Tôi nghiệp cho cái vai cô gái chịu đựng nặng nề từ đường xa về nhà, song u nần. Cha mẹ già sức yếu, cô Lý phải gánh vác việc gia đình nhiều hơn nữa. Thúng li bì thực phẩm... Vống kêu răng rắc. Đòn gánh oằn kĩu kịt.

Cha mẹ mất để lại cho nàng tài sản một chiếc gánh gia truyền. Cô Lý tiếp tục đi trọn con đường gánh gồng của mẹ truyền nối. Nhà thì ở đậu của một điền chủ.

Rồi nàng có chồng, không được đời cưu mang núp bóng tùng quân mà phải càng vấn thân nuôi ăn nuôi mặc người chồng nghiện rượu. Đầm ấp lúc bầm vập nài hoa vập liễu, đay nghiến khi say sưa, nói năng bừa bãi. Nàng tìm cuộc vui trên bờ vai có gánh hàng nặng trĩu. Cười vang khi hàng bán hết sạch.

Chồng chị Lý chết vì say rượu. Anh nằm chết cứng đơ trong đám mía  có lẽ vì bị nhập thổ chướng khí. Nàng khóc vùi không ai rõ nàng khóc vì thương tiếc chồng hay vì nàng rảnh nợ" Sự thật chỉ có cái nghèo mới trả lời thông suốt mối đa nghi đó.

Chị Lý đã ngoài tuổi ngũ tuần. Chị đi Mỹ theo chương trình ODP, diện anh em bảo lãnh.

Một năm orientation, học lái xe, học Anh ngữ. Mở mang kiến thức về đường sá rất xa lạ đối với một goá phụ sống ở làng quê Việt Nam, giam mình trong hàng tre cửa làng, cả đời chỉ vài lần thấy chiếc xe hơi, không đẩy mà chạy vùn vụt.

Sau đó, người chị qua đời vì một tai nạn xe cộ trên xa lộ. Bà Lý mướn nhà cho share phòng. Mượn tiền lo đám táng người chị bất hạnh qua đời.

Hết nơi nương tựa. Từ nay bà Lý lăn xả vào xã hội Mỹ, xin làm nghề electronic assembler. Làm nhiều hãng bị lay-off cũng bao nhiêu đó. Bước qua nghề waitress làm chẳng bao lâu  bị chủ cho nghỉ việc vì bà con của họ qua cần chỗ làm. Vay tiền học nail, được hành nghề nail trong vài tháng bị ra tòa vì khách bị nhiễm trùng fungo. Bà Lý ra tòa với số tiền bồi thường tiệt hại cho thân chủ có lẽ suốt đời bà không bao giờ trả nổi. May quần áo kỹ nghệ được vài tháng thì chủ nghỉ việc vì chủ không có đủ đồ lãnh may cho thợ. Giữ em bé, sơ sẩy em bị té, chủ không thưa gởi nhưng đòi tiền thuốc men, dù giữ trẻ một năm cũng không đủ tiền trả cho cha mẹ gửi con "Baby sister"

Người ta gặp bà Lý làng An Mỹ ở Việt Nam nay qua Mỹ lượm từng cái lon nhôm cán dẹp bỏ vào xe shopping car đẩy đi bán. Bà không ăn sáng cũng không ăn trưa. 10 cái lon nhôm coca, budweizer, hennyken thu nhập trên dưới 1 dollar. Có lần đi cả một cây số bươi tìm trong thùng rác chỉ được vài cái lon bia lem luốc đất cát trong chất chứa đầy tro thuốc...

Và rồi bệnh tật đến. Trên giường bệnh VMC, bà Lý đọc giấy xác định:

"I read and understand what does it say in the confirmation" The result foregoingwill be 50 per cent or less. You sign this paper if consent the process of surgegy..."

Bà Lý rà xuống phần ký tên cọt quẹt cho chữ ký rồi đưa cho y tá:

-Here, you can have it.

Cô y tá sững sờ:

- Did you understand it clearly"

Ngắn gọn:

- Yes! Did!

- Why you read it very fast"

- Such is in the fact! Unavoidable thing.

Hỏi lại tính cách nghề nghiệp:

- Are you sure"

Thẳng thắn:

- Surely!

6 giờ AM, bên giường bệnh Valley Medical Center Hospital có mặt bác sĩ mổ, bác sĩ gây mê. Họ cho biết:

- You are on going Surgery. It will take 30 minutes off to complet my duty. What do you want to say to us"

- No!

- You have any relatives or friends in the Unites States"

- No! Nothing at all!

- You fell best"

- No bad!

Bà Lý vừa lắc đầu trả lời Bác sĩ, vừa cười cười xướng thơ Việt than thân:

"Cái nghèo là cái chi chi""

"Trèo non xuống biển nó ghì theo sau"

"Đời tôi mấy kiếp lao dao"

"Cái nghèo mày bám mãitao làm gì" (TDT)"

Bác sĩ mổ hỏi "What did she sa""

Cô y tá gốc Việt dịch bài thơ vịnh nghèo ra tiếng Anh:

"What the mean of people in needy is"

"Poverty along with us will claims close by on the mountains"

"Overwhelming my life since long"

Cả bọn cùng cười rộ!

Bà Lý đếm từ 01 chưa đến số 10 thì ngã đầu quẹo một bên. Mặt cố tươi cười như ngủ nhưng là giấc ngủ triền miên, thiên thu vĩnh biệt, từ giả cuộc đời. Let Poverty go away! Not nice!

Một người Mỹ gốc Việt biết hoàn cảnh bà Lý, cầm khăn đắp cho thi hài trước khi đưa tiễn:

- You will get in the happiness in your life by not as much pour as you are foregoing from this time.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,009,966
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến