Hôm nay,  

Mối Tình Việt Mỹ

12/10/200900:00:00(Xem: 240931)

Mối Tình Việt Mỹ

Tác giả: Vành Khuyên
Bài số 2753-1628824- vb2101209

Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2005. Cô tên thật là Trần Thị Ngọc Trâm, sinh năm 1965 tại Saigon, thứ nữ một gia đình H.O. Công việc đang làm: nhân viên xã hội tại Salem Oregon. Bài viết gần nhất: “Lấy Chồng Mỹ” -  “Người Mỹ Xài Tiền.” Sau đây là bài viết mới nhất.

***

Ông hỏi tôi làm vợ của ông. Tôi hỏi quen nhau chưa bao lâu ông hỏi làm vợ là làm làm sao. Tiếng Anh ông còn chưa hiểu hết tôi, hiểu lầm hoài. Thậm chí tôi có bằng đại học tại Mỹ nói ông còn không hiểu thì thử hỏi ông muốn gì khi hỏi tôi làm vợ. Ông bảo ông hiểu tôi đủ để nói điều đó. Tôi tấn công tiếp, thực phẩm Việt nam ông không ăn, ông sợ dơ hay sao. Ông mong tôi nấu món Mỹ cho ông ăn, ông quên đi. Ông có lấy vợ Mễ ông cũng phải ăn đậu, lấy vợ Việt nam ăn cơm, ăn phở, ăn bún, ăn chả giò, ngon thấy mồ ông chê là chê làm sao.
Tiếng Việt ông không học, tui dạy ông những chữ cơ bản như cha mẹ, cô, chú thôi ông cũng từ chối. Ủa người Việt tôi có trên có dưới, không thể cứ you and me, tôi không phê bình gì cả chỉ thấy khác nhau thì phải học, ông nghì ông chẳng cần làm gì mà lấy tôi được sao.
Ông nói một năm ông chỉ ăn Chinese food hai lần. Ủa Tàu chứ Việt đâu ông kể tôi nghe chi. Bộ ông nghĩ tôi ham chồng lắm sao mà cứ hỏi là tôi lấy trong khi ông không hề tôn trọng tôi đủ để thử thức ăn của tôi. Salonpas tôi mua ông không dám dán. Ủa, còn trong giấy bóng mà ông còn ngại bị ngộ độc hay bị cháy da thì tôi phải lạ. Đầu óc ông để đâu đi hỏi tôi làm vợ khi ông từ chối biết là bao nhiêu thứ như vậy.
Khi tấn công một hồi và dữ dội như thế, người đàn ông trước mặt tôi vẫn cười hề hề và nói chỉ một câu " tôi vẫn muốn cưới bà làm vợ ". Tôi thua, bỏ vào nhà, nói lại một câu cho ông ấy hiểu " I don't care, you live your life, I live mine ".
Tôi nói xong đi vào, tôi cũng nghĩ ngày mai chắc lại gặp ông ta cười, không bỏ cuộc. Phải chi ông ta có chút tự trọng cho nền văn hóa và nguồn gốc tôi sinh ra, dù có phải học nấu thức ăn Mỹ cho ông tôi sẽ làm và làm với tất cả tấm lòng của mình như tấm lòng ông dành cho tôi.
" Có lẽ hắn thích gần mày " tôi mở tròn mắt thanh minh " trời, trời, chị chị chưa có gì hết chị , chỉ là giúp đỡ nhau khi đau ốm, lịch sự cho phải phép còn chưa xong ". Tôi nghe đồn nhiều người Mỹ thích gần gũi cứ thấy ai hợp nhãn là xong nhưng điều đó đâu thành vấn đề khi đã là vợ chồng, còn đàng này, điều đó khoan bàn tới đã. Có những người khi nói tôi có cảm giác như người ta không biết người ta nói gì, còn với ông thì không, tôi không hình dung được ông hiểu hết ông nói gì không.
Ông chỉ thấy tôi bận rộn với con cái, hai đứa nhà tôi lúc nào cũng vui vẻ, hỏi tới đâu thấy lên đai khi học võ, học hành tấn tới thì ông chắc tôi phải là bà mẹ chu đáo lắm. Ông đâu có biết có những tối tôi không kịp và vào miệng miếng cơm vì đã tới giờ đi tham gia những hoạt động của trường hai con học. Có những đêm nửa khuya chưa ngủ vì dọn dẹp và chuẩn bị cho những hoạt động cuối tuần mà sẽ đi đâu đó chứ không được ở nhà nghỉ ngơi và làm những công việc nhà như các tuần khác.
Ba mẹ con tôi đi đâu có nhau đã quen, tôi tha hai đứa đi tất cả những nơi tôi yêu thích shopping, hiệu sách, và những cửa hiệu bán các tượng Phật bằng đá. Hai đứa chạy rong hay rượt đuổi nhau, còn tôi thì bị thu hút vào sách hay ngắm nghía các tượng và tìm ra những điểm lạ lùng mà tôi chưa từng nhìn thấy trong các tượng khác tôi đã nhìn qua. Không hiểu sao tôi rất thích mua tượng và tặng tượng cho những người tôi yêu thích .
Tôi mua tượng thần tài tặng ông. Ông hỏi vặn " sao bà tặng tôi tượng này". Tôi giải thích " ông tượng này có nụ cười dễ mến, ông ta lại có tiền, không phải ông mong mỏi hai điều đó khi đời sống ông chỉ có một mình hay sao " . Ông chỉ cười bí hiểm, bảo tôi để xuống coi như đã nhận.


Ông kể tôi nghe cuộc đời ông rất buồn, ông đã sống một mình hai mươi năm nay và không muốn thay đổi gì hết.
Vì muốn động viên ông, tôi cũng kể cuộc đời của tôi cho ông nghe, từ lúc nhập cư làm con người không nhà, không cửa. Đêm tối đi học về ngủ luôn vì mệt quá, bụng đói không còn thiết ăn mà còn tồn tại tới bây giờ và đang có đời sống của riêng mình. Ông cũng đã từng có những tháng ngày một mình tự làm nên tất cả như vậy vì ai muốn vươn lên mà chẳng phải qua những rèn luyện như thế đâu trong cuộc đời. Rồi từ những san xẻ trong tính cách con người, ông nghĩ tôi hiểu ông. Điều đó cũng đúng, tôi có thể hiểu tất cả vì thực tế tôi làm cho bộ xã hội Mỹ 17 năm, tôi nhìn thấy nhiều và va chạm đủ để có thể hình dung ra tất cả những mảnh đời có thể trên đất nước nhiều cơ hội này mà cũng lắm bi kịch này.
Người Mỹ nhiều lúc cũng sang, có lúc họ cũng tiết kiệm. Ông thấy nhà tôi có những thứ cũng ít xài rất hay chọc tôi giàu có. Tôi báo ông biết tất cả đều đợi hạ giá mới mua thì giàu gì mà giàu. Tôi còn kể ông nghe những lần trong đời đau khổ và xui xẻo quá tôi mua hột vịt lộn về ăn xả xui. Ông chọc tôi liền cho ông ăn với. Nhưng khi tôi đưa, ông không dám rớ vô một hột chứ đừng nói tiếng thử. Ông không lấy làm ngạc nhiên về món ăn đó nhiều lắm nhưng không dám vơ nó vào đời sống của mình.
Ông nói ông phục cái tính mạnh mẽ của tôi thì tôi chỉ thanh minh tôi từng đối diện với cái chết mà thấy mình còn sống thì phải mạnh mẽ lên để sống tiếp thôi chứ đâu làm gì khác được. Đúng chớ, có những điều thay đổi trong đời là bắt buộc thì lẽ nào ai kinh qua cuộc đời này lại không nhận ra.
Cô độc không phải tại tính người mà đôi khi tại hoàn cảnh, người ta phải tập quen với cô độc để tránh bớt những sóng gió trong đời mà tránh được hay không mới là điều đáng nói. Tôi nghĩ là né nhiều hơn là tránh vì sóng gió có tới vẫn phải tới. Ông cô độc, ông nhìn tôi cũng cô độc. Ông tính nhờ sự cô độc mà hình thành nên mối tình Việt Mỹ giữa tôi và ông như đầu bài tôi viết.
Có dễ như thế không"  Nhiều khi ông bảo ông ghen tị với tôi khi tôi còn có hai đứa con. Ờ tôi cũng không hiểu sao người vợ duy nhất lại không có con với ông khi còn sống chung mà đi có con với người khác. Đó là nổi đau ông đã vác lên vai suốt hai chục năm nay.
Tôi tập bỏ những quá khứ đau buồn, những sai lầm chỉ làm tôi hiểu ra thực chất của đời sống, làm tôi mạnh lên chứ không làm tôi buồn và yếu đi như ông. Tuy nhiên có những lúc tinh thần tôi xuống thấp ông cũng chính là người động viên tôi hãy can đảm và đối diện với thực tế thì tôi hiểu ra con người ai cũng vậy có lúc lên cũng có lúc xuống, ai cũng cần có những suy nghĩ tự khẳng định mình để tồn tại như tôi và ông vậy mà.
Tôi quý ông vô chừng, như quý đất nước Hoa Kỳ đã dung dưỡng tôi và gia đình từ năm 1990 tới nay, cho tôi và gia đình tôi nhiều cơ hội. Tôi luôn muốn được chứng minh với ông cũng như đất nước của ông tôi là một con người đúng nghĩa và rất xứng đáng nhận sự dung dưỡng đó.
Tình người và lòng nhân đạo cả hai chúng tôi như hai người láng giềng đều có, tình vợ chồng, nghĩa phu thê lúc này không có nhưng ai biết được vài năm sau nữa có thể ông và tôi lấy nhau hay mãi mãi là hai người hàng xóm tốt bụng của nhau. Điều đó là định mệnh nhưng không quan trọng với tôi bằng cái biểu tượng của tôi trước ông tôi là dân Việt, dù cuộc đời có thăng trầm và khó khăn tới đâu, tôi luôn cố gắng đứng vững làm một con người đúng nghĩa và đất nước ông với tự do và luật lệ hiện hành tương đối hổ trợ thiết thực cho tôi làm được điều đó không mấy khó khăn.
Còn mối tình Việt Mỹ, có hay không"
Hy vọng sẽ là nội dung những bài viết sau này.

Vành Khuyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,984,785
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến