Hôm nay,  

Chuyện Ông Hàng Xóm

23/03/200400:00:00(Xem: 160062)
Người viết: LÊ TƯỜNG VI
Bài số: 500-1037-vb7200304


Tác giả cư trú tại San Diego, cho biết sơ lược tiểu sử như sau “Tôi qua US lúc 14 tuổi. Cả gia đình còn kẹt lại VN vào lúc đó. Tôi bảo lãnh cha mẹ sau khi ổn định và chúng tôi đoàn tụ năm 1995. Trước đây, tôi làm kỹ sư cho một hãng tele-communication ở San Diego. Hiện giờ thôi việc, đi học thêm và đọc sách báo cho thoả thích.” Bài viết thứ ba của bà, kể về ông hàng xóm (Mỹ), có thể coi là một gợi ý chung về đề tài quan hệ “hàng xóm láng giềng” tại Mỹ. Mong sẽ có thêm những bài viết khác về loại đề tài này.
*
Tôi mua được một căn nhà trả góp trong khu vực này giữa thập niên 80s. Ngày đầu mới dọn vào, một người đàn ông dáng cao, gầy khoảng 40 tuổi bước tới trước trước nhà, thân thiện chìa tay và tự giới thiệu: Hello, tôi là Richard. Tôi ơ ûkế bên nhà mới của bạn. Welcome to the neighborhood. Tôi vui vẻ bắt trả tay anh ta: Chào ông. Tôi tên Vi. Chúng tôi trao đổi vài câu xã giao. Đại để là anh ta vui vẻ khi có vài khuôn mặt mới xuất hiện và chúc chúng tôi đẹp ý khi ở khu này. Tôi thầm nghĩ anh hàng xóm trông có vẻ tử tế và mau mắn.
Dọn nhà xong, tôi hay đi bộ chung quanh hàng xóm sau giờ làm việc cho thư giản tinh thần và cũng để làm quen với những người láng giềng khu mình cư ngụ. Tôi được biết cô Sophie ở đối diện nhà tôi hiện là sinh viên đại học. Cha mẹ cô là chủ nhân ngôi nhà. Cô Sophie chung với 2 người bạn gái là Jennifer và April. Nhà phía bên tay phải thuộc về bà cụ Laura. Bà đã đi du lịch rất nhiều nơi trên thế giới, hiện ở một mình và ít đi chơi vì sức khỏe đang kém. Richard ở phía bên trái nhà tôi, thỉnh thoảng tôi thấy anh ta cuốc đất, đào xới cả ngày ngoài vườn ở căn nhà phía sau. Bà Luara cho biết Mẹ của Richard là chủ nhân 4 căn nhà trong khu tôi ở, Richard là con trai duy nhất của bà và sau 20 năm đi lính, anh về hưu non và hiện giờ chỉ giúp mẹ thu tiền thuê và sửa sang các căn nhà khi cần.
Anh ta có vẻ rất siêng năng, chắc vì quen với sinh hoạt hồi còn trong quân đội. Công trình vun xới và trồng trọt đã mang lại nhiều kết quả đẹp trong mảnh vườn nhỏ. Khi biết tôi thích ăn rau cải, thỉnh thoảng anh ta để một rổ toàn là rau trái tươi thật đẹp măt trước nhà tôi hay nhà bà Laura. Ngược lại, mỗi khi làm chả giò, tôi hay nhờ người em mang một ít tặng lại vì có lần nghe anh ta nói rất thích món này khi anh có dịp dừng chân ở VN trong thời gian còn đi lính.
Một hôm nghe tiếng chuông reo, tôi chạy ra mở cửa thì thấy Richard mặc quần áo bảnh bao tuy chân vẫn mang dép. Anh cúi chào tôi rất lịch sự, và hỏi anh có thể nói chuyện với tôi vài phút được không" Ngạc nhiên, tôi mời anh vào nhà, ân cần hỏi: Sao" Tôi có thể làm gì được cho anh" Anh có vẻ lúng túng và mặt băt đầu đỏ: À, huh.. . Tôi rất quý mến cô, tôi biết cô đã vướng bận tôi không dám làm phiền, nhưng mong rằng nếu cô có người bạn nào giống như cô, cô giới thiệu cho tôi được không" À, ra thế. Thấy anh chàng có vẻ mắc cở dù tuổi đã hơn 40, tôi hỏi thật nhỏ nhẹ: Thế anh có thể cho tôi biết vài điều kiện anh đòi hỏi nơi người bạn gái của anh được không" Thấy tôi có vẻ ân cần, anh bạo dạn hơn: Ồ, tôi thích người bạn gái của tôi chân thành, được tâp luyện thành thạo trong vấn đề nội trợ, và nhất là còn ngây thơ. Tôi ráng trấn tĩnh tuy trong bụng vô vàn ngạc nhiên, ối trời, cha này bộ mát rồi chăng" Kiếm đâu ra người này" Đám bạn của tôi toàn là dân mới học ra trường chỉ biết nấu mì gói và hâm cơm microwave. Còn điều kiện chót cho tiền tôi cũng không muốn hỏi thêm ngây thơ về vấn đề gì. Tôi cố gắng bình tĩnh: Ok Richard, khi nào có người đúng điều kiện của you đưa ra tôi sẽ giới thiệu với you ngay.
Sau khi anh ta ra về, tôi kêu người em đóng thêm cái ổ khoá cửa an toàn. Hàng xóm này coi bộ không bình thường như tôi tưởng. Sau đó, mỗi khi thấy anh ta đi dạo tôi chỉ gật đầu chào chớ không tán gẫu như trước.
Vắng đi vài tháng, lúc tôi đang quét dọn cây cỏ phía sau vườn, ngẩng lên tôi thấy Richard đang bước lại gần và đứng lại phía bên kia hàng rào phân chia hai nhà: Chào cô Vi. Chào ông Richard. Ông khỏe không" Anh ta vui vẻ rút trong túi ra một tấm hình: Bình thường, cám ơn cô. Nè, tôi mới mua một du thuyền, cô thấy sao" Ồ, du thuyền của ông đấy ha"û Đẹp quá!! Chúc mừng ông. Anh ta huyên thuyên tả lại sự kiến trúc của du thuyền. Tôi vừa nhổ cỏ vừa lắng nghe, bỗng anh ta hỏi: Hôm nào cô rảnh mời cô lên du thuyền của tôi. Chúng ta có thể đi dạo một vòng chung quanh vịnh đẹp San Diego. Trời ơi, sau chuyến vượt biển từ Nha Trang vô Sài Gòn tháng 3 năm 1975, tôi thấy tàu bè cũng như thấy ác mộng. Biểu tôi đi du thuyền thà tôi trở vô trại tị nạn. Tôi từ chối khéo: Ồ, độ này tôi bận lắm. Hôm nào tôi cũng phải đắt con chó Oscar đi bộ, không còn thời gian rảnh. Cám ơn ông nhiều. Tôi dợm bước vào nhà anh ta nói với theo: Thế thứ Bảy cô có bận không" Thứ Bảy à Thứ Bảy tôi phải.. . gội đầu.
Này nhé, khi tôi còn là sinh viên, khi các cô gái dùng tới cái cớ "gội đầu" là các chàng phải tự hiểu là no chance, zip, zero!! Tôi chưa hề có cơ hội dùng cớ này vì tôi không nằm trong số người được gọi là hồng nhan, hôm nay túng quá tôi phải liều. Chắc Richard cũng hiểu nên anh chàng gật đầu chào rồi quay về.
Tôi vừa bước vào nhà, có tiếng điện thoại reng, nhấc lên, tiếng cô Sophie hàng xóm reo vang: Hello Vị Richard làm phiền you hả" Ủa, sao you biết" Ồ, tôi thấy ông ta nói chuyện mà you cứ quay đi. Trể một chút là tôi ra cứu bồ you rồi. Tôi cám ơn Sophie và cúp máy, trong lòng dấy lên một nổi lo lắng vu vơ.


Bẵng qua một thời gian, có ngày tôi mới đi làm về, vừa bước xuống xe quay lại gặp Richard đi trờ tới. Hôm nay anh ta mặc một bộ suit có cà-vạt đàng hoàng, nhưng chân vẫn đi dép. Tôi nhủ thầm, không biết có chuyện gì nữa đây" Richard trờ tới: Chào cô. Tôi biết cô bận lắm nên không dám làm phiền cô nhiều. Tôi xin cô đọc giấy này và xin lá phiếu của cô cho tôi. Anh ta trao cho tôi tờ giấy vàng tươi, có in hình của anh ta và có hàng chữ lớn: Xin bầu cho Richard làm Tổng Thống của bạn. Tôi trợn mắt, nghĩ cha này đúng chạm nặng rồi, bộ muốn công an bắt bỏ tù mọt gông hả" Tôi hỏi: You có thật tình ra ứng cử Tổng thống không" Anh ta thật hồn nhiên và đầy nhiệt tình: Thật chớ. Tôi sẽ là Tổng thống tốt. Tôi sẽ làm cho dân tin tưởng, tôi thề sẽ không nói láo. Tôi sẽ đuổi dân di cư bất hợp pháp về xứ hết, xứ này chỉ nhận dân di cư hợp pháp như người Việt Nam giống cô. Anh ta thao thao nói về chuyện tranh cử. Trời chiều trở lạnh, tôi vội nói khéo: Ok, tôi sẽ suy xét lại. Chúc you may mắn nhé. Anh ta vói theo: Nè, cô lấy thêm vô sở đưa cho bạn bè của cô nhé. Ok, Ok..
Thế là điện thoại nhà tôi reng liên tiếp trong chiều hôm đó. Toàn là dân hàng xóm kháo nhau vụ Richard ra ứng cử Tổng thống. Bọn tuổi trẻ đồng ý là Richard đang bị chạm dây, còn mấy cụ trong xóm thì nói ối dào, mấy ứng cử viên toàn là dổm, tao bỏ phiếu cho Richard cho rồi. Tôi để mớ tryền đơn trên bàn trong sở, đám bạn đồng nghiệp đọc xong chọc là khu nhà tôi sắp lên giá vì có ứng cử viên Tổng thống ở cạnh nhà. Anh ta nhiệt tình mua mấy bích chương cắm đầy sân cỏ phía trước, dán biểu chương trên nóc nhà. Hàng ngày anh ta cầm biểu chương đi qua lại ở góc đường gây chú ý thiên hạ. Tôi nghĩ thầm tình trạng này kéo dài tôi phải kiếm nhà mới quá.
Sau khi ông Reagan thắng cử kỳ hai, Richard dẹp hết mấy bích chương, cuộc sống hàng xóm tạm yên như trước tuy thỉnh thoảng tôi vẫn bị bạn bè chọc về ông hàng xóm đặc biệt này.
Qua năm sau, một hôm trong thùng thơ tôi có tấm thiệp to. Ồ, ra là thiệp cưới của Richard! Vừa bước vô nha øđiện thoại reng ngay, dĩ nhiên là của Sophie tuy bây giờ cô đã ra trường và đang đi làm: Vi, You có tin được không" Nó lấy vợ đó. Không chờ tôi phản ứng, cô nói tiếp: Vợ nó là mail-order-bride từ Phi Luật Tân, bà Laura nói. Và cô kể tự sự chuyện này cho tôi nghe. Cô rất rành vì Má cô là bạn của bà Laura. Bà Laura là bạn thân của mẹ Richard. Trong thiệp mời tôi và gia đình di dự lễ ra mắt vợ anh ta thứ Bảy tuần tới. Dĩ nhiên tôi sẽ đi. Đi để mừng Richard từ nay an phận và phần tò mò muốn coi mặt cô dâu.
Cô dâu mới 19 tuổi, tên Kim, tươi cười đứng cạnh chàng rể quá 45 tuổi. Mẹ cô dâu còn nhỏ tuổi hơn chàng rể làm mọi người xì xào tuy bề ngoài ai cũng vui vẻ chúc họ trăm năm hạnh phúc. Cả bọn hàng xóm bàn tán: Tao cá là không lâu: 1 năm! Sophie đoan chắc. Cô roommate của Sophie nguýt dài: Hứ, tao nghĩ 6 tháng thôi. Ai mà ở được với ông lập dị đó. Tôi thầm nghĩ nếu cặp vợ chồng này qua khỏi hai năm đầu họ sẽ lâu bền hơn. Sau đó cả bọn ra về. Ai cũng nhẹ nhỏm vì Richard đã có người làm cho anh ta bận rộn, bớt nổi hứng bất tử. Tôi để ý thấy cô vợ rất đảm đang, cô lau chùi cửa kiếng chung quanh nhà, rửa xe, cắt cỏ vv.. . Thỉnh thoảng gặp cô trong chợ cô lịch sự gật đầu chào tôi, còn Richard trông rất vui vẻ, hạnh phúc tràn trề trên gương mặt. Có lần tôi thấy họ đi bộ, tay trong tay có vẻ rất tương đắc. Tôi mừng cho Richard, hy vọng hạnh phúc sẽ dừng chân lâu dài với anh ta.
Thời gian tuần tự trôi qua, một hôm đi làm về bỗng dưng tôi thấy Richard ngồi chờ trước thềm nhà tôi, vẻ mặt rất thểu não: Vi, cô ta đi mất rồi. Tôi tính nhẩm đúng 23 tháng, thôi chết rồi, nhưng tôi vẫn hỏi: Sao" Hai người gây gổ hả" Không, cô ta bỏ quần áo vô vali, nói goodbye và đi mất hồi sáng này. Mẹ cô ấy chở đi rồi. Tôi không hiểu gì hết và tại sao. Cô ta đâu có vẻ gì không vui với tôi"
Thấy anh ta khổ sở, tôi không nỡ nói thẳng là tại sao anh lại ngạc nhiên" Cô ta trả cái giá greencard bằng 2 năm cuộc đời của cô. Kim mới 21 tuổi, còn quá trẻ để.. . nhưng thôi, Richard sẽ tự hiểu. Tôi ngồi với Richard trên thềm 15 phút, biết rằng hai bên hàng xóm, các bức màn khẽ hở để khi tôi bước vào nhà điện thoại sẽ reng.
Sau đó tôi thấy Richard ốm xuống, buồn hẳn đi. Bài học tình yêu nặng nề kỳ này làm anh ta trầm lặng hơn, ít nói chuyện với ai khác. Anh ta hì hục cày, xới khu vườn và muà xuân kế tới, những cụm hoa hồng nở rộ rất đẹp. Coi bộ tuy không có duyên với hồng sống, nhưng anh ta rất thành công với hồng cây. Số trời định vậy biết tính sao hơn" Nhìn anh ta hì hục vun xới mảnh vườn, tôi chợt nhận thấy thật ra Richard cũng không khác tôi và những người đang sống trên đất Mỹ này mấy. Tôi thấm hiểu tại sao hàng triệu người Việt Nam liều thân vượt biển, bỏ tất cả để tìm tới bến bờ này. Chúng tôi muốn sống tự do; tự do phát biểu ý kiến vô bạo động, tự do tranh cử theo ý mình mà không sợ bị tù tội, tàn diệt bởi chính quyền. Cái căn bản nhân quyền tối thiểu mà biết bao dân tộc trên thế giới đang bị tước đoạt. Bởi vậy, tuy không ưa vấn đề chính trị, tôi tự nhủ mình phải tích cực tìm hiểu, tham gia vào các cuộc bầu cử để xứng đáng vơi sự hy sinh của bao nhiêu người đã mất mạng trên con đường tìm tư do. Phải duy trì căn bản tự do này để cho các thế hệ sau nữa. Tôi không còn thấy Richard bị "chạm dây" như tôi đã từng nghĩ, ngược lại tôi thông cảm với anh ta hơn.
Vài năm sau, cô em họ từ VN qua ở chung với tôị Mỗi buổi sáng cô đi bộ tới tiệm làm và sau đó bắt chuyến xe bus để đi học nghe Anh Văn cho quen. Một hôm, đi học về, cô càu nhàu: Ông Richard này kỳ quá. Mỗi bửa sáng ổng hay chào em, em lịch sự vẫy tay cười chào lạị Tự dưng sáng hôm qua ổng lái xe theo, cứ nói em lên cho ông ta chở. Em nói No, thank you hai ba lần mà ổng cứ ngừng xe và mở cửa nữa. Bực mình quá, em đóng cánh cửa cái rầm, nói No, thank you lần nữa rồi em bỏ đi thẳng. Tôi hỏi cô em: Thế sáng nay ông ta còn đi theo em hết" Cô em lắc đầu: Hết rồi. Hết luôn cả đứng chờ ngoài vườn vẫy tay chào như mọi bữûa, chị a. ï
Tôi ái ngại cho Richard hết sức. Chúc anh ta may mắn hơn trên còn đường tình cảm.

LÊ TƯỜNG VI

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,006,443
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến