Hôm nay,  

Làm Rể Xứ Huế

30/12/201100:00:00(Xem: 395028)
Làm Rể Xứ Huế

Tác giả: Nguyễn Viết Tân
Bài số 3442-12-28911vb6123011

Tham dự Giải thưởng Việt Báo từ năm đầu, ông nhận giải bán kết năm 2001 với bài "Bên Bờ Freeway" ký bút hiệu Tân Ngố. Nhiều truyện ký đặc biệt của ông về đất lề quê thói của miền Nam đã xuất bản thành sách "Chuyện Miền Thôn Dã," rất được bà con hâm mộ. Ông nhận thêm giải Việt Bút 2010, và là thành viên thứ 10 của Ban Tuyển Chọn Chung Kêùt Viết Về Nước Mỹ từ 2011

*

Ngày tôi quen O Điểm thì O mới học xong lớp 10.
Năm đó chị của O có cái quán cà phê Thượng Uyển trong Đà Nẵng nên mùa hè vào giúp chị. Tôi xăng xái xin làm gia sư. Mới được hơn một tháng thì O Điểm "bỏ buà" cho tôi.
Hết hè, O trở lại Huế đi học thì rời trường Nữ Thành Nội mà qua Đồng Khánh, tôi xin biệt phái đi theo Trực thăng tản thương đêm, trong Mang Cá (Tổng Y Viện Nguyễn Tri Phương) và ban ngày đi học nơi trường Luật.
Học cho vui và để lấy le thôi, chứ tôi học dốt lắm.
Những lần rủ O trốn học đi chơi ở đồi Thiên An, hay lên các lăng tẩm là những ngày vui không bao giờ chúng tôi quên được. Hai đứa cũng tránh không lên chùa Thiên Mụ, vì nghe nói cặp nào đưa nhau lên nơi linh thiêng đó thì thếnào cuộc tình cũng tan vỡ..
Chuyện tình Romeo và Juliet (hay Rô bi nê và Toa lét) của O và tôi lắm nỗi thăng trầm, là vì O bên Lương, còn tôi bên Đạo.
Ông Nhạc gia tôi hồi đó không chịu gả là vì tôi khác đạo, con nhà làm ruộng, lại nữa ông có thành kiến với người Bắc, chắc ông nghe người ta nói nhiều về con trai Bắc Kỳ thường đểu.
Tôi biết lý do chính là vì ông không muốn con gái út lấy chồng phương xa, tuốt mãi trong Rạch Giá.
-Có con mà gả chồng gần, có bát canh cần nó cũng bưng cho
Có con mà gả chồng xa, trước là mất họ sau là mất con

Nhưng Cậu ruột của O lại là một Linh Mục đang ở Nha Trang nên hết lòng hỗ trợ cho chúng tôi lấy nhau.
Nhớ hồi sau 1975 chúng tôi nghèo quá, đám cưới chỉ có một con heo 50 ký do anh cả tôi cho; hai cái nhẫn vàng mỏng dính như sợi chỉ; chiếc áo cưới chỉ là áo trắng như hồi còn đi học.
Năm 1981 chúng tôi đến Mỹ, trong tay có 5 đồng bạc. Vất vả cũng lắm mà hạnh phúc cũng nhiều.
Gia đình Mẹ và các anh chị em tôi, nhất là mấy bà chị dâu thường nói:
-Chú lấy được O Điểm là phúc đức ông bà để lại.
Quả thực có thế, O đã sanh cho tôi 3 đứa con trai cao ráo và một đứa con gái út rất đẹp -Chắc đẹp cỡ như tôi. (Just kidding-đùa thôi).
Cách dậy dỗ con cái tôi phú hết cho O, nên đứa nào cũng ngoan ngoãn, nay hai đứa đã ra trường còn hai đứa cũng sắp xong.
Đúng là phúc đức ông bà, chứ tánh tôi cục cằn thô lỗ, dạy con chắc không xong, mà còn bị ếp phê ngược là đằng khác.
Qua xứ người, tôi còn có thời giờ cắp sách đến trường để học thêm chút đỉnh, chứ O rời sở làm là lao đầu vào bếp, lau nhà, giặt quần áo, trồng rau thơm, rau cải sau vườn.

Bây giờ tôi ra kinh doanh ở ngoài, đâu có bảo hiểm sức khỏe gì, may có hãng của O nên cả gia đình không phải lo tới vấn đề chi phí cho khám bịnh, nhà thương gì hết. Thật là quá mừng.
Không nhắc đến tài nấu ăn, nhất là những món Huế của O quả là một điều thiếu sót.
Bạn bè xa gần thường nhắc nhớ đến Bún Bò O Điểm, mà hầu hết tháng nào cũng có nấu một lần trong cái nồi lớn chừng 30 lít. Người trong nhà, con cháu và bạn tới chơi thường ăn hai tô, một tô lúc mới tới và một tô trước khi ra về.
Những món như bánh nậm, bánh bột lọc, bánh ít... tôi không thích mấy, chỉ khoái những món chè của O mà thôi. Chắc nhiều người cũng biết rằng Chợ Dinh ngoài Huế nơi O ở có cả làng bán chè rất nổi tiếng, qua đến Mỹ, món chè của O đã được "thăng hoa" lên hàng thượng thừa vì vật phẩm dùng để nấu có thêm nhiều thứ như rong biển, nấm trắng, táo tàu nhỏ, hoài sơn, ý dĩ v v.. nên chè đã ngon lại càng thêm ngon.
Thành phố chúng tôi đang định cư là Little SG ở Nam Cali, có thể gọi là Thủ Phủ của người VN ở Hải Ngoại, cách bờ biển chừng 10 phút lái xe. Dọc bờ biển có những chiếc cầu bắt nhoài ra biển cả gần nửa cây số cho dân chúng đứng câu, nơi đây có rất nhiều cá nục chuối và cá trích. Những mùa khác thì cá ít hơn nhưng mùa hè đến thì cá nhiều vô số, một dây câu cột mấy lưỡi là dính bằng ấy cá, có khi cả chục con nhưng vì cầu khá cao, mà cá giãy dữ quá nên rơi rớt hết phân nửa.
Người Nam và Bắc khi kho cá, nhứt là cá biển thì thường kho khô và bỏ nhiều tiêu, khi họ thấy dân Huế kho cá nục lõng bõng nước thì sợ nó sẽ tanh, nhưng khi O Điểm kho cá nục tươi rói mới đi câu về với mấy trái ớt xanh bẻ đôi, tỏi đập dập, vắt chút chanh, ăn với bún thì ôi thôi ai nấy nuốt vội nuốt vàng có khi nuốt luôn cả lưỡi.
Tôi thường ăn kèm với món này một ít rau thơm và giá, nhưng O nói ăn như vậy không thưởng thức hết mùi vị của con cá nục.
Đó, nhờ được O "chăm bẵm" như vậy nên tôi không còn ốm nhách cao kều như cây tre miễu nữa, mà nay trông rất "sổ sữa", cắt tóc cạo râu, cho diện đồ mới, chân mang dép mang giầy vô coi cũng ra dáng con người lắm, chứ không giống con đười ươi!
Nếu có ai hỏi tôi yêu O ở điểm nào, thì tôi tình thực trả lời rằng, đó là nụ cười vui với hàm răng trắng bóng như bắp cồn Hến và nhất là ...bàn chân nhỏ nhắn, có cái gót hồng hào, người ta nói là "Vượng phu ích tử" gì gì đó.
Bạn bè tôi thường ganh tị rằng họ đã lỡ lấy vợ miền khác, chứ không may mắn lấy được vợ Huế như tôi.
Họ hỏi bí quyết nào mà có được nhà cửa êm ấm làm vậy, tôi thường trả lời rằng lấy vợ Huế, khi cô ấy cằn nhằn mình nghe không hiểu gì hết, nên có cãi lại vợ bao giờ mà thành lớn chuyện, lục đục trong nhà.
Nếu kiếp sau được làm người, nhất là được làm đàn ông, thì tôi sẽ nhất quyết lấy vợ Huế nữa, cho dù mấy cô kia có là Hoa Hậu, Hoa Khôi đi nữa.... tôi cũng chẳng màng.

Nguyễn Viết Tãn

Ý kiến bạn đọc
30/12/201116:59:03
Khách
Chắc là phải học cách nịnh dzợ của chú Tân thì mới "nên người" được. Cháu cũng đồng ý với chú Tân là lấy vợ người Huế thì "hết xẩy con Bà Bẩy" cho nên kiếp sau cháu cũng sẽ lấy vợ người Huế, mà phải là con gái của O Điểm thì mới ngon cơm. Hì hì!

Thy
30/12/201116:50:57
Khách
Không ngờ Chú Ngố cũng biết nịnh vợ quá xá, hèn gì chú nói gì làm gì O Điểm cũng chỉ cười mĩm chi cọp. Nhớ bún bò của O quá, chú đóng thùng gửi cho cháu một tô được không? Chúc mừng năm mới Chú O nhé.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 869,564,744
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả kỳ nầy nói về một đề tài khác là những niềm vui khi “chơi” facebook.
Đây là tự sự của một thành viên tham gia chương trình VVNM. Tác giả bắt đầu tập viết ở tuổi 70 (2015), trong thời gian hai năm đã vượt qua mọi khó khăn và đã đoạt được giải Danh Dự (2016) và giải Vinh Danh Tác Phẩm (2017). Tác Giả quê quán ở Bến tre, sang Mỹ năm 1973, môt chuyên viên kỹ thuật về hưu, đang định cư tại Orange County. Hiện ông vẫn tiếp tục viết với sức sáng tác mạnh mẽ.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Joje từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Bài đầu tiên của bà, “Cả Đời Tôi Làm Thư Ký Sở Mỹ. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất là chuyện mấy bà mấy cô đi chụp quang tuyến để khám ung thư ngực.
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Anthony Hưng Cao là một Bác sĩ nha khoa, hiện hành nghề tại Costa Mesa, Nam Cali, từng nhận giải Tác Giả Xuất Sắc 2010,với hồi ký "My Life" chia sẻ kinh nghiệm học tập của ông. Ngoài nghiệp y khoa, ông còn là người viết văn, soạn nhạc và luôn tận tụy với sinh hoạt nghệ thuật, văn hóa, giáo dục. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà kể về nghề lái taxi tại Huế và người khách đặc biệt là một nhạc sĩ gốc Việt danh tiếng ở Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017 và đây là bài viết thứ ba của ông. Ông tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection (Kỹ Thuật An Toàn – Phòng Chống Lửa), đã về hưu năm 2015, khi vừa tròn lục tuần, hiện là thông dịch viên hữu thệ tiếng Việt cho Tulsa County District Court và làm thiện nguyện tại Tulsa Catholic Charities.
Nhạc sĩ Cung Tiến