Hôm nay,  

Thằng Mỹ, Thằng Tây, Thằng Cộng Sản

13/01/200300:00:00(Xem: 151908)
Người viết: MINH TRANG
Bài tham dự số: 399-708-vb2013

Minh Trang là tác giả được trao tặng giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ hai 2002, với bài viết “Tên Mỹ, tên Việt” và nhiều bài viết đặc sắc khác như “Con gà cưng”, “Đổi Mới Là Chết.” Ông hiện định cư tại Canada. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
*

Khi mới sang Mỹ được sáu tháng, Hoàng xin được một việc làm tại tiệm làm bánh Pizza ở vùng Little Sài Gòn.
Công việc cũng không có gì là nặng nhọc, lương hơi thấp, chỉ có 5 đồng một giờ, tuy vậy Hoàng cảm thấy hài lòng vì tuổi tác của chàng đã lớn. Nếu muốn tìm việc lương cao hơn thì lại phải đổ mồ hôi và sức lực nhiều hơn và chắc chắn là tinh thần phải căng thẳng lắm. Bất cứ thành công gì ở đời cũng phải trả giá. Hoàng đã ngao ngán lắm rồi. Bây giờ chàng chỉ muốn làm một việc gì có tính cách "dưỡng già" để chờ ngày về hưu.
Tiệm chỉ có năm người, gồm bốn người thợ, một người quản lýû, kiêm luôn công nhân. Trong số năm người thì có hai người Việt Nam, hai người Mễ, còn người quản lý là Mỹ đen. Mỗi khi vãn công việc, Hoàng thường rủ ông bạn già, tuổi xấp xỉ sáu mươi, ra ngồi ở chiếc ghế băng ở đằng sau tiệm, tán dóc. Công việc trong tiệm rất vô chừng. Khi có nhiều order đặt hàng thì năm người cắm đầu cắm cổ làm trối chết, nhưng cũng có khi ế hàng thì Hoàng và ông Bảy ngồi hút thuốc, tán dóc đến chán thì thôi. Hai người Mễ thì lại tìm đến nhau, "coỏng" tiếng Tây Ban Nha, còn trơ trọi lại anh chàng Mỹ đen, không biết nói chuyện với ai, bèn ôm chiếc ti vi, coi chương trình thể thao! Thế là vui vẻ cả làng!
Tối nay, sau một hồi "thao dợt trận địa" đến tháo mồ hôi, công việc đã vãn, Hoàng lại rủ ông bạn già ra sân sau ngồi chơi, tán dóc. Ông Bảy tuy lớn hơn Hoàng gần mười tuổi nhưng ông ta rất chan hòa, coi Hoàng như anh em và hai người rất tâm đầu ý hợp. Ông vào làm trước Hoàng đến gần ba năm nên có nhiều đề tài liên quan đến nghề nghiệp để nói. Sau khi châm một điếu thuốc, nhả khói dật dờ, ông bắt đầu vào chuyện:
- Tôi làm ở tiệm này được ba năm thì tiệm cũng đã thay đổi tới ba đời chủ.
Hoàng hỏi cho có chừng:
- Vậy sao" Chắc là tiệm bị ế lắm"
Ông Bảy đáp:
- Không phải vậy. Nếu thực sự ế thì tiệm này đóng cửa luôn rồi. Vì công chuyện làm ăn nên họ sang lại cho người khác thôi.
Hoàng lại tò mò hỏi:
- Mấy người chủ trước có dễ chịu không, trả lương có khá không"
Ông Bảy hớp một ngụm trà rồi nói tiếp:
- Thằng chủ đầu tiên thì dễ chịu, chơi đẹp. Nó giàu lắm, có trên một chục tiệm Pizza ở khắp vùng này. Thỉnh thoảng, có khi cả tháng, nó mới ghé tiệm một lần, kiểm tra sơ sơ rồi đi. "Băng" tụi tôi gồm tôi với ba thằng Mễ và thằng Mỹ đen muốn làm trời, làm đất gì thì làm! Vào những ngày lễ như Valentine, Thanks Giving, nó đều có quà cho người làm. Dịp Lễ Giáng Sinh, tết Tây thì khỏi nói, vừa cho quà, vừa cho tiền, đã lắm! Nhưng sau đó, nghe nói nó chuyển sang làm ăn ở lãnh vực kinh doanh khác, có lời nhiều hơn, nên nó sang bớt một số tiệm Pizza cho người khác ...
