Hôm nay,  

Như Hòn Sỏi Lăn: Cơn Giông Bão Và Bi Kịch 30 Năm

19/07/200500:00:00(Xem: 141453)
IV. Đúng là Loan đã ăn trái đào của vùng đất núi lửa. Và đã không thể cưỡng lại lần hẹn hò thứ hai.
Nước biển đẫm màu xanh dương, chổ đậm chổ nhòa y như có người giận dỗi làm đổ nghiên mực khổng lồ mà không chậm hết được chổ mực ướt. Những con chim biển bay vần vũ chung quanh tàu, oang oác gọi nhau tiếng the thé như xé màng nhĩ.
Màn trời thấp như đè nặng lên chiếc tàu dập dềnh, lên xuống, lắc lay theo từng đợt sóng nhỏ nhấp nhô. Theo Arno thì đó là một ngày sóng yên biển lặng rất lý tưởng cho chuyến vượt biển nhỏ đầu tiên của Loan, chỉ năm sáu cây số bằng tàu thôi, không có gì là " khó chịu ".
Loan mĩm cười ruồi, không biết khi sóng cao, gió cả thì không biết ra sao. Riêng bây giờ đầu óc, ruột gan, từng ý tưởng cũng như từng tế bào Loan như quay cuồng, lặn hụp theo con sóng mặc dù Loan đã ngồi yên vị, nhìn thẳng ra mũi tàu như có người thủy thủ dặn dò để chống cơn say sóng.
Loan hơi hối tiếc khi còn trên bến tàu đã nhất định thuyết phục Arno mua vé đi tàu thường thay vì đi tàu cánh ngầm khi tình cờ nhìn thấy sự chênh lệch giữa hai bảng giá tiền. Loan không có bao nhiêu tiền trong túi lại quen cách tiêu xài hà tiện, rít róng từng xu từ thuở nhỏ nên cũng ái ngại, không muốn lạm dụng để cho Arno chi tiêu quá nhiều.
Loan buồn cười khi nhớ đến lúc đem hết tài hùng biện của mình để thuyết phục Arno:
-- Lần đầu tiên vượt biển nên Loan muốn thử mùi vị tàu thường xem ra sao. Mặt tàu lướt gần sóng nước thật đẹp, thơ mộng lại vừa thực tế mới mang nhiều cảm giác y như người thuyền chài đi lưới cá. Có gần sóng thật như vậy mình mới thông cảm, hiểu được việc làm cùng đời sống của họ. Mai mốt có ai nói gì mình cũng có chút kinh nghiệm để nói chuyện chứ đi trên cái lâu đài cao nghều nghệu kia thì cũng như đi xe hơi, xe lửa trên đất liền, đâu có gì khác biệt để thấy mình vượt nước, lướt sóng mà có nhiều cảm giác.
Bây giờ thì cảm giác không thiếu! Đến độ Loan phải cắn răng không dám hé môi, sợ không kìm giữ được nỗi lòng đang sôi sục. Khi viện dẫn đủ cách để thuyết phục Arno, Loan thấy mình cũng nên khôn khéo tránh chạm đến lòng tự ái của chàng.
Hơn tuần qua, sau nhiều lần sánh vai xuôi ngược viếng Napoli rồi Sorrento, thăm các lâu đài cổ, vào viện bảo tàng hay chỉ cần lang thang dạo phố phường, nói chuyện bông lông hay trao đổi vềcuộc đời, Loan hiểu hơn một chút về những suy tư của Arno. Loan thấy cảm mến và gần gũi hơn với Arno hơn cả ai khác trên đời này.
Ngay cả với chồng Loan thấy cũng xa xôi, cách biệt về cảm nghĩ vì Lân chỉ chia xẽ với Loan cuộc sống một cách hạn hẹp, hời hợt bên ngoài. Ăn. Ngủ. Đi dạo. Như hai hòn diện tử chạy quanh nhau chứ Lân chưa hề có thì giờ để trò chuyện trao đổi cảm nghĩ, mặc dù Loan cũng cầu mong lắm.
Tuy Loan tìm niềm vui trong việc nấu nướng, chăm sóc nhà những lúc Lân đi làm. Và hết lòng chiều chuộng chồng như bổn phận đòi hỏi. Tuy Loan yên phận với những niềm vui nhỏ nhoi, không dám đòi hỏi gì nhiều. Nhưng lìa Việt Nam, xa rời gia đình, bạn bè thân quen như cây bốc rễ mang trồng phương xa, cũng cần chút thì giờ nước nôi chăm bón mới mọc rễ đâm chồi tốt tươi được. Đó là những quan tâm, chia xẽ trong cuộc sống lứa đôi. Âu đó cũng là điều bình thường, hợp lý khi hai người ký giấy hợp hôn"
Có dáng người đổ bóng xuống bên vai Loan, Loan nuốt vội nước miếng nhìn lên. Thì ra là Arno vừa đi hỏi thăm gì đó vừa trở lại:
-- Còn độ mười phút là tàu tới Marina Grande..
Arno dừng lời, nhìn nét mặt Loan xanh xao như tàu lá úa, mồ hôi lấm tấm điểm thái dương:
-- Loan bị buồn nôn, chóng mặt hả" Để anh bóp trán cho. Khi say sóng thì khó chịu lắm, chút tới bờ chắc phải kiếm chổ nghĩ ngơi. Lúc khỏe khoắn, tỉnh thần lại rồi đi thuyền tiếp viếng quanh đảo.
Loan ngượng ngùng thu hết can đảm lắc đầu:
-- Không đâu! Ai lại làm vậy, kỳ lắm. Chút xíu lên bờ, hết sóng là dễ chịu chứ gì.
-- Mới ngất ngây thuyền tình sơ sơ thôi, chưa sao đâu! Loan không cần phải nghĩ ngơi nhiều, uổng lắm.
Loan cố gượng cười để trấn an:
-- Tụi mình cứ xúc tiến chương trình như đã tính. Ngày giờ còn lại rất eo hẹp, nếu không có dịp đi viếng chỗ hang động gì đó đẹp lắm thì Loan thất vọng lắm đó. Ngày mai Loan phải chuẩn bị hành lý nên không cón thì giờ đi chơi nữa.
Loan nghe tiếng nói vang bên tai mà ngạc nhiên. Loan đó sao" Hình như là ai đó chứ có khi nào Loan dám có chủ ý yêu sách này nọ"
Chỉ mới tuần qua mà Loan thấy mình không là mình rồi! Hay Loan thực sự là như thế đó" Như cô Út con gái ông bà Tám Điền mà Má hay chê trách và răn dạy Loan nên tránh thói eo sèo, đòi hỏi, vòi vĩnh, nhõng nhẽo của cô"
Mãi đắm chìm với những suy nghĩ rối rắm trong trí, Loan không để ý đến tàu đang cập bến.
Chờ thủy thủ quăng dây lên bờ, cột tàu lại chắc chắn Arno nắm tay đưa Loan theo giòng người đi lên cầu. Tuy đã vào trong bến đậu, nhưng những bước chân dồn dập làm tàu chòng chành lắc lư nhè nhe.. Loan bám víu tay Arno như con ốc cô đơn bám vào tảng đá, bập bềnh như người say men theo mảnh ván mong manh lên bờ.
Mặc dù cảm giác khó chịu, ngất ngây như vẫn còn vấn vương đâu đó, nhưng hai chân đặt trên bờ xi măng cứng chắc làm Loan cảm thấy vững lòng hơn nên an ủi Arno:
-- Em khỏe rồi! Đứng vững như kiềng ba chân đây nè. Đi chơi tiếp không sao đâu. Bây giờ đi đâu mướn thuyền đi thăm thạch động"
Nữa giờ sau, hai người ngồi vào thuyền máy nhỏ trực chỉ Grotta Azurra.
Lần này khác với lúc trên tàu lớn, mặc dù thuyền nhỏ nhưng Loan thấy thoải mái hơn. Đôi khi nước biển tạt vào ướt vạt thuyền làm Loan thấy vui vui. Đúng là gần thiê n nhiên.
Đến cửa động, người lái tắt mấy, đem bộ dầm gỗ ra bắt đầu chèo bằng tay rồi ra dấu cho mọi người nằm sát xuống lòng thuyền để lướt qua vòm cửa là là gần mặt nước.
Trong bóng mờ mờ, tranh tối tranh sáng, giọng Arno trầm ngọt bên tai Loan:
--- Ngày xưa nước biển rất cao, dâng ngập cửa động y như động kín ở Cassis bên Pháp nên không ai biết. Đến khi mực nước biển hạ xuống người ta mới khám phá hang động.
Thuyền chèo nhẹ nhàng vòng quanh bờ đá trong thạch động. Vòm đá cao âm vang tí tách tiếng chèo khua nước nhỏ giọt.
Nhìn về hướng cửa động, ánh mặt trời dọi xiên vào, lung linh, phản chiếu qua làn nước nhuốm màu xanh dương đậm tỏa ra ngàn sắc xanh lộng lẫy, rực rỡ. Nét đẹp thật hoàn mỹ ngoài sức tưởng tượng nên Loan xúc động rưng rưng nước mắt cầm tay Arno nói khẽ:
-- Chưa bao giờ Loan thấy được gì đẹp và cảm động như vậy! Y như có bàn tay của trời chế tạo, đục đẽo. Thật mê. Cảm ơn anh.
Loan cảm nhận ngón tay mơn man vuốt trên gò má ướt. Có lẽ cái dẹp rạng rỡ của nguồn sáng xanh dưới mặt nước là chất xúc tác với hơi ấm và bàn tay nhẹ nhàng, cẩn trọng của người ngồi bên cạnh, khiến cho lòng Loan như mở rộng cho bao cảm xúc vui, buồn hòa thương đau ào ạt đến. Loan không biết phân tích chuyện gì đã xảy ra với mình để lần đầu tiên trong đời Loan không kìm giữ được xúc động như thế.
Như cũng hiểu tâm tư của Loan, Arno hôn nhẹ lên má Loan thì thầm:
-- Em đừng lo âu, sợ hãi. Anh hứa không bao giờ làm hại đến em đâu.
Loan dúi mặt vào vai Arno thủ thỉ:
-- Không phải Loan sợ mà có cái quyền năng gì cao xa, vượt sức suy nghĩ đè nặng mình làm Loan thấy mình như vô nghĩa lý. Tự nhiên thấy thảng thốt kỳ la.. Thật không hiểu điều gì đã xãy ra nữa.
Loan ngồi tựa đầu vào bờ vai rộng, vững chắc trong vùng ánh sáng lung linh mờ ảo huyền diệu xanh dương thẫm mà mong mỏi đừng bao giờ thức giấc. Để giấc mơ sẽ dài mãi mãi ngàn năm.
Nhưng nào có ai đó để viên ước mơ của Loan cho tròn. Để rồi như bao hy vọng trên đời cũng tàn héo. Cho nên thuyền chuyển động. Người lái lên tiếng nhắc nhỡ cho hai người cúi xuống thật gần...
Trong phút chốc ánh sáng ban ngày xám bạc trở lại trên sàn thuyền, Arno nói gì với người lái thuyền rồi dịch lại cho Loan:
-- Anh nhờ ông ấy đưa mình ra xem Ba Ông Thần Faraglioni ở bờ phía bên kia của đảọ Kể như là mình đi một vòng ngắm đảo bằng thuyền luôn cho vui.
Người lái rồ máy, chiếc thuyền ngóc đầu rẽ nước tạo luồng sóng dập dềnh hai bên mạn, vòng vèo trên mặt nước lá cây sẫm, bọc vòng đảo toàn bờ đá cao dựng đứng phía tay trái.
Cũng phải gần nữa giờ mới thấy ba hòn đá cao sừng sững trên mặt nước, đen đũi với màn rêu xanh thẫm phần đá là là mặt nước. Loan nói đùa với Arno:
-- Trông mấy hòn đá này giống mấy hòn ở vịnh Hạ Long. Phải có nhiều hòn chi chít thì giống thật đó, nhưng trông cũng hay lắm rồi. Giá ở VN chắc người ta gọi là Hòn Ba Táo. Hai Táo ông đứng dạng chân oai phong. Một Táo bà nhỏ hơn, lại mãnh mai yểu điệu.
Trời đột nhiên tối sầm lại rồi mưa ào xuống. Những hạt mưa ban đầu nhẹ thưa rồi nặng và dày hơn trong tiếng máy tàu vội vã hướng về bến ban đầu.
Loan quấn mình trong tấm bạt bằng nhựa nhìn ra khoảng không xám mờ mịt giăng mắc sợi tơ buồn như giăng xám cả lòng mình. Ngày mốt là đoàn du khách lên đường trở về điểm xuất phát, tìm lại cuộc sống vui buồn bình nhật. Loan cũng sẽ làm cánh chim theo đoàn nhưng biết tìm lại gì cho mình"
Nơi đây.
Nơi kia.
Bên ni.
Bên nớ.
Như cây bứng gốc đem trồng nơi xa còn chưa bén rễ, chỉ cần cơn gió lốc, cơn mưa rào là bốc cuốn lôi đi.
Trời biển mưa gió sóng nổi dạt dào lôi kéo Loan trôi nổi đi đâu, về đâu" Nào có ai biết được"
*
Cơn mưa giông bão suốt ngày hôm qua như lau chùi, rửa sạch nền trời chuẩn bị buổi ban mai rạng rỡ trời xanh.
Sau khi ăn sáng trong phòng khăch sạn, hai người ra lại bến tàu lấy chuyến tàu đầu tiên trở lại Sorrento.
Trên boong tàu, Loan ngoá i lại nhìn Capri đang lùi dần xa vềphía sau, như hòn sỏi trắng lăn nhồi, dồn dập, cuốn tới, dạt lui theo làn sóng bạc đầu. Như mình.
Hôm qua!
Cơn mưa giông là chất xúc tác.
Là làn sóng bạc đầu cuốn lăn hòn sỏi nhỏ.
Là định mệnh đưa đẩy cuốn Loan đi vào con đường xa lạ.
Lần đầu tiên Loan để chữ bổn phận, trách nhiệm sang bên.
Lần đầu tiên Loan nghe theo bản năng quyết định chút vui sống của mình.
Lần đầu tiên Loan không muốn cân nhắc so đo từng hành động của mình để chìu theo ý ba, má hay chồng.
Hôm qua!
Vào buổi trưa, cơn mưa như trở chứng hung hăng, hùng hổ muốn vay mượn cuồng phong bão táp để đàn áp hòn đảo nhỏ. Không một chuyến tàu nào dám mạo hiểm về đất liền mặc dù hai người đã hỏi thăm khắp bến. Đâu đâu cũng cái nhún vai. Đâu đâu cũng có cặp mắt ngước nhìn trời làm câu trả lời.
Qua phút đầu hốt hoảng không biết phải tính làm sao, tìm đâu cho ra lối thoát để về lại lục địa trong ngày. Đến lúc cạn nước, cùng đường. Cơn hối hận hòa nỗi lo âu như giòng nước nhỏ rỉ rích chan hòa ngập lòng, Loan đành tán đồng với ý kiến của Arno là đi tìm khách sạn trú ẩn qua đêm. Viễn ảnh ngồi suốt đêm trên băng ghế lạnh lẽo dưới cơn mưa sấm sét làm lòng Loan nao núng.
Để vỗ về nỗi lo của Loan, Arno an ủi: "Ngộ biến phải tòng quyền! Nhưng trong chút tiện nghi nệm êm, chăn ấm thì cũng thoải mái hơn!".
Nhưng khách sạn cũng là đèo ải thử thách vì không nơi nào có phòng trống cho thuê cho dù chỉ qua đêm. Đâu đâu phòng ốc đã được du khách giữ chổ từ mấy tháng trước. Không nơi nào có chỗ dư bất ngờ cho kẽ lỡ độ đường.
Thật là cơ hội để Loan thấy sự tháo vát của Arno. Nhờ chàng tìm được người bạn cùng học một ngành thuở nào bây giờ đã là giám đốc của khách sạn nên mượn được căn phòng dành riêng cho người quản lý.
Khi vào phòng, khép cửa lại là bóng đêm đã giăng phủ trên vạn vật.
Bên ngoài trời, nước mưa vẽ những lằn ngoằn ngoèo trên cửa kính. Thỉnh thoảng những lằn chớp sáng lóe soi màn nước rồi tiếng sấm dội ì ầm râm ran nơi phía xa.

Bên trong phòng giấy tường, màn cửa, khăn trải giường mang màu vàng đậm nhạt điểm hoa hơ ấm tầm mắt, quyến rũ gọi mời gối đầu rũ muộn phiền khơi giấc mơ. Nguyên cả ngày đầu óc căng thẳng nên lúc an bình thư giãn Loan mới nhận thấy người mỏi rời như vừa ra khỏi vòng lăn của xe hủ lô lục lộ. Cơn mệt làm Loan chỉ muốn duỗi dài trên nệm thả trôi người bềnh bồng trong mộng mị. Nhưng rồi Loan cũng theo lời của Arno đi xả bụi trần dưới vòi sen nước nóng.
Và xả mệt mỏi vật chất cũng như tinh thần theo giòng nước.
Và nghe thân thể bừng sức sống theo giòng nước xối xả như cây héo được uống nước mát.
Đêm!
Loan tựa đầu vào vai Arno. Nhớ lại đêm đã cho Loan biết trong vòng tay một người không chỉ là thụ động, chịu đựng, nhắm mắt nghe hơi thở hồng hộc mà chán nản, buồn nôn, chỉ muốn được yên thân trong góc giường chờ đợi qua đêm.
Đêm với những nụ hôn ấm ngọt, nồng nàn.
Đêm, da đi tìm làn da, cảm xúc đê mê rồi tái tê, chất chồng trong tâm khảm.
Cho dù cho đời mình có ra sao đi nữa, Loan cũng cảm tạ cuộc đời run rủi. Định mệnh hay cơ duyên đã có một đêm này.
Để hơi thở Loan như đồng nhịp với người.
Để tim Loan rung động hòa đồng với trời đất .
Loan nhớ đến câu:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt,
Còn hơn buồn le lói suốt canh thâu.
Đêm huy hoàng! Không còn gì phải nuối tiếc. Vì dù có nhỏ lệ ngàn năm, tim Loan cũng vẫn giữ mãi ánh sáng nhỏ nhoi của ngọn nến trong đêm mãi mãi hơ ấm hy vọng trong đời.

*
V. Đến khách sạn Arno dừng xe trong bãi đậu dưới hầm rồi quyết định đưa Loan về tận phòng.
Sau khi bấm mã số, Loan đẩy cửa phòng bước vào.
Các cánh màn dầy khép lại nữa chừng tạo ánh tranh tối tranh sáng trong phòng như mọi hôm. Loan an tâm đặt thêm bước nữa nhìn vào giường tìm chồng. Bất chợt có tiếng nói không chờ đợi từ một góc cửa sổ làm Loan giật mình:
-- Sao, đêm qua em ngủ ngon chứ" Rồi người ta đâu rồi" Sao không vào đây cho anh chào hỏi cám ơn đã đưa em về nguyên vẹn"
Dằn con tim đỡ đập loạn khi nhìn thấy chồng đứng tựa bên cửa sổ nhìn ra con ngõ nhỏ dẫn vào hầm đậu xe, Loan cố giữ giọng nhỏ nhẹ như bình thường:
-- Đêm qua anh ngủ ngon chứ" Em kẹt ở Capri không có tàu về mà mưa bão đùng đùng sợ lắm, ngủ không được. Anh muốn nói chuyện với ai mà đòi cám ơn"
Lân vừa trả lời vừa bước lại mở cửa phòng nhìn ra hành lang:
-- Thì người nào mới đưa em vào bằng xe gắn máy loại to kiểu Easy Rider đó. À, mời ông vào chơi rồi mình nói chuyện như người văn minh học thức chứ!
Tự dưng tay run lẩy bẩy, chân đau mỏi như không chịu nổi sức nặng số mệnh chồng trên vai, Loan ngồi phệt xuống chiếc ghế bành có vòng dựa tay cao. Vừa nhét hai tay vào kẽ đùi cho bớt run, Loan bất lực nhìn hai người đàn ông đang đối diện nhau.
Nét mặt mỗi người tuy có vẽ bình thản như thông lệ, nhưng nhìn mạch máu thái dương căng phồng đập loạn nhịp, nét cằm bạnh ra như hổ mang sắp mổ Loan hiểu sự căng thẳng của hai người đã lên tột độ.
Arno bước vào khép nhẹ cửa rồi quay lại nhìn Lân từ đầu đến chân rồi lắc đầu, nhếch môi:
-- Thì ra là ông. Tưởng người đã quyến rũ rồi bỏ bê bao nhiêu người phụ nữ với bao đứa trẻ thơ sau lưng như người khác xài xong khăn giấy rồi quăng bỏ có gì đặc biệt hơn người, ai ngờ...
Loan ngửng đầu lên nhìn nét mặt Lân tái xám như tro, miệng Lân lắp bắp hỏi như không còn chủ ý:
-- Ông... ông là ai"
Arno nghiến răng nói qua kẽ môi:
-- Ông lấy bà Bích Khuê có hai đứa con độ mười, mười hai tuổi rồi ly dị sau chuyến về Việt Nam cách đây một năm. Trước đó ông có với bà Giang một gái bây giờ khoảng hai mươi tuổi. Nhưng người đàn bà đầu tiên thời sinh viên ông còn nhớ tên không" Hay những lời yêu thương trên bãi cát những ngày hè rồi cũng theo gió mây trôi dạt không còn lại chút gì đối với ông"
Lân chau mày:
-- Làm sao ông biết tên những người đó" Ông có quyền gì, dựa vào đâu mà dám đay nghiến, phê phán chuyện đời của người khác"
Arno lắc đầu:
-- Làm sao ông nhớ được những lời nói ngọt ngào cùng cô nhỏ Flora ở biển Sperlonga này" Để rồi cô không chồng mà mang thai. Rồi lúc gia đình cô biết được sinh xấu hổ, ruồng bỏ đuổi đi. Cô ta một mình bơ vơ, cô đơn, lận đận nuôi đứa nhỏ bao năm. Vì ai đó chắc ông biết hơn tôi!
Dĩ vãng ngày nào ập về trong trí Lân. Những hình ảnh ngày nào tưởng đã chôn vào quên lãng ập về. Xáo trộn không thứ tự. Những ngày đi quyên tiền cứu trợ đồng bào miền Trung đang bỏ nhà chạy tháo thân. Chiếc trực thăng quí báu bị đẩy xuống biển. Những buổi trưa lơ láo vào mens phòng ăn sing viên nhìn lũ bạn trở cờ vênh váo. Lân tái mặt, lắp bắp:
-- Năm đó với biếnï cố thay đổi chính phủ ở Việt Nam. Vì không muốn cúi đầu lấy giấy tờ của chính phủ mới nên tôi không xin được thông hành để tiếp tục đi học và làm việc ở Ý nên tôi... tôi cũng như các bạn cùng thời khác, bôn ba khắp chốn tìm nơi chấp nhận cho mình dung thân kiếm sống. May thay lúc đó nước Mỹ giang tay tiếp nhận đa số các sinh viên làm đơn xin nhập cảnh nên tôi...
-- Ừ cho là lúc đó bặt tin vì thời cuộc, vì hoàn cảnh nên chia ly. Nhưng tại sao lúc bà Flora nhờ bạn cũ nhắn tìm lại liên lạc với ông vì đứa nhỏ muốn biết cha mình là ai chứ không đòi hỏi gì hơn, tại sao ông lại từ chối"
Lân loạng choạng lùi lại, ngồi xuống ghế:
-- Ông là ai" Tại sao lại...
Arno bước tới, tựa lưng vào cửa sổ, gương mặt chìm trong bóng tối:
-- Tôi mong đợi giây phút này từ lâu. Lúc nhỏ tôi hay đánh nhau với lũ trẻ con vì tụi nó gọi tôi là Cinese, thằng tàu đó ông cờn nhớ tiếng Ý chứ" Má tôi mỗi lần thấy tay chân mặt mày tôi trầy trụa, sưng húp, vừa săn sóc vết thương cho tôi vừa buồn bã cằn nhằn là tánh tôi sao quá hung hăng. Không bao giờ tôi muốn giải thích nguyên nhân nên bà cứ tưởng tôi ham tranh giành gây gỗ đánh lộn với mấy đứa khác không duyên cớ.
Người đàn ông trẻ rũ tay:
-- Khi lớn lên một chút, hiểu được là có đánh nhau cũng không thay đổi được cái nhìn của người khác vì chính mình cũng nhận thấy nét mặt mình khác lũ bạn rồi. Tôi e ngại, do dự. Có nên biết hay không" Chỉ sợ làm buồn lòng má. Có một ngày, không dằn lòng được, tôi thu hết can đảm hỏi má tôi cặn kẽ cội nguồn để biết mình là ai. Như ông hỏi đó! Tôi là ai" Biết trả lời sao" Má tôi là cô Flora và theo lời bà, ba tôi là người đàn ông duy nhất trong đời bà, một sinh viên tên Lân. Bấy nhiêu đó có đủ trả lời câu hỏi của ông không"
Arno lắc đầu:
-- Riêng tôi thì không" Nên tôi cậy cục nhờ má tôi tìm lại bạn xưa để nối liên lạc với người tên Lân. Tôi chỉ mong gặp người cha sinh với hy vọng có thể trả lời được những câu hỏi không ngớt quanh quẩn trong trí.
Arno ngước mặt nhìn góc tường như tìm một hình ảnh nào đó:
-- Tôi cũng muốn qua ông tìm lại cội nguồn, tổ tiên, dây liên hệ gia đình. Người Việt có câu cây có cội, nước có nguồn, thật đúng. Suốt thời gian dài tôi như cây không rễ, nước không nguồn. Như cọng rong bám vào bờ đá là má tôi, đật dờ, mong manh. Khi ông không muốn nối liên lạc, tôi như cây bị tùng xẽo đi nữa thân. Tôi sống mà như cây chết héo.Ta.i sao con thú còn có cha có mẹ, còn ông lại chối bỏ cái quyền tối thiểu của con người đối với tôi"
Lân như người chết cứng trong ghế bành, cúi đầu không một lời thở than chia xẽ.
-- Có lẽ ông sợ tôi đòi chia của mặc dù má tôi đã khẳng định không cần ông giúp đỡ, nhưng ông nào tin. Tôi mất bao lâu suy nghĩ tìm hiểu xem mình đã làm gì lầm lỗi đến độ cha mình không màng đến. Rồi có một ngày tôi mới hiểu ra không phải lỗi ở mình mà là ông. Ông không biết tôn trọng con người cũng như không biết trọng lấy mình. Ông chỉ biết đem đồng tiền hay lời ngon ngọt mị người. Ông sẵn sàng dẫm đạp lên người khác khi cần chứ nào biết gì đến tình cảm, yêu thương hay danh dư..
Tim Loan như đập mạnh hơn khi nghe Arno phân trần tiếp:
-- Không. Tôi không hiểu ngay điều đó lúc ban đầu. Tôi như con thú bị thương, chỉ mong trả mối hận cho má tôi, cho tôi. Tôi học tiếng Việt, chọn nghề phục vụ khách sạn. Khi đến đây phục vụ tôi thấy điềm sắp thành công nên tôi gởi quảng cáo giá đặc biệt để thu hút ông tới đây. Tôi định quyến rũ người vợ mới của ông. Một công cụ để cho ông đau đớn, khổ sở, nhục nhã khi bị bỏ rơi.
Loan siết chặt hai tay vào nhau đến trắng cả từng mấu khớp nhưng lời nói Arno vẫn mồn một vào tai:
-- Thật may cho tôi! Và cho ông! Loan có tấm lòng chân chất, ngay thắng khiến cho tôi hiểu là tôi sẽ là con người không ra gì. Xét kỹ thì hành động như vậy không hơn gì ông nếu không nói là tệ hơn nếu tôi chỉ biết có mưu đồ và phục thù. Và tôi đã tự hứa sẽ không bao giờ giống ông. Thà chết còn hơn. Tôi đã đột ngột hiện ra, bây giờ xin trở vào bóng tối dĩ vãng cuộc đời ông. Chỉ mong ông được hạnh phúc với Loan dài lâu vì cô ta là người xứng đáng được yêu, được hưởng hạnh phúc. Ông rất là may mắn có một người vợ như Loan.
Với vài bước chân nhanh như cắt, Arno đã đi xuyên qua căn phòng, mở cửa. Bóng tối âm u che phủ gương mặt nhưng cũng đủ cho Loan thấy nước mắt ràn rụa trên gò má thân quen. Tiếng cửa khép lách cách. Arno đã đi rồi để hai người ngồi đó như hai pho tượng bị bỏ quên trong góc tối.
Lân ngồi đó, suy tính rồi sẽ làm gì với Loan một cách thực tiễn. Món đồ chơi xinh xắn, mới tinh tươm nhưng đã mất hương vị, hết hấp dẫn trong mắt Lân rồi! Mầm chán nản đã dần dà len lỏi không biết tự lúc nào bây giờ để lại trên đầu lưỡi mùi vị đắng chát. Cũng tại vì Loan đã để cho tên nào lạ mặt len lỏi vào vòng thân cận để hắn có thể lên mặt dạy đời còn sỉ mạ người lớn như vậy!
Lân nghiến răng lẩm bẩm: Thật là táo gan! Thật là vô sỉ diện!
Loan như người rơi từ khoảng không. Cảm giác hụt hẫng, quay cuồng làm Loan choáng váng. Biết tin ai bây giờ"
Người chồng chững chặc, già dặn, lịch sự mà Loan kính mến lại xem phụ nữ như món đồ chơi qua ngày như Arno vừa kết tội hay sao" Vậy rồi Loan có còn giá trị gì nữa đối với Lân" Rồi Lân sẽ đối xử ra sao với Loan" Bao lâu nữa Loan cũng sẽ là món đồ phế thải để Lân quẳng lại bên đường"
Còn Arno" Nghĩ tới đó Loan lại càng thấy hoang mang hơn! Nhớ tới lời Arno trong Lam Động: Anh không làm hại tới em!
Vậy mà Loan ngỡ người đã chia sẻ với mình những rung cảm tuyệt vời, là người đáng tin tưởng nhất trên đời! Ai ngờ!
Loan như đứa bé lạc giữa chợ, ngơ ngác nhìn từng người, xem xét từng gương mặt để xem có ai là quen thuộc để gởi gấm chút niềm tin!
Càng xoay vòng tìm hiểu, cái vòng xoắn càng quay nhanh, quay vòng.
Loan ngẫm nghĩ. Nhớ đến má. Trong trường hợp này má sẽ nói sao" Loan nhớ một ngày nào đó, lúc hãy còn nhỏ chạy vấp té trên mãnh đá nhọn sước đầu gối. Loan mếu mặt muốn khóc nhưng nét mặt lạnh lùng, ánh mắt giận dữ với giọng nói sắc bén làm Loan nín ngay:
-- Bụng có làm thì dạ phải chịu. Khóc cũng không ai thương. Đứng dậy liền.
Lúc đó Loan đứng dậy ngay cho dù hai chân run rẩy. Cái sợ hãi ánh mắt kinh khủng của má làm nguôi cơn đau.
Bây giờ, nghĩ lại, Loan lại đứng lên, dù hai chân vẫn run rẩy.
Phải làm cái gì đó! Như một ngày bình thường. Khi sinh hoạt bình thường, mọi sự sẽ trở lại bình thường. Như không có chuyện gì xẫy ra cả!
Loan mở tủ lấy hành lý và quần áo ra thu xếp chuẩn bị cho cuộc hành trình về cõi xa.
Như thông lệ, đi tới, đi lui, thu xếp, sắp đặt, bàn tay hoạt động thoăn thoắt máy móc là liều thuốc an thần xoa dịu nỗi âu lo xót xa của Loan!
Hẹn ngày mai!
Hẹn ngày nào đó!
Loan hứa sẽ thu xếp lại cuộc sống để không phải làm trái banh cho người mua vui.
Loan hứa với tất cả sức lực mình rồi sẽ có ngày tầm mắt mình sẽ ngang với mọi người. Với niềm tin trong tim!

Cẩm Vân

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,982,264
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến