Hôm nay,  

Cú Sốc Về Văn Hóa Tại Việt Nam

14/04/201400:00:00(Xem: 16847)

blank
Đôi uyên ương Mỹ-Việt Steve và Tuyết thời 1973 tại Biên Hoà.

Chú Sáu Steve Brown là bút hiện của Steve Brown, một cựu chiến binh Mỹ từng đóng quân ở Biên Hoà và kết hôn với một phụ nữ Việt. Viết về nước Mỹ, ngày 18 -12-2012 đã phổ biến bài viết trực tiếp bằng tiếng Việt đầu tiên của ông, kể chuyện tình 40 năm trước giữa chàng thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ và một cô gái Việt. Ông bà nay có 7 người con, hiện ở Ohio. Với bài viết thứ ba, “Hành Trình Tiếng Việt của Một Người Mỹ”, ông nhận Giải Việt Bút Trùng Quang dành cho tác giả tác phẩm nào thể hiện được sức mạnh của tiếng Việt, trong Viết Về Nước Mỹ 2013. Bài viết mới của ông Sáu là hồi ký thời chàng lính trẻ từ Mỹ trở lại Việt Nam để cưới vợ.

* * *

Mùa xuân năm 1973 tôi từ Mỹ trở lại Việt Nam để lập gia đình. Trước kia tôi đã phục vụ ở Việt Nam trong quân đội Mỹ. Kinh nghiệm sống trong quân đội cũng có rất nhiều điều mới lạ dù tôi đóng quân trong đơn vị Mỹ nên nói tiếng Anh, ăn đồ Mỹ - tuy không như mẹ tôi làm hồi trước (ai từng phục vụ trong quân đội sẽ hiểu câu này liền). Sau một thời gian tôi đã quen sống trong hoàn cảnh quen thuộc của thủy quân lục chiến. Nhưng khi tôi bước vô nhà gia đình người hôn thê tôi tên là Tuyết ở Biên Hòa thì hoàn toàn không có gì quen thuộc cả.

Lúc đó vì tình hình chiến tranh rất khó khăn nên có tới 24 người trong một cân nhà hai lầu tương đối nhỏ. Nói chung nhà đó chật và đơn sơ lắm. Trong nhà có phòng khách phía trước và phòng ăn phía sau ở tầng dưới. Tầng trên có hai phòng ngủ nhưng phải leo lên cầu thang. Trong phòng vệ sinh thì không có gì hết ngoài một lỗ thông vào con mương phía dưới nhà. Ở ngoài có một cái giếng và đó cũng là chỗ tắm rửa. Ở đó thời gian riêng tư với Tuyết hầu như là không có.

Thời gian đó tôi chưa biết nói tiếng Việt nên không nói chuyện được với ai hết. Chỉ một mình Tuyết biết nói tiếng Anh một ít mà thôi. Tuyết biết nói tiếng Pháp mà trước kia tôi học tiếng Pháp 3 năm nên chúng tôi cũng nói tiếng Pháp một ít. Tôi không hiểu gì những người khác trong gia đình Tuyết nói, cho nên dù nhà đông suốt ngày và mỗi ngày, tôi vẫn cảm thấy như bị cô lập.

Đồ ăn dĩ nhiên là toàn bộ của Việt Nam. Hiện nay chúng tôi ăn đồ ăn Việt Nam gần như mỗi ngày và tôi thích lắm nhưng lúc đó tôi chưa quen. Từ nhỏ đến lớn tôi chưa bao giờ ăn đồ cay. Nhưng lúc ấy tôi thấy Tuyết dùng ớt nhiều nên tôi quyết định thử xem. Tôi lấy một miếng ớt nhỏ bỏ vô miệng. Ủi chà, cay quá! Tôi bị đổ nước mắt nước mũi liên tục. Sau khi tôi uống vài ly nước chanh sự cay mới giảm bớt từ từ.

Có lần khi người em vợ đi xa gia đình, ngày hôm trước họ giết một con gà. Vì chưa hiểu phong tục Việt Nam tôi có thắc mắc. Tuyết nói họ giết con gà đó để được “may mắn” nhưng vì mù tịt với ý nghĩa của lễ đó nên tôi không được thỏa lòng với lời giải thích đó.

Trước ngày đám cưới Tuyết nói chi phí sẽ là 50 mỹ-kim. Dù không là bao nhiêu, nhưng tôi vẫn có chút thắc mắc vì theo phong tục người Mỹ đó là trách nhiệm của gia đình người vợ. Đám cưới chúng tôi rất đơn giản mà làm theo phong tục Việt Nam. Lúc đó tôi không hiểu gì cả và cũng không có ai để giải thích.

Khi tôi muốn tập thể dục tôi đi ra một khoảng đất nhỏ ở bên kia đường hẻm, gần đường rầy xe lửa. Mỗi khi tôi đi ra đó có 15-20 người hàng xóm đến coi. Tình huống như thế làm cho tôi cảm thấy không thoải mái.


Gia đình Tuyết có cái truyền hình. Mỗi cuối tuần có phim cải lương. Khi họ mở phim bà con hàng xóm đến coi đông lắm. Trước kia ở quê hương tôi chưa bao giờ thấy như thế. Có một số người đến không mang dép nhưng khi đi về họ có dép. Vậy là mỗi cuối tuần trong nhà lại có người bị mất dép!

Khi chúng tôi đi Sài-gòn thì thường thường đi bằng xe tắc-xi. Một lần khi không có tắc-xi chúng tôi ý định đi bằng xe lô (màu đen). Người tài xế nói tôi phải trả gía gấp đôi khách hàng khác, thấy ông ấy làm thế là không công bằng chúng tôi đi đến một ông cảnh sát đừng gần đó để khiếu nại. Ông cảnh sát nói là nếu không cho ông ta một số tiền thì ông ấy sẽ không giúp đỡ gì cả. Bó tay! Cuối cùng chúng tôi đi bằng xe buýt. Tuy rẻ nhưng rất chật.

Thỉnh thoảng chúng tôi phải đi tòa đại sứ Mỹ ở Sài-gòn để làm giấy tờ cho Tuyết qua Mỹ. Lúc đó các thủ tục rất dễ dàng. Từ lúc nạp đơn đến lúc có chiếu khán là một tháng. Khi ở Sài-gòn chúng tôi ở lại tại một khách sạn nhỏ trên đại lộ Nguyễn Huệ. Đêm đầu tiên có cảnh sát đến gõ cửa lúc 2 giờ khuya đòi coi giấy hôn thú. Khi anh cảnh sát bước vô đã thấy áo cưới để ở đó rồi.

Ở Sài gòn chúng tôi hay mướn xe xích-lô chở đi chơi, có khi đi bằng xích-lô máy. Chúng tôi hay đi ăn phở sáng sớm. Một lần khi chúng tôi ăn trưa trong tiệm ăn Pháp trên tầng cao của khách sạn Palace. Khi chúng tôi đang ăn thì bất ngờ có ba pháo đạn nổ trong đồng ruộng lúa xa xa. Cảnh này tôi đã thấy nhiều lần khi tôi đóng quân ở Việt Nam trước kia nhưng đây là lần đầu tiên tôi thấy lúc ngồi trong tiệm ăn. Thời gian đó hầu như mỗi buổi tối chúng tôi đi ăn tại nhà hàng Tàu. Tôi không nhớ ở đâu nhưng khi nhìn ra cửa số thì thấy tượng Ông Trần Hưng Đạo. Những món ăn ở đó thì tôi chưa từng thấy.

Có khi chúng tôi đi coi phim tại rạp chiếu phim REX cũng trên đại lộ Nguyễn Huệ. Đa số là phim Mỹ mà họ đã dịch ra tiếng Việt. Ở dưới có tiếng Anh nhưng tiếng Anh đó họ dịch lại từ tiếng Việt. Vì thế có lắm khi khó hiểu hoặc có những chỗ tức cười lắm.

Nói chung lúc đó ở Việt Nam như là tôi gặp điều mới lạ liên tục. Kinh nghiệm tôi với cú sốc về văn hóa chắc không khác hơn vô số người khác trong tình huống giống như thế. Khi nhìn lại tôi nghĩ nếu biết trước sẽ có phản ứng tâm lý như thế thì người ta có thể chuẩn bị để giảm bớt một phần sự lạc lõng. Sau đó tôi đi các nước ở Á Châu, Âu Châu, Nam Mỹ, và Trung Đông nhiều lần mà không bị cú sốc về văn hóa gì nữa.

Mấy năm sau, khi học một chương trình nhân loại học, tôi mới nghe giải thích cụm chữ “cú sốc về văn hóa”. Đó là từ chuyên môn để mô tả cảm giác khi người ta cảm thấy không thoải mái ở một nơi xa lạ vì cách sống và suy nghĩ quá khác với kinh nghiệm mình có. Khi nghe tôi biết rằng trong mùa xuân năm 1973 tôi đã bị cú sốc về văn hóa ở Việt Nam. Có lẽ nhiều người gốc Việt đã trải qua kinh nghiệm đó khi họ mới đến Mỹ và tiếp xúc với ngôn ngữ khác, phong tục tập quán khác, đồ ăn khác, phương tiện đi lại cũng khác…

Hơn 40 năm sau, khi tôi về Việt Nam và ở lại với gia đình Tuyết tôi cảm thấy rất thoải mái. Đó cũng nhờ những năm sống bên nhau, Tuyết đã giải thích và giúp tôi sẵn sàng hòa nhập với văn hóa của quê hương nàng.

Đi nước ngoài gặp văn hóa nào
Rất nhiều cái lạ, biết làm sao
Dần dần mới hiểu những điều đó
Phong tục xa xôi, mới bước vào

Sáu Steve Brown

Ý kiến bạn đọc
15/04/201407:48:00
Khách
Chú 6 viết rất hay. Chú đừng để ý đến những nhận xét mang tính đố kỵ , viết tiếng Việt không bỏ dấu mà còn bày đặt chê người khác.
14/04/201417:08:07
Khách
Day khong phai bai van hay truyen ngan. Toi co cam tuong nhu dua be dang ke chuyen, tap noi, tap viet.
14/04/201416:09:40
Khách
Chú Sáu hồi trẻ đẹp trai ra phết....Văn viết ngộ nghĩnh và các chi tiết diễn tả đúng là của phong tục Vn, làm đọc giả không khỏi nín cuời đụợc. Cảm ơn chú.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,309,181
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.