Hôm nay,  

Nghĩa Chị

04/05/200200:00:00(Xem: 202383)
Người viết: Lê Như Đức
Bài tham dự số: 2-529-vb20429
Tác giả Lê Như Đức, giải sơ kết Viết Về Nước Mỹ năm 2000-2001, với nhiều bài viết giá trị: Công Tử Vượt Biên, Cây Chuối Sứ... Mọi bài viết của ông đều thể hiện tấm lòng yêu thương và tinh thần nhân bản hiếm có. Kỷ niệm 30 Tháng Tư năm trước, Lê Như Đức một lần viết về “Ơn Anh.” Tháng Tư năm nay, ông viết về “Nghĩa Chị”. Anh hay Chị trong bài viết của ông không chỉ là một người mà là mọi người, mỗi người. Mời bạn tìm chính mình trong bài viết của ông.
++
Xin dâng tặng đến thế hệ các chị của tôi.
Ơn anh tôi viết đầy trang giấy,
Nghĩa chị muốn nói muôn vàn lời.
Chị là người tôi thương mến bao năm nay. Mỗi lần nhắc đến chị tôi đều thương sót cho cuộc đi đầy gian truân đọa đầy đã không ngừng đến với chị. Máu và nước mắt của chị đã tràn đầy trên giải đất cong hình chữ
S của nước tôi ngày ngày. Phần máu, phần nước mắt không ai có thể đong nổi phần nào hơn" Tôi chỉ ao ước phần máu nhiều hơn cho chị bớt đau khổ. Máu chảy tuy đau nhưng không đau nhiều bằng nước mắt chảy, chị nhỉ"
Tình cảm chị đã thấm sâu vào lòng người dân nước tôi từ ngàn năm trước.
Hình như định mệnh bắt chị phải gánh chịu tất cả những khổ đau của xã hội và gia đình. Tôi chưa thấy ai có nhiều hy sinh lẫn mất mát như chị. Dân tộc tôi đã mang nợ chị quá nhiều. Gặp chị, xin chị cho tôi được nắm tay, bá vai chị tỏ nhiều thương mến.
Khi tôi sinh ra, xã hội vẫn còn mang nhiều giáo điều của Khổng, Mạnh. Công, Dung, Ngôn, Hạnh chị có đủ. Tứ đức, tam tòng chị phải theo. Giáo điều đã một phần bó buộc cuộc đời chị. Chị nhiều lúc phải mất tự do cho tam tòng, lắm khi lầm than cho tứ đức.
Anh mất sớm, đời chị hẩm hiu nuôi con một. Phu tử tòng tử, chị phải tuân. Xã hội đã không một chút nâng đỡ, người người vô tình làm ngơ. Mặc dù tuổi chỉ mới hơn đôi mươi, tóc chị đã chớm bạc. Chưa qúa ba mươi chị đã phải quạnh hiu lạnh lùng. Tái gía người đời sẽ đàm tiếu. Sang sông hàng xóm nói cười chê. Nỗi lòng chỉ một mình chị gánh đủ. Nuôi con không ai giúp đến một đồng. đượïc một tiếng khen chị đã phải trả bằng cả cuộc đời. Mang danh chị vô tình đánh mất tuổi yêu đương.
Hỡi những ngươiø còn mang nặng giáo điều. Xin ước kiếp sau người sinh làm phận gái góa. Nuôi con một mình để dành lấy tiếng thơm. Người sẽ thấu hiểu thêm những giáo điều mình đang theo.
*
Ngày tôi lớn lên chiến tranh bùng nổ khắp nơi. Anh phải xông pha ra chiến trường, chị ở lại hậu phương nuôi đàn con nhỏ. Một thân trơ trụi, chị phải coi sóc đến ba nhà: nhà chồng, nhà cha và nhà mình. Lúc chị chạy qua nhà chồng tủi phận làm dâu. Khi bước về nhà cha khóc tròn hiếu đạo. Bao năm bú mớm đàn con ốm yếu èo oặt. Lương sĩ-quan dù khéo tính cũng không đủ sống đến hai tuần. Chị lại phải tần tảo ngược xuôi, buôn bán kiếm thêm chút ít cho đàn con dại.
Hết nuôi con đến lo cho chồng. Ngày Xuân chị ra tận những đồn xa hẻo lánh tận cùng của đất nước để hy vọng mang một món qùa, một lời ca chia xẻ. Đêm văn nghệ tiền đồn, vừa hát vừa nhớ tới anh nơi tận cùng kia của chiến tuyến. Dù nhiều bổn phận và trắc trở, chị cũng thành lập được binh chủng cho nữ quân nhân. Tuy phôi thai nhưng cũng biết bao chiến công. Ngày chị lo việc tải thương binh, đêm về dậy con đánh vần từng chữ quốc ngữ. Lo nước, lo chồng, lo con chị làm dư. Lo cho chính mình chị không tròn.
*
Rồi ngày đó nhẫn tâm đến như nhiều lần chị linh cảm. Anh nằm xuống hy sinh cho đất nước như hôm qua nằm ác mộng thấy. Vừa quấn khăn tang cho đàn con, chị khóc đến ngất.
"Mùi hương cứ tưởng hơi chồng. Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu."
Nhìn gia đình chị trong những mảnh áo trắng mầu tang tóc, tôi nghĩ nhiều đến tương lai của mọi người: của chị, của con chị và của chính tôi nữa. Tôi chỉ biết khóc thầm thương cho những đau khổ chị phải mang.
Nước mắt chảy vẫn đau nhiều hơn máu chảy, chị nhỉ" Chỉ riêng chị mới thấu rõ được điều này.
Xã hội cũng vẫn chưa có những giúp đỡ nhiều cho những gia đình thương binh liệt sĩ. Ngoài lương tháng cuối của anh và tiền tử bồi thường, chị chỉ có được thêm hai cái lon Trung-úy mạ vàng sáng chói và lá cờ vàng ba sọc đỏ phủ quan tài anh.
Đau đớn thay, Chinh-phụ ngâm khúc chị khóc hàng giờ. Lạnh lùng, ngâm khúc Cung oán hàng đêm.
Gạt hai hàng nước mắt chôn chồng, chị nhìn đàn con thơ đeo mảnh khăn tang nghĩ đến ngày mai. Hai bàn tay nhỏ làm sao chị chống đỡ được cho ba nhà. Một goá phụ khốn đốn nuôi thân phải coi sóc một lũ con dại. Bốc từng nắm đất nhỏ phủ hòm anh, chị đã chôn sống cuộc đời mình còn lại. Ba mươi năm dài lẻ loi một buồng vắng. Gần nửa thế kỷ ngủ lạnh mình trong cô đơn.
Thằng con lớn vừa đến tuổi trưởng thành đã theo gương bố ra Đïồng Đïế. Đứa thứ hai lại âm thầm vào Quang Trung. Vừa ra trận đầu thằng nhỏ đi theo bố. Chưa kịp nhận xác nó, chị đã có tin thằng con cả anh dũng hy sinh. Mới hôm nọ chôn xác chồng trong nghĩa trang quân đội. Ngày hôm nay chôn con cũng cùng nghĩa trang xưa. Hai mươi năm là hai lần lãnh tiền tử. Tiền tử này dùng mua vải bó chôn người chết kia.
Chị ơi, sao đời chị quá thống khổ" Chết còn sướng hơn chịu những khổ đau dằn vặt dài lâu đến từng ngày của chị.
*
Ngày nước mất chị lại thêm một gánh nặng. Nuôi con theo chủ nghĩa, thăm chồng trong lao tù. Sáng chị gánh thúng xôi đi bán dạo. Chiều về họp tổ dân phố chống tiểu thương. Nhìn đàn con dại đeo khăn quàng đỏ chị nuốt hận khi nghĩ đến sinh mạng của chồng trong trại cải tạo. Đïược thăm nuôi chồng chị đành gạt lệ làm lơ. Mười năm thăm nuôi, một thân khí huyết hao mòn vì chồng, vì con.
Dành từng miếng thịt sấy khô, vay từng đồng bạc lẻ để mua thỏi đường rồi chị lại gồng gánh đi hàng trăm cây số thăm nuôi chồng. Từ miền Nam chị lặn lội ra tận đất Thanh Hóa, Lạng Sơn để cứu chồng. Tôi không tưởng được làm sao chị có thể gánh nổi đoạn đường dài ấy. Khóc khi nhìn thấy anh, chị nhẹ hứa:
- Mình cứ an lòng. Em phải sống để nuôi mình và nuôi con.
Anh được thả ra khi chỉ còn thở được đúng năm hôm. Đêm cuối cùng nhìn chị, anh bắt hứa:

- Mình phải tìm cách đưa con đi. Mình còn trẻ cứ bước thêm bước nữa nếu gặp người tốt. Đừng bận tâm gì hai chữ chính chuyên.
Chị gục đầu khóc trên xác anh thầm thì:
- Tôi có tái gíá làm sao mặt mũi nào nhìn lại được mình, được con.
*
Ngày Quốc hận anh ra đi không kịp từ giã. Đêm mất nước nhìn trời trong đạn pháo chị thầm khấn đất trời anh được an bình thoát nạn. Chị hy sinh chấp nhận ở lại nuôi con không chút đắn đo. Nhìn Sàigòn qua hàng nước mắt, chị chỉ nghĩ đến anh và đàn con dạùi chưa đủ khôn. Anh ra đi để một mình chị ở lạùi chịu đựng tất cả. Mang tiếng vợ cấp tá bị nhiều hành hạ. Chồng sĩ quan xưa phải dọn nhà đi kinh tế mới.
Khổ đau này anh có biết đâu"
Bên kia bờ đại dương anh vội theo người bạn mới. Bên bờ đạùi dương này chị vẹo người trồng sắn nuôi con. Mười năm biền biệt không một lá thư thăm hỏi. Tám năm nghìn trùng chẳng một thùng quà cứu đói. Thằng con út vô tình hỏi sao đứa bạn có cha nước ngoài lãnh đồ hàng tháng. Mười lăm năm xa cách chị đắng cay một mình nuôi con. Chín năm gĩa biệt có chồng cũng như không.
Nỗi lòng này anh có thấu chăng "
Sợ hàng xóm cười chê vô phúc lấy chồng không trách nhiệm, chị thường viết thư giả chồng gửi. Lâu lâu mua xấp vải thô khoe mới lãnh đồ chồng cho. Đêm nằm lấy xấp vải đắp tấm thân khô, nghĩ tới chồng tủi khóc chảy máu mắt. Nước mắt đã cạn từ lâu đâu còn nữa.
Người hỡi, người vô tình, người bớc bẽo. Xin hãy nhận lỗi chứ đừng đổ chi tới vận nước đổi thay.
*
Ngày anh mãn tù cải tạo, cũng là ngày chị mãn kiếp hy sinh. Bao năm thăm chồng, nuôi con, sức cùng lực kiệt. Tấm thân héo gầy khô cằn như thân người tù. Nắm tay anh, nhìn đàn con dại lần cuối chị tuôn hai hàng lệ nóng:
- Mình phải sống để tìm tự do cho con. Tôi có chết vẫn về phù hộ cho mình, cho con.
Mắt đã nhắm nhưng lệ chưa chịu khô. Mặt thanh thản ra đi nhưng hồn vẫn lẩn quẩn quanh nhà. Thân yên bình, chị nằm suôi tay nhưng lòng vẫn quặn đau vì chồng, vì con.
*
Chị và các con được bảo lãnh qua sau chín năm cách biệt. Ngày trùng phùng cũng là ngày đứt đoạn chia tay. Anh lặng lẽ giới thiệu người vợ Mỹ. Chị bỡ ngỡ nhìn đàn con lai của giòng thứ. Chín năm đau khổ lẻ loi với Bác, với Đïảng. Giờ đây phải sống không chồng trên đất nước tự do. Phải chi đừng bảo lãnh để khỏi thấy sự thật. Thầm xin người cứ giả dối để đừng gây thêm khổ đau.
*
Bước chân xuống ghe nhỏ cùng đàn con thơ trốn loài qủy đỏ, chị lại gặp bọn qủy dữ ngoài biển Đông. Đặt chân tới được trại tỵ nạn, con gái còn, con trai mất. Đứa còn, sống cũng chẳng hơn đứa chết. Hằng đêm ôm thân nhỏ bé của đứa con gái, lại nghĩ đến loài thủy khấu hành hạ thân mình. Tự do, hai chư,õ gia đình chị phải trả bằng một gía thật đắt. Mạng đứa con trai và tấm thân người con gái. Nhân quyền có ai nhắc tới trên đảo Kra.
*
Gia đình chị là gia đình tỵ nạn đầu tiên đặt chân tới đất Mỹ. Chị đến với hai bàn tay trắng và đàn con dại. Anh hẹn sẽ đi sau nhưng chậm chân kẹt lại. Không chồng sống trên đất khách cũng không rành ngôn ngữ. Chị phải vất vả tìm mọi cách sống nuôi con. Từng ngày qua là từng hy sinh. Mỗi ngày tới là mỗi nhẫn nhục. Chị lặng lẽ một mình xây dựng cuộc đời mình lại từ đầu.
Ngày, chị làm bồi bếp, bồi phòng trong nhà hàng, khách sạn. Tối về, lúc học nói tiếng người, lúc dậy con làm bài toán cộng. Ngày cuối tuần chị lại còng lưng đạp máy may kiếm thêm chút ít. Có khi qua nhà người trông dùm con cho có thêm vài chục bạc. Chị lại âm thầm hy sinh thân mình không nuối tiếc.
*
Gia đình chị cũng là gia đình tới Mỹ muộn màng nhất. Tuy với tên gọi HO, cũng không được nhiều giúp đỡ. ODP lại càng tự túc, tự lo. Chị quyền biến thay đổi để hòa mình vào xã hội mới mong ngày vươn lên. Chị làm thợ may trong hãng bán quần áo. Chị học làm nail trong Shopping Mall. Chị coi tiệm giặt ủi, dry clean. Chị gói hàng trong Super Market. Chị bán hàng garare sale. Chị quảng cáo cho công ty điện thoại. Chị chạy dây trong hãng điện thoại. Chị làm thư ký trong văn phòng địa ốc. Chị bán thuốc cho Eckerd Drug. Chị mở nhà hàng, quán ăn. Chị xây trường dậy thẩm mỹ. Chị thành lập công ty làm mỹ phẩm. Chị đầu tư mua bán bất động sản.
Năm xưa chị vặn người bốc đất trên công trường thủy lợi Lê-minh-Xuân. Ngày hôm nay chị còng lưng đạùp máy may ở phố Santa Ana. Hôm kia chị gánh thúng xôi đi bán dạo. Bây giờ chị ngồi viết program cho máy điện toán trong nhà băng. Ngày ấy chị cũng là cải tạo viên trốn Cộng sản. Hôm nay chị đọc tin thời tiết cho đồng bào tôi sáng sáng.
Chị lại cùng anh sánh vai tiếp tục cuộc chiến đấu cho tự do, dân chủ của nước nhà. Tuy chân yếu tay mềm chị cũng bắn được vào tòa đại sứ của loài qủy đỏ. Liễu yếu đào tơ, chị cũng tỏ dũng cảm diệt loài Cộng nô. Những ngày Việt cộng qua xin bang giao, chị và mọi người đứng cản, phất cao ngọn cờ của chính nghĩa. Đïêm biểu dương chống Trần Trường, chị cất cao lời ca tiếng hát cho quê hương. Ngày chị kêu tự do tôn giáo, đêm chị viết kiến nghị chống Đảng bán nước. Trưa chị gửi thỉnh nguyện thư cho Nhân quyền tới quê nhà. Chiều chị đánh E-mail đòi dân chủ, tự do cho Việt Nam. Bão miền Trung năm xưa, chị tích từng chai nước mắm gửi về. Lụt miền Nam hôm nay, chị gom cả bàn chải, xà bông. Ngày Giáng Sinh chị gói từng món quà niềm mơ ước cho mỗi em nhỏ trong cũng như ngoài nước. Đêm Trung Thu chị vất vả châm sáng cái lồng đèn cho con gái tôi.
Định mệnh đã dành nhiều đau khổ cho dân tộc tôi. Định mệnh phải cho dân tộc tôi có chị để khóc vơi nỗi thống khổ này. Tôi biết chắc cả cuộc đời chị sẽ không ngừng hy sinh cho chồng, cho con và cho đất nước. Tôi biết rõ chị chỉ sống hạnh phúc khi gia đình, mọi người nhà nhà đều ấm no, yên bình.
Làm sao đồng bào tôi quên được tình nghĩa của chị"
Làm sao tôi nói hết được sự hy sinh chịu đựng âm thầm này"
Thưa chị, dân tộc tôi thương nhớ chị mãi mãi.
Chị ơi, xin chị cho tôi được thêm một lần nắm tay chị tỏ lòng mến thương.
Houston, mùa Quốc-Hận 2002
Lê Như Đức

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,339,779
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến