Hôm nay,  

Cơm Áo Xứ Người

08/01/200400:00:00(Xem: 148701)
Người viết: Nhật Sơn.
Bài tham dự: 440-978-V4311203

Tác giả tên thật là Nguyễn nhật Sơn ,lần đầu tham dự viết về nước Mỹ và bài của ông cũng là bài cuối của giải thưởng Việt Báo năm 2003. Ông Sơn sinh1953. Cư trú tại Lawndale, California và công việc đang làm là là kinh doanh. Giải thưởng Viết Về Nước Mỹ từ ngày mai sẽ sang năm thứ tư và tổng số bài viết hiện chỉ còn ba tuần nữa là sẽ đạt số ngàn. Mong các bạn tiếp tục cùng viết và cùng đọc.
*
Chiều cao sàn nhà tôi vừa đúng ba gang tay đủ cho một người chui xuống dưới theo thế nằm. Người nhân viên của công ty diệt dán đã phát giác và thông báo cho tôi hay có một ổ mèo con mới sanh nằm trong góc hầm khi họ kiểm tra các đường mối mọt đục trong gổ dưới hầm sàn nhà. Nhưng họ không giúp tôi bắt chúng ra ngoài . Họ biện minh rằng vì sợ vi phạm chức năng việc làm của họ. Tìm cơ quan bảo vệ súc vật để gọi đến nhận đám mèo hoang vô chủ nhưng điện thoại chỉ để lại lời nhắn. Cuối cùng tôi phải tự chui xuống hầm để bắt chúng ra ngoài.
Năm chú mèo con khoảng chừng nửa tháng tuổi trông rất xinh xắn. Mỗi con lại có những màu sắc khác biệt . Con nâu,con trắng,con đen xen lẫn những đốm lông đen trắng. Bà vợ tôi thì có vẻ không vui trong lòng vì ám ảnh bởi câu người ta thường nói:"Mèo vào nhà thì khó, chó vào nhà thì sang". Trái lại đứa con gái mười tuổi của tôi sanh và lớn lên ở Mỹ thì reo hò và vui vô kể. Con bé đùa giỡn cả buổi trời với đám mèo con không biết chán.Mỗi con mèo lại được con gái tôi đặt cho mỗi cái tên riêng biệt theo vóc dáng và màu sắc của mỗi con. Bây giờ mỗi khi nhắc lại nó vẫn còn nhớ rõ mồn một tên từng con một.
Con tôi năn nỉ mẹ nó xin giữ lại để nuôi các con mèo nhưng vợ tôi nhất quyết không chịu. Vợ tôi cứ nghỉ rằng mèo sẽ mang lại sự xui xẻo cho mình. Hỏi thăm bạn bè thì nghe có một nơi nhận nhưng lại quá xa nơi nhà tôi đang ở. Tìm đến nhiều bệnh viện chăm sóc súc vật thì họ chẳng chịu nhận. Túng thế vợ tôi đưa ý kiến là tìm một nơi nào đó để vứt bỏ chúng. Nhằm lúc bải trường ,con gái tôi đi theo quan sát việc làm của cha mẹ. Con gái tôi ngồi băng ghế sau cạnh các con mèo với nét mặt buồn dàu dạu . Năm chú mèo con được đặt vào trong một thùng giấy lớn mở nắp và được bỏ dưới gốc cây râm mát vắng vẻ bên cạnh trường học. Tôi thì cứ thấp thỏm nhìn trước nhìn sau, cứ sợ ai đó nhìn thấy hay vô phúc lỡ cảnh sát thấy được thì lại bị ghép cho tội hành hạ súc vật.Khi xe lăn bánh và năm con mèo con nằm lại bên gốc cây cạnh lề đường thì con gái tôi oà lên bật khóc nức nở. Khuôn mặt thì đầm đià nước mắt và miệng cứ liên tục gào đến lạc giọng:" You are murderes". Vợ chồng tôi chỉ biết nhìn nhau yên lặng mặc cho con bé khóc thoả thuê. Đưa mẹ con vào tiệm của mẹ nó xong tôi quay người vội ra cửa như trốn chạy một tội lỗõi nào đó , cũng không dám nhìn mặt con . Nhưng chưa ra khỏi cửa, tiếng con gái tôi đã gọi giật ngược sau lưng:
-Dad ! Cho con đi theo với. Con muốn nhìn lại con mèo lần nữa !
