Hôm nay,  

Cổng Thiên Đường

04/03/200900:00:00(Xem: 223876)

CỔNG THIÊN ĐƯỜNG

Tác giả: Ngô Văn Thu
Bài số 2548-16208625- vb430409

Tác giả cho biết ông sinh tháng 10/1939.  hiện là cư dân Houston,  Texas. Trước 1975, là sĩ quan QLVNCH.  Bị băt tù binh ngày 16/04/1975 tại mặt trận Phan-rang.  Ra tù 1984. Vượt biên 1986.  Bị băt giam ở nông trường dừa 30/04,  tỉnh Trà-vinh.  Năm 1987 trốn trại về Saigon. 1989 tái vượt biên đến Malaysia tháng 07/1989.  Tháng 05/1993 định cư ở Mỹ. Nghề nghiêp như chuyện kể.  Đã nghỉ hưu.   Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.

***         .
Cuối cùng gia đình tôi cũng rời "quán trọ" Malaysia  để định cư ở"cổng thiên đường" Mỹ.  Sau bốn năm sống chơi vơi ngoài đảo Paulau Bidong(còn được gọi là đảo Bi đát), vì đến sau ngày nghiệt ngã 14/3, các trại tỵ nạn trong vùng Đông-Nam-Á đã có lệnh đóng cửa.
Tôi được làm trưởng toán đưa 38 người đến phi trường Kula lampur để bay qua Singapor. Lần đầu tiên được thỡ hít không khí tự-do vì không còn police kèm theo. Tất cả mọi vật, mọi cảnh, hiện ra rực rỡ trước mắt, thật choáng ngợp vì đã bị cách ly với thế giới bên ngoài quá lâu.
Chuyến bay từ Singapore đến Nhật, phải đáp xuống phi trường Tanaka để nhận thêm nhiên liệu hầu bay tiếp,  hành khách phải vào phòng đợi.
Bổng một biến cố bất ngờ xãy ra trong toán của tôi. Một cô gái bị ngất xỉu, không thể xuống máy bay được, mắt trợn trừng, da tái xanh, hơi thỡ khó khăn. Bác-si tử phi trường được báo động, xe cứu thương hú còi chạy đến, trong khi phi hành đoàn ai nấy đều hốt hoảng, họ sợ cô gái chết trên máy bay.
Bác-sĩ người Nhật còn trẻ, chạy lên, chạy xuống  cầu thang trông bối rối. Phần không  nói được tiếng Anh, nên càng bối rối thêm.
Đứng trước biến cố đó. Tôi nói vối vị trưởng phi hành đoàn:Nếu có thể,  xin qúy vị cho tôi được chửa "case" nầy theo phương pháp cổ truyền của người Việt-Nam chúng tôi. Trưởng phi hành đoàn đảo mắt nhìn nhau một vòng, rồi cho tôi ra tay.
Con bệnh bắt nguồn sau 11 ngày đêm mất ăn, mất ngủ,  để tranh đấu đòi quyền tỵ nạn , nên ai cũng bị suy nhược từ thể chất,  đến tinh thần, . Có gì chửa hửu hiệu bằng "cạo gió. "Tôi dùng dầu gió xanh quen thuộc, kéo áo sau lưng lên xoa dầu và dùng đồng xu cạo xuôi theo chiều xương sườn cho bệnh nhân đở đau(kinh nghiêm nây đã cứu nhau trong tù}cạo tiếp hai đường gân bên cổ, những vết cạo đỏ nổi lên khiến cho phi hành đoàn và bác sĩ phải ái ngại, có lẻ họ chưa bao giờ được chứng kiến một màng chửa bệnh lạ lùng thế nầy!"
Kết qủa:cô gái từ từ thỡ ra được, mắt không còn trợn trừng như trước nửa. Tuy vậy cô cũng phải vào bệnh viện dể thử nghiệm theo thủ tục.
Tôi được yêu cầu theo cô gái đến bệnh viện để lảm thông dịch. Gia đình tôi vẩn tiếp tục bay. Tôi không chịu, ai sẽ lo cho gia đình  tôi khi đến My. "Thế là có giải pháp:Cả gia đình tôi và cô gáí đều bay chuyến sau.
Kết quả khám nghiệm, bệnh nhân trở lại bình thường, sau đó tôi và cô gái được đưa đến một khách sạn hạng sang nằm trên đồi thông nhìn xuống thung lũng thật hửu tình. Nơi các phi hành đoàn tạm trú qua đêm. Gia đình tôi đang chờ ở đây.
Chúng tôi được cấp một phòng , cô gái một phòng, nhân viên khách sạn đẩy hành lý vào tận chổ, họ đứng yên chờ tiền "tip". Nhưng than ôi!, dân tỵ nạn đói rách lâu ngày làm gì có tiền để cho!Chỉ có tiếng "thank you" thay thế, họ tiu nghỉu bước ra không lấy gì làm vui, vì gặp khách "xẹp"chứ không phải khách "xộp".
Một khổ nạn nửa là đến giờ ăn. Tất cả đều ăn tại nhà hàng sang trọng  trong khách sạn. Bửa ăn cao lương mỹ vị đầu tiên trên bước đường tỵ nạn sao mà tuyệt vời quá, món gì cũng ngon, món gì cũng lạ lùng chưa bao giờ thấy, lại có rượu khai vị, có nhân viên, mặc đồng phục ủi hồ thẳng táp phục vụ, thay món nầy,  đổi món kia thật là trang trọng. Có kem hương vị trái cây tráng miệng ngọt ngào, thơm phức. Tôi  ngở mình đã lạc vào thế giới thượng lưu,  quyền qúy nào rồi.
Trong khi chỉ 48  giờ trước đây,  ở trại tỵ nạn, hằng ngày xếp hàng lảnh cơm, thực đôn chính yếu:ba miếng gà kho, chút rau luộc, chút xì dầu và 8 gói mỳ cho 4 người để ăn sáng.  Điệp khúc nầy trong bản trường ca nhạt nhẽo diển ra trên bốn năm trời.
Theo luật ăn xong khi rời bàn phải có tiền "tip" Tiền đâu"!Tôi lại đỏi chiến thuật:lấy cớ người bệnh không xuống nhà hàng được. Yêu cầu cho mấy phần cơm lên phòng để tránh cảnh bẻ bàng vì "no tip".
Sau hai ngày đêm ở khách sạn, chúng tôi lại ra đi. Một tờ hoá đơn đưa ra cho tôi ký với giá 39. 000 yens. Hoảng hốt vối số tiền quá lớn, tôi không chiụ ký vì cho rằng:tôi là người tỵ-nạn làm sao có số tiền trên để trả . Người quản lý cười hiền hoà baỏ:theo thủ tục ông chỉ ký mà thôi, mọi thanh  toán khoản tiền nầy hảng máy bay đài thọ. Nghe vậy, Tôi ký!. Hoá ra công chửa bệnh"thần tình" cuả tôi đáng giá bằng ngần ấy số tiền cho mọi người cùng hưởng.
Bồng bềnh trên con tàu hơn 17 tiếng đồng hồ, máy bay đáp xuống một phi trường rộng lớn, sang trọng,  đẹp đẻ, sinh hoạt rộn rịp, sau nầy mới biết đó là phi trường Seattle (tiểu bang Washington). Tất cả hành khách đều xuống để chuyển hướng bay, cô" bệnh nhân" của tôi đi tiểu bang IOWA.
Thế là giờ phút nầy tôi thực sự đến Mỹ!Người tôi lân lân chập choạng say, say vì máy bay một phần, phần khác có lẻ tôi say không khí tự-do nhiều hơn.  Giấc mơ đã biến thành sự thật. Cái giá phảỉ trả trong tù sau ngày 30/04/75 nay đã được đền bù.
Hai giờ sau, tôi lại bay tiếp. Phải mất bốn lần cất cánh,  hạ cánh mới đến phi trường Hobby cuả thành phố Houston, TX vào giửa đêm.  Đến quày nhận chút hành lý nhẹ nhàng, với bốn người trong một túi nhỏ như tuí đựng quân trang ngày mới vào quân trường.
Hội YMCR đón về nhà của hội. Sáng hôm sau, liên lạc được với người bảo trợ Họ đón về nhà riêng. Nhà bên Mỹ thật đẹp, tiện nghi, sang trọng , chứ không như"long house. " bên trại tỵ-nạn, chật chội, hôi hám, bẩn thỉu. Tuy vậy gia-đình tôi cũng chỉ được"chiếu cố" ở ngoài patio, nơi một nhà kho vừa được dọn dẹp sơ sài đê chứa chúng tôi.
Không sao,   đến Mỷ là được rồi, sẽ có laị tất cả những gì mình đã mất. Tôi nghĩ vậy,  để quyết tâm tái tổ-chức lại gia-đình trên đất mới. Những ngày kế tiếp, chúng tôi làm mọi thủ tục:chích ngừa, xin thẻ an-sinh xã-hội, tiền trợ cấp lương thực. song song với việc đó, hội bắt đầu kêu ghi tên xin việc làm. Hảng sản xuất dụng cụ y-khoa, thi tuyển 12 nhân viên, có 34 đơn xin. Tôi may mắn được trúng tuyển trong số nầy. Nhưng tiếc thay, ngày nhận việc, vì không có xe,  đến trể, bị loại.
 Tôi nạp đơn xin đi lượm xác súc vật hoang chết ngoài đường, nhưng điều kiện phải có bằng trung học Mỹ. Làm sao đáp ứng được!"
Tôi lại xin vào làm ở cửa hàng bán lẻ, stop and go.  Được theo học  hai ngày cách bán hàng grosery. Cái khó của khóa học là: nhận diện khách hàng dưới tuổi vị thành niên để không được mua rượu, bia,  thuốc lá. Người Mỹ vốn đã to con, râu ria lại  bờm xờm rất khó phân biệt.  
Mãn khóa, tôi phải tự điều hành một cửa hàng tạp hoá với đủ các món ăn chơi, rượu, bia, xăng dầu, vé số lotto. Bận rộn nhất là khi vé số lên vài chục triệu nhưng chưa trúng, khách sắp hàng rồng, rắn quyết ăn thua đủ, không có giờ cơm. Quá bận rộn, lại nguy hiểm, lương chả được bao nhiêu. Tôi quick job.
Vợ chồng tôi nạp đơn xin học nghề nail,  để kiếm cho mình một"nghề tinh là thân vinh". Quái lạ,  đơn nạp gần cả năm mà không được gọi. Tôi lên trường nail để biết sự tình. Người phụ trách là một cựu viên chức tầm cỡ thời VNCH, điều hành trường nầy. Hỏi ra mói biết,  ông chỉ dành ưu tiên cho những cô gái trẻ,  đẹp học trước, còn vợ chồng tôi bị xếp qua một bên,  ông bảo: hồ sơ chuyển đi bằng computer bị thất lạc!!"
Tôi lên tiếng bất bình với người phụ trách, khiến bà hiệu trưởng là một người Mỹ phải ra can thiệp. Bà biết có chuyện không ổn bên trong, nên quyết định cho chúng tôi hai ngày sau đến học. Tôi nhớ như in đó là ngày 07/04, lễ độc lập của Mỹ. 
Xem ra nền độc lập của Mỹ phải trả bằng máu mới có. Còn khóa học của tôi cũng phải đòi hỏi quyết liêt mới dược. Từ đó tôi tự đặt cho mình một triết lý sống: Phải khỏe như voi để làm việc, phảỉ nhanh như sóc để ứng phó với nghịch cảnh, phải độc như rắn để tự vệ và, phải hiền như thỏ để hoà nhập với xã-hội mới.
Để có tiền trả tiền nhà, tôi xin đi làm ngoài giờ học, từ 5 giờ chiều đến 11 giờ đêm tại chợ Auchan Mỹ. Được kêu phỏng vấn và được nhận, bổ sung qua quầy hãng bán tôm,  cá.
"Thuờ trời đất nổi cơn gió bụi". Tôi nào biết làm cá là gì, bàn tay khi đi học chỉ biết cầm bút, vào quân đội cầm súng, vào tù cầm cuốc xẻng, nay cầm cá để phi-lê làm sao không khỏi bối rối. Cá đã chết mà vẫn lọt ra khỏi tay khi tôi đánh vảy, chặt vi. Khó khăn lắm tôi mới ra được một con, thì miếng thịt đã bèo nhèo trông chả đẹp mắt chút nào, trong khi tay mình đã bị vi cá, ngạnh cá, đâm xóc,  đêm về đau nhức ê chề! Đồng tiền làm ra trên đất Mỹ có giá phải trả.
Quen dần với công việc, nhưng lại bị cảnh ma cũ ăn hiếp ma mới. Tôi phải vào phòng đông đá lấy cá ra mà không đưọc mặc áo chống lạnh, làm cá không có bao tay che chở, quét dọn đầu tôm xương cá dưới cống rãnh khi hết giờ, thay vì mọi người đều phải làm như nhau. Trước cảnh bất công nầy tôi lên tiếng phản đối với bà maneger, và báo cho bà ta biết: tôi thưa chuyện nầy lên ban giám đốc vì có sự kỳ thị. Sau đó tôi nghỉ việc.
Tôi nạp đơn xin làm ở nhà hàng fast food Mc Donald,  được nhận việc sau khi đã thụ huấn cách chiên thịt, chiên khoai, làm vệ sinh v. v...Với 3 giờ một ngày, 3 ngày một tuần lương $5/giờ. Mới định cư, cần tiền như cần dưỡng khí để thở, nhưng với số thời lượng, và ngày làm việc ấy làm sao để đủ sống. Lại quick job,  tìm đường khác.
Một bà người Viêt có cửa hàng "you buy we fire" thuê vì biết tôi xuất thân từ "lò " Mc Donald và chợ cá Auchan ra, trả lương $1000/tháng tiền mặt, lại có xe đưa đón, bao ăn, không bao ở vì bà đã có chồng con!. 


Làm tại đây mới biết: bà chỉ "treo đầu heo để bán thịt chó" mục đích đổi tiền mà thôi. Công việc thật nhàn nhã, một ngày đôi khi chỉ nấu bán 10, 15 khách, còn lại đọc báo, hoặc dọn dẹp chút đỉnh cho qua ngày. Bà chủ đích thân điều hành việc đổi tiền trên thè food stamp.
Không qua mắt được mạng lưới FBI, bà ta bị bắt vì việc làm phi pháp nầy. Tôi bị "gom bi" lại một góc để điều tra. Bà chủ được mang còng số 8 thay cho vòng kim cương. Tiệm đóng cửa, tôi nghỉ việc.
Trong khi chờ đợi thi lấy bằng nail, có người bán job cắt cỏ luôn cả khách hàng kèm theo. Chưa có thẻ tín dụng, chưa có trương mục trong ngân hàng tôi phải vay tiền "xanh, xít,  đít,  đui" mà phải có người bảo trợ{co sign} mới được.                                
Một nghề tự-do, không bị ràng buộc vào giờ giấc bấm thẻ. Nghề vận dụng thân xác cùng với mồ hôi trộn với nước mắt để tìm sự sống. Dưới cơn nắng nóng thiêu đốt của mùa hè Texas từ 100 -105  -110 độ F, ai cũng tìm đường tránh nắng, thế nhưng phần tôi sau 30 phút ăn trưa xong,  phảỉ làm việc lại như thường.
Liên tưởng đến những ngày bị vắt kiệt xác trong tù, làm việc khổ sai,  ăn uống thiếu thốn. Nay giữa khung trời bao la, sự sống thênh thang, còn chờ đợi gì nữa mà không xốc tới. Thời gian tuy đã trễ nhưng cơ hội chưa muộn. Một quy luật bất thành văn của xứ Mỹ là: sau ba năm không "lên" được,  thì xem như "chìm xuồng". Vậy tôi phải nỗ lực tối đa cho đúng kế-hoạch 10 năm cuả tôi đề ra.
Khách hàng cuả tôi đa số là người Mỹ trắng,  ở khu vực sang trọng vùng Sugar Land,  nơi có các cầu thủ của đội bóng rổ Rocket ở, có thiên nga trượt băng Olimpic, mức sống họ cao, nên nhà cửa cây cảnh cuả họ được chăm sóc kỹ suốt bốn mùa. Hằng năm họ tốn khá nhiều tiền cho việc bón phân, tưới nước, trồng hoa, rồi cắt cỏ.
Họ sòng phẳng tiền bạc, lịch sự trong giao tế, nhưng rất cứng rắn nếu mình có sai phạm trong hợp đồng.
 Sống với người Mỹ nơi đây, tôi cảm nhận đưọc nhiều niềm vui, nhưng cũng có lắm điều buồn. Vui vì họ xem mình như người thân trong nhà. Họ luôn nói"thank you"khi thấy vườn,  cây cảnh nhà họ do mình săn sóc đẹp mắt. Họ không xem mình là người làm công bình thường như các sắc dân khác, vì ngườ Á-châu có tính nghệ thuật trong đời sống, lại còn biết uyển chuyển chiù khách làm họ vừa lòng.
Vui hơn nữa, trong cơn nắng nóng, từng chai nước mát lạnh đem cho cùng với câu "take care" nhắc nhở đầy tình người. Ngày X. Max về, Thanksgiving đến. Chút quà "lì-xì" trao tay kèm theo lời chúc ngọt ngào,  thân thiết. Các sắc dân khác không bao giờ có cử chỉ đẹp nầy.
Thế nhưng chuyện đời lắm lúc "vô thường." Một vị khách qúy, nhà cao cửa rộng, giám đốc một công ty điện tử, không hiểu vì duyên cớ gì, gia đình ông ta phải dọn đến sống trong một mobile home âm thầm lặng lẽ. Tôi vẩn đến  săn sóc nhà mà không tính tiền, ngầm trả ơn ông đã tử tế với tôi ngày trước.
Một bà Mỹ khác rất trẻ,  đẹp, trông như một tài tử hollywood. Vắng bóng mấy tháng,  được tin bà bị ung thư máu chết. Tôi ngậm ngùi thương tiếc cho số hồng nhan bạc mệnh của bà. Chả bao lâu,  ông chồng nhận được tiền bảo hiểm, tậu xe mới,  nhà mới, chuyển vùng, sang đò khác. Tôi mất khách, thầm ngao ngán cho tình đời đen bạc với người đã khuất. Có tin chăng những nụ hôn sáng đi, tối về, cùng với lời xưng tụng nhau "honey-baby-sweet" thốt ra từ đầu môi chót lưỡi hằng ngày của tập quán Mỹ"
Một bà cụ già sống cô đơn vì con cháu làm ăn xa,  gần như trông chờ tiếng máy của tôi đến khuấy động để bà vui,  vì quá quạnh hiu.  Đôi khi bận việc,  tôi vắng một tuần, gặp lại,  bà hỏi: sao mầy đi lâu vậy" Tôi hiểu tại sao họ nuôi chó hoặc mèo để làm bạn.  Ở nhà riêng còn vậy,  ở nursing home chắc còn thê-thiết hơn!
Tôi cũng có nỗi buồn thấp thoáng, vì chạnh nghĩ đến thân phận mình, phải làm lui hui  sau vườn, trong khi gia-đình họ đoàn tụ, sum vầy bên nhau trong những ngày hội đến, xuân về. Mùi thịt nướng, mùi khói lò BBQ truyền thống cuả họ bay thoảng trong gió, gợi nhớ mùi trầm, mùi pháo tết ở quê hương.
Người Mỹ xa nhà vì công việc làm ăn, hằng năm có dịp về đoàn tụ. Còn tôi xa quê, vì nghịch cảnh của đất nước, không gian nghìn trùng xa cách. Làm sao có thể về đoàn tụ như người Mỹ! Có về chăng, còn phải tính toán kinh tế gia đình và an toàn mạng sống.
Có thông báo ngày giờ thi lấy bằng nail. Vợ tôi làm người mẫu cho tôi.  Đã lâu, không có dịp nắm lại tay nàng trong tay mình, như thuở còn hẹn hò yêu đương. Nay vì nghề nghiệp, cầm lại tay nàng trong tay mình,  để gắn móng, xoa nắn, theo bài thi.
Một cảm xúc bồi hồi dâng lên trong lòng. Tôi không ngờ bàn tay của nàng ngày nay ra nông nỗi nầy! Mấy sợi gân xanh nổi lên như những con đỉa ôm lấy bàn tay nàng, những ngón tay thon thã, mềm diụ ngày trước,  chỉ biết lướt nhẹ trên phím đàn của trường quốc-gia âm nhạc nay đã biến mất. Thay vào đó móng lệch, da khô, hậu quả cuả những ngày tháng chùi nồi,  chùi bếp trong các nhà hàng ăn.
Em ơi! Tình yêu sau cuộc chiến. Một người tù trở về từ cõi chết, không còn khanh tướng. Sao em không đến với anh sớm hơn, mà đến vào giờ thứ 25 cuả đời anh" Phải chăng em đã nợ anh từ kiếp nào nay phải trả"! Tội nghiệp cho em, cho đời con gái phải long đong theo người chồng trắng tay trên xứ người!
 Trúng tuyển kỳ thi. Có bằng, tôi tự build tiệm nail cho vợ điều hành.  Âu cũng là dịp nói lên tình thương yêu của tôi đối với nàng, sau những ngày nàng âm thầm chịu đựng, hy sinh. Phần tôi vẩn giử nghề cắt cỏ, cuối tuần đến phụ giúp, hy vọng lợi tức từ hai phiá họp lại,  kinh tế gia đình sẽ mau khá hơn.
Tôi giữ phần làm chân tay nước (pedicure). Phải mang mask tôi mới chiụ nổi mùi hôi đăc biệt của đôi chân vì đi "bộ trong không gian" lâu ngày thiếu vệ sinh.  Họ có tính toán, chờ ngày ra tiệm rửa cho đáng đồng tiền bát gạo. Giá mà ôm được chân cuả phi hành gia Amstrong đi bộ trên mặt trăng, cạo lấy đất bán thì đời sẽ lên hương biết dường nào,  đàng nầy chỉ là đôi chân trần, hôi hám, bẩn thỉu!  Lại còn màn massage nữa chứ! Chà tay lên làn da sần sùi chẳng kém da cá shark mà tôi đà gặp khi còn làm ở chợ cá. Người tôi như ngây dại vì gặp phải một khách hàng đáng nể mặt.
Chẳng bao lâu sau, vợ tôi bị viêm mũi phải bán tiệm. Tôi vẩn giữ nghề cũ, hằng ngày sống với cỏ cây hoa lá, gần gũi với thiên nhiên, tai còn nghe tiếng chim hót líu lo, mắt còn thấy sóc đuổi nhau chuyền cành thật ngoạn mục, vẩn hơn  phải ôm lấy đôi chân đen thẩm "che khuất nẻo tương lai"...
Sống ở Mỹ phải học hỏi mọi điều. Học cách đọc tên ngược,  đọc ngày tháng ngược, cầm dao ngược. Tuy đã cố gắng, nhưng đôi khi cũng xảy ra lắm cảnh trố trêu
Mới qua, tưởng có Medicaid trong tay là có thể đi khám bệnh bất cứ bệnh viện nào cũng được, nhưng thực tế không phải vậy. Một lần tôi chui vào một bệnh viện, sau khi cân,  đo,  đong đếm xong, liền bị từ chối. Lý do, bệnh viện tư, không nhận Medicaid. Tôi hiểu thứ bậc trong xã-hội được định giá qua tờ giấy nầy.
Lần khác đi làm về, mở thư ra đọc mắt tôi như hoa lên vì một tấm check 2000 dollars đề tên tôi, hẹn ngày giờ đến hảng xe sẽ được tặng. Mừng thầm trong bụng, và ngầm cảm ơn ai đó đã giúp mình đúng lúc đang cần chiếc xe... Hóa ra,  đây chỉ là một trò quảng cáo tinh quái khiến tôi phải ngẩn ngơ mừng hụt.
Đúng tháng năm, gia-đình tôi được vào quốc tịch Mỹ, sau kỳ thi sát hạch. Một vinh hạnh lớn cho đời tôi là được đưa tay lên thề: sẽ trung thành với Hiệp chủng quốc Hoa-Kỳ. Một đất nước không cùng huyết thống với tôi, không cùng chủng tộc, khác màu da, màu tóc, màu mắt, khác cả ngôn ngữ lẫn phong tục tập quán. Thế mà họ đã dang rộng vòng tay ra ôm lấy tôi, cho tôi quyền sống, quyền làm người. Trong khi nơi tôi sinh ra, nơi cắt rốn, chôn nhau, lớn lên quanh vùng biển xanh, có lược dừa chải tóc gió thơ mộng quanh năm, thì tôi lại bị mất quyền sống, bị tước quyền công dân, vì chủ nghĩa đấu tranh giai cấp, u-tối cực đoan.
Tôi thầm cám ơn sự độ lượng bao dung của nước Mỹ.  Đất nước của tình người, của hy-vọng. Từ nay tôi sẽ vĩnh viển lìa xa cảnh tối tăm: tạm trú, tạm vắng, tạm tha, tạm sống bên lề xã-hội, để thong dong tiến bước trong xã hội mới.
Vượt qua khó khăn để hội nhập vào dòng chính của Mỹ, Con cái thành đạt, có gia-đình với người bản xứ. Quan niệm hẹp hòi chủng tộc dần được xoá nhoà, phong tục tập quán Đông-Tây của đôi bên lần được thu ngắn cách biệt. Mâm cơm gia đình Việt-Mỹ có sauce cà chua, có cả chén nước mắm chấm chung {biểu tượng của sự đồng tâm} không còn mùi khó cảm nhận như trước nữa.
Người Mỹ trong nhà đã biết nấu cơm theo cung cách của người Việt. Dùng lóng tay trỏ đo ½ nước từ mặt bằng của gạo trong nồi là nấu được, không cần phải 1, 2, cúp nước như chỉ dẩn lôi thôi. Nhưng đôi khi cũng bị tổ trác, vì ngón tay Mỹ to hơn,  nước nhiều, cơm nhão. Thế là cả nhà rộn rã tiếng cười, vì người My õ"dở hua"người Việt.
Tết đến, xuân về, ngày giỗ kỵ tổ tiên ông bà của vợ. Chàng rể Mỹ cũng biết cung kính lễ bái trang trọng.  Âu đó cũng là cố gắng của tôi quyết mang văn hoá Việt xâm nhập vào đời sống Mỹ khi tôi có dịp tõ bày.
Nay nhìn lại nụ cười tươi cuả con cái qua hình chụp ngày ra trường, lòng tôi cảm thấy mãn nguyện vì sự hy sinh của mình cho đời con nở hoa.       
 Tuổi già đuổi theo, vài lọ thuốc đã xuất hiện trên kệ sách,  đôi kính lão xếp mình nằm cong queo, tưạ như thân hình khô héo. Tôi hoài niệm quá khứ mật đắng, mỉm cười với hiện tại để an hưởng tuổi già, qua giấc mơ bé nhỏ cuả mình: Cắp sách đến trường, học thêm tiếng Mỹ.
Với hy-vọng viết được một lá thư đúng nghĩa, gởi lời cảm tạ đất nước Mỹ đã cho gia đình tôi được vào cổng thiên đường cuả họ. /.
NGÔ VĂN THU

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,321,874
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.