Hoàng hỏi:
- Còn người chủ thứ hai"
Ông Bảy kể tiếp:
- Ông này thì ... kẹo kéo! Cũng thuộc loại giàu vì tôi thấy ổng đi chiếc BMW nhưng kẹo và ... bẩn lắm! Tiền lương thì ổng trả cũng như thằng chủ trước. Có đều không bao giờ cho quà cáp gì, đã vậy, đôi khi còn mượn đỡ tiền "tip" của nhân viên để mua thuốc lá rồi "quên" trả! Ổng nói là vì trong túi không có tiền lẻ, chỉ toàn giấy bạc trăm thôi!!! Cũng may ổng sang tiệm này mới được có một năm thì lại sang cho người khác, chớ nếu không thì chắc tôi cũng đã xin nghỉ việc! Nghe nói ổng thua cờ bạc gì đó ...
- Còn người chủ thứ ba thì sao"
Ông Bảy đáp:
- Thằng này thì cũng được. Không hào phóng như thằng chủ đầu tiên nhưng cũng không đến nỗi keo bẩn như ông thứ nhì! Anh mới vào làm có một tuần nên chưa biết, có thể tuần sau nó ghé tiệm thì anh sẽ gặp mặt ...
Đến lúc này thì Hoàng chợt hỏi ông Bảy:
- Có phải người chủ đầu tiên là người Mỹ, người chủ thứ hai là người Việt, còn người chủ thứ ba cũng là người Mỹ"
Ông Bảy ngạc nhiên:
- Sao anh biết"
Hoàng thủng thẳng đáp:
- Thì nghe anh kể là biết ngay thôi, có gì khó đâu!
Ông Bảy vội đoán:
- À, phải rồi, chắc anh đoán người chủ Mỹ thường là rộng rãi, còn chủ Việt Nam thường là keo kiệt"
Hoàng xua tay:
- Không phải vậy. Chủ Việt cũng có nhiều người rất tốt và ngược lại thiếu gì thằng Mỹ keo bẩn!
Ông Bảy chất vấn:
- Vậy thì tại sao anh biết được chính xác, đó là hai người Mỹ và một người Việt"
Hoàng bèn cười thật vui và nói:
- Anh Bảy à, vấn đề là ngôn ngữ thôi. Câu chuyện này hơi dài dòng cho nên tôi xin phép anh phải vào nấu thêm bình trà nữa thì mới kể cho anh nghe được!
Ông Bảy nhanh nhẩu:
- Được, anh cứ để đó tôi lo cho, cắm điện chút xíu là xong ngay.
Nói xong, ông đi vào tiệm nấu bình trà. Chỉ đánh loáng ông đã trở ra với bình trà nóng hổi:
- Rồi, bây giờ "đại ca" kể cho tôi nghe đi!
Như để cám ơn thiện chí của ông bạn già, Hoàng nhập đề hơi dài dòng:
- Anh Bảy à, phải nói là từ khi gặp anh, tôi rất quý mến anh và thấy rất yêu đời. Tôi cho rằng trong công việc làm hàng ngày mà ta gặp được một người bạn tốt và tâm đầu ý hợp thì cho dù lương có thấp đi chăng nữa, cũng hạnh phúc hơn ngàn lần làm job lương cao mà gặp toàn những thằng ... chó đẻ! Tụi nó làm cho mình bực bội, mà bực bội nhiều thì dễ sinh bệnh tật rồi mau chết! Bởi vậy anh chính là liều thuốc bổ của tôi đó!
