Hôm nay,  

Dòng Nhật Ký Cho Con

24/05/201100:00:00(Xem: 34455)

Dòng Nhật Ký Cho Con

Tác giả: TTGS

Bài số 3184-28484vb3240511

Bài viết là nhật ký của một bà mẹ trẻ viếtnhân ngày lễ mẹ, nhưng để nói với con gái về tình yêu thương của người cha dành cho con. Ngày 19 Tháng Sáu sắp tới sẽ là Father's Day 2011. Mong tác giả sẽ có thêm bài viết mới và vui lòng bổ túc dùm sơ lược tiểu sử.

***

Con gái yêu của mẹ!

Chiều nay trên đường về con có những lời nói không hay với ba con. Mẹ nghe mà lòng buồn lắm! Chắc ba con không quan tâm vì ba quá thương con, nhưng mẹ thấy cần kể cho nghe chuyện này.

Cách đây mười năm, vào một đêm đông vài ngày trước lễ Giáng Sinh. Lúc đó độ chừng hai giờ sáng. Mẹ giật mình thức dậy vì những cơn đau vã mồ hôi. Ba con đang ngủ say. Mẹ trở dậy chuẩn bị, thay quần áo, coi lại mấy giỏ sách đã chu đáo để trong tủ từ mấy tuần nay chờ đợi. Những cơn đau càng lúc càng gắt và càng gần. Mẹ biết đến lúc phải đáng thức ba con dậy nhưng không còn đi nỗi nữa. Dường như linh tính cũng đến với ba trong giấc ngủ. Ba con bất chợt thức dậy và tìm thấy mẹ đang vật vã trên nền nhà. Ba mẹ trao đổi nhau những cái gật đầu và mỉm cười. Cảm xúc quá nhiều để có thể bày tỏ thành lời. Ba biết ngay chuyện gì sắp xảy ra…con gái của ba sắp sửa chào đời. Ba con nhanh chóng chuẩn bị rồi giúp mẹ ra xe trong lúc vừa luôn miệng an ủi, còn mẹ thì thỉnh thoảng nhắc ba con cứ thong thả lái xe mà đừng chạy quá tốc độ.

Sau đó là những giờ chờ đợi trong hồi hộp và lo lắng. Ba đau mười khi thấy mẹ đau một. Ngay sau khi có thể được, ba năn nỉ bác sĩ cấp tốc giúp mẹ thuốc giảm đau. Sau gần hai mươi giờ chờ đợi dài như cả tuần lễ, ba mẹ được nghe con khóc tiếng khóc chào đời. Mẹ liếc nhìn ba con và nhận thấy hai giọt nước mắt rưng rưng. Lần đầu tiên mẹ thấy ba con khóc! Ôi những giọt nước mắt của yêu thương và hạnh phúc! Mẹ còn nhớ như in nụ cười lẫn trong nước mắt của ba khi đưa tay sờ mái tóc còn ướt đẫm của con, khi hồi hộp ôm con vào lòng lần đầu tiên, khi lần đầu nghe con gọi "bah, bah..."

Con gái yêu của mẹ, mẹ biết con biết ba yêu con đến là dường nào. Như văn thơ ví sánh "cao hơn núi, rộng hơn đại dương." Như ca dao tả "núi Thái Sơn." Con biết không, văn thơ hình như không diễn đạt đủ tình yêu thương của người cha có lẽ vì các ông cha không bày tỏ tình thương yêu với con cái cách âu yếm, gần gũi như các bà mẹ, nhưng mẹ nhớ biết bao, những lúc con ngủ say sưa trên ngực ba, những buổi tối cha con chơi đùa với nhau và ba làm ngựa cho con cưỡi, hay những đêm ba thức trắng vì con gái yêu của ba bị sốt…

Con thương yêu của mẹ, con nhớ không hồi con bốn năm tuổi có lần con hỏi mẹ:

"Sắp tới sinh nhật mẹ con muốn có quà cho mẹ."

"Con là món quà lớn nhất mà Thượng Đế ban cho me."ï

"Thiệt hả mẹ""

"Thiệt chứ!"

Rồi mắt con bỗng sáng lên.

"Mẹ, lúc gởi con cho mẹ để làm quà tặng mẹ, Thượng Đế có gói lại không"

"A a có chứ." Mẹ mỉm cười bởi ý nghĩ dễ thương

"Thùng quà thiệt là bự hả mẹ" Gói bằng giấy màu hồng hả mẹ" Có cái nơ thật là to nữa hả mẹ"

"Ừ…Ba mẹ lúc đó nhìn nhau không thể nhịn cười.

"Còn có thêm một bình sữa cũng thiệt to. Ba phụ họa.

Con lăn ra cười ngặt nghẽo.

Có lẽ con cũng đang cười khi đọc chuyện vừa rồi. Sự thật là vậy, con yêu. Con là món quà quý giá nhất của cả ba lẫn mẹ. Ba mẹ nâng niu món quà ấy khi nó vui vẻ, khoẻ mạnh, ngoan ngoãn cũng như lúc nó ủ dột, đau yếu, hờn dỗi, hư đốn. Nhưng mẹ muốn nhấn mạnh tình thương của ba con ở đây. Tình thương vô điều kiện, hy sinh, cao cả, bao la…

Con yêu, như mẹ đã nói, ba con yêu con và không ghi nhớ những lỗi lầm của con. Ba không để bụng để giận con lâu. Nhưng mẹ biết con cũng yêu thương ba con lắm và hiểu rõ tình yêu thương của ba. Như vậy không có lý gì mà con muốn ba buồn đúng không" Một chúc ích ỷ nhỏ nhoi như mảng mây xám làm ủ dột bầu trời xanh. Hãy chạy đến bên ba chiều nay nghen con, và ôm ba, và nói với ba rằng con yêu ba, và con xin lỗi vì đã làm ba buồn. Con sẽ làm bầu trời yêu thương của con trở lại đẹp tuyệt vời với những áng mây trắng và hồng bồng bềnh.

Yêu con thật nhiều!

TTGS

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,920,753
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.