Hôm nay,  

Chuyện Người Mình

23/10/201800:00:00(Xem: 13449)
Tác giả: Phan

Bài so á5527-20-31334-vb3102388

 

Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới  của ông.

 
***
 

Sáng thứ bảy nên không phải đi làm, tôi chỉ ngồi đọc báo cuối tuần như thường lệ. Bỗng người bạn trẻ mới vô làm chung hãng với tôi được chừng tháng nay, anh ta gọi sớm nên tôi chỉ nghĩ được là anh rủ rê tôi đi uống cà phê.

Ai dè, lại chuyện người mình!

Nhớ tuần trước, anh có hỏi tôi lúc giờ nghỉ ngoài bãi đậu xe, (vì anh mới qua Mỹ định cư được vài năm, nên anh tin tôi là người đã định cư lâu, hiểu biết!)

Anh nói, “Em hỏi anh chuyện này! Xe của bà xã em là xe mới, chưa trả hết tiền góp cho nhà băng nữa. Nhưng tối hôm qua, cô bạn làm chung với bà xã em vội về nên de xe hơi ẩu, lấy hết lái sớm quá nên quẹt vào xe bà xã em. Nhưng cô ấy là người lái xe không có bằng lái, không có bảo hiểm… vì mới qua!”

Tôi nói, “…nên chồng cô ấy gọi và nói qua điện thoại, đề nghị và rất mong vợ chồng em thông cảm, đừng báo cảnh sát. Họ sẽ chịu hết tiền sửa xe cho vợ em phải không?”

“Sao anh biết hay vậy?”

“Chắc chắn là có nhiều người làm chung trong tiệm neo mà vợ em làm đã thấy, biết vụ việc. Nhưng ai chịu làm chứng cho biên bản của cảnh sát lại là chuyện khác, vì người mình ngại dính vô luật pháp, phải đi hầu toà, chẳng được gì lại mất buổi làm, là chưa nói đến chuyện làm chứng cho vợ em thì mếch lòng bên kia, cũng là người Việt lại đang làm ăn chung với nhau…”

“Vậy em phải làm sao?”

“Theo anh, ngay bây giờ em gọi cho hãng bảo hiểm của em, báo cho họ biết vụ việc, mở hồ sơ về tai nạn xe cộ ngay. Và chiều nay tan hãng, em chịu khó chạy đến tiệm neo mà vợ em làm. Em gọi cảnh sát tới lập biên bản vụ va quẹt trong bãi đậu xe. Dù sự việc đã qua ngày, việc tìm nhân chứng khó khăn như anh đã nói. Bởi cảnh sát hỏi ai thì người nấy sẽ không biết tiếng Anh, không thấy tai nạn… Người mình ở Mỹ là vậy! Cuối cùng người chủ tiệm phải lên tiếng để cảnh sát không cản trở việc làm ăn của tiệm. Hiểu chưa?”

“Làm vậy có kỳ quá không anh? Quen biết không mà…”

“Nhưng đó là những việc phải làm để có được cái biên bản của cảnh sát là cần thiết. Vì cuối tuần em mới có thời giờ đưa xe đi giám định sửa chữa. Theo anh, những hư hại như em kể thì sửa chữa không dưới hai ngàn đô la. Người chồng của cô bạn làm chung với bà xã em sẽ trở mặt!”

   “…”

Nhưng anh bạn trẻ mới qua Mỹ chưa có kinh nghiệm với người mình trên nước Mỹ nên không làm theo hướng dẫn của tôi. Riêng tôi thấy lòng buồn như phải làm một việc ngoài ý muốn nhưng không có cách khác vì người mình có uy tín, biết phải trái thì mình không có nhiều may mắn được gặp; còn người mình khẩu phật tâm xà, người mình nói một đàng làm một nẻo…, ngươì mình đó, nhưng không phải ai cũng vậy thì hằng hà.