Tôi quay người lại. Con bé nhìn tôi như một chờ đợi. Tôi hiểu được cái cảm giác của con tôi cũng như cái dụng ý của nó bây giờ. Nó thật sự lo lắng về sự sống chết của các con mèo. Tôi không thể từ chối. Tôi biết được tôi phải làm gì bây giờ. Mở cửa cho con lên xe xong, tôi quay xe lại chổ củ bỏ mèo theo hướng chỉ của con. Nó còn nhớ rất rõ. Bên gốc cây cạnh trường học , chiếc thùng giấy vẫn còn nơi đó. Xe vừa ngừng , con bé mở cửa xe chạy aò đến . Con bé nhìn vào thùng và đếm. Nhìn nét mặt rạng rỡ của con tôi biết năm con mèo con còn nguyên chưa mất con nào. Không cần hỏi ý kiến tôi , nó bê luôn thùng giấy đựng mèo chui vào băng sau. Nét mặt bây giờ đã vui trở lại và nó cứ liên tục vuốt ve, trò chuyện với các con mèo như thể một quí giá nào đó mất mát vừa tìm lại được.
Tôi lại phải chạy vòng vòng hỏi thăm chổ để gơỉ gắm các chú mèo . Cũng lại các bệnh viện gia súc của các thành phố lân cận nhà tôi. Lại cũng chẳng được. Tôi làm bộ gợi ý con gái là mang đến các chổ buôn bán chó mèo sẽ chắc chắn được, có khi lại bán được tiền. Con bé giẫy nẩy lên không chịu. Nó không muốn mèo của nó đem bán và cũng không an tâm giao mèo ở những chổ này. Phải mất khá nhiều thời giờ và cũng may cho tôi cuối cùng tôi đã tìm ra đúng chổ. Có một cơ quan có những người Mỹ già chờ xin những gia súc từ những ai không có điều kiện để nuôi hay vì một lý do nào đó như tốn kém tài chánh chẳng hạn. Năm con mèo con xinh xắn của con gái tôi được chiếu cố nồng nhiệt. Một người đàn bà Mỹ da trắng đứng tuổi trông rất sang trọng xin nuôi luôn cả một lúc năm con. Bà ta nài ép con tôi cho tiền nó nhưng nó cự tuyệt không nhận. Nhìn người đàn bà vuốt ve nâng niu các con mèo, con gái tôi đã thật sự an tâm và vui vẻ trở lại vì đã tìm được đúng người để gởi gấm các con mèo của nó. Chỉ còn có một điều còn ắm ức trong lòng là lúc ra về nó quên hỏi số phone của người đàn bà ấy để sau này hỏi thăm sức khỏe của các chú mèo. Mấy lần có dịp đi ngang chổ này con gái tôi cứ hỏi tôi vào tìm xin số điện thoại của người đàn bà ấy. Nhưng có ai còn nhớ ai là ai để chỉ cho mình.
Thời gian lại cũng lặng lẽ trôi. Đời sống kinh tế mỗi ngày lại mỗi khó khăn hơn. Tôi lại cũng chỉ có đứa con gái duy nhất. Cũng ráng cho con theo học trường công giáo tư không dám cho học trường ngoài. Dẩu sao tôi cũng đã xong đại học sư phạm ở Việt Nam, đời sống cơm áo xứ người quá nhiều bận bịu không có thời gian dạy dổ con. Bà vợ tôi thì cứ sợ " cha làm thầy , con đốt sách " thì khốn. Nên lại mùa hè năm nay con tôi không đi " day camp " ở trường cho bớt tốn kém. Nó phải theo mẹ ra tiệm làm móng tay của mẹ. Lại thêm một kỷ niệm nhớ đời trong tuổi ấu thơ của nó.


Tiệm làm móng tay của vợ tôi thuộc thành phố Los Angles, khu vực được xếp vào loại "red zone" không mấy an toàn . Chúng tôi đã kiếm cái sống trong vùng đất dễ chết ở nơi đây từ trước vụ bạo loạn đốt cháy thành phố L.A. Dân số tại đây hầu hết là người Mỹ da đen chiếm 3/4, số còn lại là người Mễ và rất ít người Mỹ da trắng. Có khi không có. Gần mười năm hơn cả chục lần cướp đến viếng tiệm mà vợ tôi vẫn kiên trì bám vùng đất này để sống. Chi phí bảo hiểm, việc học hành của con , tiền trả nợ nhà của nhà bank , mọi thứ bills đến choáng ngợp. Lắm lần chúng tôi muốn tìm địa điểm kinh doanh khác nhưng lại sợ không đủ lợi tức trang trải. Kinh nghiệm bản thân tôi bao nhiêu năm cho thấy người đàn bà Mỹ da đen vẫn thích làm đẹp móng tay nhiều hơn người phụ nữ Mỹ da trắng. Lại cứ phải kiếm sống trong nổi lo âu từng ngày. Tiệm nào thì cũng có cửa sắt điện để mở nhưng bọn cướp cũng có nhiều cách để len lỏi vào tiệm. Số nhân viên cảnh sát thì cũng chẳng đủ cung ứng tuần hành trong thành phố. Có khi cướp xong gọi cả hàng giờ mà cũng chưa thấy ma cảnh sát nào đến.
Con gái tôi lại phải theo mẹ ra tiệm mỗi ngày. Cho đến một chiều cuối tuần. Tôi thì bận công việc khác không thường xuyên ở đó. Tôi chỉ nghe vợ tôi thuật lại sự việc. Lúc này tiệm cũng hơi thưa khách. Chỉ độ vài người. Một người khách thanh niên da đen đến cắt da tay chân ở tiệm. Tên này cũng đã đến đây đôi lần nên vợ tôi cũng không thấy ngại mấy . Không may cho vợ tôi hôm ấy lại có một người khách chủ tiệm người Đại Hàn bán quần áo bên cạnh đến làm móng tay . Bà ấy mang đồ trang sức nhiều quá có cả nhẫn hột xoàn chuẩn bị đi dự tiệc buổi tối đã đập vào mắt của tên thanh niên ấy. Hắn nổi lòng tham và ra tay hành động. Cũng có thể hắn đã dự trù đến đây vài lần để quan sát công việc của tiệm. Sau khi làm xong, vợ tôi bấm cửa điện cho hắn ra ngoài . Hắn mở cửa lấy ngay bàn tay giả làm mẫu chận cánh cửa sắt nhập lại và móc súng ra cầm tay . Theo hiệu lịnh của hắn mọi người đều nằm cả xuống đất kể cả con gái tôi lúc này cũng đang ở ngoài phòng. Mọi người đều sợ hải từ người thợ đến khách. không ai có một phản ứng . Hắn cấm mọi người di động . Ai cải lời hắn sẽ bắn. Hắn lục soát tủ tiền của vợ tôi bên ngoài xong lại vào bên trong phòng. Tiện tay, hắn vớ luôn túi xách đựng đồ chơi của con gái tôi, hơn năm mươi cái games của con tôi mang theo ra tiệm để chơi.Cùng rất nhiều đồ chơi khác nằm trong túi xách. Xong hắn tháo luôn cả đồ trang sức của người chủ tiệm Đại Hàn lẫn tiền bạc của khách. Thời gian hành động của tên cướp chưa quá mười phút. Cũng may cho hắn là bên ngoài lại cũng chẳng có ai trông thấy. Cho đến lúc mọi người hoàn hồn trở lại thì hắn đã mất dạng.
Từ sau lần này tôi đã thấy được trong ánh mắt con tôi đầy nặng u buồn. Sau khi khóc cả buổi chiều nó đâm ra ít nói, bớt hiếu động và trầm lặng hơn. Con gái tôi có cái tính kỳ lạ là rất trân trọng các thứ đồ chơi của nó. Mọi thứ tôi hay mẹ nó mua sắm cho, nó coi như một kỷ vật. Con gái tôi đã tiếc nuối ngẩn ngơ và thảm sầu hằng cả tuần lễ. Nó chỉ hy vọng là cảnh sát sẽ thu hồi lại được tất cả đồ vật của nó sau khi đã lấy vài mẫu dấu tay của tên cướp . Nó cứ thăm hỏi mẹ nó từng ngày. Tôi thì chỉ biết là an ủi con lấy lệ. Làm sao có thể lấy lại được những gì mà tên cướp đã lấy mất. Từ sau lần này tôi không đưa con tôi ra tiệm. Nó đã cảm giác thật sự sợ hải. Những ngày hè còn lại tôi phải gởi con tôi ở các nhà chị họ hay cô dì của nó. Sự sợ hải đã ám ảnh cả trong giấc mơ của con tôi hằng cả tháng trời.
Rồi ngày nhập trường của con tôi trở lại . Nó đã đi học và không còn phải theo mẹ ra tiệm. Bây giờ nó có vẻ biết quan tâm và lo lắng nhiều hơn cho mẹ. Có ngày đông khách vợ tôi về trể, con gái tôi cứ gọi phone thăm chừng và dặn dò mẹ nó đủ thứ. Có đôi lần chở con ra tiệm đón mẹnó , cứ sắp đến khu vực của người Mỹ da đen thì nó cúi đầu thu mình nhỏ lại trong lòng xe. Cứ sợ chúng bắn. Trong trí óc non nớt của nó bây giờ là một thù hằn người da đen ghê gớm. Tôi không thể làm khác hơn cũng không thể giải thích cho con tôi hiểu được như nó đã luôn khuyên mẹ nó đổi vùng đất kiếm sống sau kỷ niệm đau buồn mà nó đã gặp. Hạnh phúc còn lại của chúng tôi bây giờ là sau giờ học của con và sau lúc ở tiệm về nhà. Vợ chồng ngồi quây quần bên nhau ăn tối , nói chuyện vui trong căn nhà ấm cúng, quên luôn đi cả một ngày mệt nhọc chạy theo cơm áo. Hạnh phúc thấy giản đơn nhưng phải đánh đổi bằng cả những chuổi ngày sống mệt óc lẫn lao lực để kiếm tiền. Tôi vẫn mãi ân hận một điều là đã lỡ cho con tôi gặp phải một ấn tượng buồn trong tuổi thơ của nó.
Hôm nay đón con ở trường về tôi đã thấy con tôi hình như hồn nhiên và vui vẽ trở lại. Con gái tôi đã nói cho tôi nghe một điều ở trường cô giáo mới dạy và nó học được. Một câu nói rất sâu sắc nhưng tôi hiểu dù con bé còn nhỏ nhưng nó đã cảm nhận được. Nội dung mang máng là nó đã không còn thấy buồn nữa. Cô giáo dạy cho rằng lời Chúa nói là đời sống nếu tồn tại lâu dài thì cũng sẽ không tránh khỏi có những mất mát. Mọi người ai cũng sẽ phải gặp điều ấy. Cũng không nên lấy điều đó làm buồn phiền mãi. Con gái tôi không diễn đạt được hết cái ý nghĩa cao siêu này nhưng tôi hiểu nội dung nôm na là như vậy. Tôi đã thật sự thấy vui vì cái buồn của con tôi đã vơi và tuổi thơ của con tôi hy vọng sẽ hồn nhiên trở lại. Chỉ còn một điều mong mỏi sau cùng là dù phải đánh đổi thế nào miễn sao đến một ngày nhìn thấy con thành người trong xã hội thì cũng đủ an lòng giả từ kiếp trả nợ đời được rồi.

NGUYỄN NHẬT SƠN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,996,168
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến