Hôm nay,  

Chờ Anh, Em Nhé

04/05/200200:00:00(Xem: 177941)
Người viết: Hạ Miên
Bài tham dự số: 2-530-vb30430
Hạ Miên là bút hiệu của một nữ chuyên viên thuế vụ, làm việc cho Sở Thuế ở một tiểu bang xa, ít có dịp “nhai” chữ Việt, “nuốt” tiếng Việt.
Tình cờ gặp Vietbao Online đúng vào cuối tháng Tư, đọc Viết Về Nước Mỹ, nhận lời mời tiếp sức từ Việt Báo, Hạ Miên bắt đầu viết. Bài đầu, “April 27, Tax Freedom Day” đã được phổ biến đúng ngày. Sau đây là bài viết nhân dịp kỷ niệm 27 năm ngày 30 tháng Tư.


Anh yêu, chỉ vì câu nói này em đã đợi anh gần 20 năm. Không biết anh còn nhớ" Tiếc rằng khi em có thể đi tìm anh thì cả hai đã già rồi. Em vẫn yêu anh như ngày nào, bằng trái tim 18, nhưng cũng như anh, em còn trách nhiệm làm vợ, làm mẹ. Em không muốn, và anh chắc cũng chẳng muốn, phản bội người bạn đời của mình dù rằng chỉ trong tâm tưởng. Tình yêu xưa xin hãy giữ cho nhau làm kỷ niệm. Em yêu anh của ngày ấy, và em vẫn nhớ…
*
28 tháng 4 năm 1975.
Buổi sáng, tôi vừa đánh thức bé Lan dậy, chưa lau mặt xong cho nó đã nghe tiếng Hà gọi từ con hẻm cụt bên hông nhà: "Em ơi, nhanh lên, nhanh lên!"
Nhoài người qua cửa sổ, tôi thấy anh đang dựng xe cuối lối đi:
- Lên đây đã, anh làm gì mà rối lên thế"
- Nhanh lên em, mình phải đi ngay.
Anh chàng hôm nay sao lạ, thường thì im ỉm, đến cũng như đi chẳng ai biết, thế mà hôm nay xe chưa tắt máy đã nghe tiếng. Bé Lan trên tay, tôi vừa kéo ngay ngắn áo cho em vừa hỏi vọng xuống:
- Mà đi đâu chứ"
- Đi Mỹ! Nhanh lên em, chị Hân về rồi!
Tình hình căng thẳng từ lâu. Hà đã nhắc tôi thu xếp từ tuần trước. Mẹ tôi cũng đã biết chuyện. Theo lời Hà, chúng tôi chỉ chờ chị Hân về là lập tức lên đường. Biết trước vậy, nhưng tôi không tin ở tai mình. Hai chân tôi run bần bật, y như một tháng trước khi tôi ở bệnh viện về. Suốt thời gian này Hà đến thăm tôi có hai ba lần. Tuần rồi anh đi đâu biệt tăm, bây giờ mới quay lại.
Hà đã lên đến đầu cầu thang, tôi mở cửa để anh vào phòng. Mẹ tôi đi Thủ Đức từ sáng sớm để hỏi thăm tin tức anh trai tôi. Quảng Trị thất thủ đã hơn hai tháng rồi, tuần nào mẹ cũng lên trại Sóng Thần xem danh sách quân nhân bị mất tích với chút hy vọng anh tôi còn sống. Đặt bé Lan xuống sàn gác, tôi đánh thức cu Luân dậy, nó hãy còn ngủ. Vừa thu dọn mền gối, tôi vừa hỏi:
- Chị Hân về bao giờ"
- Sáng sớm hôm nay.
Hà đã ngồi xuống cái ghế đặt ngay cửa vào phòng. Anh giục:
- Nhanh lên em, mình phải đi.
Tôi không có thói quen thắc mắc hay vặn vẹo bất cứ điều gì anh nói, nhưng đi vào lúc này khi mẹ không có ở nhà và hai đứa em không có ai trông, lại nữa gần đây người ta bàn tán nhiều về tình hình bất ổn ở khắp nơi. Tất cả như rối bung lên. Tôi phân vân chưa biết làm sao thì Hà lại giục:
- Trễ rồi em ạ!
Vừa nói anh vừa móc túi lấy ra mấy tờ giấy bạc, đặt lên bàn và nói:
- Đây là bốn trăm, em để lại cho mẹ. Hãy gởi hai đứa cho bác Đội rồi mình đi.
Anh đưa cho tôi địa chỉ của chị Hân ở Guam, bảo tôi ghi lại cho mẹ để sau này liên lạc. Tôi muốn khóc, hai chân tôi lại run bần bật. Xa mẹ ư" Bỏ hai đứa em ở nhà trong lúc này khi mẹ chưa về, lại chẳng biết anh trai tôi hiện nay sống chết ra sao. Nhưng tôi cũng ngồi xuống, ghi vội mấy dòng để lại. Hà đã xuống nhà trong khi tôi thay quần áo. Bé Lan bò luẩn quẩn quanh chân tôi làm cho tôi càng thêm luống cuống. Cu Luân đã rửa mặt xong, nó ngồi nhìn tôi chăm chăm từ góc phòng. Nước mắt dàn dụa, tôi ôm hai đứa em trong lòng khẽ dặn Luân:
- Hễ mẹ về em bảo mẹ chị đi đằng này với anh Hà nhé. Chị sẽ viết thư cho mẹ sau.
Luân ngơ ngác nhìn tôi:
- Chị đi bao giờ mới về" Sao lại phải viết thư" Em đói bụng. Tôi chỉ nồi cơm nguội cạnh cửa sổ bảo nó:
- Em ăn đỡ đi, chút nữa mẹ về sẽ mua thêm gì ăn. Tiền đây em dấu đi mẹ về thì đưa cho mẹ.
Luân đưa mắt tròn xoe nhìn tôi. Tôi không kịp hiểu nó muốn hỏi gì. Bốn trăm đô la vào lúc này là số tiền lớn. Tôi nhét vội mấy tờ giấy một trăm vào gối, rồi ra dấu bảo nó đừng cho ai biết. Lấy cơm ra bát cho Luân xong tôi bế bé Lan xuống dưới nhà nhờ bác chủ nhà trông hộ hai em đến chiều mẹ về. Trở lên, tôi thu nhanh một ít giấy tờ và vài bộ quần áo. Cu Luân vẫn ngồi đó, nhìn tôi đôi mắt nó tròn xoe.
Từ Bảy Hiền chúng tôi đi ngược lên Tân Sơn Nhất, dọc theo đường Công Lý, rồi rẽ vào Nguyễn Du. Khu đại lộ này ngày thường rất ít xe đạp và người đi bộ, thế mà hôm nay phải mất hơn hai tiếng chúng tôi mới vượt hết khoảng cách không quá năm cây số này. Từ dốc cầu đổ xuống, xe các loại bị nghẽn trước cổng vào chùa Vĩnh Nghiêm. Người đông chật kín cả ngoài đường và sân chùa y như những ngày lễ rằm lớn. Họ từ các tỉnh miền Trung di tản vào Saigon lánh nạn từ mấy tuần nay. Qua ngã tư Hiền Vương, con đường thu hẹp lại với những hàng sao cao nghệu rợp bóng mát. Tôi yêu con đường này vì nó là lối đi quen thuộc của biết bao lần tôi ngồi sau xe Hà xuống phố lẫn về nhà, và có lẽ vì có lần anh bảo tôi: "Sau này anh làm thủ tướng sẽ đặt con đường này tên em!".
Hai đứa tôi đến chỗ hẹn với chị của Hà ở khách sạn Embassy cạnh Dinh Độc Lập. Vài người bạn quen của anh đã đến chờ ở ngoài khách sạn. Tôi không biết họ. Đây là lần đầu tiên tôi gặp bạn bè và người quen của gia đình anh dù chúng tôi biết nhau đã hơn một năm. Họ dường như biết tôi, chỉ chưa biết mặt. Tất cả hình như cùng đợi một nhân vật quan trọng, chị Hân. Tôi cũng chưa hề gặp chị. Người đàn bà tài ba này thật sự là một huyền thoại đối với tôi. Chị có sáu người con, đứa bé cuối cùng mang hai dòng máu Việt-Mỹ. Chồng chị là một cựu tướng lãnh trong ban tham mưu tư lệnh Mỹ ở Việt Nam. Trước đây, mẹ và ba đứa con trai của chị rời Việt Nam tháng trước khi tôi còn nằm ở bệnh viện. Chị về Việt Nam trong thời điểm này chủ yếu có lẽ vì cậu em trai, bạn tôi.


Trời đang đứng nắng bỗng tối sầm lại rồi như mưa trút nước. Chúng tôi phải ngồi nép sát vào hàng hiên để khỏi bị ướt. Mưa làm cho con đường thêm đẹp và thưa bớt người. Hà bận bịu với mấy người bạn, họ bàn luận gì tôi chẳng nghe rõ. Tôi chỉ thấy nhớ mẹ, nhớ em, lòng ngậm ngùi như những giọt mưa đầu mùa, ấm và nặng trĩu. Bờ tường thấp bên kia đường trông thật thấp bên cạnh cây đa già trong sân Tòa Thượng Thẩm. Tôi đưa mắt bâng quơ nhìn những ô cửa sổ kiên cố của tòa nhà. Dãy tường sậm vàng rêu mốc như khuỵu xuống bên dưới sức nặng của cơn mưa đang trút xuống mái ngói cũ. Tôi nhìn nhưng thật sự chẳng biết gì hết. Lòng tôi đè nặng bởi câu hỏi "Nếu chiều nay mẹ không về thì sao"" trong lúc loạn ly như lúc này, bỏ hai em lại cho hàng xóm và đi chưa biết ngày về, tôi thật sự có lỗi với mẹ. Chung quanh tôi mọi người to nhỏ về thời cuộc và tình hình đất nước. Tôi chẳng nghe, cũng chẳng hiểu. Một tháng nằm trên giường bệnh đã lấy đi của tôi sự linh hoạt cố hữu. Tôi không nhớ mình lúc ấy trông như thế nào, nhưng chắc chắn là tôi gầy lắm. Có lẽ mọi người đang nhìn tôi tự hỏi: "Tại sao công tử này lại yêu một cô bé lọ lem"" tôi không biết. Em không biết. Cho đến bây giờ em vẫn không có câu trả lời. Em chỉ biết một điều: "Có lẽ anh cũng yêu em".
Mưa đã thưa,
đường phố Saigon trở lại náo nhiệt. Mấy bà bán hàng nhanh nhẹn bày bàn ghế ra đường. Họ lau lau chùi chùi hàng quán như thể đã quá quen thuộc với những cơn mưa chợt đến đi vội vàng như vậy. Đám khách của Hà bỗng im bặt khi xe chị Hân trờ đến khách sạn. Chị đi cùng hai người tùy tùng Mỹ, họ theo chị vào đến cửa, rồi trở ra. Chị có vẻ tất bật, còn họ thì tỏ vẻ rất khẩn trương. Trao đổi nhanh một số các câu hỏi của họ xong chị quay sang tôi mỉm cười:
- Hà đấy hở" (Tên tôi cũng là Hà. Mẹ và gia đình anh gọi tôi là Hà em).
- Dạ. Tôi khẽ trả lời.
Hai đứa tôi theo chị lên lầu một bằng thang máy. Tôi còn nhớ rõ là phòng 101. Hà mở nước trong bồn tắm trong khi chị của anh ngồi trên giường đọc và điền một số giấy tờ lôi ra từ bìa hồ sơ dày cộm. Hà bảo tôi đưa khai sinh cho chị. Tôi thật sự chẳng có một khái niệm gì về sự chuẩn bị này, cũng không biết cái gì sẽ tiếp theo, chỉ làm theo như một cái máy. Từ cái ghế bành cạnh cửa sổ tôi ngồi nhìn chị. Người đàn bà này rất đẹp dù ở độ tuổi bốn mươi ngoài. Tóc chị quấn cao, chiếc khăn voan giữ tóc nằm vương trên gối. Im lặng. Chị chẳng hỏi thêm tôi điều gì. Sự hiện diện của tôi trong căn phòng này như là một cái gật đầu chấp nhận cho tôi bước vào hàng ghế của giai cấp khác mà tôi chưa hề biết.
Tiếng nước chảy trong phòng tắm vọng ra có lúc nghe vội vã như tiếng tim đập trong lòng ngực của tôi. Tôi không nhớ khoảnh khắc ấy kéo dài bao lâu cho đến khi có tiếng gõ cửa và người tùy tùng của chị bước vào đưa tôi về thực tại. Họ khẽ trao đổi với nhau, hơi to tiếng. Tôi nghe loáng thoáng họ bảo chị "It's too late" Chị Hân quay sang Hà, nói gì đó bằng tiếng Pháp rồi chị thu vội mớ giấy tờ trên giường. Không kịp nói gì thêm, chị khoác áo, vội vã bỏ ra khỏi phòng cùng với ông khách.
Hà nhìn tôi thật lâu, dường như để chọn câu giải thích cho tôi hiểu. Cuối cùng anh bảo tôi: "Thông sẽ đưa em về, khai sanh của em đây. Ba ngày nữa anh sẽ gởi thêm giấy tờ về cho em". Tôi chẳng nói gì, chỉ cầm lấy tờ giấy và theo anh ra khỏi phòng. Bây giờ tôi nhớ lại không có một cảm giác gì rõ rệt về giây phút ngắn ngủi sau cùng ấy. Tôi chưa biết và chưa xúc động với ý nghĩ mất người mình yêu. Chúng tôi không nhìn nhau. Chân tôi dường như chẳng bước, chỉ có dòng đời đang cuốn tôi đi.
Chị Hân và mọi người đang đợi chúng tôi ở tiền sảnh khách sạn. Tôi thoáng thấy một người trong bọn họ mở hé cặp, bên trong đầy những sấp giấy đô la xanh. Chị Hân lắc đầu, bước nhanh ra cửa. Hà nắm tay tôi lần cuối, nói chỉ để mình tôi nghe: "Chờ anh em nhé! Ba ngày nữa anh sẽ về" tôi không nhớ được là lúc ấy tôi đã nghĩ gì, nói gì.
Như người mộng du, tôi chia tay với anh mà không biết đó là lần cuối cùng chúng tôi bên nhau. Em đã không biết, ước gì em được biết. Nếu em biết, em chẳng để anh đi, hay ít nhất, cũng khóc sụt sùi như bao nhiêu cặp tình nhân trẻ khác lúc chia tay. Em không biết em đang mất anh nên suốt đời em hối tiếc đã không thu hết hình ảnh của anh vào trong tim, ghi hết lời anh vào ký ức để dành cho những tháng năm còn lại. Em chỉ nhớ anh bảo chờ anh.
Rồi những năm tháng tiếp theo, những chuyến đi không thành, những đêm cùng quẫn. Em đã chờ không phải chỉ ba ngày.
*
Anh yêu, Hôm nay nữa, đã là 27 năm. Em vẫn nhớ anh và yêu anh tha thiết. Em quên mất em đã làm mẹ, em quên mất thời gian là liều thuốc đắng, nó có thể chữa lành nhiều vết thương và cũng có thể thay đổi hoàn toàn một con người. Không phải chỉ vì tóc đã phai màu, cũng chẳng phải vì trán đã hằn sâu những ưu tư phiền muộn, mà chính thời gian, thời gian và người bạn đồng hành tàn nhẫn của nó, khoảng cách, đã giết chết niềm hy vọng trong em. Chúng đã kéo anh đi thật xa khỏi em. Khi
bị bỏ lại, em tưởng mình chỉ cách nhau cái đại dương bao la kia. Nhưng khi đã vượt qua được cái đại dương ấy, em mới hiểu thêm là mình thuộc về hai thế giới khác biệt. Tuy đời vẫn trôi chảy, em và anh vẫn sống, nhưng mình tồn tại như hai ray của một đường tàu, luôn đi bên nhau mà chẳng bao giờ gặp. Có chăng chỉ là vô tận.
Những ngày này đây, khi con tàu dĩ vãng đi về qua ga cũ, em lại bồi hồi nhớ anh. Em vẫn nhớ và thương thay cho những con người bị bỏ lại.
HẠ MIÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,318,756
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến