Hôm nay,  

Bán Thân Vì... Nước Mỹ

25/06/200700:00:00(Xem: 141252)

Người viết: Trần Huyền Chi

Bài số 1280-1891-595vb2250607

*

Tác giả cho biết bà sinh năm 1959, mẹ của 4  con, hiện là cư dân VA Beach, tiểu bang VA, làm nghề “dũa nail.” Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là tự truyện của người vượt biển năm 90 , khi trại tị nạn đã chính thức đóng cửa, thanh lọc, với nhiều chi tiết thật sống động, xúc động về đảo tị nạn.   Bài mới lần này là chuyện  người bán thân để du học, được ghi là “víêt theo lơì kể của Bác Út hiện định cư taị nam California.”

*

Nhận được thư  nhà gửi sang Hồng bực lắm, bực đủ thứ chuyện, cái lũ em của Hồng thật là lắm chuyện, không biết điều tí nào. Ngày xưa mỗi lần nhận thư Việt Nam Hồng vui lắm, còn bây giờ thì mỗi khi thấy thư Việt Nam gửi qua, Hồng chán lắm nhiều khi chẳng muốn đọc tí nào. Chuyện vui không thấy, chỉ toàn  chuyện buồn không...

Lúc thì Tèo anh xin tiền để mua xe Cá Mập chở khách du lịch, khi thì Tèo em xin tiền mở tiệm in thiệp đám cưới. Hồi chưa có tiền thì không sao, lúc có tiền rồi, thì thư qua, đứa này tố khổ đứa kia.

Tèo anh nói Tèo em xài phí, không lo làm ăn, tối ngày biên đề với cá độ đá banh. Tèo em thì méc Tèo anh từ khi có xe du lịch, chị dâu ở nhà không thèm đi làm, tối ngày lo đánh quần, đánh áo, móng tay móng chân sơn đỏ, cái mặt vênh vênh, phách lối thấy mà ghét, ra ý ta đây là bà chủ xe du lịch chứ có chơi đâu. Hồng ngán ngẩm thở ra: chung qui cũng chỉ vì ghen tị tiền bạc mà thôi.

Còn về phần mẹ Hồng, mỗi tháng Hồng gửi về phần bà tiền chợ là 200, mà bà vẫn chưa hài lòng, ý nói 200 mà  nhiều nhặn gì. Có tháng Hồng gửi về trễ, tháng nào gửi trễ thì bà phải mượn họ hàng xài trước, chờ Hồng gửi về trả lại sau. Mọi người đâu có biết tuy Hồng làm có tiền thiệt, nhưng sau khi trừ thuế ra trả đủ mọi thứ bill, Hồng đâu có dư bao nhiêu.

Còn tiền sữa, tiền baby sister cho 2 thằng con... Mấy năm trước khi chưa có con, Hồng để dành được chút ít, nên khi Tèo anh, Tèo em xin vốn làm ăn, Hồng lập tức gửi liền với lời dặn liệu mà làm ăn đừng để mất vốn, không có lần 2 đâu nhe! Bây giờ thì chi tiêu đủ thứ, nàng đâu có dư như ngày xưa, mà có ai hiểu đâu.

Hồng cay đắng nhớ lại chặng đường liều lĩnh đi đất Mỹ của nàng...

Ngày đó Hồng mới 20 tuổi, nhờ có chút ít nhan sắc trời cho, chạy chọt đủ thứ nàng xin vào làm kế toán cho một Ngân Hàng nhà nước. Giám đốc là một ông cán bộ sói đầu gần 60 tuổi, mọi người thường gọi là chú Hai... Khi ấy có phong trào mỗi Ngân Hàng được cử 2 người đi qua Mỹ theo diện du học để học hỏi thêm kinh nghiệm và trau dồi nghề nghiệp.

Hồng không bỏ qua dịp may hiếm có này, nàng đăng ký đơn xin đi với điều hứa là sau khi học xong sẽ quay về phục vụ đất nước. Đơn từ giấy tờ đã đầy đủ, Hồng chỉ còn thiếu tấm giấy của Ngân Hàng chứng nhận nàng có tài sản ở Việt Nam trị giá là 200 triệu đồng.

Thời kỳ ấy, số tiền đó thật lớn lao, cho dù cả nhà nàng có bán hết đất đai, ruộng vườn, bán luôn cả bàn thờ ông cố tổ cũng không đủ nữa. Suy nghĩ nát óc Hồng không biết phải tính làm sao. Ngày phỏng vấn sắp đến, Hồng đâm ra hoảng quá. Chiều hôm đó chú Hai đến Ngân Hàng kêu Hồng phải bổ túc giấy chứng nhận có tài sản ở Việt Nam. Hồng dạ cho qua chuyện rồi mong sao cho đến giờ về. Đến lúc tan sở Hồng liền chạy theo chú Hai, leo nhảy đại lên xe của chú và nói nàng muốn chú chở nàng đi đến một quán cà phê vắng người, nàng có chuyện muốn bàn với chú.

Đến quán cà phê nàng ngồi sát bên chú Hai, cầm bàn tay già nhăn nheo của chú lên mà năn nỉ, ánh mắt nàng long lanh, giọng như muốn khóc, nàng năn nỉ ỉ ôi nói 6 câu vọng cổ đại để là xin chú hãy thương nàng, làm ơn giúp nàng ký giấy chứng nhận nàng có tài sản ở Việt Nam, để nàng được đi du học, trước là mở mang kiến thức, sau là khi về nàng sẽ hết lòng phục vụ đất nước, ơn của chú nàng mãi mãi khắc ghi và chẳng bao giờ quên ơn của chú (nói láo thôi, có điều kiện đi được thì dông luôn, ở đó mà quay về phục vụ với không phục vụ).

Quả thật những kinh nghiệm lâu năm trong quân ngũ làm cho chú Hai trở thành một con người vô cùng thực tế. Chú đã đưa ra điều kiện trao đổi bánh ít đi thì bánh quy lại. Nếu Hồng chịu làm nhân tình của chú, thì ông sẽ giúp nàng, hơn nữa ông quen biết rất nhiều, nếu có lời gởi gấm của ông thì chắc ăn hơn, hồ sơ của nàng sẽ được giải quyết mau lẹ. Hồng nhìn chú Hai mà chán ngán quá, thật đúng là câu nói mà mọi người trong sở thường hay nói: nếu đi thi về cuộc thi tuyển lựa người xấu, thì có lẽ chú Hai là người được giải nhất. Da chú thì nhăn nheo từng lớp, có lẽ chú nên di căng da mặt thì tốt hơn, 2 con mắt ti hí, đầu thì sói không có tóc, còn hai hàm răng của chú nữa, lúc chú nói chuyện cứ lập bập lại với nhau như người nói ngọng. Làm thế nào bây giờ"

Hồng nhanh trí suy nghĩ, dịp may không đến 2 lần, vả lại cái gì cũng phải có cái giá của nó chứ, ngày xưa nàng Kiều phải bán mình chuộc cha, còn Hồng phải bán thân đi tìm Tự Do, tìm cơ hội lo cho gia đình, tính ra nàng còn may mắn hơn Thúy Kiều trăm ngàn lần.  Chú Hai cán bộ đen đủi đáng ghê tởm thiệt, nhưng còn bọn hải tặc Thái Lan ngoài biển đông thì sao. Vậy mà biết bao người cũng đã phải liều thân, liều mạng xuống thuyền vượt biển. Thôi thì: cũng liều nhắm mắt đưa chân, để xem con tạo xoay vần đến đâu. Hồng liều gật đầu ưng thuận.

Thế là mọi việc tiến hành y như mong muốn của Hồng. Gần ngày đi, chú Hai càng đòi gặp nàng nhiều hơn. Chú nói chú đã ghiền Hồng rồi chú kêu Hồng sau khi về nước chú sẽ mua cho Hồng một căn nhà, bảo bọc cuộc sống của nàng, vì chú thương nàng nhiều quá, nếu nàng chịu làm vợ hai của chú, nàng muốn gì chú cũng ưng thuận.

Hồng chỉ ậm ừ cho qua chuyện, chứ thâm tâm nàng có thương yêu gì chú đâu. Mấy đêm liền  chú đòi Hồng đủ thứ. Sau mỗi lần trả nợ quỉ thần, Hồng đã ứ nước mắt,  khi nhìn chú Hai  nằm há hốc miệng ra mà ngủ, còn ngáy ồ nữa chứ, Hồng nhìn mà càng thêm ghê tởm. Vậy mà ở ngân hàng, ngày ngày chú thao thao bất tuyệt giảng đủ thứ đạo đức.  Toàn bọn đạo đức giả.  Rồi nàng cũng ghê tởm cho bản thân của mình, không thương, không yêu mà cũng đã đớt đú đởn, làm như tình nghĩa mặn mà lắm. Bây giờ nàng cảm giác được phiêu linh của người xưa, 2 gia đình đính ước với nhau, cả hai không hề biết mặt, không hề yêu thương, đôi khi cũng sống đến già đó thay. Thì ra một người phụ nữ, dù không yêu thích người đàn ông của mình, cũng vẫn có thể chung sống được. Chính là sự chịu đựng, sự hy sinh. Thế mới biết con người ghê gớm thật, để đạt được ý đồ của mình, con người có thể làm đủ mọi chuyện. Thôi thì cũng xong, chỉ còn ít ngày nữa, cố gằng trả nợ đời cho rồi. Hồng tự nhủ với lòng như vậy...

Qua đến Mỹ còn thê thảm hơn Hồng tưởng nữa kìa, sinh viên đi du học phần đông là con cán bộ, ai cũng có tiền người nhà gửi hàng tháng qua để ăn học, còn Hồng làm gì mà có ai gửi qua, nhà không đủ ăn nữa, tiền đâu là gửi cho nàng. Sau giờ học nàng xin vào 1 tiệm bán Hambuger, 10 năm về trước, mỗi tuần nàng chỉ lãnh được có $1.25 thôi, nhưng cũng tạm đủ, còn hơn là không, khi đi học Hồng bao giờ cũng nhịn đói, chờ đến lúc vô chỗ làm ăn bánh Hambuger bự tổ chảng no cả ngày, chị chủ người Việt cũng dễ thương, chị nói muốn ăn gì thì cứ tự nhiên, gần đến giờ về Hồng ăn thêm 1 cái nữa, trước khi về còn đem theo bịch khoai tây chiên để sáng mai ăn sáng trước khi đi học. Nhờ vậy Hồng đở phải lo về miếng ăn mỗi ngày...

Cả năm trôi qua thật nhanh, gần đến ngày trở lại quê nhà rồi, Hồng không biết làm cách nào để được ở lại Mỹ, nhiều lúc Hồng tự nghĩ hay là đứng trước chợ, treo cái bảng trước ngực kèm với lời rao: "Tìm người bảo lãnh để được ở lại, hứa sẽ làm vợ hiền, chung thủy suốt đời".

Hồng lo quá, chỉ biết cầu trời Phật mà thôi. Có lẽ lời cầu nguyện của Hồng đã thấu đến mây xanh nên bỗng dưng chiều hôm đó, sau khi tan học Hồng cùng con bạn tên Lan sánh đôi ra về. Lan chợt nói bữa nay Sinh Nhật của nó, anh nó sẽ đến rước nó đi ăn, và nó rủ Hồng đi theo cho vui. Hồng nhận lời, tối đó Hồng ăn thật no, ăn tự nhiên không hề mắc cỡ, bù lại những ngày ăn Hambuger ngán lên tận óc.

Anh của Lan tên Hưng, người thì hơi thấp, mắt đeo cặp kiếng rất đạo mạo, anh rất ít cười chỉ ngồi nhìn Hồng ăn mà không nói gì cả. Cảm thấy Hưng có cảm tình với nàng, một ý đồ vừa lóe lên trong óc nàng. Bởi thế sau khi chia tay ra về, nàng lại nũng nịu ngỏ ý muốn gặp Hưng ngày hôm sau (cái nghề nũng nịu, nhỏng nhẽo là nàng đã giỏi lắm, ai qua được nàng.)

Ngày hôm sau khi đi ăn, Hồng dùng những cử chỉ quyến rũ, những lời nói nhẹ nhàng (nói đúng hơn nàng đang dùng Mỹ Nhân Kế để chài Hưng), Hồng năn nỉ nói hết sự tình cho Hưng nghe, ngỏ ý muốn Hưng giúp nàng được ở lại đất Mỹ này. Hưng cũng thẳng thắn không kém, điều kiện Hưng đòi là nàng phải làm vợ chàng.

Nhìn Hưng, Hồng lập tức nhớ tới hình ảnh chú Hai lãnh đạo ngân hàng ngày nào. Làm một bài tính thiệt nhanh, ở đời có cái gì free bao giờ cái gì cũng có cái giá của nó. Thôi thì chẳng thà lấy đại 1 chàng Việt Kiều Mỹ cho xong, còn hơn là quay về Việt Nam nhìn chú Hai há mồm ngáy ò ò. Không chừng còn phải qua tay mấy thằng Đài Loan, Hàn Quốc nữa... Dựa vào chú Hai, kéo dài được bao lâu, cuộc sống cũng chẳng có tương lai...

Một lần Hồng đã bán thân cho chú Hai để được qua Mỹ, bây giờ bán thân lần nữa để được ở lại Mỹ có sao đâu, chỉ sợ không có người mua thôi. Nhìn Hưng kìa... Còn đòi gì hơn nữa.

Và rồi mọi chuyện suông sẻ. Hồng đã có thể ở lại Mỹ, làm ra tiền gửi về nuôi mẹ, giúp em. Vậy mà thư nhà thì không ngừng kèn cựa, đòi hỏi. Hồng thấy buồn quá, cả gia đình nàng chỉ nghĩ đơn thuần là Hồng đi du học rồi kết hôn với người có quốc tịch Mỹ nên được ở lại. Chứ đâu có ai biết để có được ngày hôm nay, được sống trên đất nước tự do, Hồng đã phải ngã giá bán thân đến 2 lần. May mà lần bán thân thứ hai ở đất Mỹ Hồng gặp người tử tế.

Chắc cũng có lẽ là duyên nợ, lúc đầu nàng lấy Hưng chỉ vì muốn ở lại đất Mỹ, nhưng ở lâu dần, nước chảy đá mòn, dần dần tình cảm nảy sinh. Kết quả là bây giờ là nàng rất hạnh phúc bên chồng cùng với 2 đứa con.

Đang miên man với những ký ức của dĩ vãng, Hồng bỗng giựt mình khi nghe tiếng con khóc./.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,033,749
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến