Hôm nay,  

Công Danh Lận Đận

10/06/200100:00:00(Xem: 206114)
Bài tham dự số: 02-268-vb0610


Trong một đêm dạo trong mạng lưới, tình cờ tôi vào trang của Việt Báo, đọc các mẩu truyện viết về nước Mỹ, thấy mỗi chuyện đều mang những sắc thái riêng biệtù. Người viết đã mang tâm tư cuộc đời của họ trên đất Mỹ diễn đạt trên bốn năm trang giấy.
Bản thân tôi cũng là kẻ vượt biên từ Vũng Tàu. Vào cuối năm 1980. Cha mẹ tôi,cũng như bao bậc cha mẹ khác, đã đau đớn để cho hai anh em tôi ra đi mong thoát được chế độ cộng sản, nơi những người con với cái lý lịch của bố làm cho chế độ Cộng Hòa sẽ không bao giờ có cơ hội phát triển.
Thật ra lúc đó tôi còn quá nhỏ để có một nhận định rõ ràng về chế độ mới. Tôi chỉ biết rất rỏ rằng: từ ngày “giải phóng” miền Nam, đồng bào tôi phải ăn cơm độn khoai đểå sống qua ngày và những đứa trẻ như tôi phải bỏ học để cuốc đất, trồng khoai phụ giúp gia đình.
Con tàu, sau ba ngày lênh đênh trên biển cả, đã đưa tôi đến trại ti nạn Pulau Bidong, Malaysia. Pulau Bidong là một hoang đảo nhỏ đã ấp ủ và che chở những thuyền nhân Việt Nam trên hành trình đi tìm tự do. Pulau Bidong, cũng như bao trại tỵ nạn khác ở các nước như Phi luật tân, Nam Dương, Thái Lan, đã để lại biết bao nhiêu kỷ niệm vui buồn trong cuộc đời lưu vong của bao nhiêu người Việt Nam, trong đó có tôi, trước khi được chấp nhận định cư ở đệ tam quôùc gia.
Sau hai năm sống vất vưởng qua các trại tỵ nạn: Từ Pulau Biong chuyển đến Kula Lumpua rồi đến Bataan, Phi Luật Tân, tôi đã đến Hoa Kỳ qua sự bảo lãnh của một môt người cô đã qua đây năm 75.
Những ngày tháng đầu tiên ở Michigan thật là vô cùng bở ngỡ. Thời tiết mùa hè ở đây mà tôi cũng cảm thấy lạnh. Đồ ăn, thức uống thì hoàn toàn xa lạ. Nhưng rồi cũng quen đi theo những tháng ngày đầu trên đất Mỹ. Tôi bắt đầu chuẩn bị ôn bài để đi học lại. Thật ra lòng tôi rất là lo lắng không biết mình có thể học nỗi không.
Ở Việt Nam tôi đã học hết lớp lớp chín, sau đó nghỉ học gần hai năm, ởû nhà đi bán cà rem hay làm rẫy để phụ giúp gia đình. Sau đó vượt biên qua bên đảo và ỏ các trại tỵ nạn gần hai năm nữa. Qua bên đây thì tuổi đã hơi lớn để vào trung học. Thấu hiểu hoàn cảnh của những đứa trẻ tỵ nạn như tôi nên nhà trường chấp nhận cho tôi được nhập học.
Những ngày tháng đầu trước khi nhập học, tôi ít khi bước chân ra khỏi nhà. Tôi lo sợ nên học ngày, học đêm. Đến nỗi dượng tôi phải rầy là tại sao cháu ít ra ngoài chơi cho nó khuây khỏa mà lại miệt mài học hoài ở dưới hầm nhà (basement) vậy. Tôi biết học như vậy là không tốt nhưng tâm trạng của một đứa trẻ xa gia đình, quê hương sống lưu lạc nơi xứ người. Tôi phải cố gắng để học hành để làm đẹp lòng hai đấng sanh thành ở quê nhà và làm gương cho đứa em đang sống bên cạnh tôi. Nó ra đi khi còn nhỏ quá và cần sự dìu dắt của người anh cả như tôi.
Những ngày hè rồi củng trôi qua mau chóng. Tôi và em tôi được bà cô tôi chở tới trường. Thằng em tôi thì có vẻ vô tư còn tôi thì trong dạ bồn chồn lo lắng. Buổi học đầu tiên quá nhiều bở ngỡ. Chung quanh tôi, những bạn học người bản xứ, đứa nào cũng cao lớn, mập mạp, khỏe mạnh. Còn tôi nhỏ bé, ốm yếu như hạc. Tôi cảm thấy lạc lõng trong lớp học.
Dạo ấy người á đông còn ít và nhất là ở vùng hẻo lánh Bắc Mỹ xa xôi này. Cả trường chỉ có hai anh em tôi và mấy đứa em họ là da vàng mà thôi. Sự học hành dể hay khó đều nhờ sức của mình. Không như những vùng người Việt đông đúc có chương trình song ngữ ở các trường trung học để giúp đở những học sinh gặp khó khăn về ngôn ngữ.
Hai tháng đầu tiên ở lớp mười thật là gian nan và đầy những chán chường, thất vọng. Mặc dầu tôi đã cố gắng trau giồi anh ngữ trong thời gian ở các trại tỵ nạn nhưng vẫn không hiểu được những gì thầy cô nói.
Vốn liếng anh ngữ tôi học được chỉ để giúp tôi lỏm bỏm đọc sách và tra thêm tự điển cho những chương học ở trường. Cách phát âm mà tôi học đươc từ các giảng viên Việt, Phi ở các trại ty nạn đã không giúp được tôi gì trong sự học hành.
Sự học của tôi cực khổ gấp mấy lần các bạn cùng lớp. Nếu gặp thấy cô nào viết lên bảng thì tôi còn hiểu; chứ gặp thầy cô nào giảng bài thao thao bất tuyệt thì tôi đành chịu. Tụi Bạn Mỹ chúng nó còn hiểu để mà ghi chép chứ tôi thì đành ngồi nghe như vịt nghe sấm. Tôi rất ngán những môn sử, văn học, kinh tế, sinh vật. Nói chung môn nào chữ nhiều thì tôi yếu. Cũng may nhờ có những người bạn tốt cho mượn tập chép lại nên tôi từ từ nghe va øhiểu được những gì thầy cô đãâ giảng. Sự học từ đó trở nên hứng thú đối với tôi.
Tôi đã quen dần sinh hoạt trong trường và bắt đầu có nhiều bạn mới. Những bở ngởû, rụt rè trước kia nay nhường chổ cho phấn khởi, vui tươi mỗi khi tôi cắp sách tới trường. Thắm thoát đã được bốn tháng ở trường, tôi bèn xin dượng tôi nói với trường cho tôi được nhảy lên lớp mười một. Tôi đã có niềm tin rằng mình có thể làm được. Tôi muốn ra trường sớm để rồi vào đại học hoc tiếp để có việc làm tốt hầu có thể giúp đở gia đình sau này. Nhà trường hơi phân vân nhưng sau cùng đồng ý với điều kiện là tôi phải thi đậu bài thi đại số lớp mười. Thầy toán tôi đưa bài đại số cuối năm của lớp mười cho tôi mang về nhà làm. Bài thi đó đối với tôi chẳng gì là khó bởi vì tôi đã học hết cuốn đại số lớp mười trong những ngày đầu vừa định cư trên đất Mỹ.
Thật ra mà nói thì chương trình học ở bậc trung học Mỹ tương dối dễ hơn ở Việt Nam nếu so sánh về các môn như toán, lý, hóa. Ngày hôm sau tôi mang lên cho thầy chấm. Thầy cho tôi 96 trên tổng số 100 và rất hài lòng cho tôi lên lớp. Tuy rằng tôi lên được lên lớp nhưng ngoài toán, lý hóa ra, những môn khác như lịch sử, văn học, sinh vật tôi vẫn phải ngồi lại với hoc sinh lớp mười. Bạn bè lớp mười một nom có vẻ chửng chạc và thích hợp với tôi hơn. Tất cả đều vui vẻ chào đón người bạn mới.
Thời gian thắm thoát trôi qua, hai năm miệt mài đèn sách với biết bao vui buồn của tuổi hoc trò nơi xứ người, cuối cùng tôi cũng ra trường với mảnh bằng cấp high school diploma. Tôi bắt đầu ghi danh vào đại học cộng đồng.
Mùa hè năm 1987 tôi được nhận vào làm cho một nhà hàng tầu mà tôi không ngờ rằng sau này nó đã cho tôi một cái nghề để làm và nuôi sống tôi trong suốt chặng đường mười mấy năm trời sống trên đất Mỹ.
Năm đầu tiên ở đại học trôi đi suông sẽ, tôi theo chương trình khoa học và sẽ tiếp tục chuyển tiếp tới đại học bách khoa khi hoàn tất các môn học đòi hỏi.
Tôi vừa làm bán thời gian ở nhà hàng vừa đi học nên thời giờ rất là eo hẹp. Chương trình ở đại học đều dạy theo sách vở và các bài tập cũng từ ở trong sách ra. Sinh viên chỉ cần tới lớp nghe giảng và ghi chép những gì giáo sư viết lên bảng. Về nhà làm bài do giáo sư đề ra từ trong sách. Lâu lâu có kiểm tra một lần những gì đã học và thi chung kết ở cuối khóa.
Thậm chí có những sinh viên thỉnh thoảng không đến lớp, ngoại trừ lúc thi cử. Giờ giấc các lớp thì uyển chuyển nên sinh viên có thể lấy lớp ngày hoặc đêm tùy theo thời khóa biểu của mình. Nói chung sự giảng dạy va giờ giấc ở đại học tương đối dể thở đối với kẻ ty nạn như tôi hơn là lúc còn ở trung học.
Ba năm sau đó, tôi đã học xong hết chương trình ở đại học cộng đồng và đã được chấp nhận vào đại học Kỹ Thuật Michigan ( Michigan Technological University), một trường chuyên về đào tạo những kỷ sư trong các lãnh vực như điện, cơ khí, hóa học, hầm mỏ, xây dựng, vân vân …


Dĩ nhiên vào được trường này phải có một số điểm (grade point average) là 3.2 trên 4.00. Tôi cảm thấy hãnh diện cho chính mình đã không bỏ phí bao năm đèn sách. Trong thời gian này, tôi đã trở thành đầu bếp của nhà hàng tầu.
Nhờ sự siêng năng và thật thà nên tôi đã được ông chủ tín nhiệm và chỉ dạy nấu nướng. Ông thường tâm sự với tôi rằng" ở Mỹ mà có cái nghề trong tay thì không lo gì chết đói". Vì vậy nên ông khuyên tôi nên học nghề nấu nướng để sau này nếu ra trường không có việc làm thì cái nghề này cũng giúp đở mình sống qua ngày. Tôi đã nghe lời ông chủ khuyên và cố tâm học hỏi nên chẳng bao lâu đã trở thành cánh tay trái nấu nướng đắt lực của ông chu.û
Đại học tôi sẽ tới xa xôi trên tận miền cực bắc Michigan ( gần Bắc Cực), từø thành phố nơi tôi cư ngụ đến đó phải mất tám tiếng đồng hồ lái xe. Tôi đành phải nghĩ làm ở nhà hàng sau ba tháng hè làm việc để để dành tiền đi học. Ông chủ tôi rất mừng cho tôi và hứa rằng tôi có thể về làm bất cứ lúc nào tôi thích.
Ngày tháng trôi qua ở trường Michigan Tech. là những ngày tháng đẹp đẽ đầy kỷ niệm không bao giờ tôi quên được của cuộc đời sinh viên ở Mỹ.
Ở đó tôi đã gặp được những sinh viên Việt Nam từ khắp nơi tụ họp về đây. Ở đó tình bạn đã chớm nở. Ở đó những tâm hồn của những đứa con phải lìa xa gia đình như tôi đã gặp lại nhau, chia sẽ cho nhau những mất mát của những tâm hồn xa xứ, giúp đở lẫn nhau trong việc học hành.
Ở đó có những đêm cuối khóa say khước bên những chai bia, tâm sự với nhau những vui buồn tuổi trẻ, chuyện học hành, nói với nhau nghe những mối tình vụng vặn trên xứ người, cùng tiếc nuối cho nhau những ngày tháng thơ ấu êm đềm lúc còn bên quê mẹ.
Ở đó có những ngày Quốc tế và lá cờ Việt Nam dương cao chính nghĩa đã phất phới bay cùng nhữõng lá cờ của các quốc gia khác, và bài qốc ca do các anh chị em Viet Nam hát trong ngày lể đã để lại trong lòng tôi một ấn tượng khó quên.
Những chướng ngại trong nghiệp bút nghiên của tôi đã bắt đầu từ đây. Cuộc đời vốn không bao giờ phẳng lặng như mặt nước hồ thu mà luôn luôn đầy những chông gai và thửû thách. Có lẻ thử thách lớn nhất của tôi là ở tại nơi này. Trình độ ở dây rất cao và nhà trường đòi hỏi tất cả các sinh viên phải đạt những thành tích đã được qui chế.
Năm đầu tiên tôi học rất khá, sang đến năm sau thì qua những lớp chuyên môn nên bài vở càng ngày càng khó khăn, thì giờ cũng bỏ ra rất nhiều để làm thí nghiệm và viết các bản báo cáo về các bài thí nghiệm. Nhiều lúc làm bài kết quả không được khả quan cho lắm. Nhiều lúc những môn học đạt điểm thấp phải lấy lại là chuyện bình thường. Đây là chuyện trỏ thành tự nhiên ở đại học. Nó cũng ví như đi thi hỏng thì đợi khóa thi sau thế thôi.
Tôi đã chứng kiến nhiều đứa bạn vì học hành không kham nên phải bỏ ngang. Trình độ đại học ở Mỹ thật ra rất khó khăn. Nhiều người Việt ta cứ tưởng là vô đại học rồi sẽ thành tài sau năm sáu năm học hỏi. Sự thật thì đó chỉ là bề mặt của cuộc đời và con người thì vốn dĩ hay chú trọng đến bề mặt thành công mà vô tình quên đi những bề trái là sự thất bại trong âm thầm lặng lẻ của người khác.
Nói tóm lại, sinh viên học sinh Việt Nam đã chưa chắc gì thông minh hơn những sắc dân khác. Sự thành công của họ vào những thập niên 80 phần lớn là nhờ chịu đựng trong gian khổ của những tháng ngày đi tìm tự do, đã vô hình tạo ra một sức mạnh thúc đẩy họ lập nghiệp và tiến thân nơi xứ người. Thêm vào đó, sự hiếu học và ý chí sắc đá muốn công thành danh toại để khỏi phụ lòng cha mẹ gửi gấm, đã tạo ra những kết quả trong học đường làm ngạc nhiên cả nước Mỹ về thành tích học đường của các học sinh, sinh viên Viet Nam.
Sở dĩ ít người biết đến những sự thất bại của sinh viên Viet Nam là vì những người thất bại luôn luôn là cái bóng mờ câm lặng bên sự thành công của kẻ khác. Họ cam mình rút lui vào cái bóng tối cuộc đời và không muốn ai biết đến sự thất bại của họ.
Tôi cũng nhiều lần thất bại trong các môn học và nhiều khi muốn bỏ ngang để đi làm nhưng nghĩ cho cùng thì con đường học vấn cũng như những chuyến tầu vượt biển đưa người Việt Nam ra khơi đi tìm đến những bến bờ tự do. Có tầu tìm đến bến bình an trong biển êm, sống lặng, có tàu tìm đến bến sau bao ngày chịu đựng sóng gió hãi hùng. Điều quan trọng là nó không quay lại, mặc cho gió bão, phong ba và cứ tiến thẳng trên hành trình đi tìm tự do.Và tôi đã dùng chân lý đó như là một phương châm trong những chuổi ngày khó khăn ở đại học.
Tôi đang học thì được tin gia đình được tôi bảo lãnh sắp sửa qua Mỹ. Với cuộc đời sinh viên hiện tại như tôi thì làm sao có đủ tiền để mua vé máy bay cho cả gia đình tôi gồm bốn người, mẹ tôi và ba đứa em. Cha tôi quyết định không đi vì người muốn ở lại để chăm sóc mồ mả ông cha và ở với đứa em còn lại đã lập gia đình.
Sau bao đêm suy nghĩ, tôi quyết định nghỉ học một thời gian cùng phụ với đứa em tôi lo cho gia đình qua đây và định cư trông những năm đầu tiên. Tôi trở lại nhà hàng tầu làm thợ nấu cho sư phụ tôi tức là ông chủ đã dạy tôi nấu nướng . Với tay nghề sẵn có, công việc nhà hàng đối với tôi không mấy khó khăn. Tiền lương hàng tháng của tôi và em tôi đủ cho gia đình tôi sống trong những ngày thoải mái ,êm ả trong không khí gia đình.
Hai năm sau, các em tôi dọn về Geogia với người em họ để đi học và kiếm việc làm ở đó. Mẹ tôi cũng đi theo luôn. Em trai tôi có công việc vững vàng và đã lập gia đình.
Môt thời gian sau, tôi quyết định về thăm quê hương cùng với em trai và mẹ tôi. Trong chuyến về quê hương đó, qua sự may mối của chú và lời khuyên bảo của nên lập gia đình của cha tôi. Tôi đã hứa hôn với một người con gái cùng quê và để lại sau lưng một mối tình phù phiếm bên Mỹ mà đã từng làm tôi đau khổ tôi một thời.
Sau khi trở lại Mỹ, tôi bắt đầu đi học lại. Với ý chí phấn đấu và niềm tin mãnh liệt, tôi đã vượt qua những thử thách của đoạn đường đã chọn. Tôi đã lấy được mãnh bằng cử nhân khoa học về ngành kỹ sư điện sau hơn một năm trời vất vả.
Giờ đây, tôi đang sống trong hạnh phúc gia đình với một đứa con trai kháu khỉnh. Ngẩm nghĩ lại chuyện công danh mà tôi cảm thấy bồi hồi. Những chặng đường mà tôi đã đi qua trong học đường và ngoài đời đều dạy cho tôi những bài học quý giá.
Tôi đã biết thế nào làcảm giác của sự thất bại và thành công trong cuộc đời. Tôi đã biết những sự thành công trên đời phần lớn đều do sự cố gắng và ý chí của bản thân mình. Thông minh, theo các tài liệu tôi đã đọc, chỉ là 5% tạo nên sự thành công của con người. Quan trọng nhất là chí hướng đeo đuổi tới cùng những hoài bảo của mình. Dù cho có thất bại cho tới bước cuối cùng thì âu cũng là "tận nhân lực, tri thiên mệnh" hoặc "lực bất tòng tâm" vậy. Dù sau cũng còn đáng hãnh diện hơn là bỏ cuộc nữa đường.
Ngẫm cho cùng thì chúng ta tất cả đều sẽ trở về cát bụi. Công danh sự nghiệp hay là tay trắng hoàn không, tất cả đều làtạm bợ.
Tôi đã sống và đã làm những gì mình muốn làm và không bao giờ hổ thẹn những chặng đường mà mình đã đi qua. Tôi nghiệm được một điều là làm người sống trên đời điều quan trọng là tình cảm của con người đối với nhau mới là vĩnh cửu.
Công danh, sự nghiệp có thể cho ta đứng ở một vị trí nào đó trong xã hội, no cơm ấm áo và có thể làm người khác kết thân để thơm lây nhưng nó không là gì cả để quyết đoán về phẩm giá và tình cảm của một con người.
Một chiều xuân 2001

Westland ,Michigan
Trần Anh Khoa

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,996,168
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến