Nguyên Ngọc
Tác giả lần đầu tham dự VVNM , sinh năm 1968 hiện là giáo viên dạy Văn cấp 2 tại Nha Trang . Mong tác giả tiếp tục gửi bài.
***
Buổi trưa tháng Năm, trời nóng tóe khói. Quang cảnh khu chờ trong bệnh viện lại càng thêm ngột ngạt vì hàng nghìn con người già trẻ lớn bé ngồi la liệt khắp nơi. Ai tới sớm may mắn kiếm được chiếc ghế nhỏ để ngồi. Người đến trễ mua manh chiếu khoanh một chỗ nằm còng queo. Kẻ trễ hơn nữa thì nhét đại tấm thân bịnh hoạn vào khe hở nào đó giữa hai chiếc lưng nhễ nhại mồ hôi, mặc kệ tiếng càu nhàu. Vì khi sự chết cận kề, ai nề hà chi những lời mắng mỏ. Đứng cạnh tôi là người mẹ trẻ mặt đầy vẻ lo âu, mắt quầng thâm là dấu hiệu của bao đêm thức trắng. Đôi tay khô ráp ôm chặt lấy đứa con bé bỏng.
– Bé bệnh gì vậy em?
Bà mẹ trẻ mới đầu nhìn tôi dò xét, tỏ vẻ không thích sự tò mò của người lạ. Nhưng sau đó có lẽ nhận ra ánh mắt chân thành của tôi, cô nghẹn ngào đáp:
– Dạ cháu bị ung thư phổi! Rồi bằng giọng nói trọ trẹ hơi khó nghe chứa đầy oán giận, cô kể một hơi. Nhà em ở ngoài Hà Tĩnh, vô phúc hứng trọn bao nhiêu là khí thải, chất độc từ nhà máy Fomosa xả ra. Chẳng những Fomosa thải khí độc vào bầu không khí vốn dĩ trong lành trước đây, họ còn tuôn xả hóa chất ra biển, cá ăn vào rồi người ăn cá nên ăn luôn chất độc. Chị biết hôn, làng em nếu ai vào đây thì đều ôm“Án tử hình” trở về. Hầu như nhà nào cũng có người bị ung thư. Đám ma xảy ra quanh năm, nhiều đến nỗi không còn nước mắt để khóc tiển đưa họ. Gia đình em bị đến hai người, là ba cháu và cháu. Chồng em bị ung thư gan mất gần một năm rồi, giờ đến lượt cháu... Kể đến đây cô nghẹn lời, hai hàng nước mắt lăn dài cô ôm chặt lấy đứa bé, vùi mặt vào ngực nó và khóc lên rưng rức.
Tôi thấy quá xót xa. Đất nước tôi từng có thời được ca tụng “Biển bạc rừng vàng” mà vì đâu giờ đây lại trở thành “đất chết.” Không khí ô nhiễm, biển ô nhiễm, đất ô nhiễm, thức ăn ô nhiễm, đến cả con người cũng bị ô nhiễm. Sự chết chóc, bệnh tật, sự sợ hãi cứ mãi ám ảnh mọi người. Nỗi đau này không chỉ một thời mà sẽ là nỗi đau muôn thuở.
Nguyên do cũng tại “mấy con bò” Bắc phương. Ngoài biển thì chúng thè cái lưỡi bò tham lam khoanh lấy toàn vùng biển Đông, cho là vùng “chín đoạn” của chúng, ngang nhiên chiếm cứ, xây dựng, rồi chặn bắt, rượt đuổi tàu thuyền đánh cá của ngư dân mình. Trong bờ những kẻ vô lương tâm ấy đã làm giàu trên sinh mạng kẻ khác. Bọn chúng tuồn sang Việt Nam bán sản phẩm nhiễm toàn hóa chất. Thứ gì bọn chúng cũng làm giả được, giày dép giả, thức ăn giả, thuốc trị ung thư giả, thậm chí sữa cho trẻ em cũng nhẫn tâm làm giả. Tổ chức WHO đã xếp Việt Nam vào “Top 2 trên bản đồ ung thư thế giới” với thống kê kinh hoàng, “Mỗi ngày trung bình có khoảng 315 người chết vì ung thư.” Hàng tấn hóa chất “Salbutamol” và “Clenbuterol” được bán dùng trong chăn nuôi để tăng nhanh trọng lượng, tạo nạc, giúp thịt tươi sáng lừa người tiêu dùng.
Tôi bất giác rùng mình, nhớ ra chính mình cũng là một nạn nhân đang trở lại đây để tái khám. Từ trước đến giờ gia đình tôi và dân làng đã “tống” vào cơ thể không biết bao nhiêu chất độc. Sống ở thành phố biển, chúng tôi ăn cá tươi hầu như mỗi ngày. Những loại cá tôm nhìn tươi óng ánh kia ngậm toàn chất độc từ các nhà máy chế biến hải sản dày đặc ven biển. Và cuối cùng tôi… lãnh đủ.
Ngày ấy, cũng tại nơi này, sau khi xong các thủ tục nhập viện vì bị ung thư vú nặng, mức cuối của giai đoạn ba, tôi lò dò trèo xuống cầu thang. Một sự sợ hãi chạy dọc sống lưng khi tôi nhìn đám người nằm ngồi ngổn ngang, lớp dưới chân cầu thang, lớp dọc hành lang, và lớp thì bám trụ khắp các hang cùng ngõ ngách, kể cả trên nắp cống. Né cái đầu trọc này tôi đụng phải cánh tay trơ xương nọ, bò qua khỏi tấm lưng còm dưới chân cầu thang, lại đạp trúng cái cẳng cà khoeo phía trên nắp cống. Ai nấy người trông chẳng ra người, ngợm cũng không giống ngợm. Nơi nào có chút chỗ trống, thì đó là “phòng nằm bệnh” của những bệnh nhân ngoại trú từ các tỉnh về. Họ nằm đây chờ đến phiên chuyền hóa chất. Tiền thuốc còn chạy không nổi, làm gì đủ trả mà nằm phòng bệnh có giường. Tôi xin nhập vào với nhóm dưới chân cầu thang. Thật ngỡ ngàng khi nhìn thấy khu vực này toàn người đầu trọc.
– Chị ơi! Tôi hỏi một chị gần bên. – Sao ở đây có nhiều sư thầy sư cô bị bịnh vậy chị?
Mọi người cười ồ: – Sư sãi gì! Bữa nào em vô hóa chất thì cũng sẽ trọc lóc như vậy đó. Nghe từ trọc lóc mà tôi nổi cả da gà. Nằm ở đây một đêm, hai đêm, rồi ba đêm…dần dà tôi cũng quen với mùi nước cống, rác rưởi, nước tiểu, thức ăn thiu thối... Đêm đến lũ muỗi tràn ra tấn công, cái quạt giấy hoạt động lia lịa, nhưng người với người còn bóc lột nhau tàn nhẫn mặc ai sống chết, huống chi bọn muỗi đói làm sao biết thương những con người khốn khổ.
Một buổi sáng tôi được gọi lên phòng bác sĩ trưởng khoa. Ông cho biết, có một chương trình thử nghiệm thuốc mới trị ung thư do nước Anh tài trợ, hỏi tôi có muốn tình nguyện tham gia hay không. Bác sĩ cũng cảnh báo, loại hóa chất này mạnh lắm có thể bị sốc và đã có người tử vong. Tôi không hiểu gì về chương trình này, nhưng nghe thuốc mới do Anh Quốc tài trợ để thí nghiệm thì tôi đặt bút ký không chút đắn đo. Tôi tin vào nước Anh văn minh. Hơn nữa, nếu may mắn tôi thử nghiệm thành công, hết bệnh, thì loại thuốc kia sẽ cứu sống được bao người, còn nếu tôi ra đi vĩnh viễn thì lô thuốc ấy sẽ không có mặt trên thế giới này. Đàng nào…cũng có lợi. Tôi về lại “phòng cầu thang” bạn bè bịnh nhân khen tôi anh hùng quá, gan dạ quá.
Khi những giọt thuốc đầu tiên của người Anh chảy vào cơ thể, tôi cảm thấy rất khác lạ, định đưa phone lên gọi ông xã thì nó rơi bộp xuống nền - tôi ngã vật ra.
– Cô này bị sốc thuốc chết rồi, bác sĩ ơi! Trong mơ màng tôi nghe tiếng người ngồi bên la lớn, tiếng chân chạy, tiếng bánh xe băng ca, và tôi rơi vào hư không.
Tôi tỉnh lại ở phòng cấp cứu, cái phòng người ta nói “mười người vô thì đến chín không trở ra”. Tôi đã tắt thở hơn tiếng đồng hồ, hơn một tiếng tôi rời xa cái thế giới xô bồ lạnh cảm đầy độc địa này. Nhưng tôi đã không đi luôn, có lẽ vì còn mắc nợ trần. Họ đưa tôi ra phòng chuyền hóa trở lại. Tôi nhìn bình thuốc treo lủng lẳng mà ớn lạnh, đưa tay ra rồi thụt tay vào, người co dúm muốn ngất. Trong suốt thời gian hóa trị tôi đau đớn vật vã, nôn mửa, ngất xỉu…Có lúc chịu không nổi tôi đã muốn buông tay, ngao ngán thì thầm với chồng:
– Anh ơi! Anh lo cho hai con nổi không? Em đi cho rồi, không vô hóa chất nữa đâu!
– Chắc là anh phải đi…ăn trộm thôi, chứ biết làm gì nuôi con bây giờ! Anh nói trong nước mắt sau một hồi nín bặt.
Tôi chợt tỉnh ra. Anh hiền như đất cục, người ta phát cơm từ thiện cho còn không dám lấy mà ăn trộm cái nỗi gì. Phải tiếp tục chiến đấu thôi, vì hai con thơ dại. Khi nào hơi “tỉnh hồn” tôi nhớ lớp nhớ trường, nhớ đám học trò thân thương, dù thỉnh thoảng cũng có vài em lặn lội vào Sài Gòn thăm tôi. Để quên đi sự đau đớn vì thuốc hành, tôi thường đọc kinh cầu nguyện, đi làm thiện nguyện cho chùa, phụ giúp phát những bữa cơm miễn phí cho bệnh nhân, và hướng dẫn làm thủ tục cho những người mới vô. Tôi còn quy tụ các cháu “bệnh nhân nhí” lại thành một lớp học dưới chân cầu thang, dạy các em học, đọc những câu chuyện cổ tích cho các em nghe cho vơi bớt phần nào sự hành hạ của hóa chất. Nhìn những khuôn mặt thơ ngây vô tội, những ánh mắt ngơ ngác mang cái đầu trọc lóc, thỉnh thoảng ngừng đọc để chạy lại ói vào cái thau các bà mẹ bà chị kèm bên, nhiều lần tôi rơi nước mắt.
Tôi trú ngụ tại chân cầu thang hơn bảy tháng trời để chiến đấu với hóa trị. Từ lúc bắt
đầu, nơi này cũng như các nhóm xung quanh đều đông nghẹt người, hết chỗ cựa. Dần dà lớp thì hoàn tất về nhà, lớp thì đi ra…nhị tỳ, mà số người may mắn được về nhà ít thua xa số người biến mất khỏi trái đất. Những người bạn tôi quen, chị Ngọc Bình Phước, Thảo, chị Cương, cô Chờ, chị Huệ Vĩnh Long…lần lượt ra đi càng làm cho tôi hãi hùng nhiều đêm không ngủ.
Gần Tết, các con được nghỉ học theo ba vô thăm mẹ. Hai bé đến ngồi ở chân cầu thang chỉ trong chốc lát, chứng kiến thảm cảnh bịnh hoạn, già trẻ lớn bé đều trọc đầu, làm chúng ám ảnh mãi cho tới sau này. Tôi xin bác sĩ cho về quê ăn Tết ít ngày rồi trở vô xạ trị. Bác sĩ đồng ý. Trong túi không đủ tiền để mua bốn vé xe, nên chiều ấy cả nhà bèn dắt nhau đi lãnh 200 tấm vé số của người chị họ, chia ra mỗi người 50 vé để bán kiếm tiền. Bốn người chia hai nhóm đi mãi rao mãi đến 11 giờ đêm mà không bán được vé nào, có người không mua còn đuổi xua mắng mỏ thật tủi thân. Bé út 10 tuổi thủ thỉ, “Mẹ ơi, con nhất định sẽ học thật giỏi để lớn lên đi làm kiếm nhiều tiền nuôi ba mẹ, con sẽ không làm nghề bán vé số đâu, khó quá!” Thật may, hôm sau có một học sinh cũ chạy xe tải ghé thăm, cả nhà chúng tôi theo về không tốn đồng nào.
Hơn một tháng sau đó tôi cũng nhận được cái “Bằng” xuất viện.
Cám ơn Trời Phật, những ngày cùng cực rồi cũng đã qua. Cú sốc và nỗi ám ảnh chứng kiến cảnh mẹ cùng hàng hàng lớp lớp bịnh nhân ung thư và việc đi bán vé số ngày nào, đã tác động tâm lý hai con của tôi. Chúng cố gắng học hành chăm chỉ. Bé lớn học ngành Dược, đã tốt nghiệp hiện làm việc trong bệnh viện Quốc tế Vinmec của thành phố. Bé Út ước mơ làm nhà nghiên cứu các chất độc hại gây ung thư để xóa bớt nỗi đau cho nhân loại nên cũng cố gắng học giỏi. Lắm lúc tôi nghĩ lại mà giật mình. Nếu như ngày ấy tôi buông tay, thì các con tôi bây giờ sẽ ra sao? Quả thật Trời không phụ kẻ có lòng. Nếu cố gắng không bỏ cuộc mà quyết tâm chiến đấu tới cùng, thì mầm sống dù èo uột cũng có thể đâm chồi nẩy lộc trên vùng đất chết.
Bé Út tôi, nhờ cháu giữ lời hứa “học giỏi để khỏi phải đi bán vé số,” nên rồi một duyên may đã đến vào năm bé học xong lớp 11. Người chị bà con ở Mỹ trong một lần liên lạc thăm gia đình tôi chị có đề cập đến chuyện mấy đứa cháu bên nội được chị giúp hướng dẫn làm thủ tục du học và hiện đang học tập “rất ngon lành giỏi dang” ở Hoa Kỳ.
Bé út nghe... lỏm chúng tôi nói chuyện bất chợt hỏi:
– Mẹ ơi! Con ước gì con được đi du học Mỹ như mấy anh chị mà cô nói thì hay quá!
Tôi nghe cháu hỏi mà rúng động tâm can. Ước mơ của bé là những gì tôi chưa bao giờ dám mơ dám nghĩ tới.
– Mẹ cũng muốn lắm, nhưng hoàn cảnh gia đình mình thế này thì làm sao được hả con! Tôi trả lời bé trong nghẹn ngào. Phải chi tôi đừng vướng cơn bịnh ác, thì biết đâu tôi cũng có thể làm việc nhiều hơn nữa và dành dụm đủ tiền cho cháu đi du học như người ta.
Lần sau chị gọi về, nghe tôi kể về ước mơ của út, chị cười:
– Nói bé ráng học cho thật giỏi đi, nhất là môn Anh Văn, nếu bé tốt nghiệp lớp 12 mà được điểm cao, chị sẽ giúp hướng dẫn làm thủ tục cho bé phỏng vấn sang Mỹ học.
Chị chỉ đùa để khuyến khích bé vì dư biết hoàn cảnh kinh tế gia đình tôi hiện tại, chuyện đi du học còn khó hơn... lên trời, nên không thể nào.
Ngờ đâu con bé nghe lời cô nói lại tưởng thật. Bé bắt đầu ráng chăm chỉ hơn nữa, học ngày học đêm. Riêng chương trình Anh ngữ thì trường ở những thành phố nhỏ như thành phố chúng tôi được dạy sơ sài bỡi thầy cô đều nói tiếng Việt là chính, nên trong mấy năm cấp III bé học tiếng Anh cũng chỉ biết bập bẹ. Nhà không tiền cho bé đi học kèm Anh Văn, bé tự lên mạng coi YouTube rèn luyện từ vựng và đàm thoại từ người Mỹ. Bé cố gắng học giỏi đều hết các môn, học đến quên ăn bỏ ngủ suốt cả năm lớp 12. Mặt mũi bé lúc nào cũng bơ phờ, lúc nào nếu tay bé không cầm sách thì cũng cầm điện thoại mở học tiếng Anh. Bé khoá hết các mục tin nhắn từ bạn bè, đóng luôn trang Facebook cá nhân là sở thích trước kia của bé, để khỏi bị phân tâm vì bè bạn. Nhìn con ốm yếu xanh xao mà tôi thương đứt ruột. Ngoài đi dạy ở trường, tôi càng ráng sức đi làm thêm nhiều hơn trước nữa, miễn sao kiếm thêm được chút ít tham gia vào mấy con hụi đặng dành dụm cho bé lên đại học. Tôi nào dám mơ đến chuyện viễn vông.
Và sự cố gắng của bé cuối cùng cũng đã được đền đáp. Bé tốt nghiệp lớp 12 được xếp vào một trong số học sinh giỏi của trường. Môn tiếng Anh cũng tiến bộ vượt bực. Cái kết quả này làm vợ chồng tôi vô vàn hạnh phúc và góp ý cho con nộp đơn vào các trường đại học tốt ở quê nhà.
Rồi Một lần chị lại gọi về, vì tôi bận nên bé trả lời điện thoại. Nghe tiếng bé, chị bất ngờ thử cháu, hỏi vài câu bằng tiếng Anh. Bé trả lời trôi chảy, làm cho chị thích thú nên nói với tôi:
– Chị thấy bé rất thông minh, giọng tiếng Anh khá chuẩn dù còn yếu. Bé rất có triển vọng nếu được sang Mỹ học! Tiếng Anh của bé có tương lai lắm, nhưng tiếc quá, phải chi vợ chồng em ráng được lo cho bé thì chị sẽ giúp hướng dẫn làm thủ tục nộp đơn.
Những lời của chị làm cho vợ chồng tôi mất ngủ nhiều đêm, suy nghĩ nát óc nhưng không tìm ra cách nào để kiếm đủ tiền lo cho bé đi du học. Cuối cùng, chúng tôi đi đến một quyết định táo bạo. Sẵn dịp giá đất giá nhà trong thành phố tăng lên cao ngất ngưởng, chúng tôi sẽ bán cái nhà và cả lô đất rộng, rồi mua một mảnh đất nhỏ và che lại cái nhà ván cho vợ chồng tôi ở, còn lại bao nhiêu sẽ dùng hết vào việc lo cho bé út đi học, nếu bé đậu phỏng vấn. Cám ơn Trời Phật và ông bà cha mẹ nội ngoại hai bên. Dự tính này làm chúng tôi nhẹ lòng và làm cho bé lên tinh thần, càng hạ quyết tâm học tiếng Anh chăm chỉ hơn nữa.
Cái list cả trăm câu hỏi phỏng vấn được chị bên ấy soạn dùm gửi cho, bé ôm lấy khư khư theo bên mình học ngày học đêm, và chỉ sau ba tuần, một ngày trước ngày hẹn phỏng vấn với sở Di Trú Hoa Kỳ, chị gọi về “thực tập phỏng vấn” cho bé. Chị đã vô cùng ngạc nhiên khi bé trả lời thuộc vanh vách hết tất cả hàng trăm câu hỏi đó.
Dù nghe chị khen bé nhưng vợ chồng tôi vẫn chưa dám mơ ước chút xíu nào. Tôi chỉ biết tiếp tục cầu phước cho con, ăn chay, đi chùa làm thiện nguyện, dạy kèm miễn phí cho các học sinh nghèo mà phụ huynh không trả nổi tiền, mang thức ăn vô bệnh viện giúp đỡ những bịnh nhân khổ nghèo bòn mót sạch tiền chữa bịnh nên đói không có thức ăn v.v... để hồi hướng công đức cho con gái. Thời gian chờ đợi phỏng vấn là thời gian nhiều đêm lo âu thức trắng cả nhà.
Rồi ngày ấy cũng đến, tôi đưa bé vào Sàigon đến Lãnh Sự Quán Mỹ. Tim tôi như ngừng đập khi bé được gọi tên và mấy chục phút đợi chờ đã dài như cả thế kỷ.
Và khi bé bước ra với nụ cười rạng rỡ nói, “Con đậu rồi,” tôi phải cố trấn tỉnh để cho mình khỏi bị ngất đi.
Tôi đã bị đuối sức vì quá căng thẳng lẫn hồi hộp, vì vẫn chưa tin được sự thật này, nên ngày ăn không vô, đêm không ngủ đủ trong thời gian chuẩn bị mua sắm cho bé xuất ngoại. Nhưng trong tôi niềm vui, niềm hạnh phúc luôn cháy bừng bừng như ngọn lửa trại hè, và điều này đã giúp tinh thần tôi thật vững mạnh, khỏi ngã gục vì cái thân thể đã tàn tạ héo mòn từ sau cơn bịnh.
Nước mắt lo âu xen lẫn thương nhớ ngập tràn lòng tôi trong ngày bé lên máy bay. Nhìn đứa con gái nhỏ thương yêu mới hơn mười bảy tuổi kéo vali bước từng bước vững chải vào phi trường, tay vẩy chào ba mẹ với nụ cười tự tin trên môi, tôi đành quệt nước mắt để cười lại cho bé yên tâm lên đường.
Những ngày đầu đến Mỹ, bé gọi về kể cho vợ chồng tôi nghe đủ thứ chuyện về “nước Mỹ thiên đường.” Không khí ở Mỹ thật trong lành, dù xe chạy dày đặc trên đường nhưng không thấy bụi bặm như bên mình, bước ra một bước là phải đeo khẩu trang. Đường sá rất sạch sẽ, thức ăn cây trái an toàn tha hồ mà mua, không phải dòm đi dòm lại nhiều lần xem thứ nào có bôi hóa chất, thứ nào “dán nhãn” lại từ hàng Trung Quốc giả dạng nhập từ Hàn Quốc, từ Mỹ… Tôi cứ bắt bé chụp hình hay quay những đoạn phim ngắn những nơi bé đi qua cho tôi xem. Tôi rất thích hình bé chụp trên …đường danh vọng, là quang cảnh trường đại học của bé. Một con đường đẹp đầy ý nghĩa, đầy sự trong sáng, không tì vết của nhân gian. Nơi nào bé đi qua bé cũng bảo con yêu thích, nhưng nơi bé yêu thích nhất vẫn là trường đại học của bé.
Mỗi ngày tôi đều ngóng đợi tin nhắn và điện thoại từ Mỹ, không của chị thì của con gái. Tôi lên mạng tìm đọc tin tức từ các tờ báo Việt Ngữ ở Hoa Kỳ, mà thường xuyên nhất là những tờ báo phát hành nơi thành phố có trường đại học của bé ở miền Nam tiểu bang California, như báo Việt Báo và Người Việt. Nhờ đó, tôi được đọc rất nhiều câu chuyện hay, nhiều kinh nghiệm rất quý giá của người Việt mình đã chia sẻ ở mục Viết Về Nước Mỹ của tờ Việt Báo, và điều này đã giúp tôi “xâm mình” để viết bài này. Mỗi ngày trước khi đi dạy, tôi mở máy đọc xem tin tức về khí hậu nắng mưa bên California ra sao, tình hình kinh tế thế nào, chứng khoán lên hay xuống…và không biết tự lúc nào, tôi bắt đầu lo chung cái lo của người Mỹ, về những cơn bão lụt, những trận cháy rừng, động đất…làm như mình là “người Mỹ chính hiệu” không bằng. Trong những giờ giải lao ở trường, tôi không đến phòng giáo viên tụ năm tụ bảy mà lẳng lặng một mình coi trên YouTube, coi về phong tục, tập quán của người Mỹ, coi YouTube rồi tự học Anh Văn, để phòng hờ biết đâu có một ngày tôi sẽ đi qua Mỹ thăm con gái.
Nhưng hạnh phúc nhất đối với tôi là những tin tức về việc học hành của bé. Tôi luôn canh cánh bên lòng về chuyện tiếng Anh của bé quá ít ỏi, sợ bé học không theo kịp bạn bè. Tôi mừng là mỗi lần bé tranh thủ nhín chút thì giờ rảnh ít ỏi gọi về, bé đều trầm trồ với ba mẹ, kể rằng bé rất hạnh phúc, vì nền giáo dục của đất nước Hoa Kỳ Tự Do quá tuyệt vời, chương trình dạy rất thoải mái, vừa học vừa hành, nhiều tiết học đòi hỏi sinh viên phải vào phòng “lab” thực tập những môn mình học để học về kinh nghiệm. Cho nên bé cảm thấy những bài học mà bé đã học qua thật là thú vị và hữu dụng.
Cuối mùa học đầu tiên, bé gửi về khoe giấy chứng nhận bé đã vượt được kỳ thi học tiếng Anh mà bé gọi là “ESL” để chuẩn bị cho mùa tới vào học chương trình chính thức.
Nghe thì nghe vậy, xem hình thì thấy vậy, nhưng với vài chữ tiếng Anh học mới bập bẹ, chúng tôi có hiểu mô tê chi đâu. Cho đến khi chị gọi về nói đó là “tin mừng lớn” đầu tiên của bé, vì càng học lâu chương trình tiếng Anh “ESL” càng tốn kém mà những lớp học này không được tính vào chương trình đòi hỏi để đủ tiêu chuẩn tốt nghiệp hay chuyển lên các trường University.
Tết Âm Lịch năm đó, gia đình tôi bất ngờ nhận một thùng quà từ Mỹ. Thùng quà nhỏ xíu lần đầu tiên đến từ nước Mỹ xa xôi chứa dựng cả tấm lòng của con gái, làm tôi rơi nước mắt. Một hộp thuốc bổ B12 cho ba mẹ và hộp Cosamin cho mẹ, chai dầu cá bổ mắt cho ba, hộp bánh sô cô la để dọn khách trong ngày Tết, chai dầu gió xanh cho bà nội, và mỗi cô dì thiếm một ống tuýp kem dưỡng da thoa tay nho nhỏ. Bé muốn tạo bất ngờ cho chúng tôi nên không nói trước.
Tôi gọi qua Mỹ cho chị, thì chị cười, nói bé tiết kiệm lắm, tự nấu ăn, và đi bộ đến trường để dành tiền xe buýt mua quà Tết gửi về cho gia đình. Bé muốn chia sẻ niềm vui, cho ba mẹ thưởng thức cho biết “hàng của Mỹ” vì bé nhớ lại lúc bé còn ở nhà, tôi có muốn mua chai dầu cá bổ mắt đều phải đợi chờ, chầu chực người ta đem “hàng xách tay từ Mỹ” cũng phải mất đến mấy tháng. Nghe chị kể bé đi học rất chăm chỉ và chưa bao giờ than thở một lời, cho dù than nhớ nhà hay là than học khó làm tôi mừng khôn tả.
Biết con vất vả, tôi thấy thương bé quá chừng nên không bao giờ để cho bé phải lo lắng. Tôi dấu hết những di chứng bịnh hoạn do hoá trị xạ trị đang ngày ngày bào mòn sức khỏe của tôi. Bác sĩ nói xương tôi bị mục dần dần vì hoá trị, hiện tại xương đã quá xốp, cho nên tôi rất dễ bị té bị gãy và bác sĩ khuyên tôi phải hết sức cẩn thận. Nhưng trong một lần khi đi dạy, đang leo lên được vài bậc cầu thang, thì tôi bất thình lình ngã sụm xuống và té lăn cù. Cú ngã làm xương chân trái tôi bị gãy, đau thấu trời xanh.
Mới đầu tôi định gọi người đến giúp chở về đi bệnh viện. Nhưng nghĩ đến út của tôi một thân một mình nơi đất khách lo học hành vất vả, tôi nhất định không thể để mình gục ngã lúc này được. Nghĩ như vậy, tôi chợt cảm thấy mạnh mẽ vô cùng và cắn răng đứng dậy vịn cầu thang lê từng bước dò dẫm vừa đi vừa bò lên phòng học tận lầu ba và hoàn tất buổi dạy. Sau đó mới nhờ bạn chở đi nhà thương bó bột.
Từ sau ngày tôi lành bịnh đến nay cũng đã được 12 năm. Dầu hết căn bịnh hiểm nguy, nhưng di chứng từ hóa chất thì ngày càng thêm tồi tệ. Tôi bịnh hoạn liên miên, nhưng không dám xin nghỉ dạy nghỉ làm ngày nào, chỉ trừ những ngày tới hẹn phải đi Sài Gòn tái khám theo định kỳ cho chứng bịnh cũ.
Bạn bè người thân ai cũng la rầy, khuyên tôi phải nghỉ ngơi bớt đừng làm thêm nữa, tôi không nghe nên có người nói tôi sao dại dột, tự hành hạ cái thân bịnh hoạn của mình. Đâu có ai biết được, chính những thông tin “Út học giỏi lắm,” hay “Út mới được con A+ là 4.00, là điểm tuyệt đối đó,” từ chị bên Mỹ nhắn về, là sức mạnh vô song cho tôi cố đứng dậy sống tiếp. Tôi nhất định phải chống chọi tới cùng để ủng hộ cho con gái yên tâm học hành.
Bao nhiêu lần vô bệnh viện cấp cứu, nằm bất động cả tuần với dây nhợ đầy mình tôi cũng giấu không cho bé hay, đợi đến khi khỏe hẳn ra viện tôi mới nói cho bé biết, nhưng cũng chỉ nói đại khái chứ không bao giờ dám than thở hay nói“sém chút nữa mẹ không được thấy lại con rồi.”
Tôi cám ơn Trời Phật ông bà phò hộ, nên ăn chay thường xuyên, và cầu nguyện cho bé khỏe để học. Thương cho bé, biết nỗi khổ của gia đình nên bé rất cố gắng. Nghe chị kể, thời gian của bé lúc nào cũng học và học, không hề đi chơi, không đánh đọ bạn bè. Nghe hết tin vui vì con A này đến tin vui vì con A khác, và tin bé đã học trong niềm vui và sự yêu thích, dần dần bé hoà nhập vào cuộc sống của nước Mỹ văn minh tự do vô cùng tận bên kia, tôi vui mừng và hạnh phúc vô bờ. Bé đúng là đã không phụ lòng cha mẹ và những người dẫn dắt ban đầu.
Trong trận đại dịch toàn cầu mà đất nước Tàu cộng đã gieo rắc ra toàn Thế giới với bao tang tóc đau thương. Tôi cứ thầm trách: Gía như chính quyền Trung cộng thông báo đúng khi dịch bùng phát thì những người Trung ở khắp nơi trên Thế giới họ đâu có về quê hương để ăn Tết và họ đâu mang cái con Covid Vũ Hán lên máy bay gieo ra toàn cầu như vậy. Theo tin tức báo chí từ Mỹ, ca nhiễm Covid Vũ Hán đầu tiên tại Mỹ cũng là do người đàn ông trở về từ Vũ hán. Trong thời gian này, hàng ngày trước khi đi ngủ và mỗi sáng thức dậy trước khi đi dạy, việc làm đầu tiên là tôi đọc tin tức Thế giới về tình hình dịch bệnh, và đặc biệt luôn dõi theo nước Mỹ, từ ca tử vong đầu tiên ở Washington, rồi đến ca thứ 64 tại quận Solado Cali và ca nhiễm trẻ em đầu tiên của Mỹ cũng ở Cali. Tôi thật sự lo lắng, lòng nhói đau khi mỗi ngày con số ca nhiễm và tử vong tăng mãi. Những ngày sau này tôi không xem ca nhiễm nữa vì nghĩ Mỹ xét nghiệm nhiều nên tìm ra bệnh nhiều thôi, cái tôi dõi theo không bỏ sót ngày nào là số ca tử vong từ hàng chục, hàng nghìn rồi đến số trăm... lúc lên đến 105 nghìn người tử vong ở Mỹ thì tôi không dám xem tiếp mà chỉ biết cầu nguyện và cầu nguyện cho đất nước Hoa Kỳ được nhanh chóng vượt qua cơn đại nạn này.
Tiểu bang California nơi bé Út của tôi ở học cũng không ngoại lệ, vì có nhiều người nhiễm người chết. Nhưng theo những tin tức tôi đọc được thì chính quyền Mỹ đã chăm sóc cho toàn dân Mỹ một cách chu đáo, cho không tiền bạc để người ta có xài, chữa trị miễn phí cho bệnh nhân Covid -19, và cho học sinh sinh viên ở nhà nhưng vẫn tiếp tục học theo chương trình trực tuyến trên mạng Internet, nên tôi cũng yên tâm. Tôi cảm động vô cùng khi nghe con gái kể chuyện chính quyền địa phương ở California luôn theo dõi để chăm sóc sức khỏe, cung cấp thức ăn miễn phí đem đến tận nhà cho những người già người neo đơn trong thời kỳ “cấm trại” trong nhà để ngừa lây nhiễm.
Phải công nhận Nước Mỹ quá tuyệt vời, tuyệt vời và nhân đạo đến nỗi trong khi Mỹ cũng đang bị dịch hoành hành, các thiết bị y tế cũng đang rất là thiếu thốn, vậy mà Mỹ vẫn rộng tay cứu trợ cho các nước nghèo hơn, như Trung Quốc, Việt Nam, và nhiều nước khác trên thế giới, từ dụng cụ Y Tế đến tiền bạc lên tới nhiều triệu đô la. Nước Mỹ thiệt là đáng mặt “đàn anh.”
Thấm thoát mà Út của tôi cũng đã vượt qua được hơn hai phần ba đoạn đường để hoàn thành việc học. Cho đến giờ này, bé vẫn tiếp tục nhận được điểm A tuyệt đối. Điều này là động lực tuyệt vời để tôi “lắt la lắt lẻo” giữ được tấm thân còm cõi này mà sống, sống với một tâm hồn luôn tràn ngập niềm vui trong cái thân thể quặt quẹo…
Niềm mong ước khát khao của tôi là ước mong một lần được đặt chân đến nước Mỹ khi bé Út ra trường, để được thăm người thân, đi thăm phong cảnh đất nước Tự Do, bước chân lên cầu Cổng Vàng, rảo bước trong trung tâm Google và FaceBook… và đặc biệt, được đứng dưới chân tượng Nữ Thần Tự Do để hít thở cái không khí tự do tuyệt vời... Đó là niềm khát khao cháy bỏng trong tôi. Nghĩ đến ngày ấy, tôi càng có thêm động lực để chiến đấu với bệnh tật và cũng chính nhờ nuôi dưỡng ước mơ này mà bao nhiêu lần thập tử nhất sinh đã không làm tôi ngã gục.
Ngày xưa tôi yêu nước Mỹ như bao người Việt khác đơn thuần vì Mỹ là một đất nước giàu có xinh đẹp, phồn thịnh, đa sắc tộc, đa văn hóa, đặc biệt là Tự Do nhất thế giới. Nay thì tôi yêu nước Mỹ với cả sự ngưỡng mộ lẫn lòng biết ơn. Dù bé Út con tôi hiện đang cùng nước Mỹ chịu đựng những tháng ngày thật tang tóc đau thương, nhưng bé vẫn nói mạnh mẽ với mẹ: Con vẫn thấy tự tin và ấm lòng bởi đất nước Mỹ trước giờ luôn luôn vĩ đại, con tin là nước Mỹ sẽ mau chóng đứng dậy và chắc chắn sẽ trở lại là một cường quốc như xưa thôi mẹ ạ!
Tất nhiên là tôi cũng tin như thế.
Xin cho tôi được trân trọng cám ơn Hiệp Chủng Quốc Hoa kỳ.
Cám ơn miền đất mới, miền đất Tự Do và văn minh hàng đầu thế giới đã dung chứa, bao bọc, ươm mầm cho con tôi, một mầm non lưu lạc từ miền sỏi đá khô cằn, được nhú lên vươn lên tươi tốt nơi đây…
Kính gửi đến nước Mỹ câu tiếng Anh tôi đã học thuộc nằm lòng:
GOD BLESS AMERICA!
Nguyên Ngọc
Cầu Chúc chúc lành cho chị.
Wishing you all the best!
Đôi bờ sông Tương là tình cảm tác giả dành cho cô gái mù, mong cô tìm được bên kia bờ hạnh phúc. Phải chăng hạnh phúc đoàn tụ đó chính cô cũng là người đang ngày đêm đi tìm.
Ở đây, cô đã gieo đc ko những một mà nhiều mầm sống trong lòng mỗi chúng ta.
Chúc cô luôn khỏe để sớm gặp lại con gái .
Tên Từ Hôi, Từ Điên, Từ Huy sissy, Từ Huy Bóng, Từ Huy Lại Cái, Từ Huy vc cứ blah, blah, blah như chó sủa trăng mà chẳng dám nhận lời thách thức của anh Lê Như Đức.
Từ Huy em, anh thật cảm động khi nhận dạng lại em. Có lẽ hôm qua là ngày Father Day hạnh phúc nhất trong đời anh. Bao nhiêu năm nay em vẫn âm thầm cay đắng chịu đau khổ bám sát anh. Vậy mà anh vẫn vô tình không hay.
Nhưng quá muộn rồi, Từ Huy em ơi. Anh đã lập gia đình từ lâu. Anh chắc em cũng biết tình chỉ đẹp khi còn dang dở. Do đó mà anh xin em muôn đời nhớ lấy hai câu sau để chữa căn bệnh nan y LNĐ của em:
Đường anh em đi, đường em anh đi,
Tình nghĩa đôi ta chỉ lanh quanh.
Le Trần này chắc ở gần con lắm lắm luôn con ha. Chỉ là bạn thôi sao? Thấy sát cánh, chung vai tưởng phải hơn mức bạn nhiều lắm lắm chứ. Túm lại là... Lò nhà con, con ha.
Ừ, con cố gắng dạy dỗ lò nhà con. Đừng gặp người lạ nào cũng đeo bám rồi... lão gia này, lão gia nọ...!
Nhưng chắc... muộn zồi! Hỏng mười mươi zồi!
Ông chỉ nhờ con giải thích hộ ông rằng... Những nick lạ hoắc huơ phụ con những lần đá bay các tác giả ra khỏi đây, sao chỉ xuất hiện đúng một lần rồi biệt tăm vĩnh viễn.
Con tung hỏa mù chạy quanh thì mọi người trên đây... “Ai cũng hiểu chỉ một người không hiểu nên có một gã khờ... ngọng nghịu...”... Ấy Ái Uông!...
Ông ghét căm kiểu phá hoại bẩn thỉu của lò nhà con. Nhưng nói đi thì phải nói lại. Mỗi khi được dịp dạy dỗ con ông thấy cũng... vui lắm!
Con cố gắng đọc kỹ lại những gì ông bỏ công dạy dỗ con lần này. Cầu mong rằng...
Mà thôi!
Hên xui đi!
Ông ngưng đây. Ông cám ơn cả lò nhà con mấy ngày vừa qua!
Ừ con đề nghị với toà soạn đi.🤓
Con có biết rất nhiều người đọc những gì ông dạy dỗ con họ thích lắm không.
“Mua vui cũng được một vài trống canh.”
(Kiều.)
Quả là một sự trùng tên họ đáng tiếc !
Tôi đọc mà chẳng hiểu ráo trọi những gì Từ Điên viết lèm bèm ngày hôm qua .
... Giờ thì hô biến ông thành một người phụ nữ nào đó đã bị con đá văng khỏi đây.
Đầu óc tưng tưng không bình thường của con đôi khi cũng... vui heng!
Năm sau khoảng ngày này ông sẽ thành đứa bé sơ sinh... phi giới tính phải không con?🤓🎶🎶...
Con như một đứa trẻ không được dạy về Đức Dục nhưng ông chắc chắn con phân biệt được điều chi làm cho thiên hạ hân hoan lũ lượt kéo đến và điều gì sẽ khiến mọi người chán nản, mệt mỏi bỏ đi.
Con biết, biết rất rõ và luôn cố gắng kiếm đủ cớ xua đuổi người đọc lẫn người viết, hầu thoả mãn cái tôi bệnh hoạn, không bình thường của con.
Con quậy tưng lên. Giả danh người này, giả giọng người kia. Kẻ tung, người hứng quậy cho nước đục ngầu. Đức Nước Đục! Hoan hô!
Từ một văn đàn muôn sắc màu “Ngựa xe như nước áo quần như nêm.” (Kiều.) Đôi ba năm vừa qua con ra sức đuổi hết người này đến người nọ để bây giờ mỗi tuần chỉ còn chừng 2 bài viết. Vẫn chưa thoả mãn. Vậy đích điểm bịnh hoạn của con là gì?
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài.”
(Kiều.)
Bạn đã nhắc tôi “Là đàn ông mà vc TH cứ ỏn ẻn, nũng nịu y chang đàn bà” mà tôi lại không để ý chỉ chú ý nhiều tới chữ VC mà thôi. Hôm nay y lại viết sửa tên tôi rất dơ dáy nên nhớ lại 5 năm trước đây cũng có người giả nick viết cũng cùng giọng văn y chang và dùng đúng từ dơ dáy như vậy. Tôi đã nhờ VB xoá hết mà không ngở y vẫn còn thương mến theo đuổi đến giờ. Hoá ra là cố nhân cũ và là…cái. Hèn chi y cứ viết em, em và nói cùng tần số với phụ nữ.
Tôi rất cảm động và chân thành qúy mến cố nhân. Nàng đã mắc một cái bệnh tôi xin mạn phép gọi là bệnh LNĐ vì không những cứ thấy nick lạ mà con số người đọc tăng cao là lại nghĩ tới tôi. Tôi sẽ không nhờ VB xoá nữa đâu để kỷ niệm một thời…cắn nhau.
PS. Nàng đang nghĩ Le Tran là Lê Như Đức đó. Rõ khổ thân tôi.
Đức Nước Đục, ông lúc nào cũng nhẹ nhàng một điều ông, hai điều con, chỉ cho con biết đâu đúng đâu sai mà. Con số 3000, rồi tăng vùn vụt lên gấp nhiều lần sau đó có nghĩa là... mọi người tin lời ông nói nên mới lũ lượt kéo vào xem con giả quỷ giả ma ra sao.
Ừ, con giải thích hộ ông xem những nick lạ hoắc huơ phụ hợ con ở những lần đá bay các tác giả ra khỏi đây đâu hết rồi. Những nick sắt máu, ác ôn nhất giống con đó chỉ xuất hiện một lần duy nhất rồi biệt tăm!
Ờ, các con có nghe biết về mã số vùng miền đúng không.
Con không hiểu từ “soái ca” nghĩa là gì vẫn mạnh miệng, vung tàn xích sỉ vả tác giả Trần Du Sinh.
Người xưa có dạy nhưng chắc con không biết. Thôi để ông dạy sơ lại cho con. Tri kỷ tri bỉ. Nếu không biết người kia là ai thì đừng... cương ẩu đó con.
Con là Quân tử kiếm Nhạc Bất Quần Lê Như C...t (con cứ thong thả điền vào chỗ ba chấm nha con. Muốn tiếng Việt thì con điền một chữ, còn nếu con muốn tiếng Anh thì thêm một chữ nữa.) Con sẵn sàng chém bay hết, bất chấp con ha. Miễn hồ thoả mãn tâm lý bịnh hoạn, bất bình thường của con.
Ừ, ông chắc một điều. Hai thần tượng lớn của con là Nhạc Bất Quần và nhân vật chính trong truyện Nước Đục.
Con tự đắc, vênh râu không sai một nét của hai nhân vật này.
Có cho kẹo thì Từ Hôi, Từ Điên, Từ Huy sissy, Từ Huy Bóng, Từ Huy Lại Cái, Từ Huy vc cũng chẳng dám nhận lời thách thức của anh Lê Như Đức.
Bởi nếu làm vậy thì cái bộ mặt vc chuyên bịa đặt, dựng chuyện, vu cáo của nó sẽ phơi bày trên trang mạng này, đâu còn ai muốn đọc những lời ỏn ẻn, nũng nịu , em em của nó nữa.