Hôm nay,  

Ôm Một Chữ Tình

05/07/201700:00:00(Xem: 13372)

Tác giả: Mai Hồng Thu
Bài số 5159-19-31003-vb4070517

Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.

* * *

Cô là tấm gương sáng để cháu nội, cháu ngoại tiếp nối chăm chỉ học hành và sống cuộc sống nhiều nhân nghĩa, từ tâm. Nhiều người cháu cố của cô, dù sanh trưởng ở Mỹ cũng theo nhau giữ gìn phong phục tập quán tốt của người Việt Nam, song song với sự học hỏi những điều hay trong xã hội văn minh đang phát triển không ngừng. Họ là những người Mỹ gốc Việt thành đạt nhưng vẫn luôn giữ gìn văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam, tương thân tương ái trong gia đình và không quên cội nguồn, quê hương.

Ngày Tết họ từ mọi miền trên khắp nước Mỹ, cùng họp mặt tại nhà cô Út, quây quần quanh cô Út để trao cô tình yêu và sự ngưỡng mộ chân thành. Một đời vất vả trồng cây vị tha, nhân ái, cô Út đã hưởng được trái ngọt, là sự cân bằng hài hòa nhất giữa những cái đẹp trong phong tục tập quán Việt Nam và nền văn minh nên học hỏi ở xứ người, nay cũng là quê hương của lớp trẻ Việt Nam thế hệ mới.

*

Chuyện kể về tâm sự cuộc đời cô Út Lê, như một ví dụ điển hình về cuộc đời người con gái thời Pháp thuộc. Họ thường ít khi tìm thấy hạnh phúc lứa đôi, từ lúc bước chân về nhà chồng cho đến ngày nhắm mắt.

Cô Út luôn cảm thấy bất nhẫn đối với chính cách cư xử tình cảm của những người đàn ông đa tình trong chính gia phả của gia đình chồng. Cô càng thấy phẩn nộ với những người đàn ông coi thường sự chung thủy, giá trị tình yêu và sự hy sinh của những người vợ trong phong tục Việt Nam xưa nay.

Cô thấy buồn thay thân phận đàn bà, khi không có sự thương yêu, chung thủy và bảo bọc của người chồng mà họ phải sống chung đến cuối đời. Cô nghĩ lỗi ở những hủ tục không nên truyền tới đời sau.

Chính cô là phụ nữ đáng thương trong câu chuyện này. Cô là người con Út của dòng họ Lê, một gia đình, có những người con đều cách nhau đúng năm tuổi. Người anh Cả là một thầy giáo làng, nối nghiệp theo gót cha, và bốn người chị của Út, tính tình hiền lành nhu mì. Út Lê luôn được thương yêu chìu chuộng và được học hỏi rất nhiều từ họ, so với bạn bè cùng trang lứa.

Thời xưa, phụ nữ chỉ cần học hỏi công dung ngôn hạnh, chữ nghĩa không cần biết nhiều. Cô Út ham học và được anh Cả lén lút lo cho học chữ riêng. Vì thế cho nên, cô biết đọc và viết giỏi tiếng Việt, tiếng Hoa và cả tiếng Pháp. Gia đình cô vẫn đinh ninh là cô Út đi học nghề may vá, ở nội trú khi xa nhà, dưới sự coi sóc của anh Cả.

Ngày sinh nhật mười chín tuổi là ngày cô Út quay về nhà. Cô Út như hoa nở mùa Xuân, hồn nhiên tươi thắm, nụ cười luôn luôn rạng rỡ trên môi. Về lại nhà dưới sự bao bọc của ba má và anh chị, cô Út bé bỏng cảm nhận được niềm hạnh phúc vô biên. Niềm vui chưa được hưởng trọn đầy, ba cô bảo rằng cô phải lo tập làm người lớn để tháng sau chuẩn bị đi làm vợ thứ của ông chủ đồn điền nhà họ Tạ. Tin đến như sét đánh ngang mày; cô Út không hiểu vì sao cô phải lấy một người chồng lớn hơn mình 20 tuổi, làm người vợ thứ Ba. Là một nhà giáo, tuy ba cô lỡ hứa trong lúc say, nhưng ông không thể thoái thoát trách nhiệm. Huống chi, gia cảnh gia đình đang khó khăn, mẹ cô bệnh nặng cần tiền chữa bệnh, nên ông phải giữ lời đã hứa với người nhà họ Tạ.

Má cô Út chỉ biết ôm con mà khóc chứ không giúp được gì hơn. Cô Út khóc hết nước mắt cũng không thay đổi được quyết định ấy. Sau đó, gia đình cô phải lo đám cưới chạy tang, vì má cô đã qua đời trước ngày hôn lể một tuần lể. Tuy là cô dâu về làm vợ thứ, nhưng đám cưới của cô rất lớn và đông người, cùng đầy đủ mọi nghi lễ tốt nhất trong vùng. Cô là một cô dâu da trắng đẹp tuyệt trần, nụ cười vẫn nở trên môi đỏ thắm, chào đón mọi người lạ. Lòng cô gái đương xuân cứ tan nát như từng mảnh trăng tan. Út Lê đang vỡ giấc mộng vàng, khi cô chưa một lần biết yêu. Cô phải về nhà chồng làm vợ một người đáng tuổi cha chú mà trong lòng đầy lo âu, sợ hãi.

Hàng ngày, cô tập sống lặng lẽ giả câm giả điếc. Cô Út bỏ ngoài tai những lời mắng nhiếc, bóng gió của hai bà vợ lớn. Hai bà vì không sanh được con trai, nên đành lòng phải ngậm ngùi chia chồng với cô bé thuộc gia đình không môn đăng hộ đối. Cô Út hiểu được cách sống của những người trưởng giả không hợp với mình, nên cô dặn lòng không nên chấp nhất.

Vì đã học hỏi rất nhiều lễ nghĩa và tư tưởng mới ở trường học, Út Lê có cách hành xử rất là kín đáo và khôn khéo. Hàng ngày cô tất bật lo làm việc với các tá điền và những người làm công cho gia đình lớn của chồng để tránh va chạm với những người không thích cô. Riêng nhà bếp cũng có hơn mười người làm. Cần có một bữa ăn gia đình ngon miệng vui vẻ không phải là chuyện đơn thuần như người nghèo chỉ cần no bụng là xong.

Những người làm công trong gia đình ông Cảhầu như ai ai cũng quý mến bà vợ Ba hiền hoà bình dị. Dưới sự quản lý của cô, mọi người đều thấy việc làm của họ bớt nặng nhọc, và thân phận người làm của họ có giá trị nhiều hơn, nên họ làm việc sốt sắng thêm.

Sau khi lo tròn tất cả bổn phận hàng ngày của mình, cô thường một mình thả bộ ra bờ sông, ngồi đó thảng thốt nhìn dòng sông trôi, nghe thấy lòng mình hoang vắng, lạnh lùng vô cùng tận. Cô cảm thấy mình quá nhỏ bé, quá lạc lõng giữa gia đình chồng nhiều người, nhưng hiếm hoi thân thiện của tình thân. Chồng cô tuy lớn hơn cô nhiều tuổi nhưng lại không tỏ ra quan tâm nhiều về chuyện làm ăn của gia phả. Thường thì ông chỉ thích thú ngâm thơ uống rượu, và bài bạc nơi tửu lầu để hưởng thụ thú vui của những công tử nhà giàu. Có một điều làm cô cảm thấy an ủi nhất là trong năm năm cô về làm dâu, ông vẫn thường ra bờ sông lặng lẽ đón cô về, không một lời trách móc hay tỏ ý khó chịu về cách sống của cô. Vì thế cô vẫn âm thầm làm tròn bổn phận người vợ, sanh cho ông hai người con: một trai một gái, mặt mày sáng sủa, thông minh hoạt bát, nuôi dạy nên người.

Bao nhiêu năm trôi qua, cô Út âm thầm lặng lẽ sống kiếp sống làm bà Ba nhà họ Tạ. Cô luôn cẩn thận từng lời ăn tiếng nói với mọi người, và luôn luôn phải dòm chừng từng hành động ganh ghét xoi mói của hai bà lớn để giữ lấy bình an cho ba mẹ con cô. Cô luôn luôn chịu đựng mọi thiệt thòi về mình để lấy lòng họ, dù là cô có đầy đũ trí thông minh và quyền lợi để đối phó mọi việc và từng người.

Với vốn liếng học được, cô sử dụng nó trong việc giúp cho kinh doanh của gia tộc càng hưng thịnh hơn. Trong gia đình nội ngoại, ngoài người anh Cả giúp đỡ đời sinh viên lén lút của cô, không ai biết rõ tài năng kế toán, kinh doanh và giỏi ngoại ngữ của cô. Cô Út âm thầm giúp đỡ níu kéo những nguy cơ thất bại trong sự nghiệp của gia đình chồng. Cô còn siêng năng làm thêm việc thêm giờ để dàm dụm riêng, phòng mưa nắng và giúp gia đình nhà ngoại.

Những ngày về thăm gia đình và hàng xóm, là những ngày vui duy nhất mà cô Út có được trong suốt cuộc đời làm dâu. Cô Út giúp vốn xây dựng cơ sở cho bốn người chị để cho đời sống của họ bớt vất vả hơn bằng số tiền cô tự kiếm riêng của mình. Cô cũng không quên những quà cáp rất đơn giản nhưng đầy tình nghĩa với tính cách nâng cấp cuộc sống của những người hàng xóm nghèo. Dân làng thường nhắc tới cô Út nhà giáo Lê như nhắc tới một người hảo tâm đến thăm hơn là một cô gái nhỏ về thăm nhà. Cô Út đem đến cho những người nghèo khó trong làng những nụ cười bớt lo âu trên môi, trong khi chính lòng cô đang héo hắt, mõi mòn sống cuộc đời không được như ý.

Niềm vui chỉ nở trong lòng mỗi khi cô Út thu hoạch thêm chút tiền riêng để bỏ vô từng hủ nhỏ, do cô chôn ở ngoài chuồng heo sau nhà. Hủ này ghi rỏ, dành dụm giúp gia đình chị Tư, hủ kia ghi rỏ để dành đóng góp cho trường làng. Từng hủ nhỏ hủ nhỏ, tiền nuôi heo, tiền bán gà, tiền trồng trọt, tiền bán trứng…mồ hôi và sức lao động của riêng cô sau những giờ làm xong bổn phận người vợ,người mẹ với gia đình. Cô không để cho riêng mình có thời gian rảnh rỗi để buồn cho số phận. Cô muốn những giọt nước mắt tủi buồn khô đi thành những giọt mồ hôi quên đời, để nhớ đến những người nghèo khổ chung quanh cô. Cô muốn cuộc hôn nhân bất đắc dĩ của mình là đòn bẩy giúp gia đình và hàng xóm nghèo khổ có cuộc sống khá hơn.


Chồng cô, dẫu đã có con trai nối giòng, vẫn đam mê thú vui ở những cô gái trẻ khác. Ông cứ nghĩ mình giàu là có quyền đa tình, và hủ tục “trai năm thê bảy thiếp” là chuyện tất nhiên.

Khi ông làm một cô gái đã lở mang bầu nhưng không muốn giữ lại giọt máu của mình, chính cô Út lại là người âm thầm khuyên bảo và giúp đỡ người đàn bà bất hạnh, cho cô ấy một niềm tin, để không phá thai và tự hủy cuộc đời.

Lúc ấy, cô Út thấy tội nghiệp cho cô gái lỡ dại tưởng rằng có con với ông chủ thì sẽ được vào nhà ông Cả hưởng phước. Cô ta không ngờ bị lâm vào cảnh bị “chơi hoa, bẻ cành”, mang theo nỗi nhục ê chề. Cô Út đã lén lút giúp đỡ người đàn bà làm mướn này sau khi cô bị đuổi việc và đang trong cơn túng quẩn. Cô Út thay chồng săn sóc cô gái đến ngày sanh nở được vuông tròn. Cô giúp nuôi dạy bé gái Lan đến hơn mười tuổi thì đem về nhà nhận thành người làm. Bé Lan rất ngoan và càng lớn lên càng giống cha như đúc nên câu chuyện bí mật bị đổ bể. Ông Cả không những không thương yêu bé Lan thêm, mà còn mắng nhiếc bé luôn miệng vì ông rất ghét mẹ cô ngày xưa đã có ý gạt ông để có mang thai cô hầu kiếm danh, đòi lợi. Cô Út đã luôn bảo vệ Lan.

Cô Út nhờ tài quản gia khéo léo nên đã âm thầm chuộc lại hầu hết tất cả những tài sản mà chồng cứ lần lượt đi cầm sau những cuộc chơi bời trác táng. Khi căn nhà tổ cũng chuẩn bị sẽ đem giao người chủ mới, cả nhà mới biết được tất cả công lao, khổ tâm, và ý đẹp của cô Út từ bấy lâu nay. Bé Lan cũng nhờ việc này mà không bị làm khó dễ khi cô chính thức nhận bé là con ruột của gia đình.

Những tưởng đời cô Út đã bớt được những tị hiềm sau biến cố này, không ngờ 1975 Sài gòn đổi chủ, đất nước đổi đời, nhà nhà chật vật khó khăn. Cô Út kẹt lại bên Pháp trong một chuyến đi bàn công việc, không về kịp để gánh vác mọi biến chuyển trong gia đình và việc làm ăn của họ Tạ.

Hãng sản xuất đồ sắt mà ông Cả hưởng từ dòng họ gặp nhiều khó khăn và đất đai từ từ bị chia năm xẻ bảy, bán bớt dần dần dưới tay ông chủ chỉ giỏi ăn chơi phá của.

Cô Út một mình nơi xứ người vừa phải lo giữ các mối làm ăn, vừa phải lo gởi tiền và những kế sách để chỉ huy gia đình ông Cả theo từng cá nhân riêng. Sau những lần sắp xếp chu đáo, gia đình con cái bà Cả, bà Hai và ông chủ Tạ đã được vượt biên sang Mỹ bình an. Hai người con ruột của cô Út được cô bảo lãnh qua Pháp, sau khi ở trại tỵ nạn một thời gian ngắn. Sau đó, tất cả cùng đoàn tụ trên đất Mỹ.

Tất cả gia tài vốn liếng và sự chăm sóc lo lắng từ cô Út đều được chia sẻ đồng đều cho gia đình con cái không hề phân biệt con bà Cả, con bà Hai,con ruột của chính cô, hay là con rơi như cô Lan.

Tuy nhiên, nhiều người trong gia đình lại coi đấy là chuyện tất nhiên chứ không hề tỏ ra biết ơn, cảm kích cô. Nếp sống trưởng giả và cách cư sử, mà phần lớn cuộc đời họ luôn luôn được suôn sẻ bởi tiền tài của gia đình, không cho họ thấy rõ được những diễm phúc họ đang có là đáng quý. Họ không hề thấy được sự hy sinh cao cả và tài năng cáng đáng gia đình tài tình của cô Út.

Họ cũng không hề biết và hiểu rằng chính họ là cái gánh nặng ngàn cân, mà đáng lẻ ra, cô Út không cần phải quan tâm và phí sức để duy trì cho đến ngày họ rời xa quê hương xứ sở, bắt đầu cuộc sống mới. Từ những công tử, tiểu thư ngày nào, không đụng đến móng tay để lo chuyện cơm áo, nay họ phải lo đủ thứ để mau hoà nhập với cuộc sống mới. Họ ước gì được ở lại quê nhà để tiếp tục nhận tiếp tế của cô Út. Họ quên rằng sau năm 1975 gia đình họ đã không còn giàu có và danh tiếng như trước.

Gia đình bên chồng tuy đông con nhiều miệng, nhưng lại ít tay muốn làm, cô Út muốn buông xuôi bỏ mặc họ nhưng không đành. Cô Út còn phần phải lo cho cả bên ngoại đông anh em nghèo khó, tạm đủ sống. Phận làm con làm em, làm Út nhưng cô phải chạy ngược chạy xuôi, mong cho cuộc sống của mọi người ổn định. Riêng cô, từ xưa đến nay, lúc bệnh tới thì không có một người kề bên ủi an chăm sóc.

Khi hai người con của cô sang Pháp đoàn tụ và cả gia đình cô chuyển qua Mỹ định cư thì đời sống của cô Út mới bắt đầu bớt nhọc nhằn và được an vui hơn nhiều.

Tuy cô dành dụm sẵn một số vốn nhỏ, nhưng so với đời sống ở Việt Nam lúc sanh thời, cuộc sống đã vất vả hơn nhiều. Những cậu công tử, những cô tiểu thư nay phải hoà nhập với cuộc sống mới một cách khó khăn,nên họ có phần không vui, và sanh ra nhiều bất hòa trong gia đình.

Riêng cô Út, lúc ấy đã có cháu nội, cháu ngoại, là người luôn âm thầm hoà giải và an bài cho từng người được tự lập và gầy dựng sự nghiệp nơi xứ người. Tuy lúc đó trong gia đình vẫn còn nhiều chuyện đau lòng tị hiềm và xích mích vẫn liên tục xảy ra. Cô Út luôn là nụ cười thân thiện, giúp mang những người trong gia phả gia đình lại gần nhau và hòa thuận với nhau hơn, cho đến ngày ông Cả chủ gia đình nhắm mắt xuôi tay với nụ cười mãn nguyện trên môi.

Sau một thời gian dài ổn định, cuộc sống của mọi người đã khá. Mỗi gia đình riêng đã có công ăn việc làm và từ từ gầy dựng cơ sở mới. Cô Út cuối cùng đã có được niềm vui quây quần bên các cháu, nội ngoại an hưởng tuổi già. Nỗi buồn về thân phận đàn bà thời xưa như đã nguôi ngoai.

Một hôm, người cháu gái cưng nhất của bà bỗng vô tình hỏi:

– Ngoại ơi, ngoại kể chuyện tình yêu của ngoại cho con nghe đi.

– Chuyện tình yêu, chuyện của ngoại à?

– Dạ, chuyện của ngoại đó!

– À, con muốn nghe thiệt hả?

– Dạ, dạ, con muốn nghe.

Nỗi buồn từ đâu chợt tràn về như nước lũ, lòng cô chợt chùng xuống như đám mây mù đang chuyển cơn mưa giông. Cô Út bắt đầu kể lại cuộc đời chưa hề nếm mùi tình yêu lứa đôi của cô từ tuổi mười chín cho đến nay. Đó là câu chuyện được viết ở trên theo lời kể của bà.

Sau khi nghe và hiểu được cuộc đời của ngoại gian truân nhọc nhằn ra sao, cô cháu gái càng yêu quý bà hơn. Cô ôm bà ngoại già nua vào lòng nói nhỏ:

– Ngoại ơi, nay ngoại đang có được tình yêu, đó là tình yêu con dành cho ngoại, người mà con kính yêu nhất trên đời.

Nước mắt cô Út chảy dài trên gương mặt nhăn nheo đã hơn tám mươi tuổi. Ít nhất, sau bao nhiêu năm dài hy sinh thầm lặng, sống tròn bổn phận với đờì với người; ngoài gia đình ngoại, đến nay đã có người hiểu được nỗi lòng cay đắng và biết trân quý những hy sinh của cô

Tình yêu ấy, không phải từ trong quan hệ gia đình, không phải từ bổn phận của người cháu gái, nhưng là tình yêu của một cô gái trẻ thời nay, hiểu thấu được nổi lòng, thân phận người đàn bà bị trói chặt theo những hủ tục của nhiều thế hệ trước trong văn hóa Việt Nam thời xưa.

Bất cứ người con gái nào cũng cần hạnh phúc lứa đôi, cần tình yêu trai gái, cùng mái ấm gia đình. Phận đàn bà, không ai không ao ước, có được sự bảo bọc và thương yêu lo lắng của chồng con.

Cô Út đã không hề có ý định bỏ chồng mưu cầu hạnh phúc riêng, mà một lòng hy sinh vô vụ lợi.

Cô Út tuy phận đàn bà, một tay cô quán xuyến giữ vững gia nghiệp nhà chồng, cô chưa hề nếm mùi hạnh phúc tình yêu…sau ngày lên xe hoa cho đến ngày cô trở thành góa phụ.

Nhưng cô Út đã sống hết mình với niềm vui giữ trọn chữ nghĩa nhân mà cô đã học được từ gia đình và nên giáo dục văn minh nhờ anh Cả đã hết mình tạo cơ hội lúc trước.

Với những kiến thức vượt trội hơn những người đàn bà cùng thời đại, cô Út có thêm sức mạnh và niềm vui để đi xa hơn bổn phận mà giúp đỡ gia đình. Cô tự tạo niềm vui riêng khi có khả năng đem đến niềm vui và sức sống cho nhiều người. Cô là người đàn bà biết sống vượt thời đại, vượt qua số phận nghiệt ngã để làm trụ cột cho biết bao nhiêu người thân.

Những ngày cuối đời, cô Út cũng được mỉm cười mãn nguyện khi thấy con cháu nên người, đại gia đình hòa thuận yên vui, chẳng bõ công cô đã một đời hy sinh giữ đúng đạo làm người, làm vợ mà gia đình cô đã truyền dạy rằng: muốn là người thành đạt đúng nghĩa, mọi chuyện phải lấy nhân nghĩa đi đầu.

Mai Hồng Thu

Ý kiến bạn đọc
06/07/201714:11:01
Khách
Nếu thân phận của người phụ nữ Việt nam ngày nay vẫn còn như ngày trước, thì nhiều phần chắc, trong thời gian qua, chúng ta đã không được chứng kiến những tấm gương yêu nước của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ( Mẹ Nấm) , Huỳnh Thục Vy, Trần Khải Thanh Thủy, Đỗ Thị Minh Hạnh, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Công Nhân, Hồ Thị Bích Khương, Nguyễn Phương Uyên, Bùi Thị Minh Hằng , Tạ Phong Tần, Cấn Thị Thêu , v...v...Nhiều người trong số những người phụ nữ này đã hoặc đang phải trải qua những năm tháng trong ngục tù của bè lũ Cộng sản Hà nội phản quốc.
06/07/201700:55:30
Khách
Bài viết có nội dung rất lớn.
Nhân câu ". . . những người đàn ông coi thường sự chung thủy, giá trị tình yêu và sự hy sinh của những nười vợ trong phong tục Việt Nam xưa nay." Tôi xin quý vị bình tâm suy nghĩ về nguồn gốc các việc đối xử tệ với nữ giới ở VN.
Xin đưa vài ví dụ. Tổ tiên VN dạy, "Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn." Nhưng một vị ở nước Bắc dạy ngược lại, "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử." Tổ tiên VN cho phép trai gái gặp gỡ tìm hiểu nhau, " Quay tơ phải giữ mối tơ. Dù năm bảy mối cũng chờ mối anh." Nhưng vị ở nước Bắc dạy, "Nam nữ thọ thọ bất thân."
Rất tiếc, từ thời kỳ 'bắc thuộc' lần I và các triều đại vua VN sau này không theo tổ tiên VN dạy mà lại theo lời dạy của vị nước Bắc để thiết lập luật lệ và trật tự xã hội cũng như ấn định giá trị và dạo đức hạ thấp phụ nữ!
05/07/201718:15:55
Khách
Chỉ thấy cô Út nói về bên chồng . Nếu còn sống xình cô kể chuyện anh Cả và bốn chị em gái nha
05/07/201716:37:29
Khách
Thân phận bi đát của người phụ nữ Việt nam ngày trước đã được những thi sĩ nổi tiếng mô tả như sau:

Đau đớn thay phận đàn bà !
Kiếp sinh ra thế, biết là tại đâu ? ( Nguyễn Du)

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng ( Hồ Xuân Hương)

Nghe nói trong bữa cơm gia đình thời trước, người vợ phải ngồi đầu nồi để xới cơm cho mọi người trong gia đình, phải nhường, gắp thức ăn ngon cho bố mẹ, chồng, các con rồi mới đến lượt mình !

Người phụ nữ ngày trước còn phải có hàm răng nhuộm đen bóng mới được coi là đẹp. Họ phải ngậm chanh, rượu trắng để lớp men răng bị bào mòn. Phải dùng vỏ cau khô châm than bột trộn muối bột để đánh bung cho hết men răng trong mấy ngày liên tiếp. Sau đó, phết thuốc nhuộm bằng nhựa cánh kiến lên răng trong nhiều ngày cho tới khi răng có màu đỏ cánh kiến. Trong thời gian này, khi ăn, không được nhai, mà phải nuốt chửng vào dạ dày. Sau cùng là phết lên răng hỗn hợp phèn đen với nhựa cánh kiến !
05/07/201716:34:05
Khách
Ngày nay, Ấn Độ dù là quốc gia được ở trong Khối G20 - 20 nước có nền kinh tế mạnh nhất thế giới, tuy nhiên, phẩm giá và nhân quyền của người phụ nữ vẫn còn tồi tệ. Ở một số những vùng quê, như ở tiểu bang Uttar Pradesh, hôn nhân trước hết là chuyện do gia đình dàn xếp và quyết định.Theo họ, với thời gian và thói quen, thế nào tình yêu cũng đến thôi ! Nữ giới bị kỳ thị ngay cả trước khi chào đời . Nếu khám phá thai nhi trong bụng mình là một đứa con gái, nhiều người phụ nữ bị cưỡng bách phải phá thai. Có đến 54% phụ nữ Ấn Độ đồng ý với việc chồng đánh vợ, nếu nguời vợ không đối xử đàng hoàng với gia đình chồng….
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,966,711
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến