Hôm nay,  

Nước Mặ Chẩy Xuôi

23/04/200500:00:00(Xem: 108263)
Người viết: NGỌC DUY
Bài số 734-1313-81-vb7-042305

Tác giả tên thật là Lại Ngọc Thành, sinh năm 1961, định cư tại Hoa Kỳ từ 1984, hiện là cư dân Houston, TX, công việc: Computer Engineer. Lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ ông cho biết đã sẵng sàng 10 bài. Sau đây là bài thứ ba trong loạt bài của ông.
*

Săn sóc cha mẹ già ngày xưa ở trong nước không phải là một nan đề của xã hội ! Có những gia đình ba bốn thế hệ chung sống với nhau, thậm chí có khi con cái có gia đình đem chồng hay vợ về, kê thêm một cái giường, che bằng một tấm màn, là đã có thêm một tổ ấm mới ! Người ta sống chen chúc, đụng chạm làm gì mà không có, nhưng "cái khó nó bó cái khôn", dọn ra thì sẽ ở đâu " Ăn hai bửa còn chưa biết có không, chuyện "một túp lều tranh hai quả tim vàng" thì cũng giống như chuyện huyền thoại ! Thành ra chung một gia đình, nếu có bà cố hay bà nội bà ngoại thì không có đứa cháu này cũng có đứa khác trông nom ! Cảnh nhà neo đơn thì đã có hàng xóm là'ng giềng để gửi gấm ! Cùng lắm thì cũng có thể mướn người ở, trong nước bây giờ hình như gọi là oshin, thành ra việc "giữ già" không phải là điều đáng quan tâm .
Nhưng ở bên Mỹ này thì lại khác! Hầu hết những người già bên này đều được hưởng tiền già cùng trợ cấp y tế miễn phí của chính phủ ! Con cái thì cũng không tiếc gì đóng góp vài ba trăm gọi là trả hiếu cho cha mẹ già . Nhưng đã không thiếu những cụ già Việt Nam, sợ cảnh phải lặng lẽ chết hiu quạnh trong một nhà dưỡng lão nào đó ở xứ người, nên đành về Việt Nam, nương nhờ một đứa cháu họ nào đó, dù rằng con cái đều ở Mỹ . Gửi nắm xương tàn nơi xứ người đã là một chuyện đáng buồn, nhưng nếu được nhắm mắt trong vòng tay thương yêu chăm sóc của con cháu cũng còn đôi chút an ủi ! Đằng này lại lặng lẽ ra đi trong cô quạnh thì chắc không có nỗi buồn nào hơn . Cũng không thể trách được con cháu, vì ai nấy đều có công ăn chuyện làm, có nhà cửa xe cộ phải trả góp, có con cái để lo toan ! Đời sống ở đâu cũng vậy, ở đâu cũng có những vấn đề của nó .
Hôm nay tui xin mạn phép cắt và dán một trang báo Gỡ Rối Tơ Lòng, để bạn đọc xem có gỡ dùm cho những người trong cuộc được không nghen . Gọi là Gỡ Rối Tơ Lòng chắc là vì ban đầu mục này chuyên môn giải đáp những chuyện tình cảm trai gái vợ chồng, nhưng sau dần nó giải quyết luôn những quan hệ tình cảm khác trong gia đình, vốn dĩ cũng rối rắm như một mớ bòng bong . Phần lơ’n người phụ trách mục này thường thì phải đóng hai vai, người hỏi lẫn người trả lời ! Vì bởi giọng văn và cách diễn đạt của người viết và người hỏi y chang nhau, thêm nữa thời buổi này có ai rảnh rang mà ngồi viết dăm ba trang giấy cho một người chưa hề quen biết đặng kể lể những chuyện riêng tư ! Nói theo kiểu một lời nhạc của Lê Tín Hương là "Có những niềm riêng làm sao ai biết !" .Vả lại người Việt mình vốn ... kín đáo và ít nói, anh chị em trong nhà còn chưa chắc kể cho nhau nghe, huống gì một người lạ hoắc, thêm nữa lại còn gửi đăng báo, dàn trải "tâm sự loài cua biển" cho hàng ngàn người đọc chắc là chuyện hi hữu !
Thay vì chỉ có một người hỏi, trong mục GRTL kỳ này sẽ cho tất cả mọi người trong cuộc lên tiếng, cho nó "phe" (fair)! Sau đây là phần “kính gửi trang gỡ rối tơ lòng” của từng người.

ANH HAI
Gia đình tôi có năm anh chị em, tất cả đều có gia đình, định cư trong cùng thành phố, vẫn qua lại thăm viếng những dịp Tết nhứt giỗ quảy hay sinh nhựt các cháu . Tình cảm nói chung giữa anh em không có điều gì phàn nàn . Anh chị em tôi không giàu có, nhưng mỗi gia đình đều có công ăn chuyện làm và nhà cửa ổn định ! Tụi tôi còn một bà má còn ở Sài Gòn, đang ở nhờ một người cháu họ xa chăm sóc, và anh em thay phiên nhau gửi tiền về chu cấp cho bả, mỗi người chừng trăm đô, dư sức cho má tôi sống sung túc ! Mọi chuyện đang diễn tiến tốt đẹp thì đùng một cái, má tôi được gọi đi phỏng vấn, và chuẩn bị sang Mỹ đoàn tụ ! Tụi tôi đứa nào cũng thương bà già, nhưng rước bả về ở lâu dài trong gia đình, là một chuyện mà hình như không đứa nào muốn ! Bả năm nay chỉ mới ngoài bảy mươi, đi đứng vẫn còn khỏe mạnh lắm, như biết đâu, người già như ngọn đèn trước gió ! Vấn đề của gia đình tôi không phải ở chỗ tôi, mà là ở vợ tôi ! Trong năm anh chị em dâu rể, chỉ có mình vợ tôi là phải làm dâu với má tôi hồi còn bên Việt Nam, và ba năm làm dâu trong nhà tôi vợ tôi bây giờ nhắc lại nàng vẫn nói là "địa ngục trần gian" . Bà biết rồi đó, dạo 78, 79 ở Sài Gòn đời sống thiếu thốn, vợ chồng tôi bươn chải làm ăn buôn bán nhưng cũng đâu kiếm được bao nhiêu, nhà cửa đâu có phải ở chung với má va mấy đứa em, cái bó nó bó cái khôn, cục xa bông tắm xong cũng gói lại đem cất, má tôi lại là một người không khéo ăn nói trong lúc vợ tôi thì lại không giỏi mua bán mánh mung, nghe bà già tiếng bấc tiếng chì, vợ thì tấm tức khóc lóc, tôi đứng chính giữa nhiều lúc cũng đâm đầu vô xe nhà binh cho rảnh nợ ! Thời may hai vợ chồng mượn được của người bạn vài cây xuống ghe đi chui . Qua đây vợ tôi không hề cản tôi gửi tiền về nuôi má tôi, nhưng khi biết bả sắp qua đoàn tụ, nàng đã dứt khoát nói với tôi : "Em không muốn sống lại cái cảnh hồi trong nước ! Chẳng thà nếu bả ở nhà mấy đứa khác thỉnh thoảng đôi ba tuần mình chở con lại thăm bà nội còn có tình nghĩa, chứ nếu bả sống chung năm bửa nửa tháng có đụng chạm gì thì em xách gói đi chứ không có nhẫn nhục như bên nhà đâu" . Tôi vớt vát là hồi xưa tại nghèo khổ quá con người ta đâm ra nhỏ mọn, bây giờ đời sống sung túc rồi, chắc đâu còn những đụng chạm như ngày xưa nữa . Vợ tôi nói, tại sao mình biết là sớm muộn gì những việc đáng tiếc sẽ xảy ra, mà sao mình không tìm cách ngăn cản . Bà tính, rồi tôi phải làm sao "

ANH BA
"Tính phải làm sao"" Vợ tôi nói, "Có gì đâu phải tính, anh Hai là con trưởng, nuôi nấng và phụng dưỡng mẹ già là bổn phận của ảnh, ảnh không có quyền "bán cái" cho đứa nào hết ! Bà già thương ai nhứt trong nhà " Cháu đích tôn của bả, bàn thờ ba để ở nhà ảnh để mỗi năm ngày giỗ con cháu tụ tập về làm một bửa giỗ, thì không có lý gì má phải đi ở nhà đứa khác, trừ phi đứa đó tình nguyện !" Tôi cố vớt vát : "Nhưng má là má chung của năm anh chị em, chứ đâu phải má riêng của mình ảnh" ! Vợ tôi thẳng thắn: "Nếu anh rước má của anh về thì tui cũng rước ba má của tui về đây ở chung luôn cho vui cửa vui nhà, lúc đó tui phải nghỉ làm để chăm sóc ổng bả, anh liệu đồng lương ít ỏi của anh có đủ chi tiêu trong gia đình không " Mình đâu có phải bỏ bê bả, thỉnh thoảng mình cũng chạy qua chạy lại thăm nom, anh không nghe người ta nói là trâu bò ở với nhau lâu ngày cũng sanh chuyện huống gì là con người . Bây giờ giữa tui với má anh chưa có đụng chạm gì, bộ anh muốn tui cũng giống như bà chị dâu, gây gỗ với má anh xong rồi bả khăn gói dọn về nhà ông anh Hai, lúc nó thiên hạ lại nhiều chuyện là tui bạc đãi mẹ chồng ! Thà là mất lòng trước mà được lòng sau!"

CHI.. TƯ
Ông anh Ba tui là một thằng cha râu quặp, vợ mới vừa nhếch mép là mặt thằng chả xanh như tàu lá chuối ! Sợ vợ thì ai cũng ... phải nên sợ, nhưng sợ cũng vừa vừa vậy, chừa chỗ cho người ta sợ với ! Bà già chưa qua mà hai ông anh yêu dấu của tui đã muốn "đem mẹ bỏ chợ" ! Nếu mà tui không bận bịu con nhỏ, lu bu công ăn chuyện làm, thì tui sẽ đem bả dìa nhà tui cho hai ổng sáng mắt ! Nhưng kẹt nỗi mỗi ngày tui phải chở hai đứa lớn tới trường, đứa nhỏ tớ nhà trẻ, rồi phải lái xe đi làm . Sở của tui ở tuốt trong downtown, ngày nào cũng kẹt trên xa lộ gần cả tiếng, chiều về thì lại đi nhà trẻ rước cả ba đứa, dìa tới nhà tắm rửa cơm nước homework, giặt giũ dọn dẹp thì cũng đã tròm trèm 12 giờ đêm, lại phải đi ngủ để ngày mai cày tiếp ! Lu bu như vậy rước bả về nhà tui thì ai coi bả đây, rủi bả ở trong nhà một mình, nói dại chứ nếu bả té trong nhà tắm mà không có ai hết thì ai sẽ gánh trách nhiệm đây ! Chồng tui cũng phải đi làm, còn phải cày thêm overtime nên cũng đâu có thì giờ để phụ giúp tui ! Nếu mà cùng lắm thì bả ở nhà mỗi đứa một tháng, xoay tua cho công bằng!

ANH NĂM
Không phải tui bất hiếu nhưng dứt khoát là má không thể ở với hai vợ chồng tui được ! Hồi tui cưới vợ tui, gửi thư về xin phép bả, bả nói bộ tui con mắt đui rồi hay sao mà đi lấy một "con mẹ nạ dòng" lớn hơn tui năm tuổi lại có hai đứa con riêng ! Chuyện vợ chồng là chuyện duyên số, làm sao tui cưỡng lại được ! Miễn hai vợ chồng tui chung sống hạnh phúc thôi chứ ! Lá thư đó tình cờ vợ tui đọc được, hồi đó nàng nói: "Cũng may má anh ở tuốt bên Việt Nam, chứ nếu bả ở đây, mỗi lần dòm bả em lại nghĩ tới cái chữ "nạ dòng" bả dùng để kêu em thì em không biết là mình nên đối xử với bả ra sao !" Bây giờ thì bả sắp qua rồi, nếu anh chị em cần phụ giúp tài chánh để: lo cho má thì vợ chồng tui sẵn lòng, còn chuyện rước má dìa nhà thì xin cho tui hai chữ bình an !

EM ÚT
Mấy ông anh và bà chị quí hóa của tui tại sao cứ "miếng ăn gắp bỏ cho người" là làm sao! Bà già chưa sang, mà người nào người nấy đã tính chuyện "phủi tay", toàn là đổ thừa cho dâu cho rể ! Chồng tui sinh đẻ bên này, ảnh là người Việt nhưng nói tiếng Việt ngọng nghịu và suy nghĩ y như một người Mỹ ! Tui hỏi ảnh "Mom em sắp qua, em dắt mom dìa ở chung với tụi mi`nh nghen" . Ảnh lắc đầu : "No, no . It's very bad idea . We won't have any privacy ! My friend has to divorce because of his nosy mother-in-law living together with them! Don't make any mistake you will regret later. Our familýs hapiness is first priority!" Tui cãi " Nhưng mom của em mà"! Chồng tui nói : "Muớn một cái apartment cho bả, giống như bọn Mỹ bên này, kiếm một ông nào góa bụa cho bả làm bạn, dẫn nhau đi du lịch ! We have our own life"

ĐOẠN CHO’T
Tiê’ng ngườI em họ ở Sài Gòn no’i qua phone:
“Dì bị tai biê’n mạch ma’u não vừa đem vô bệnh viện ! Mâ’y anh chị thu xê’p về SàI Gòn gâ’p thăm dì lần cuô’I ! Coi chừng không kịp.”
NGỌC DUY

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,003,167
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến