Hôm nay,  

Đền Thờ 5 Tướng Vị Quốc Vong Thân

06/06/201000:00:00(Xem: 121751)

Đền Thờ 5 Tướng Vị Quốc Vong Thân

Tác giả: Trà Khan
Bài số 2911-28211-vb8060610

Bài viết mang tên “35 Năm, Một Ước Mong” được đặt tựa đề mới theo nội dung. Tác giả  tên thật Nguyễn Thụy, 49 tuổi, theo ba mẹ đi H.O.8., tốt nghiệp Computer Enginee-ring. Sau 6 năm làm thuê, đã thành lập và điều hành công ty Newteck - PCB  Inc tại City Tustin được 4 năm. Bài viết của ông nêu lên điều ước mong rất đáng được cộng đồng quan tâm: Thũ đô tị nạn của người Việt hải ngoại cần có một đền thờ 5 vị tướng anh hùng tử tiết của miền Nam Tháng Tư 1975.

***

Cuộc chiến Nam Bắc - Quốc Cộïng, chúng tôi không được dự vì tuổi đời còn nhỏ. Là con em một gia đình H.O., từngï là nạn nhân của chế độ cộïng sản Việt Nam, hằng năm khi 30 tháng tư lại về, chúng tôi cũng cảm thấy một niềm đau bất tận.
Tháng tư nhắc nhở chúng ta, những người bỏ nước ra đi, cho dù theo con đường nào, diện nào, đều cùng là những  người tỵ nạn CSVN. Sau 35 năm, người Việt tỵ nạn tại Miền Nam Cali đã trưởng thành vững mạnh, trên mọi địa hạt. Những bài viết, chuyện kể, hình ảnh của “35 năm nhìn lại” đã làm cho tim tôi se thắt không ít.
 Dầu trời đã về khuya, tôi cũng ráng ngồi vào Computer, mong góp tiếng nói, góp chút lòng thành, ước mơ và thiển ý vào ngày lịch sử đau thương này. Mong được  các hội đoàn, các hội đồng hương, và người Việt tỵ nạn  khắp năm châu bốn bể.
Ngày nước VNCH  tự do bị xóa sổ cũng là ngày 5 vị tướng trong QLVNCH tuẫn tiết không hàng giặc. Đó là các vị  tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai và Phạm Văn Phú. Chúng tôi không đủ chữ để diễn tả hết lòng khâm phục trước tấm gương bất khuất của các Ngài. Các Ngài đã theo bước tiền nhân của một  Hoàng Diệu, của Nguyễn Tri Phương, của Phan Thanh Giản, thật xứng đáng với câu nói của tiền nhân ta để lại "sống vi tướng, tử vi thần, anh hùng tử khí hùng bất tử "
Chính cái chết của năm vị tướng đã viết lên trang sử cận đai hào hùng của quân dân Miền Nam chiến đấu cho tự do ở thế kỷ 20. Các thế hệ mai sau, khi đọc đến những trang sử nầy, sẽ phải kính cẩn nghiêng mình mà kính phục.
Mỗi năm khi tháng Tư trở lại, báo chí truyền thông và công đồng đều không quên nhắc lại tấm gương của các ngài. Chính từ những tấm gường này, chúng tôi thấy  rất cần thành lập một Đền Thờ 5 vị tướng tại Little Sài Gòn.


Chúng ta từng nói, bỏ nước ra đi là mang theo cả quê hương. Vậy thì, quê hương thứ hai này chính là nơi để lập Đền Thờ cho các Ngài. Nhất là nơi Miền Nam Cali, nơi có trên 300 ngàn người Việt tỵ nạn, được mang cái tên khá hãnh diện cho những người VN sống lưu vong nơi đây "thủ đô của người Việt tỵ nạn" Nơi đây, chúng ta đã có tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ, có đền thờ Hùng Vương, có Thư Viên Việt Nam, thì sao lại thiếu đền thờ của các vị tướng lãnh tuẫn tiết.
Khi còn đối diện với kẻ thù, chúng  ta là người lính, không ít thì nhiều, hoặc gián tiếp hay trực tiếp nằm cùng một "trướng" nhận cùng một lời "hịch" từ tay các Ngài ban xuống.
Thưa các bậc nhân hào! các bậc cao niên! Các bậc đàn anh! và những anh em cùng chung chiến tuyến!
Chúng tôi không dám "múa rìu qua mắt thợ" vì cạn hẹp kiến thức, nên chỉ nêu lên sự mơ ước của mình bằng tấm lòng chân thành. Mong rằng, chúng ta cùng góp một bàn tay thì vỗ nên kêu. Nơi đây, chúng ta đã có nhiều hội đoàn, có nhiều tổ chứcï, có nhiều trung tâm băng nhạc ca kịch múa hát, đã từng gây qủy, từng làm thiện nguyện viên đi quyên góp, giúp đỡ  nan nhân  Katrina, Tsunami, Haiti, giúp đỡ nạn nhân bão lụt quê nhà v.v. .Chúng tôi  tin chắc việc gây quĩ cho Đền Thờ các vị tướng vì quốc vong thân, không sớm thì muộn cũng sẽ thành công.
Mai kia, Đền Thờ khi được xây dựng sẽ chứng minh rằng người Việt bỏ nước ra đi  không bao giờ quên ơn các Ngài, sau đó cũng là nguồn an ủi to lớn đến các gia đình thân tộc có liên hệ đến các Ngài hiện đang sống còn. Hồn thiêng sông núi, từ tình thần của các Ngài sẽ phù hộ cho chúng ta, con cháu chúng ta.
Khách du lịch từ các tiểu bang khác trên nước Mỹ, hay từ  Âu Châu, Úc Châu đến Nam Cali, chắc chắn sẽ không quên đến viếng thăm Đền Thờ các Ngài cũng như họ đã từng viếng thăm tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ trong mấy năm qua.
Nếu được như ý muốn, chúng ta sẽ có thể chiêu mộ các điêu khắc gia Việt Nam đang tỵ nạn trên đất Mỹ, tạc tượng hay đúc tượng bán thân cho các Ngài và nơi đó, có để một cuốn sổ vàng lưu niệm vài trăm trang giấy, và còn nhiều dự thảo khác nữa, khách viếng thăm Đền Thờ có thể viết vào đó vài lời, để nói lên cảm tưởng của chính mình.
Đoạn kết bài viết nầy, chúng tôi chỉ có thiện ý trong kiến thức cạn hẹp, chắc chắn còn nhiều lỗi lầm sơ sót. Mong được sự bao dung tha thứ. Và ước mong việc xây dựng Đền Thờ sẽ thành sự  thật.
Trà Khan

Ý kiến bạn đọc
03/05/201613:02:11
Khách
ý kiến hay...bắt tay 1 cái...kg biết đã có đền thờ này chưa ???
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,954,071
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.