Ông Bảy cười hì hì, không nói lời nào. Hoàng bắt đầu giải thích:
- Sở dĩ tôi biết là vì anh gọi người chủ thứ nhất là "thằng", người chủ thứ hai là "ông" và người chủ thứ ba là "thằng"! Hễ đã gọi là "thằng" rồi thì có thể nói khẳng định đến chín mươi chín phần trăm đó không phải là người Việt! Có thể người chủ đó già đến tám chín chục tuổi, hoặc trăm tuổi, nhưng "thằng" thì vẫn là thằng! Còn chủ Việt Nam thì ta gọi là "ông", ngoại trừ trường hợp người đó quá nhỏ tuổi. Trong trường hợp mình không thích người chủ Việt thì mình có thể gọi là "thằng" nhưng thường kèm theo chữ "cha"! Chẳng hạn như:"Thằng cha đó kẹo lắm!" Đây là thói quen của đa số người Việt mình chớ không phải riêng gì mình anh. Có lẽ do nói quen nên ít người để ý nhưng riêng tôi thì hay để ý những chuyện vụn vặt, lẩm cẩm nên mới có chuyện để hầu anh tối hôm nay!
Nghe Hoàng lý luận, ông Bảy cảm thấy thích thú:
- Ờ hé, nhận xét của anh thật thú vị! Anh nói tiếp đi ...
Hoàng nhấp một ngụm trà rồi nói tiếp:
- Theo tôi nghĩ, ngôn ngữ là thói quen lâu đời truyền lại. Có thể nói, nó phản ảnh một phần nào phong tục tập quán, cũng như một phần văn hóa, văn minh của một dân tộc. Từ thời xưa, thời các vị vua triều Nguyễn chẳng hạn, dân mình vẫn coi khinh những người ngoại quốc. Hồi đó người ta gọi mấy thằng Pháp là giống "bạch quỷ" vì tụi nó da trắng và coi tụi nó như giống man di mọi rợ. Thậm chí, theo người xưa kể lại, khi tụi Pháp tấn công vào Đà Nẵng năm 1858, dân mình đổ xô nhau đi hái ổi xanh, đổ ra ngoài đường để tụi Pháp đạp phải, trượt té. Sở dĩ dân mình làm như vậy vì họ tin rằng giống "Bạch Quỷ" không có đầu gối, một khi đã bị té rồi là không đứng dậy được và sẽ bị mình bắt trói dễ dàng! Tôi còn nhớ có hai câu sấm của Trạng Trình tiên đoán vận mệnh nước mình sau này sẽ có "tám con gà" ở trên mây và có "thầy tăng" bị chết cháy. Quả nhiên, sau này có viên Toàn quyền Đông Dương tên là Pasquier, bị rớt máy bay chết. Người đời sau này lý giải câu sấm như sau: Pasquier, phát âm theo tiếng bồi là "bát kê" mà bát kê tức là tám con gà. Còn "thầy tăng" nói lái lại là ... thằng tây, như vậy là đúng quá xá! Nếu quả thật đó là những câu sấm thứ thiệt, không bị pha chế, tam sao thất bổn thì ngay từ thời Trạng Trình, ông bà mình đã gọi người Pháp là "thằng" rồi: thằng Tây! Không những chỉ có "thằng tây" thôi mà tất cả các dân tộc khác trên thế giới, đến nước mình xâm lăng hoặc kinh doanh, du lịch, cũng đều bị gọi là "thằng" tuốt luốt: thằng Tàu, thằng Nhật, thằng Đại Hàn, thằng Ấn Độ, thằng Anh, thằng Mỹ, thằng Pháp, thằng Đức, thằng Úc, thằng Tân Tây Lan, thằng Liên Xô, thằng Cu Ba, thằng Hung-Ga- Ri, thằng Bun-Ga-Ri, thằng Rô-Ma-Ni, thằng Ba Lan, thằng Tiệp Khắc, thằng Mễ, thằng Cam-Pu-Chia, thằng Lào, thằng Thái, thằng Mã Lai, thằng Nam Dương, thằng Phi Luật Tân, thằng Hồng Kông, thằng Đài Loan v..v... Đôi khi người mình còn gọi thằng Tàu là thằng Chệt, thằng Cam-Pu-Chia là thằng Miên, thằng Ấn Độ là thằng Chà Và, với vẻ coi thường, châm biếm. Đó là những dân tộc ở xa và những người láng giềng của dân Việt mình. Còn những dân tộc ở trong cùng lãnh thổ của mình, không phải là người Việt, cũng bị gọi là "thằng" tuốt luốt. Tôi còn nhớ có câu ca dao: "Tiếc thay cây quế giữa rừng. Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo"!


Nếu anh để ý, trong câu chuyện hàng ngày, khi đề cập đến những người không phải người Việt, mình thường dùng những chữ như "thằng", "con" và khi thuật lại những cuộc đàm thoại với họ, mình thường dùng những đại danh từ như "mày, tao, nó", chẳng hạn như:
- Hồi sáng nay tao mới gặp thằng John, giám đốc. Nó nói với tao như vầy:" Nếu mày muốn lấy vacation thì phải lấy ngay trong năm nay, không được để tới sang năm. Tao muốn năm nào thanh toán trọn vẹn trong năm đó".
Hoặc: - Con Linda, trưởng phòng, nói với tao là:" Mày chịu khó làm overtime ngày thứ bảy, tao sẽ tăng lương cho mày"
Hoặc: - Mấy anh em mình góp tiền mua quà Giáng Sinh cho thằng chủ nghen. Nó tặng tụi mình mỗi người một cái check, một chai rượu với một con gà tây ...
Có thể ông John hoặc bà Linda nào đó là những người đã lớn tuổi, nhưng đều bị gọi là "thằng" hoặc "con" tuốt luốt. Rất ít khi có trường hợp người mình dùng các chữ như "ông, bà", "anh/chị, tôi" để tường thuật lại các cuộc đàm thoại có liên quan đến những đối tượng không phải là người Việt ...
Hoàng nói đến đây thì anh đặt một câu hỏi:
- Anh Bảy à, vậy thì theo anh có phải là người Việt mình có máu kỳ thị chủng tộc không" Sống ở xứ Mỹ này, hơi một tý là mình la toáng lên "Tôi bị kỳ thị" nhưng xét cho kỹ thì chính người Việt mình lại là tổ sư kỳ thị!
Ông Bảy hơi lặng yên suy nghĩ một chút rồi đáp:
- Theo tôi thì vừa có vừa không!
Hoàng thắc mắc:
- Thế nghĩa là sao"
Ông Bảy tiếp lời:
- Như anh vừa nói, thời xa xưa, ông bà mình kỳ thị những người ngoại quốc, chẳng hạn như gọi tụi Pháp là "bạch quỷ" và gọi tụi nó là "thằng", hoặc qua ví dụ "thầy tăng thằng tây" như anh vừa dẫn chứng. Tôi nghĩ điều này là đúng, là có thiệt. Thế rồi từ đó, tư tưởng đó được dẫn truyền qua ngôn ngữ, qua nhiều thế hệ, đến thế hệ của chúng ta đã trở thành một thói quen ngôn ngữ. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ, thói quen ngôn ngữ chưa hẳn đã phản ảnh đúng tâm trạng của người nói. Mình gọi những người ngoại quốc là "thằng này, thằng nọ", chưa hẳn là mình ghét hoặc khinh nó, chẳng qua chỉ vì thói quen ngôn ngữ mà thôi. Tóm lại, theo suy luận của tôi, thì đó là thái độ phân biệt chớ không phải kỳ thị. Kỳ thị có xen lẫn ác cảm và lòng thù ghét, còn phân biệt thì nhẹ hơn nhiều, chỉ thuần túy là sự chọn lựa mà thôi. Mình gọi là "thằng/con" để muốn nói lên một điều là họ không phải là người Việt, và vì vậy, ta dùng luôn những nhân xưng đại danh từ "mày, tao" để thuật chuyện cho tiện việc, khỏi cần phải dùng các chữ như "ông ấy, bà ấy, cô, chú, bác, cậu v..v..", thêm rắc rối! Đó là lý do vì sao khi anh nghe tôi kể về ba người chủ của tiệm Pizza này, anh đã đoán được người thứ nhất là người Mỹ, người thứ hai là người Việt và người thứ ba là người Mỹ! Hai người chủ Mỹ là những người rộng rãi, chơi đẹp nhưng tôi vẫn gọi là "thằng", còn người chủ Việt Nam là người keo kiệt thì tôi lại gọi bằng "ông"!

Nghe ông Bảy giải thích xong, Hoàng thú vị quá, bật cười khan:
- Thật tôi không ngờ anh lại có những nhận xét tinh vi đến như vậy. Xin bái phục!
Nhận xét xong Hoàng đặt một câu hỏi tiếp theo:
- Thế còn một đối tượng đặc biệt, đó là bọn cộng sản, thì theo anh, người dân gọi là "ông" hay "thằng""
Ông Bảy trả lời bằng cách đặt câu hỏi:
- Có bao giờ anh nghe người ta gọi là "ông ăn cướp", "ông ăn trộm" hoặc "ông giặc" chưa" Chưa bao giờ, phải vậy không" Luôn luôn người ta gọi là "thằng ăn cướp, thằng ăn trộm, thằng giặc". Đối với bọn cộng sản cũng vậy, người dân luôn luôn gọi là "thằng cộng sản". Trường hợp này khác với trường hợp tôi vừa nêu trên. Người ta gọi là "thằng" để muốn nói lên sự thù ghét, kinh tởm. Theo tôi, bọn cộng sản Việt Nam có bốn đặc trưng sau đây: ác, xảo trá, hèn và tham. Bọn chúng ác, xảo trá nhưng hèn. Chúng hèn hơn bọn Mafia Ý. Bọn Mafia Ý công khai tự nhận chúng là cướp và thường ăn hàng lớn chớ ít khi cướp của những người khố rách áo ôm. Bọn cộng sản thì cướp không từ một đối tượng nào, kể cả những người dân đen nghèo mạt rệp cũng bị bóc lột đến tận xương tủy! Bọn Mafia chơi theo luật giang hồ, trích máu ăn thề, sống chết có nhau. Trong khi đó, bọn cộng sản, khi cần, giết luôn cả đồng chí của mình. Đối với dân đen thì chúng vắt chanh xong còn tận dụng luôn cả vỏ để làm trần bì!!! (Đem bán vỏ chanh phơi khô cho tiệm thuốc bắc để làm thuốc) Biết bao nhiêu "đồng chí đồng rận" của chúng đã chết vì thanh toán lẫn nhau, tranh giành miếng ăn, quyền lực! Dân đen, tép riu thì khỏi nói. Thằng Hồ Chí Minh đã từng tuyên bố: nếu cần đốt cháy cả dãy Trường Sơn và hy sinh hết một nửa dân số miền bắc để giải phóng miền nam, hắn cũng sẵn sàng làm!!! Bọn cộng sản hèn vì chúng giết người, cướp của nhưng luôn luôn núp đằng sau những mỹ từ cao đẹp, chẳng hạn như: cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, cải tạo công thương nghiệp, cải tạo ngụy quân ngụy quyền, cải tạo tư tưởng, xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng nếp sống mới, con người mới, học tập đạo đức cách mạng, thi hành nghĩa vụ quân sự, thi hành nghĩa vụ quốc tế vô sản, thi hành nghĩa vụ lao động xã hội chủ nghĩa v..v.. Chúng không bao giờ nhận những tội ác do chúng gây ra. Còn lòng tham của chúng thì khỏi phải nói, đó là túi tham vô đáy!
Nghe ông Bảy giải thích xong, Hoàng hào hứng góp ý thêm:
- Anh nói rất đúng. Tôi chịu cách lý giải của anh quá! Đúng là như vậy. Hồi sau năm 1975, có một thời gian tôi đi buôn lậu gạo, thuốc lá, cà phê nên có dịp đi khắp các tỉnh từ nam chí bắc. Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều hạng người, đủ mọi tầng lớp trong xã hội. Phải thành thực mà nói, tôi chưa bao giờ nghe ai gọi mấy thằng cộng sản là "ông" hết! Điều làm tôi khá ngạc nhiên là chính những người dân miền bắc lại chửi bọn cộng sản còn hơn cả những người miền nam nữa! Có lần tôi đi buôn gạo, đến vùng Củ Chi, vùng đất mà bọn cộng sản thường huyên hoang là "đất thép thành đồng". Tôi có tiếp xúc với một bà già trầu, mẹ nuôi chiến sĩ. Nhìn trên vách nhà của bà, tôi thấy treo đầy những tấm bảng "Gia-đình Vẻ-vang", huân chương, huy chương kháng chiến chống Mỹ thì ước chừng trên một chục cái. Tôi mới dò hỏi:
- Chà, bác là mẹ nuôi chiến sĩ, có nhiều huy chương quá! Vậy chớ sau khi đánh thắng Mỹ Ngụy rồi, mấy anh cán bộ có thường về đây thăm bác không"
Bà Tám Trầu -- tên của bà cụ-- trả lời bằng một câu xanh rờn làm tôi cũng giật mình:
- Tới bây giờ tui mới hối hận. Biết vậy hồi nuôi giấu tụi nó dưới hầm bí mật, tui nấu nước sôi đổ xuống cho chết mẹ tụi nó hết cho rồi!
Nghe câu nói bất mãn của bà mẹ nuôi chiến sĩ, tôi rất lấy làm khoái trá trong bụng nhưng làm bộ ngạc nhiên hỏi:
- Ủa ... sao kỳ vậy bác"
Bà cụ vẫn trả lời tỉnh queo không hề mảy may sợ sệt:
- Trước 1975, dân với cán bộ cùng nhau kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Sau bảy lăm, dân thì chống ... cuốc, đứng thở, còn cán bộ thì chống ... nạnh, đứng nhìn! Hỏi vậy không đói sao được" Nhà tui đã hết gạo cả tuần nay, phải ăn rau cỏ bậy bạ sống qua ngày, chớ không lý đem mấy cái huân chương, huy chương với mấy cái bằng khen ra mà nấu!!!
Ông Bảy tiếp lời Hoàng:
- Như vậy ta có thể kết luận: có hai loại "thằng". Ta gọi "Thằng Mỹ, thằng Tây" là do thói quen ngôn ngữ, bộc phát một cách vô thức. Đó là sự phân biệt chớ không kỳ thị và không có ác cảm. Thành kiến "thầy tăng thằng tây" từ xa xưa đã phai mờ dần theo thời gian. Còn ta gọi "thằng cộng sản" là bao hàm sự thù ghét, kinh tởm. Ngôn ngữ trong trường hợp này được thể hiện một cách có ý thức.
Bỗng có những tiếng nói lao xao trong tiệm. Hoàng nhìn vào, thấy ba bốn người khách đang đứng chờ. Anh vội nói với ông Bảy:
- Thôi mình vô. Hình như thằng Tom nó mới gọi mình.
Ông Bảy nói rán:
- Đó, anh lại ... kỳ thị rồi! Tại sao anh lại gọi ông Mỹ đen manager là "thằng". Ổng cũng lớn tuổi bằng anh đấy chớ!
Hoàng cười vui:
- Quen rồi anh ơi. Gọi ổng bằng "thằng" nhưng tôi đâu có ghét. Cũng tựa như mình hay nói "thằng ca sĩ X, thằng ca sĩ Y; thằng cầu thủ A, thằng cầu thủ B ..v..v..
Ông Bảy thu dọn bình trà:
- À, chuyện giới nghệ sĩ hay cầu thủ thường bị gọi bằng "thằng" lại thuộc chuyên đề khác. Khi một cầu thủ đá dở, đương nhiện anh ta bị chửi: "ĐM, đá dở như con c ..." Nhưng khi anh ta đá hay, cũng bị "chửi": "ĐM, thằng đó sút cú đó thật đẹp!" Tối mai mình sẽ thảo luận!
Minh Trang

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,979,569
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến