Hôm nay,  

Nên Thận Trọng Khi Sử Dụng Email & Internet

08/11/200500:00:00(Xem: 128043)
- Người viết: NGUYỄN DUY AN

Bài số 860-1450-286-vb2103105

Tác giả Nguyễn Duy-An, cư dân Virginia, hiện là Vice President, phụ trách Infor-mation Technology của National Geographic. Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ, ông gửi một tự truyện và một truyện tình, đều bắt đầu từ Bình Giả, một địa danh quen thuộc của Việt Nam thời chiến. Hiện nay, trong số 10 bài có nhiều người đọc nhất, riêng Nguyễn Duy An đã chiếm tới 5 bài. Sau đây là bài mới nhất của ông.

Cách đây vài tuần, một người bạn gọi điện thoại cho tôi than phiền “không hiểu tại sao mà dạo này trang nhà BÌNH GIẢ — Quê Hương Yêu Dấu (http://www.binhgia.net) của chúng tôi chạy chậm quá!” Tôi cũng nửa tin nửa ngờ nên đã nhờ anh thử dùng một máy khác xem sao. Anh thử và báo lại là kết quả rất tốt. Tôi bắt đầu nghi ngờ có thể máy anh ta bị “virus” hay “spyware” chi đó, và định cuối tuần sẽ gọi điện thoại để nhắc chừng... nhưng tôi chưa kịp gọi lại thì tối Thứ Sáu, tôi nhận được một Email như sau:

Computer của mình bị một chứng bệnh lạ: Mở lên vẫn vào được Windows, nhưng chỉ có hình background còn các thứ khác không hiện lên, kể cả “Start” và dĩ nhiên là các “shortcuts” cũng không... Xin giúp ý kiến, trừ ý kiến ... “Mua máy khác!”

Sáng sớm Thứ Bảy, tôi gọi điện thoại lại cho anh và hai anh em mày mò cả tiếng đồng hồ mới “giải quyết được vấn đề” và chúng tôi khám phá ra trong máy của anh có tới hơn 400 “ổ phục kích” (objects) do các “thám tử vô hình” cài đặt trong đó để rình mò, lục lọi và có thể đánh cắp những dữ kiện riêng tư trong máy của anh. Hú hồn! Sau khi giúp anh ta “quét dọn” và cái máy đã chạy lại rất nhanh, tôi nảy ra ý định viết bài này với hy vọng quý bạn đọc sẽ thận trọng hơn khi sử dụng “Email & Internet”.

Thống kê của “Liên Minh Bảo Mật Mạng Quốc Gia” (National Cyber Security Alliance) cho biết hiện nay có trên 80 ngàn “con sâu” các loại (virus, worms, trojan horse, adware, key-stroke logging, spyware, etc...) lưu hành ngang dọc khắp thế giới với mục đích phá hoại, đánh cắp “tin mật”, hay nhiều khi chỉ để “vui chơi”... gây thiệt hại hàng triệu Đô-La cho chính phủ, hãng xưởng, và khách hàng tiêu dùng! Con số này càng ngày càng gia tăng với một tốc độ khiếp đảm và nhiều mánh khóe tinh vi để “săn lùng” người sử dụng máy vi tính khi họ “lang thang trên mạng”.

Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2005, đã có gần 2 ngàn “con sâu” mới với nhiều khả năng “tàn phá” mãnh liệt hơn, đặc biệt trong lãnh vực “spyware” — chương trình do thám tử cài lén vào máy như một “loài ký sinh” để phục kích chờ thời! Một trong những triệu chứng bạn có thể nhận ra là máy của mình trở nên “chậm như rùa”, đặc biệt là khi khởi động hoặc kết thúc (bootup and shutdown); cũng có khi bạn thấy xuất hiện một vài thanh “toolbar” khác thường hoặc vài ba cái “popup” quảng cáo lăng nhăng, v.v...

Thường thường khi mua máy vi tính (computer), bạn đã cài đặt software (phần mềm) chống “virus” nhưng quên mất một điều rất quan trọng là không cập nhật (update) thường xuyên nên không đủ khả năng chống lại những “con sâu” mới xuất hiện trên “siêu xa lộ thông tin” (information superhighway). Thêm vào đó, bạn phải hiểu là không có phần mềm nào có thể chống lại tất cả các loại “virus” hay “spyware” qua nhiều hình thức xâm nhập khác nhau như email hay những quảng cáo bạn vô tình “xem qua cho biết sự đời”. Cũng có khi bạn tìm thấy một vài phần mềm rẻ tiền (shareware) hoặc cho không (free) trên mạng và cài đặt (install) vào máy nên các “thám tử” (spyware) này theo bạn từng giờ qua bàn phím và các tài liệu chứa trong máy để lấy cắp mật mã (password), số thẻ tín dụng (credit card), và những tin tức cá nhân của bạn và dùng chính email của bạn để “vận chuyển” tin tức về máy chủ của những tay “hacker” chế tạo ra những “phần mềm” đó. Bạn cũng phải cẩn thận khi sử dụng email, vì càng ngày càng có nhiều “thư rác” (spam mail) quảng cáo rất hấp dẫn nhưng nguy hiểm không thể lường được gởi theo kiểu “junk mail”.

Đã có nhiều người quá tự tin vào “bức tường lửa” (firewall) hay phần mềm chống “virus” hoặc “spyware” nên thường xuyên vào thăm những “chat room” vớ vẩn, hoặc đọc những Email quảng cáo hấp dẫn nhưng lạ lẫm... rồi than phiền không hiểu tại sao máy của mình chạy chậm hoặc xuất hiện nhiều hình quảng cáo lạ; đó là chưa nói tới những trường hợp bị “mất tiền” trong ngân hàng hoặc thẻ tín dụng! Cũng có người vì không biết những nguy hiểm khi sử dụng “Email & Internet” nên đã không dùng “password” (mật mã) hoặc dùng với những chữ rất đơn giản, dễ đoán nên đã bị “hacker” tóm lấy và sử dụng để làm những chuyện tai hại, có khi vi phạm luật pháp; và nếu gặp trường hợp bị điều tra thì chứng cớ rõ ràng là “sự xấu” phát xuất từ máy của mình. Tốt nhất là đừng mở những email bạn không biết hoặc nghi ngờ không rõ từ đâu tới; cũng đừng “dạo chơi” trên những trang web không cần thiết vì hầu hết đều chứa đựng “adware” (quảng cáo) hay “spyware” (do thám) không có lợi cho bạn. Một điều bạn cần hiểu là các phần mềm chống “virus” không thể ngăn chặn tất cả những loại này, vì trên phương diện kỹ thuật, thật khó mà phân biệt được cái nào cần thiết cho hệ thống điều hành máy (Operating Systems) hay những phần mềm bạn sử dụng (Application Software) với những phần mềm dưới dạng “adware” hay “spyware”!

Vậy “adware” và “spyware” là gì"

Adware là một loại phần mềm (software) khi được cài đặt (install) trong máy vi tính, nó có thể biến hệ thống điều hành máy (Windows Operating Systems) thành nơi chứa những “popup” quảng cáo. Phần mềm này có thể ghi lại những dữ kiện thông tin trong máy rồi gởi tới các điạ chỉ đã được “ém” sẵn trong máy của bạn. Trên một bình diện nào đó, “adware” có thể coi là một thứ “vô thưởng vô phạt”, có nghĩa là nó không làm hại gì tới hệ thống điều hành máy vi tính của bạn, ngoại trừ cái giá bạn phải trả là máy sẽ chạy rất chậm, đặc biệt là khi “lang thang trên web”, vì chúng nó đang bận rộn “vận chuyển” những quảng cáo qua lại giữa máy của bạn và “máy chủ”.

Spyware cũng giống như “adware” nhưng hậu quả tai hại hơn vì nó “càn quét” trong máy của bạn để tìm kiếm những dữ kiện thông tin trong đó rồi gởi email về “máy chủ” hoặc nối kết địa chỉ email của bạn với những trang web mà bạn từng viếng thăm. Ngoài những nguy hiểm về sự an toàn cá nhân như số an sinh xã hội, thẻ tín dụng, v.v.... bạn sẽ phải đương đầu với hàng trăm, có khi tới hàng ngàn “spam mail” mỗi ngày!

Quỷ quyệt hơn “adware” và “spyware” là phần mềm có tên “dialers”! Cái loại phần mềm tai ác này thường thường được gắn kèm vào các “spam” khiêu dâm hay “hot girls” để “cướp đoạt” đường chuyền vào internet của bạn rồi tự động dẫn đến những trang web rất ghê tởm và xấu xa. Tệ hại hơn nữa, nếu như máy của bạn có “modem” nối với đường giây điện thoại, nó sẽ dùng để gọi điện thoại viễn liên và bạn sẽ phải điên đầu với cái hóa đơn điện thoại cuối tháng. Nếu bạn không cẩn thận, chỉ đơn giản “nhắp” con chuột để đọc một cái “spam mail” này, bạn sẽ phải nhức đầu một thời gian dài vì “dialers” đã “phục kích” trong máy của bạn!

Để bảo vệ máy vi tính của bạn chống lại adware, spyware và nhiều chương trình có chức năng tương tự, ngoài chương trình chống “virus”, bạn nên mua thêm hoặc ít là cài đặt thêm một loại chống “spyware” không tốn tiền (free) như Ad-Aware, Spybot Search & Destroy, Spy Sweeper, hoặc MS AntiSpyware, v.v... Tuy nhiên, không có gì là tuyệt đối, và thường thường những “virus, spyware, adware...” xuất hiện trước rồi các nhà sản xuất phần mềm (Software) mới nghiên cứu và tìm cách chữa trị sau đó. Đây là một bệnh dịch của thời đại “vi tính”! Cách đề phòng hay nhất là phải cẩn thận vì cho dẫu bạn không “lang thang trên mạng” và chỉ đọc những email của những người bạn quen biết, nhưng... nếu máy của một trong số những người này bị “nhiễm trùng”, máy của bạn cũng sẽ bị lây!

Ông bà ta có câu “cẩn tắc vô ưu” hoặc “cẩn tắc vô áy náy”... Chúng ta có thể áp dụng vào trường hợp sử dụng “Email & Internet” trong thời đại “vi tính” vì cẩn thận thì không phải lo lắng về sau. Cầu chúc bạn “an toàn trên siêu xa lộ thông tin”.

Nguyễn Duy-An

Ý kiến bạn đọc
15/12/202122:10:53
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis coupon</a> buy cialis online
06/12/202111:18:48
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis tablets</a> cialis 20mg
16/11/202115:02:00
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">best prices for cialis 20mg</a> cheap cialis
15/11/202100:38:06
Khách
cialis alternative <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis dosage</a>
07/11/202121:26:22
Khách
cialis tablets <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis coupon</a>
15/10/202111:11:29
Khách
cialis online <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">generic cialis</a>
12/10/202120:59:48
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">buy cialis online</a> buy cialis online
04/10/202109:22:16
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">buy cialis online</a> buy cialis online
07/08/202114:30:57
Khách
what is in chloroquine https://chloroquineorigin.com/# hydrchloroquine
15/07/202106:06:47
Khách
heart rate watch walmart https://chloroquineorigin.com/# hydroxychloriqine
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,075,234
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.