Nên sáng nay anh vừa hối hận, vừa tức giận, cho tôi biết, “Chiều qua, em liên lạc với người chồng của cô lái xe không bằng lái, không bảo hiểm để cho anh ấy biết tiền giám định sửa xe là ba ngàn năm trăm đô la. Anh ta trả lời là số tiền quá nhiều, để chính anh ta sẽ đi tìm chỗ sửa rẻ hơn cho cái xe của vợ em. Anh nghĩ sao?”

   Cả nửa đời sống ở Mỹ của tôi hiện về. Tôi hiểu đó là cách hoãn binh, để anh ta báo cảnh sát và bảo hiểm trước bạn tôi. Nên sáng nay bảo hiểm của bạn tôi đã gọi cho bạn tôi để hỏi thăm có phải xe của vợ anh đã quẹt vào xe của người ta trước cửa tiệm neo không? Người ta báo cảnh sát mà sao anh không cho bảo hiểm của mình hay gì hết vậy?

Nội dung vụ việc không phải không có cách giải quyết mà kết quả là người ngay vẫn thắng ở xứ sở luật pháp nghiêm minh, nhân viên điều tra không ăn hối lộ. Chỉ không hiểu nổi người mình là biết việc làm của mình là sai trái, (đụng xe người ta mà lại đi báo cảnh sát là người ta đụng mình)! Ai cũng biết rõ là không qua mặt được pháp luật ở Mỹ, và đôi mắt chuyên nghề giám định của cảnh sát, những hãng bảo hiểm, lại không ăn hối lộ. Họ chỉ nhìn hai cái xe bị tai nạn là biết ai lỗi ai phải. Nhưng sao người mình vẫn cố giả điên, giả khờ cho đến khi bị vạch mặt mới cam chịu; tới sợ đi tù mới ri rí nói câu xin lỗi, “tôi tưởng là…”   

Tôi không muốn kể chuyện mình cho những người mới qua định cư nghe, vì giúp người mới qua định cư có nhiều cách hay hơn là làm cho họ sợ, dẫn tới đối xử thẳng thừng với đồng hương khi hữu sự dính tới luật pháp. Nhưng tôi đã có lỗi với anh bạn đồng nghiệp mới mẻ là hướng dẫn anh cách giải quyết mà lại không cho anh ví dụ cụ thể nào đủ thuyết phục để anh làm theo hướng dẫn của mình.

Có lẽ đây là câu chuyện chung, trường hợp chung của những người đã định cư lâu năm đều ít nhiều đã trải qua sự đau lòng của việc trở mặt với chính những người cùng nói tiếng Việt với nhau. Cái cảm giác rất khó chịu khi bị đồng hương trở mặt vì thẳng tay theo luật pháp Mỹ thì thấy lòng áy náy với đồng hương như một kẻ đã hết tình đồng bào, quên bài học vỡ lòng: bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Cái lấn cấn trong xử sự với đồng hương trở nên gánh nặng còn hơn cơm áo gạo tiền trên nước Mỹ. Thẳng tay với nhau thì đau lòng, mà nương tay thì bị trở mặt…

Chuyện từ hồi tôi mới định cư ở Mỹ được vài năm. Nhất định nhớ bài học về người mình để giữ thân, nhưng có làm được đâu!

Hôm đó tan hãng, mấy anh em Việt nam còn đứng hút thuốc, tán dóc ngoài bãi đậu xe vì trời quá nóng nên ai cũng đề máy xe, mở máy lạnh để đó một lát cho xe bớt nóng rồi mới lái về nhà. Có hai vợ chồng người Việt nọ mới qua định cư nên còn đi làm chung với nhau bằng cái xe cũ nát. Thấy họ đề máy xe không nổ nên ai cũng đến giúp! Gặp anh chồng như người kẻ chợ, dân đầu đường. Anh đuổi hết mọi người tránh ra cho anh sửa xe vì anh là thợ máy lừng danh Phan Thiết, hỏi tên anh ở bến xe đò Phan Thiết - Sài gòn thì ai cũng biết!

Những người đã sống ở Mỹ, theo thời gian hội nhập thường dị ứng với ai tự cao tự đại, thích nói quá. Thật ra vợ anh đã nói với vài người trong hãng, anh làm lơ xe đò Phan Thiết - Sài gòn cho người ta, chị bán gánh hàng rong ở bến xe Phan Thiết trước khi đi Mỹ. Nhưng anh luôn nói anh là tài xế, là thợ máy lừng danh Phan Thiết. Cuối cùng là vợ không (chưa) biết lái xe nhưng ngồi vào ghế tài xế để đề máy cho chồng đang sửa máy xe. Đầu xe chỉ cách vách tường vừa đủ cho anh đứng sửa xe, mà xe hồi xưa lại số tay nên cô vợ (chắc vô tình đụng chạm vào cần số). Nên khi cô đề máy xe theo lệnh chồng, cái xe chồm tới như con khủng long nổi giận; làm gãy, bề cả hai đầu gối của người chồng.

Đến mãi về sau, những người chứng kiến đều mang lòng hối hận là đã không giúp đỡ đồng hương khi cần thiết, nhất là người mới qua Mỹ định cư. Còn chuyện hay nói quá sự thật của anh sẽ tự hết theo thời gian hội nhập vào xã hội Mỹ. Sự vô tình nhất thời của những người chứng kiến đã để lại lòng hối hận dài lâu theo tiếng đôi nạng gỗ mỗi ngày anh phải chống để đi làm sau đó. Và đúng là theo thời gian sống ở Mỹ, cả hai vợ chồng đều đã thay đổi nhiều.

Riêng bài học đáng nhớ với người mình về vợ chồng ấy lại nhức nhối tâm can những người ở lại, những người bỏ hãng ấy đi làm hãng khác theo đồng lương không phải chứng kiến sự trở mặt của họ, nhưng dù chỉ nghe anh chị em còn ở lại hãng cũ chỉ kể lại thôi cũng thấy thẹn lòng cho người mình.

 Nguyên là sau tai nạn không đầy một phút, có người lính cũ qua Mỹ từ 1975 nên kinh nghiệm đầy mình. Anh vội trở vô hãng báo tin cho ông sếp hay, và xin ông giúp đỡ. Thực ra là cả đám Việt nam chỉ có anh là đủ tiếng Anh lúc đó để thuyết phục ông quản lý giúp đỡ cho một cặp vợ chồng người Việt mới qua định cư trong tai nạn ngoài ý muốn. Thậm chí họ còn chưa được vô chính thức để có quyền lợi chút đỉnh ở hãng…

Tôi nhớ mãi ông sếp Mỹ đen tốt bụng đó! Ông ra xem hiện trường và đuổi hết mọi người ra về liền tức khắc để không ai biết cách giải quyết của ông!

Về sau mới biết chỉ mình anh lính cũ được ở lại để làm thông dịch. Ông sếp Mỹ đen làm việc với viên cảnh sát (may mắn hôm ấy) cũng là người Mỹ đen nên tai nạn được lập biên bản là xảy ra trong hãng chứ không phải ngoài bãi đậu xe. Thế là xe cứu thương đến, làm việc theo biên bản của cảnh sát đã đến trước.

Hãng chi trả hết tiền viện phí, cho nghỉ ăn lương 100% tới khi người chồng đi làm lại được. Hãng lại cho một khoản tiền bồi thường tai nạn lớn đến đủ mua nhà riêng để ở, mua xe mới để đi làm, không phải ở mướn phòng trong chung cư, lái xe cũ nữa…

Nhưng mười năm sau tai nạn mà ai cũng cho là trong rủi có may, chính vợ chồng họ đã hiến câu chuyện gian lận với hãng của ông sếp Mỹ đen là tai nạn ngoài hãng mà lại cho lập biên bản trong hãng để hãng phải trả tiền bệnh viện, tiền bồi thường tai nạn lao động… Họ hiến câu chuyện cho người muốn hất cẳng ông sếp đen tốt bụng ra khỏi hãng.

Cái ghế manager director dĩ nhiên không thuộc về vợ chồng họ, nhưng phò sếp mới thì vợ chồng họ trở thành cánh tay đắc lực của sếp mới. Nghe anh chị em còn làm hãng cũ cho biết, “bây giờ vợ chồng nó hét ra lửa trong hãng. Người mới qua, mới vô làm hãng đều khiếp vía với vợ chồng họ…”

Bài học lạnh xương sống với lòng dạ người mình đền ơn đáp nghĩa người bản xứ. Ông sếp Mỹ đen đã già, có về hưu sớm vài năm cũng không chết đói. Nhưng ông nghĩ gì về người di dân Việt nam trong quãng đời còn lại của một người bản xứ?

Những bài học cảnh giác với người mình ở Mỹ, ở hải ngoại, cứ như khúc xương khó nuốt, nhưng bỏ thì thương mà vương thì tội. Nên đến một đêm mưa bão ở thành phố Plano, không có tuyết rơi, nhưng trời trút nước đá li ti như nước đá bào làm trắng đục cả bầu trời đêm như bình sữa khổng lồ, không thấy đường lái xe. Tôi lái rị mọ chừng mười dặm/ giờ trên đường Custer Rd. Thấy thấp thoáng mấy ngọn đèn vàng trên xa lộ President George Bush Turnpike trước mặt đã mừng thầm là lên đường trả tiền thì có rải muối. Không bị trơn trượt bánh xe tới hú vía nhiều phen như dưới đường Custer…

Bỗng có cái xe Toyota 4 Runner màu xanh lá cây đậm, là mốt của người Việt đầu thập niên ‘90 ở Dallas. Xe qua mặt tôi cái vèo vừa lúc chui vô dạ cầu George Bush Turnpike để quẹo trái, lên xa lộ. Ai dè dưới dạ cầu thì mặt đường đóng đá, cái xe lại chạy nhanh, quẹo gắt trước đầu xe tôi để lên xa lộ trước… Cái xe bị lật tới bốn, năm vòng như ném củ khoai tây vào bãi cỏ hoang khi ấy còn chưa xây hãng Alcatel ở đó!

Tôi đậu xe lại lề đường, chong mắt nhìn hoài cũng không thấy ai chui ra khỏi cái xe bị lật. Suy nghĩ đến chín mươi phần trăm xe ấy, màu ấy, lái xe kiểu ấy trong thời tiết xấu thì chắc là một trự Việt nam mới mua xe mới. Thôi thì khó ưa cũng phải ngậm bò hòn làm ngọt với khúc xương khó nuốt là tình tự dân tộc bên ngoài lãnh thổ. Tôi bấm điện thoại gọi cảnh sát.

   Cảnh sát bảo tôi vui lòng đợi ở hiện trường. Nên tôi đợi xe cảnh sát đầu tiên quay đèn, hụ còi tới, rồi vài xe cảnh sát nữa, xe cứu hoả, xe cứu thương… Bốn, năm người cảnh sát đến chiếc xe bị lật cùng với nhân viên cứu hoả để cứu người. Một viên cảnh sát ở lại phỏng vấn tôi, ghi biên bản.

   Thì có sao tôi tường thuật lại y như chứng kiến. Viên cảnh sát ghi xong biên bản với tôi, lấy cả số bằng lái, ghi số xe tôi. Xin số điện thoại để liên lạc khi cần. Viên cảnh sát cũng rất cẩn thận rọi đèn pin xem xét xe tôi tứ phía để xác định là không có cọ quẹt gì nhau giữa xe tôi và cái xe bị lật. Ông cho tôi đi, cảm ơn tôi đã gọi, chúc tôi ngủ ngon…

Ba hôm sau, tôi còn suy nghĩ về tinh thần trách nhiệm và cách làm việc của cảnh sát Mỹ và đội cứu hoả trong đêm mưa bão. Thầm cảm tạ ơn trên đã cho mình được sống ở xứ sở đóng thuế nhưng biết tiền thuế của mình đóng được xài xứng đáng vào những việc chính đáng. Thì bảo hiểm của tôi gọi tôi cho hay, có người báo tôi đụng bỏ chạy ở ngã tư đường Custer & George Bush Turnpikr trong đêm mưa bão…

Tôi nói với bảo hiểm, “Xin hãy liên lạc với cảnh sát thành phố Plano. Vì tôi đã gọi cảnh sát báo tin một tai nạn trên đường mà tôi chỉ thấy chứ không va chạm gì.”

Một thời gian sau, tôi nhận thơ của bảo hiểm gởi về nhà cho hay, người báo tôi đụng bỏ chạy là người Việt vì họ Nguyễn. Cái xe bị nạn đúng là Toyota 4Runner đời ’94, màu xanh lá cây đậm. Nhưng cảnh sát Plano đã trả lời bảo hiểm là tôi không có lỗi gì hết. Chỉ là người qua đường, thấy tai nạn thì gọi báo cảnh sát…

Anh, ông hay bà Nguyễn nào đó đã trả ơn người đồng hương tôi thật khó quên. Thời ấy mà lái cái xe ấy thì đồng hương của tôi không chủ cũng đồng sáng lập ra cái công ty gì đó mới đủ thu nhập để mua xe đắt tiền, sao xử sự vậy trời?

Rồi năm 2000. Ông anh vợ tôi mới qua định cư ở Mỹ. Cũng gọi tôi thình lình để biết phải làm sao khi con bé Việt nam mới mười bảy tuổi, không bằng lái, không bảo hiểm. Chỉ vì mẹ bận tay làm bếp nên sai nó lái ẩu ra chợ mua đồng hành. Con bé không thắng xe trước bảng STOP vào chợ.

Cha nó bỏ làm để chạy ra hiện trường tai nạn ngay. Hết lời van nài ông anh tôi thương cháu! Vì gọi cảnh sát là nó mất hết tương lai, mất cả học bổng đi đại học mà nó vừa xin được…

Rồi cũng y chang, rập khuôn xin trả hết tiền sửa chữa xe cho anh tôi.

Y chang hơn nữa là hai hôm sau, anh tôi cũng được bảo hiểm của mình gọi cho hay, người ta báo anh tôi đụng bỏ chạy…

Bài học cho ông anh mới định cư khá chua cay. Nên chả trách việc hội nhập của anh về sau không có bạn bè người Việt. Sống khép kín với anh chị em ruột trong gia đình chứ chẳng giao tiếp với đồng hương…

Người mình.

Từ ngữ nghe thân thương như ruột thịt với nhau. Cũng không ai phủ nhận được cộng đồng người Việt trên nước Mỹ, ở hải ngoại là cộng đồng non trẻ nhưng phát triển mạnh, thành công hơn nhiều cộng đồng thiểu số khác.

Người mình.

Như bàn tay có ngón ngắn ngón dài, không phải ai cũng tán tận lương tâm, mắt trắng như ngân nhũ. Nhưng song hành với thành công của người Việt hải ngoại vẫn còn nhiều mảng tối về đạo đức căn bản. Sự hội nhập không nên chỉ tính những thành công mà nhìn từ nhiều phía, lật mặt trái của nhung lụa mới thấy tì vết.

Những trang báo Việt ngữ bây giờ, ngày càng nhiều tin xấu về cộng đồng người Việt ở Mỹ và hải ngoại hơn tin lành. Một trang báo mà tôi thấy từ cái laptop tôi thường đọc báo vì màn hình hiển thị được sáu mẩu tin thì năm mẩu tin là tin xấu… “Lái xe ẩu gây chết người, người gốc Việt đối diện bản án 8 năm tù”; “San Jose: Một phụ nữ gốc Việt bị chổng bạo hành đến chết”; “Chủ nhà hàng gốc Việt nổi tiếng dính 38 cáo buộc gian lận thuế”; “Bi kịch gia đình gốc Việt: Mẹ bị con trai bắn trọng thương đã qua đời”; “Hà Mai Việt: Việt Nam và Hoa Kỳ trong chiến tranh lạnh”; “Ba mẹ con gốc Việt chết trong vụ cháy nhà ở Vallejo: Giết người tự sát”…

Có thể nào chúng ta bớt thành công, chậm phát triển lại một chút để củng cố, chỉnh đốn lại đạo đức, lòng tự trọng của người Việt để người bản xứ có cơ hội được xem trọng người Việt như những thành công và sự phát triển cộng đồng của người Việt hải ngoại trong bốn thập niên qua?

Phan

Ý kiến bạn đọc
23/10/201811:58:14
Khách
Cam on cac ngai da ke nhung bai hoc dang cay. Cac ngai nen phan biet nguoi minh sau nam 1975, nhat la nhung nguoi hoc tu mau giao sau thang tu nam 1975. Giac Cong, giac Tau da ren luyen nhu vay. Rat kho phuc hoi neu nuoc Viet, dan viet co thay doi. Hy vong khong dden noi qua te. Cam on nhe. Mong cac ngai co mot ngay dep. that dep ...
23/10/201810:56:21
Khách
Rằng hay thì thật là hay
Nghe ra... “ngậm đắng nuốt cay” thế nào!
(Kiều)

Anh Phan, bài viết của anh mong được gởi gấm thông điệp gì??!
Tui không nghĩ mình nên lôi những chuyện xấu từ hồi nẳm hồi năm đến giờ của “người mình”, ở mọi nơi trên đất Kỳ Hoa, rồi đúc kết... rằng, thì, là... “người mình” chơi không vô.
Làm vậy hình như không được đúng cho “người mình”!
Vì tui chắc chắn “người mô” cũng rứa!!
Tui tin rằng... xui lắm mới gặp phải những trường hợp đắng cay như trên.
Thôi thì... từ nay cứ theo luật mà... hành!

“Thì thôi mù phố xe đường
Thôi thì thôi thế... đường trường thế thôi🤓❗️“
(PTT)
23/10/201809:06:27
Khách
Cảm ơn chú Phan, thấy cảnh người ngẫm phận mình thấu tận tâm can, ôi đồng hương thương nhau lắm cắn nhau đau điếng.
23/10/201807:45:36
Khách
Xin chào Anh, đọc bài viết thấy "Thế thái nhân tình bạt bẽo " quá ha Anh ,(không biết Em dùng từ có đúng không????)xin kể chuyện Ông Xã xệ nhà Em ,hai lần bị đụng toàn là con gái mỹ trắng nó huuuun xe ,mà cũng xin trà tiền mặt vì không có bào hiềm , cũng may là Ảnh chỉ nhìn thẳng thôi nên có sao nói vậy,không tội nghiệp được đâu,không tin được ai cả!!!!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 3,655,086
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2017 và thêm giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại University of California, Riverside và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnamese: An Intro-ductory Reader” do Viện Việt Học và Đại học Riverside xuấn bản năm 2008. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện là cư dân Bắc California.
Nhân mùa Vu Lan báo hiếu, xin mời đọc bài viết của Susan Nguyễn. Bà là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada. Với bài viết “Đi Tìm Xác Ba”, tác giả đã nhận giải Hồi Ức 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân.
Khiếu.Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH.Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.Tham dự Viết Về Nước Mỹ năm 2015.Đã nhận giải Đặc Biệt năm 2016. Giải Danh Dự VVNM 2017. Sang năm 2018 nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm, thường được gọi đùa là giải Á hậu.
Tác giả tên thật Đặng Thống Nhất, là một nhà giáo hồi hưu, sau nhiều năm dạy Song Ngữ và ESL tại Khu Học Chính Minneapolis và Việt Ngữ tại Đại Học Minnesota, hiện cư ngụtại Brooklyn Park, Minnesota. Với nhiều bài viết đặc biệt, ông đã tham dự và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.