Hôm nay,  

Thằng Khờ

28/12/201000:00:00(Xem: 224634)

Thằng Khờ

Tác giả:Lê Hải Dương
Bài số 3076-28376-vb3122910

Tác giả đã có bài tham gia viết về nước Mỹ từ những năm đầu, nhưng mấy năm qua thấy vắng bóng, nay mới thấy bài mới. Mong Lê Hải Dương sẽ tiếp tục viết. Xin bổ túc địa chỉ liên lạc và sơ lược tiểu sử.

***

Từ nhỏ, Sở đã là một đứa bé lờ đờ, ngớ ngẩn, hơi dại nhưng hễ hiền là cộc. Nhờ cha mẹ cố tâm nuôi ăn học, miết cũng xong đại học. Mấy anh chị em trong nhà thường đem Sở ra mà đùa rỡn cho vui. Khi thì gọi thằng Ngốc, khi thì gọi thằng Khờ, khi gọi là trâu điên. Vì Sở, tuy hiền lành nhưng khi bị chọc ghẹo quá thì nổi cục lên, hung dữ hết biết. Có bữa đã dám cầm dao rượt mấy anh chị em chạy có cờ.  Không đuổi theo chém được ai, mà có đuổi tới sau lưng rồi cũng không dám chém, nên quăng con dao ngồi khóc như một đứa bé lên năm bị mất một vật ưa thích. Thằng anh kế lúc nào cũng gọi Sở: Thằng trâu điên, thằng man man, thằng mát dây. Trong nhà ai cũng cảm thấy cái đầu của Sở không ổn.
Sở vui buồn bất thường, đôi khi chuyện không có gì mà cười nắc nẻ, cũng không có chuyện gì buồn mà mặt mũi bí xị, trông cái mặt thộn rất đần. Nhưng Sở không nghĩ là mình có vấn đề gì. Các anh chị biết gì thì Sở cũng biết. Sau năm 1975, cả gia đình vượt biên tới Mỹ, Sở cũng học hành, cũng ra trường và…cũng lấy vợ, mà lấy vợ ngay ở trên xứ Mỹ này, cũng như ai. Bạn bè ai cũng ganh tức với Sở vì Sở có vợ đẹp. Duyên, một bạn học cùng tốt nghiệp một lúc với Sở, Sở đã thầm yêu trộm nhớ. Mọi người xúm lại chòng nghẹo, cho là Sở trèo cao, thằng cuội mà muốn Hằng Nga, tưởng không được sao" Sở được. Không nói bằng lời thì Sở viết thư, và Duyên trả lời. Đám cưới của Sở với Duyên làm nhiều bạn bè sửng sốt, nhiều người còn không chịu tin. Nhưng  tám tháng sau Duyên sinh đứa con trai đầu lòng. Bác sĩ nói Duyên yếu, cái thai cũng yếu nên đẻ non  chừng tháng. Trong nhà lại có tiếng xầm xì nọ kia. Nhưng Sở bỏ ngoài tai hết. Duyên khóc, Sở dỗ dành:
"Ai nói gì thì nói, anh lấy em anh biết. Lúc anh cưới em về, em vẫn là con gái mà…"
Thì chắc chắn là vậy. Trước khi làm đám cưới, Duyên đã thề thốt đủ những câu độc địa trên đời để chứng minh tình yêu của nàng đối với anh.
Sở có đem chuyện đó hỏi bà chị gái. Chị chỉ mỉm cười:
"Mày nghĩ vậy là tốt rồi, sao còn thắc mắc làm chi cho mệt. Đồ ngu…Tới khi nào cái đầu của mày mới bớt chạm dây…"
"Em đâu có ngu. Ngu mà lấy vợ, đẻ con."
"Sở ơi là Sở. Mày cứ ngu đi, ngu nhiều nhiều thì được yên thân."
Chừng này tuổi, đối với gia đình, Sở vẫn là đứa con nít, vẫn là thằng ngu. Thằng anh trai kế, không biết thương thằng em hay ganh tức với thằng em, thọc gậy:
"Mày về coi lại, thằng nhỏ lớn lên rồi đó, nó giống mày cái đầu hay hai cái chưn!"
Thằng con trai năm nay đã mười sáu, tướng tá cao lớn, đẹp trai, khó mà nói giống anh ở chỗ nào. Nhưng khi cười, cái miệng thằng bé giống Duyên in hệt. Thì con giống mẹ là chuyện tự nhiên. Vậy mà cứ mỗi lần nhìn nó cười, trong lòng anh lại nổi lên một cơn buồn, cơn buồn lâu ngày trở thành quen thuộc, không tác hại gì, cứ dâng lên rồi chìm xuống. Cơn buồn thì đâu có gì nguy hiểm. Giận rồi nổi cộc mới nguy. Anh biết quá rõ điều này.
Nếu đời sống cứ yên lành như vậy, kéo dài cho tới khi anh già, thằng con cưới vợ, anh có đứa cháu nội bồng thì nói làm gì. Anh cảm thấy có điều gì không ổn  ở phía chị. Công việc ở sở làm của anh mỗi ngày một nặng nhọc, Duyên cũng đi làm, lại đi làm xa. Cuối tuần là ngày để vợ chồng gặp gỡ, săn sóc nhau, thì Duyên đi biệt. Hỏi, trả lời:
"Cả tuần phải làm việc kiết xác. Có cuối tuần, phải đi làm đầu, chải tóc, mua sắm, thăm bên ngoại, chớ ngày giờ ở đâu mà có nữa."
"Sao hồi đó không có vậy, bây giờ có""
"Hồi đó…" Phải, hồi đó kè kè đứa con nhỏ nhít, khác. Bi giờ khác. Con nó lớn rồi, còn anh đâu phải nhỏ nít nữa mà chăm. Mà má tôi thì già yếu…"
Anh cứng họng. Vợ nói cũng đúng. Duyên còn bố mẹ già. Anh đâu thể cản một người con đi thăm cha mẹ. Chuyện đó, anh cũng có bổn phận với phía gia đình mình. Nhưng rồi cũng có lúc sanh nghi, bất thình lình một bữa, Duyên lái xe ra đi thì anh cũng lái xe về bên má vợ.
Chờ tới chiều cũng không thấy Duyên ghé qua. Hỏi, mẹ vợ nói lóng này con nhỏ nó bận nhiều việc, ít khi về đây. Má thấy nó gầy nhom, xanh rờn, sao vậy"
Gầy nhom, xanh rờn" Anh đâu thấy vậy. Anh thấy Duyên như đẹp ra vì chưng diện, sửa soạn. Nhưng có gầy, không phải vì làm việc nặng nhọc gì mà nhịn ăn để người thon gọn. Mới trên bốn mươi, vẫn là gái một con, vẫn đẹp làm người ta mòn con mắt.
Chờ không được, anh về thăm cha mẹ mình. Gặp bữa cơm, cả nhà giữ anh lại ăn, rồi chuyện vãn với nhau. Bà chị:
"Sao em về một mình, Duyên và thằng bé đâu""
Anh kể Duyên bữa nay phải về bên ngoại, mặc dù anh biết chuyện đó không có. Còn thằng bé, nó đâu muốn đi với anh.  Cuối tuần cậu nó tới đón, rõ ràng thằng bé thích bên ngoại hơn bên nội. Anh cầm chén cơm ăn mà đặt xuống mấy lần, nuốt không vô. Bà chị chú ý:
"Mày làm sao vậy" Vợ chồng cãi lộn gì không""
"Đâu có."
"Vậy ăn đi. Thằng khùng."
Chị lắc đầu, thở ra, nói thêm:
"Mày mà cứ ngớ ngớ ngố ngố như vậy, tới lúc này nó chưa bỏ mày là may lắm đó. Coi tóc tai, mặt mũi mày, lúc này thấy gớm ghiếc quá."
Sở âm thầm bất mãn. Bà chị này chưa khi nào thấy thằng em thành nhân. Cứ tưởng như lúc còn nhỏ, bảo tròn nói tròn, bảo méo nói méo.
Ăn cơm xong, Sở lái xe về nhà. Nhà vắng ngắt, không thấy Duyên. Anh bật ti vi lên coi, thấy hình ảnh nhảy nhảy trước mắt mà cái đầu đi chơi ở đâu. Anh lại tắt, lái vòng vòng mấy con đường quanh nhà má vợ, rất lâu mới vô:
"Nhà con đã tới đây chưa, má."
Bà già:
"Có tới. Nhưng đi rồi."
"Đi lâu chưa, má."
"À…ừm, cũng mới …mới đi ra thôi."
Dù bị gọi là thằng ngu, thằng khùng, Sở cũng hiểu ra là bà già muốn đỡ cho con gái. Sở nghiến răng. Bữa đó anh không về nhà. Căn nhà quá buồn bã, trống vắng. Anh vào một bar rượu.
….
Lần thứ mấy rồi, anh bước ra khỏi bar rượu. Chỉ chếnh choáng, ngây ngây và lái xe được về nhà. Người bạn mới quen trong lúc uống rượu cũng lên chiếc xe khác, còn đưa tay vẫy vẫy. Anh ta là một dược sĩ. Hình như trong lúc trò chuyện, Sở có tâm sự về hoàn cảnh gia đình mình. Anh bạn cười:


"Sống không hợp với nhau thì lỵ dị, đời sống ở đây đã nhức đầu rồi, càng nên tránh bớt chuyện nhức đầu."
Người ta ở ngoài, nói thì dễ. Nhưng Sở làm khó lắm. Còn thằng con. Anh bật cười. Mối hoài nghi lại dâng lên một lúc mới chìm xuống được.
"Có thứ thuốc nào uống vào…người ta xấu đi không""
"Để làm gì""
"Cho con vợ nó uống."
Anh bạn dược sĩ cười nữa:
Có, nhưng khi vợ anh xấu rồi, anh lại chê, bỏ người ta."
Anh làm thinh. Nói cũng phải. Nhưng không thể hỏi anh có thể cung cấp gói thuốc chuột được không" Bây giờ thì anh ta đi rồi" Mà mình có ý định gì trong đầu vậy" Anh mở nhạc trong xe. Rõ ràng là chương trình nhạc Mỹ, sao trong máy cất lên giọng hát:
"Giết người đi, giết người trong mộng đã quên thề…Giết người đi, giết người quên tình nghĩa phu thê…" Ôi, nghe mà rạo rực. Người anh nóng ran lên. Bài hát này anh cũng đã nghe trong một dĩa nhạc do các trung tâm băng nhạc ở hải ngoại sao chép lại. Và mới đây, người bạn dược sĩ mới quen này, trong lúc hàn huyên, nhớ về đất nước cũng có kể cho anh nghe câu chuyện "giết người trong mộng" lâu rồi, ở một cái quán Ốc miệt Phú Nhuận Sài Gòn. Anh chàng nhạc sĩ trong một ban nhạc chơi cho các quán cà phê nhỏ, cứ đàn đệm và nghe miết bản nhạc "Giết Người Trong Mộng" nên một hôm đã cầm súng bắn chết người yêu ngay trong quán  để không cho một người đàn ông nào tới gần, ngắm nghía tán tỉnh. Anh bạn kết luận: "Điên khùng quá. Làm vậy cho hả giận rồi được gì. Đi tù…" Điên khùng" Giết người đi, giết người trong mộng đã quên thề… Không được. Anh tắt máy. Tiếng hát vẫn như xoáy trong đầu anh, lùng bùng trong tai anh, cho tới lúc anh bước vào nhà.
 Căn nhà như bỏ hoang phế lâu năm, có mùi mốc. Đã bỏ đi hết rồi sao" Duyên cũng chưa về. Thằng con cũng không. Vậy thì cái máy hát ai mở nghe mà không tắt. Nhạc gì không biết. Nhưng khi anh chú ý thì trong máy một giọng hát đàn ông rú lên: Giết người đi. Giết người đi. Giết người trong mộng đã quên thề….Anh tắt máy. Tắt xong máy lại bật lên, làm như nhà có ma. Mà không khí nhà cửa hôm nay có vẻ kỳ kỳ thật. Cửa sổ không đóng, đèn đuốc trong nhà như có bàn tay lạ nào bật sáng lên hết. Mặc kệ cái máy hát, Sở đi lên lầu, vào phòng ngủ. Phòng ngủ bề bộn, chăn gối lệch lệch lạc như có ai vừa nằm phá phách ở trên. Đâu thể được. Cái thằng đó" Ha, cái đầu Sở nghĩ tới một người đàn ông, mới đây thôi, ở tiểu bang xa, thường về đây và ghé nhà. Duyên cho biết đó là người anh họ. Sở cũng đã tìm hiểu, đã gặp ở nhà má vợ. Đâu thấy gì có thân tình gia đình mà bà má vợ ngọt ngào kêu cháu.
Tầm bậy tầm bạ đi. Cái đầu chắc toàn đồ dơ! Dám nghĩ xấu như vậy cho vợ mình. Thấy không ổn chút nào. Anh đi vào toi-lét. Đèn ở đây ai cũng đã bật sẳn.
"Vô ý thì thôi. Cả đèn toa-lét cũng không chịu tắt."
Anh càm ràm, đưa tay định tắt. Nhưng anh ngừng lại, anh còn phải treo dùm cái áo khoác của vợ anh vắt vẻo nửa trong nửa ngoài thùng đựng đồ giặt. Lúc anh cầm lên thì một tờ giấy rớt ra. Tờ giấy nhỏ thôi. Anh cúi xuống nhặt tính bỏ vô thùng rác, chợt nhìn thấy hai chữ ở lằn xếp:
"Em Duyên."
Tò mò, anh mở tờ giấy ra đọc. Tờ giấy ghi chữ nghuệch ngoạc:
"ngay thì mới kịp
"Em Duyên,
Mọi chuyện càng ngày càng bế tắc. Anh không thể giải quyết một mình được. Nếu em không giúp anh là dồn anh vào con đường chết. Phải gặp anh ngay thì mới kịp, còn không …"

Sở há hốc mồm. Tờ giấy trên trời rơi xuống hay anh mới từ trên tay anh rớt xuống vậy"
Ngủ hay thức" Có phải đang mơ không" Mơ thôi. Anh cúi xuống nhặt tờ giấy, tờ giấy có rõ ràng mà. Duyên đã phản bội anh. Bao lâu rồi, sao tới giờ anh mới biết"
Sở nằm xuống giường, lăn lộn, khóc lóc. Khóc mãi mà vẫn không hả hơi như lúc nhỏ khóc một hồi là khô queo nước mắt, cứ phải rặn ra mà khóc tiếp để mè nheo. Còn dậm chân, gây tiếng động cho mọi người chú ý. Bây giờ thì anh có khác gì đâu" Sở có lờ mờ hiểu được điều đó, nhưng anh không màng.
Anh mở cửa phòng đứa con. Nó đã về từ lúc nào và ngủ say lắm. Đèn trong phòng vẫn không tắt. Anh đứng ngắm nghía thằng bé. Trước mặt anh cũng có một tấm gương lớn. Thằng bé có tới ba khuôn mặt, khi thì khuôn mặt của Duyên, khi thì khuôn mặt của anh, và cuối cùng thì cả hai khuôn mặt nhập làm một, khuôn mặt của người đàn ông kia và nụ cười chế nhạo. Sở đưa nắm tay đấm vào gương, khuôn mặt anh vỡ ra, tay anh đẫm máu vì những mảnh gương vỡ cắt.
Anh đưa bàn tay đầy máu chùi lên mặt. Mùi máu tanh làm anh ngây ngất. "Giết người đi, giết người trong mộng…"  Mùi rượu ứ đầy trong người anh lẫn với mùi tanh tưởi của máu từ ngoài theo hơi thở hít vào làm anh chếnh choáng đứng không vững. Khuôn mặt anh méo mó trong khung kính vỡ. Những tia lửa hay máu vọt ra từ cặp mắt của anh. Anh xuống bếp tìm con dao. Anh trở lại phòng. Mắt anh có quáng không" Duyên đã trở về từ bao giờ vậy. Anh nghiến răng:
"Em đã đi đâu" Đi với thằng nào""
Anh quơ tay tìm lá thư của thằng "chó chết" nào gửi cho Duyên để trưng bằng cớ.Tờ giấy không thấy đâu.
Khuôn mặt của Duyên đanh lại, rồi nở phồng ra, mắt, mũi, miệng. Chiếc miệng cười rộng hoác, mắt trợn nhìn khinh khỉnh. Miệng há mà không thoát tiếng hét. Anh nhào tới. Phập. Con dao đâm lút cán, nhẹ phều. Chắc chắn có máu phọt ra, máu của Duyên. Máu bắn vào mặt anh, máu hòa vào rượu làm nhạt cơn say. Anh đứng chết sửng. Con dao đang ngập lút cán vào cái áo và lưng ghế. Anh chỉ giết được cái áo, không phải Duyên.
Anh nằm xuống, ôm cái áo của Duyên cùng con dao và ngủ thiếp đi.
.. .

Khi anh dậy thì đã 9 giờ sáng. Anh mặc quần áo, chẳng buồn chải tóc, đánh răng. Đầu anh nhức như búa bổ. Duyên đang lui húi ở bếp. Nàng đang đổ trứng. Thằng con lấp ló nhìn anh:
"Ba làm gì mà đêm qua la lối như điên vậy""
Duyên nói với, phụ với con:
"Thì ba mày không điên là gì, còn phải nói."
Thằng điên. Thằng khờ. Bà chị đã nói:
"Mày cứ làm thằng khờ mà yên thân, Sở ạ."
Thằng Sở ơi, mày còn muốn gì nữa. Mày có vợ, có con, có một gia đình như ai. Mày là thằng may mắn.
Sở bước ra khỏi nhà, đứng trước hiên. Anh nhìn dòng xe cộ qua lại. Xứ Mỹ lúc nào cũng đông đúc, ồn ào, đâu ai thèm nghe, thèm biết chuyện của ai. Sở vẫy vẫy tay ra đường. Anh nở một nụ cười khờ khạo.

Lê Hải Dương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,000,727
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến