Hôm nay,  

Chuyện Bầu Cử Ở Mỹ

04/11/202422:11:00(Xem: 1290)

 

TG Thao Lan đứng thứ ba từ trái
Lễ trao giải VVNM 2021: TG Thảo Lan (hình trên, người thứ ba từ trái) 

 

Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ sư Cơ khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, Thảo Lan đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19 và 21. Dưới đây là vài ghi nhận và cảm nghĩ của tác giả về ngày bầu cử “Election Day” ở Hoa Kỳ được viết từ mùa bầu cử 2020. Bài viết được tác giả gửi đến Viết Về Nước Mỹ ngay trước ngày Bầu Cử 5 tháng 11 năm 2024. Xin chia sẻ cùng quý độc giả.
*
Lời mở đầu của người viết: "Đây là bài tôi viết đúng bốn năm trước khi cả nước Mỹ đang sôi nổi về kết quả của cuộc bầu cử tổng thống năm 2020. Lúc đó vì không muốn gây ra tranh cãi mất thì giờ nên tôi chỉ đăng giới hạn trong trang cá nhân của mình. Bài được nhiều người xin để share lại và số người “nghỉ chơi” tôi ra hay thậm chí “block” vì bài viết này cũng không phải là ít. Một mùa bầu cử nữa lại đến. Có vẻ như những gì xảy ra bốn năm trước có thể sẽ lặp lại nên tôi nghĩ bài viết năm trước của mình chưa đến nỗi lỗi thời."
Nói về bầu cử Mỹ thì tôi bắt đầu biết đến từ năm 1972 khi đương kim tổng thống Richard Nixon thắng áp đảo ứng cử viên đảng Dân Chủ George McGovern. Khi ấy tình hình chiến sự ở Việt Nam đang leo thang nên các báo chí ở Việt Nam cũng đưa tin rất nhiều về cuộc bầu cử mà theo mọi người sẽ ảnh hưởng đến vận mệnh của Việt Nam Cộng Hòa. Tôi còn nhớ khi ấy ba tôi cũng như nhiều người khác ở miền Nam đã lo lắng nếu McGovern thắng cử có nhiều khả năng Mỹ sẽ bỏ rơi VNCH. (Thực tế ra sao thì ai cũng biết không cần nhắc lại). Có lẽ cái suy nghĩ đảng Cộng Hòa chống Cộng, đảng Dân Chủ thân Cộng hình thành trong đầu óc nhiều người Việt Nam bắt nguồn từ thời gian này và kéo dài cho đến tận bây giờ; mặc dù bàn cờ chính trị thế giới đã thay đổi mấy chục năm nay. Và có lẽ mọi người cũng không nên quên Jimmy Carter, vị tổng thống Dân Chủ kế tiếp nhiệm kỳ của Nixon-Ford là người đã mở rộng vòng tay tiếp đón nhiều người tị nạn vào cao điểm người dân Việt Nam bất chấp hiểm nguy ào ạt nhào ra biển để tìm kiếm tự do.
 
Dạo đó tôi có đọc được một bài tường trình về cuộc bầu cử năm 1972 trên báo Thời Nay mà nếu không lầm thì bài viết có tựa đề "Ngày Dài Nhất". Bài viết xoay quanh cái ngày mà mọi người dân Mỹ hồi hộp chờ tin tổng thống Nixon thắng cử. Qua bài báo đó tôi bắt đầu biết đến hệ thống bầu cử có một không hai trên thế giới này của Mỹ mặc dù vẫn không hiểu rõ lắm về ý nghĩa của các lá phiếu cử tri đoàn. Có một câu tôi nhớ rõ nhất trong bài viết đó là ứng cử viên nào nắm được phiếu cử tri đoàn của California là cầm chắc chiến thắng vì California là nơi có nhiều phiếu cử tri đoàn nhất. Đến khi qua được Mỹ thì tôi thấy câu này không còn đúng nữa mặc dù California vẫn là tiểu bang nắm nhiều phiếu cử tri đoàn nhất (55) nhưng qua các cuộc bầu cử gần đây, mặc dù California vẫn là tiểu bang "xanh" nhưng các ứng cử viên đảng Cộng Hòa vẫn giành được chiến thắng như trường hợp George Bush năm 2000 và Donald Trump năm 2016.
 
Lần bầu cử đầu tiên tôi được trực tiếp theo dõi ở Mỹ, nhưng không được tham gia vì còn mang quy chế thường trú nhân tị nạn, là kỳ bầu cử năm 1992 giữa ứng cử viên Dân Chủ Bill Clinton và đương kim tổng thống George H. W. Bush. Lần đó Bush đã thất cử và bàn giao quyền hành lại cho Clinton một cách êm đềm theo đúng quy tắc ứng xử truyền thống. (Sau này hai người có một dạo trở nên thân thiết với nhau như hai người bạn vong niên tâm giao). Khi đó tôi mới chỉ qua Mỹ vài năm nên chưa hiểu nhiều về cả hai người cũng như đường lối chính trị của họ. Theo lời ông “supervisor” trong phòng “lab” tôi làm hồi đó thì ông ta tỏ ra hối tiếc cho Bush, nhưng đồng thời cũng nói lý do Bush thua là vì không giữ đúng lời hứa không tăng thuế và không vực được nền kinh tế Mỹ đi lên.
 
Kỳ bầu cử sau, 1996, giữa đương kim tổng thống Bill Clinton và ứng cử viên Cộng Hòa Bob Dole là lần tôi chính thức được hưởng cái thú đứng dưới mưa lạnh của tháng 11 ở Virginia để xếp hàng chờ mấy tiếng  đồng hồ vào phòng phiếu để thực hiện quyền lợi của người công dân Mỹ. Cũng cần phải nói thêm hai lần bầu cử 1992, 1996 có sự hiện diện của ứng cử viên độc lập Ross Perot khá sôi nổi (Năm 1996 ứng cử với tư cách thành viên đảng Cải Cách - Reform).
 
Quay trở lại với lần bầu cử có một không hai năm 2020. Có một không hai vì đây là lần đầu kỳ bầu cử được tham gia bởi số cử tri đông đảo nhất. Có một không hai vì đây là lần đầu bầu cử diễn ra trong tình trạng dịch bệnh ngặt nghèo trên toàn thế giới chứ không riêng gì Mỹ. Có một không hai vì đây là kỳ bầu cử diễn ra trong bối cảnh nước Mỹ bị chia rẽ nhất. Có lẽ từ sau nội chiến Nam Bắc chưa có bao giờ lòng dân lại chia rẽ một cách nặng nề như hiện nay. Tất nhiên ứng cử viên nào cũng có người ủng hộ cuồng nhiệt riêng của mình mà theo tình hình hiện tại phải là người có đầu óc tỉnh táo, cởi mở nhất mới có thể giữ vững hòa khí được với người của phe bên kia.
 
Có biết bao người trong gia đình không muốn gặp mặt nhau, có bao nhiêu bạn bè nghỉ chơi nhau ra, có bao nhiêu người quen xã giao trên Facebook “unfriend” hay “block” nhau (đôi khi sau một màn chửi rủa nhau dữ dội trên mạng) chỉ vì người theo Trump, người ủng hộ Biden. Phe nào cũng có lý lẽ riêng của họ nên tôi không nhất thiết phải phân tích làm gì mà chỉ muốn đề cập đến những bài viết, những chia sẻ (share) truyền nhau trên mạng xã hội để công kích phe bên kia mà người “post” lại không hề kiểm chứng xem những tin, hay “clip” phim đó có chính xác hay không? Có thực tế hay không? Ai cũng có quyền tự do ngôn luận nhưng nếu cáo buộc ai một điều gì thì cần có bằng chứng như ông cha ta đã nói "Nói có sách mách có chứng". Chứ đừng nói cho sướng miệng, hùa theo đám đông, hoặc nhắm mắt lập lại lời nói của người khác như con vẹt.
 
Sau đây là những gì mà tôi biết:
 
- Bỏ phiếu bằng thư: Năm 2020 không phải là năm đầu tiên áp dụng. Việc bỏ phiếu bằng thư cho những người không thể có mặt tại phòng phiếu vào ngày bầu cử đã có từ thời nội chiến Nam Bắc. Sở dĩ năm 2020 được áp dụng rộng rãi thì chắc ai cũng hiểu là vì nạn dịch Covid-19.
 
- Gian lận việc bỏ phiếu: Dĩ nhiên khả năng gian lận thì hiện diện ở khắp mọi nơi trong mọi hoàn cảnh chứ không riêng gì bầu cử nhưng như đã trình bày ở trên, việc gì cũng phải có bằng chứng. Cho đến thời điểm hiện tại (tháng 11 năm 2020) chưa có bằng chứng nào chứng tỏ có việc gian lận trong lần bầu cử này. Nhân tiện xin nói luôn bất cứ ai có bằng chứng về việc gian lận của bất cứ đảng nào, Cộng Hòa hay Dân Chủ, thì xin đừng lan truyền trên mạng mà hãy gửi ngay cho sở Cảnh sát địa phương hoặc FBI để họ điều tra. Cũng cần phải nói rằng việc kiểm phiếu, đếm phiếu luôn được đặt dưới sự giám sát của đại diện cả hai đảng và những người độc lập. Gian lận chỉ có thể xảy ra khi một người phản lại đảng của mình bắt tay với bên kia và có sự thông đồng của các giám sát viên độc lập. Việc đó có dễ xảy ra hay không tùy quý vị suy nghĩ.
 
- Tại sao có nhiều tiểu bang Trump bỏ xa Biden rồi qua một đêm hay vài ngày sau tình hình thay đổi 180 độ? Lý do: Tùy luật mỗi tiểu bang phần lớn các phiếu bầu gửi bằng thư không được đếm trước. Tại sao Biden lật ngược được tình thế? Tại vì những người ủng hộ Biden sợ dính virus ở phòng phiếu nên bỏ phiếu bằng thư nhiều hơn. Nhân tiện nói luôn là nếu có “video clip” nào quay cảnh hủy phiếu bầu bằng thư thì Biden sẽ là người chịu thiệt nhiều hơn vì lý do tôi vừa kể. Hơn nữa một bao hay một thùng phiếu bên trong chứa bao nhiêu phiếu dành cho Trump, bao nhiêu cho Biden thì chỉ có trời mới biết. Do đó nếu có ai hủy các phiếu đó thì chỉ với mục đích phá hoại cuộc bầu cử chứ không thể biết chắc là sẽ giúp hay hại ứng cử viên nào.
 
- Chuyện đòi kiểm lại phiếu (recount): Hoàn toàn hợp pháp và cũng không phải là trường hợp đặc biệt gì vì đã xảy ra trong quá khứ. Tuy nhiên việc cần phải đếm lại phiếu cần có lý do hợp lý mà thường là chênh lệch giữa hai bên quá thấp. Chứ nếu chênh lệch phiếu nhiều quá thì có đếm tới đếm lui cũng thế thôi.
 
-  Chuyện khiếu nại kiện cáo trước tòa (legal challenge): Hoàn toàn hợp pháp và đương nhiên cũng phải có cơ sở để kiện chứ không thể nhảy đong đỏng lên nói bên kia chơi ăn gian đòi kiện mà không hề có chứng cớ gì.
 
- Chuyện đòi ngưng đếm phiếu: Hoàn toàn bất hợp pháp. Hơn nữa mỗi tiểu bang có luật lệ bầu cử riêng mà tổng thống không có quyền hạn gì can thiệp vào.
 
- Biểu tình ôn hòa phản đối hay ủng hộ kết quả bầu cử: Hoàn toàn hợp pháp vì đó là quyền căn bản của dân Mỹ. Tuy nhiên vác súng rầm rộ bao vây phòng phiếu, cản trở việc kiểm phiếu hay gây áp lực là hoàn toàn bất hợp pháp.

Về vấn đề chia rẽ trong lòng dân Mỹ thì ngoài lý do ủng hộ người này hay người kia ra, còn có một sự khác biệt trong cách nhìn về phong trào Black Lives Matter. Ai muốn tìm hiểu thì có thể Google. Ở đây tôi chỉ muốn đề cập đến một khía cạnh khác. Trong những người “bạn” của tôi trên Facebook không biết có bao nhiêu người đã từng sống ở Mỹ vào cái thời mà phân biệt chủng tộc còn là hợp pháp và công khai. (Tôi dùng chữ “bạn” vì dịch từ chữ friend của Facebook nhưng trong số đó có những người đáng tuổi cha chú mình nên không thể gọi là bạn một cách thông thường được)
 
Khoảng thời gian 1957-1958, ba tôi đi tu nghiệp khóa sĩ quan tham mưu bộ binh ở học viện quân sự Fort Benning, Georgia. Trong thời gian đó những khi được xả trại ra phố bằng xe bus, ba tôi cùng các sĩ quan khác đều phải ngồi ở hàng ghế phía sau, sau tấm bảng “Colored” cho dù những hàng ghế trước còn trống hoặc thậm chí không hề có ai ngồi. Nếu muốn uống nước thì cũng phải uống ở vòi có bảng ghi “Colored”. Chúng ta ngày nay không bị phân biệt đối xử như vậy và chắc chắn con cháu chúng ta cũng thế.
 
Xin đừng ngây thơ cho là chúng ta được như vậy đơn giản là nhờ những người da trắng trở nên rộng lượng bao dung hơn. Chúng ta và con cháu chúng ta được trao cho cơ hội đồng đều như mọi người khác trên đất Mỹ này là một phần nhờ vào mồ hôi, nước mắt, và cả máu của những người đấu tranh như Rosa Parks, Martin Luther King Jr. và bao nhiêu người da đen khác. Bởi thế xin làm ơn đừng dùng những lời miệt thị dành cho những người da đen xuống đường tranh đấu đòi hỏi công lý cho họ (và có thể cho cả chúng ta). Những hành động đập phá, hôi của luôn đáng bị lên án nhưng đừng đồng hóa nó với những cuộc biểu tình đấu tranh đòi lẽ phải.
 
Xin nhớ rằng tội phạm (và nạn nhân) không hề phân biệt màu da. Tên sát nhân Charles Manson kẻ cầm đầu vụ giết hại nữ tài tử Sharon Tate (người đang có mang 8 tháng rưỡi khi đó) cùng bốn người khác tại tư gia của cô, là người da gì? Da trắng. Timothy McVeigh, kẻ đặt bom tại tòa nhà liên bang ở Oklahoma City giết chết 168 người là người da gì? Da trắng. Jeffrey Dahmer, kẻ giết người hàng loạt và ăn cả thịt người là dân da gì? Da trắng. Seung-Hui Cho, tên xả súng giết 32 người ở trường đại học Virginia Tech là người da gì? Da vàng. Thiết nghĩ tôi không cần phải nói thêm.

Trước khi chấm dứt tôi muốn đề cập đến một chuyện khác. Từ kỳ bầu cử năm 2008 đã có những người Việt Nam tuyên bố nếu Obama đắc cử họ sẽ bỏ nước Mỹ mà qua nước khác sinh sống. Năm 2020 tôi lại được biết cũng có những người, Việt Nam dĩ nhiên, tuyên bố tương tự nếu Biden đắc cử. Tôi xin khẳng định là nước Mỹ rất cần những người như thế này rời khỏi nước Mỹ càng sớm càng tốt. Đây là một nước theo thể chế dân chủ. Nếu quý vị không vừa lòng với những người lãnh đạo chính phủ, nếu quý vị cảm thấy xã hội còn nhiều bất công thì quý vị hoàn toàn có quyền (và nghĩa vụ) dùng tiếng nói, hành động hợp pháp, hoặc lá phiếu của mình để thay đổi nó, để xã hội trở nên tốt hơn. Nước Mỹ không cần những người sẵn sàng bỏ chạy sang nước ngoài khi không vừa ý hoặc khi xã hội đang rối ren. Để rồi chờ cho những người khác hoàn thiện nó cho mình quay trở lại tiếp tục hưởng thụ.
 
Thảo Lan

Ý kiến bạn đọc
17/11/202421:50:26
Khách
Cảm ơn Tác giả một bài viết hay.
15/11/202413:57:52
Khách
Hai đảng DC và CH đều nhất trí viện trợ bom đạn cho DT để phạm tội ác chiến tranh, diệt chủng, và nhân quyền nên năm nay nhiều nguời không đi bầu lưạ chọn TT vì không muốn bỏ phiếu bầu cho kẻ giúp nguời bị Liên Hiệp Quốc và các co quan quốc tế lên án.
VietBao Nov. 14, 2024:
"- Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW: Human Rights Watch) cáo buộc Israel phạm "tội ác chống lại loài người" hôm thứ năm, viện dẫn việc Israel liên tục cưỡng bức di dời dân thường ở Gaza, cắt đứt các nguồn tài nguyên quan trọng cũng như phá hủy cơ sở hạ tầng."
13/11/202414:20:54
Khách
Ông TA Tran có câu hỏi rất đúng. Báo chí TV đều nói năm nay nguời ta ào ạt kéo nhau đi bầu, và số bầu cử sớm rất đông, như vậy tổng số phiếu 2024 phải hơn hay bằng tổng số phiếu 2020. Nhưng tại sao tổng số phiếu bỏ cho hai đảng năm nay lại ít hơn năm 2020 10 triệu (81+74) -(70+75)? Có thể vì năm 2024 kiểm soát bầu phiếu chặt chẽ hơn nên con số 10 triệu phiếu của năm 2020 biến mất.
12/11/202422:37:19
Khách
Theo kết quả bầu cử tổng thống 2020: ông Biden thắng ông Trump tỷ số: 81 triệu - 74 triệu.
Năm nay 2024 bà Haris thua ông Trump vớ tỷ số: 70 triệu - 75 triệu.
Thế thì 11 triệu phiếu ủng hộ đảng Dân Chủ đã đi đâu và 11 triệu phiếu này từ đâu đến tai năm 2020?
11/11/202401:54:40
Khách
Sau khi thóat khỏi viên đạn ám sát, Trump và nhóm tín đồ Cơ Ðốc giáo tin rằng Thiên Chuá bảo vệ Trump để cai trị nuớc Mỹ. Trump rất tự tin và đã có lần tuyên bố mình có thể bắn một nguời đi trên đường phố mà không ai làm gì đuợc. Và thực tế cho thấy các vụ truy tố Trump phạm luật nay lần luợt tan rã. Vì tự tin là nguời đuợc Thiên Chuá uỷ nhiệm nên TT Trump trong nhiệm kỳ 2 sẽ mạnh tay với đối lập mà không bị truy tố vì có luật cấm bô Tư Pháp truy tố Tổng Thống đuơng nhiệm, và Trump khong bị impeach vì đa số hai viện quốc hội là đảng CH, và TCPV cho TT Trump duợc immunity bất khả xâm phạm. Nên nếu Trump ra lệnh quân đội đàn áp biểu tình, bỏ tù lãnh tụ đối lập thì Trump không bị truy tố. Trump sẽ cai trị nuớc Mỹ như một hoàng đế.
08/11/202421:56:29
Khách
Ngày 26/10, Clinton đến vùng Little Saigon, Cal. vận động tranh cử cho Derek Trần vào Hạ Viện Liên Bang.

*Ngày 26/8, Trump đến trung tâm thương mại Eden Center vận động tranh cử cho Hùng Cao vào Thượng Viện Liên Bang.
08/11/202421:49:59
Khách
*Trump và Clinton tới các khu trung tâm thương mại người Việt :

Ngày 26/10, Clinton đến vùng Little Saigon, Cal. vận động tranh cử cho Derek Trần. Kêt quả :
Michelle Steel (CH): 52.5%
Derek Tran (DC): 47.5%

*Ngày 26/8, Trump đến trung tâm thương mại Eden Center vận động tranh cử cho Hùng Cao. Kết quả :
Timothy Kaine (DC): 54.1%
Hung Cao (CH): 45.9%

***Trump và Hùng Cao tới trung tâm thương mại Eden Centercủa người Việt ở Falls Church, Virginia
Nguồn : Former President Donald Trump visited the Eden Center in Falls Church, Virginia Monday, the largest Vietnamese commercial center on the East Coast.

*** Hung Cao đứng cạnh Trump trên bục diễn đàn trong kỳ nói chuyện với cử tri ở Chesapeake, Virginia
Hung Cao, left, speaks on stage after an invitation from former President Donald Trump during a rally in Chesapeake, Virginia, on June 28, 2024.
Nguồn: Virginia Senate debate: Clinton ex-running mate Kaine, GOP challenger Cao spar on immigration, DEI in military

***Hung Cao được sự ủng hộ của Trump ứng cử vào Thượng Viện
Nguồn: Cao gets Trump’s backing in GOP Senate primary
June 6, 2024
08/11/202405:42:17
Khách
2020- Trong kỳ bầu cử tháng 11 năm 2020, tất cả các thượng nghị sĩ tiểu bang và dân biểu tiểu bang người Việt thuộc đảng Dân Chủ đều được TÁI ĐẮC CỬ . Ngoài ra, cộng đồng người Việt còn có thêm hai người mới , thuộc đảng Dân Chủ , được đắc cử dân biễu tiểu bang. Và đó là Khanh Phạm tiểu bang Oregon và Mỹ Linh Thái tiểu bang Washington.
Riêng thượng nghị sĩ tiểu bang Cộng Hòa Dean Trần thuộc tiểu bang Massachusetts thì bị thất cử.

2020- Các dân biểu và thượng nghị sĩ gốc Việt tiểu bang và liên bang:

California: Tyler Diệp Cộng Hòa Dân biểu
Florida: Đặng thị Ngọc Dung Dân Chủ Dân biểu Liên bang ( Stephanie Murphy )
Georgia: Bee Nguyễn Dân Chủ Dân biểu
Massachusetts:Trâm Nguyễn Dân Chủ Dân biểu
Nevada: Rochelle Nguyễn Dân Chủ Dân biểu
Oregon: Khanh Pham Dân Chủ Dân biểu
Texas: Hubert Võ Dân Chủ Dân biểu
Washington state: Joe Nguyễn Dân Chủ Thượng nghị sĩ
MỹLinh Thái Dân Chủ Dân biểu
08/11/202401:46:43
Khách
Tuy thích độc tài nhưng Trump có những cái policy tốt như chấm dứt đóng cửa covid-19 sớm hơn các nuớc trên thế giới để cứu kinh tế Mỹ, lo xây bức tuờng biên giới, khai thác dầu hoả tối đa để giảm gía xăng và giá vận tải hàng, không muốn làm Tổng Thống thế giới chi tiền chuà vung vít cho quốc tế mà chủ truơng America First . Ðảng DC thì chi quá nhiều cho chiến tranh ở Ukraine và Do Thái, tiêu xài vung vít trợ cấp Covid tạo cơ hội cho gian lận tham nhũng tiền Covid hàng tỷ khắp nơi. Dân Á Phi Nam Mỹ nhận tiền Covid child credit xài không hết, gởi tiền về nuớc hàng tỷ đô la tiền của Mỹ vay muợn. Kết cục là lạm phát vật giá gia tăng vùn vụt. Kết quả bầu cử 2024 cho thấy cử tri Mỹ không tha thứ cho đảng DC gây lạm phát giá cả gia tăng xăng nhớt thức ăn tăng 50-100% dù biết Trump không phải là nguời tốt.
07/11/202422:18:26
Khách
Ủng hộ Harris Ủng hộ Trump

Phái nam 44% 54%
Phái nữ 54% 44%
Da trắng 43% 55%
Da đen 86% 12%
Latino 53% 45%
Á châu 56% 38%
Other 43% 53%

Xong đại học 57% 41%
Chưa xong đại học 44% 54%
(Edition Research/NEP via Reuters)

Nguồn: How America voted in maps and charts
November 6, 2024
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 368,371
29/11/202400:00:00
Hòa thức dậy lúc 5 giờ sáng sau giấc ngủ ngắn từ giữa khuya, căn phòng bệnh viện màu trắng ngà dưới ánh đèn vàng vọt buồn thiu, bên ngoài kia trời còn phảng phất lạnh lẽo của đầu mùa đông, dù mùa đông Seattle không nhiều tuyết tái tê như những nơi miền Đông Bắc nước Mỹ. Hòa vẫn thường ngủ ít và dậy sớm, có lẽ bệnh nhân nào cũng thế, nằm trong bệnh viện khắc khoải lo âu bệnh hoạn, lại thêm y tá nhân viên thường xuyên ra vào cả ngày lẫn đêm ai mà ngủ ngon cho được. Hòa rời khỏi giường, đi ra phía cửa, rồi đi dạo khu hành lang cho đầu óc khỏi suy nghĩ rồi lại buồn lại khóc. Các phòng bệnh đều đóng kín, mỗi bệnh nhân là một thế giới riêng, đau buồn riêng. Cuối hành lang xa xa thỉnh thoảng có bóng dáng vài cô y tá tất bật qua lại, ghé vào phòng nào đó thăm bệnh, lấy máu, đo huyết áp, đưa thuốc... nói chung là đủ thứ của công việc y tá.
28/11/202400:00:00
Ông ngồi nhâm nhi tách trà, ánh mắt mông lung thả vào khoảng không. Từ tách trà nóng, một làn khói mỏng tỏa lên. Hương sen lãng đãng trong khu vườn buổi sáng, quyện cùng mùi cỏ cây, mùi sương ẩm. Buổi sáng bao giờ cũng là thời khắc êm đềm đối với ông. Không có gì phải vội vàng, ông cứ ngồi như thế, cho đến khi mặt trời lên cao và bình trà cạn nguội ngắc ngơ. Nhưng hôm nay thì khác. Bãi sân trống cạnh nhà là nơi tụ tập đá bóng của bọn trẻ từ sớm. Kỳ nghỉ hè vừa mới bắt đầu, bao nhiêu sự phấn khích cùng với năng lượng tràn đầy dồn vào những cú sút bóng ầm ầm, vào tiếng la hét vang dậy. Rồi cái gì đến cũng đã đến. Một cú sút thẳng chân, hất quả bóng bay qua hàng rào, rơi ngay bàn trà của ông...
27/11/202402:11:00
... Có nhiều người nói nhổ răng hàm trên, nhất là mấy cái răng cấm thì dễ bị chạm dây thần kinh và về sau sẽ bị “mát dây”, và cũng có vài đứa bà con tôi biết sau khi nhổ răng cấm thì tâm thần rất là bất ổn, nếu không nói là bị bệnh thần kinh. Nhà tôi và mấy đứa con thì nói răng không đau đâu cần nhổ làm gì cho... thêm chuyện; thằng con còn “hù” tôi, kể lại khi nó đi nhổ răng khôn, người ta dùng kềm móc cái răng rồi “đu” người lên mà kéo; ông bố thì “dọa”, coi chừng nhổ răng xong bà không còn nhớ tôi là ai; rồi vài chị bạn tôi kể nhổ răng khôn về sưng đau hành rất lâu, rất mệt v.v... làm tôi hãi quá. Tôi lên “net” tìm hiểu về “lợi và hại của việc nhổ răng khôn” thì có quá nhiều thông tin xuôi chiều và ngược chiều, nên tôi quyết định không nhổ. Cho nó lành...
25/11/202400:00:00
Trong cuộc đời của mỗi người, bất kỳ ở nơi nào trên thế giới, từ khi có trí khôn, là ta đã mang nợ và phải biết ơn nhiều người- từ Tổ Tiên Ông Bà, người làm ra hạt gạo nuôi ta, Đấng Sinh Thành, đến những Thầy Cô dẫn dắt ta, các cô chú Thương Phế Binh đã bảo vệ chúng ta bằng chính cuộc đời họ, đến bạn bè, người quản lý và giám đốc nơi ta làm việc, đồng nghiệp... người quen người lạ… tất cả mọi người chung quanh, ta đều mang ơn họ, không nhiều thì ít. Và riêng đối với những người được định cư ở quê hương thứ hai, ta còn phải mắc nợ thêm bao nhiêu là người nữa- từ chính phủ, những vị tổng thống, từ những vị giúp những chương trình tái định cư HO, ODP… đến những vị ân nhân bảo lãnh...v.v... trái tim nhân ái của họ bao la vô cùng... Kể ra tất cả những người làm ơn cho ta sẽ không hết - ở đây tôi chỉ xin đơn cử một vài việc rất gần đối với gia đình tôi, với đất nước “Cờ Hoa” đầy tình người này.
23/11/202400:00:00
Cách đây rất nhiều năm. hồi chị còn đi học đại học ở Mỹ, trong một lớp của chương trình sư phạm, một vị giáo sư hỏi cả lớp trước khi cả lớp chuẩn bị nghỉ lễ Tạ Ơn: - Các bạn sẽ nói lời cảm ơn với ai trong dịp lễ Tạ Ơn năm nay? Các bạn đồng môn của chị nhao nhao, nói sẽ cảm ơn gia đình, thầy cô, bạn bè. Vị giáo sư quay sang hỏi chị có ai để cảm ơn không, dĩ nhiên chị có rất nhiều người để nói lời cảm ơn. Chị nói với vị giáo sư rằng chị rất biết ơn ba má và bạn bè của chị, người đã giúp đỡ chị quay lại trường đại học ở Mỹ. Chị biết ơn nước Mỹ đã cưu mang gia đình chị và giúp đỡ chị về tài chánh để chị được đi học. Chị biết ơn các giáo sư ở Mỹ đã khuyến khích, tận tâm giải thích cho chị những lúc chị không hiểu bài. Chị cảm ơn con trai chị đã giúp chị có động lực để quay lại trường học vì chị muốn làm tấm gương cho thằng Huy-là-con trai của chị. Chị muốn thằng Huy sau này khi lớn lên sẽ đi đại học như rất nhiều di dân gốc Việt khác...
22/11/202400:00:00
Tôi thức dậy từ 6 giờ sáng lo những việc cá nhân lẹ làng, sau đó thay bộ áo dài cờ vàng lái xe lên San Jose, đến điểm tập họp trước “parking” của Walmart nằm trên đường Story. Vì câu nói của em trai Minh Huy trưởng đoàn Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa, khi Hoa Nguyễn mời, tôi đã ngại ngùng nói ”Chị già rồi không phù hợp với tuổi trẻ, đường xá xa xôi, vấn đề lái xe trở ngại, chỉ có thể đi tham dự hạn chế”. Minh Huy thưa ”Chị ơi! chúng em rất cần ba thế hệ một tấm lòng ...”. câu nói lễ phép với cả chân tình của tuổi trẻ đầy tha thiết đã động vào trái tim mình, nên tôi quên mất tuổi già không đủ sức khỏe tốt, vượt đường xa mưa gió góp mặt cùng nhóm hậu duệ đi diễn hành Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ.
21/11/202400:00:00
Một ngày trong tháng 9, 2024, Kim Oanh điện thoại cho vợ chồng chúng tôi, ngỏ ý muốn qua thăm “anh chị”. Chúng tôi cho biết, nếu cần đưa đón, chúng tôi sẵn sàng. Nhưng Kim Oanh trả lời sẽ nhờ người quen đưa đến. Chúng tôi hẹn gặp nhau vào cuối tháng 10, 2024 tại nhà chúng tôi. Kim Oanh là vợ của Trung Úy Không Quân Hoàng Văn Tân, một người bạn tù cải tạo rất thân thiết của tôi trong 2 năm tại Long Khánh. Kim Oanh có lần dẫn vợ tôi cùng nhau thăm lén hai ông chồng trong rừng cao su bên ngoài trại tù ở Long Khánh. Đây là một kỷ niệm không bao giờ quên, vì cả hai cặp có được chút thì giờ “tâm sự” riêng với nhau giữa cảnh màn trời chiếu đất. Anh Hoàng Văn Tân mất vào đầu năm 2016 tại San Diego.
20/11/202400:00:00
Dân ta ở các tiểu bang miền Tây như Cali, Texas… gọi họ là dân “Mễ” vì họ vào nước Mỹ từ xứ Mexico; các tiểu bang miền Đông như Maryland, Virginia… gọi là dân “Xì”, vì nghe họ nói tiếng Spanish - tiếng gọi khác nhau, nhưng “Mễ” hay “Xì” cũng là di dân từ các nước Trung hay Nam Mỹ. Người Mỹ gọi họ là dân Hispanic hay Latino. “Chuyện dài di dân gốc Mễ”: từ nhà ra phố đến chuyện quốc gia đại sự đều có mặt dân “Xì”; vui buồn, thương cảm hay giận đến căm gan đều có bóng dáng anh “Mễ”...
19/11/202400:00:00
Nghĩa trang Oaks Hill chiều nay lồng lộng gió, mây đen dồn cục cuối chân trời, cây cối ngã rạp mình theo chiều gió. Thành đứng trên hành lang phía sau căn "mobile home" của mình nhìn bao quát sang khu nghĩa địa rồi tiên đoán dự báo thời tiết, ngày hôm nay có lẽ sẽ có mưa đây. Chóng quá! Thế mà đã hơn một năm qua, Halloween rồi lại Halloween. Hình như Halloween năm nào trời cũng có mưa nhẹ thì phải?...
15/11/202400:00:00
Nhiều người trong chúng ta chắc ai cũng biết câu ngạn ngữ này: “Gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận”. Tôi không rõ là câu này do danh nhân nào nói hay là nguồn gốc của nó từ đâu, nhưng tôi quan sát thì thấy nó rất đúng với nhiều trường hợp ở đời. Nay tôi tường thuật một câu chuyện có thật trong cộng đồng người Việt ở thành Ất Lăng. Tôi cũng là người có dự mặt trong câu chuyện này, một câu chuyện khá thương tâm và phần nào cũng đúng với câu ngạn ngữ vừa đề cập. Tôi vốn không phải là nhà văn nên không biết gì bút pháp nghệ thuật hay những gì đại loại như thế, chỉ đơn giản là một người kể chuyện, kể lại câu chuyện đã và đang xảy ra tại đây.
Nhạc sĩ Cung Tiến