Hôm nay,  

Hạnh Phúc

05/01/200100:00:00(Xem: 194979)
(Bài tham dự số: 150\VB1021)

Với truyện "Đứa Con Lai" và tự truyện "Cha con tôi và đất nước Hoa Kỳ", tác giả Helen Le đã được ban giám khảo giải sơ kết chọn để sẽ trao tăng giải thưởng danh dự.

Là con một gia đình HO, Helen Le đã tốt nghiệp bác sĩ dược khoa và hiện làm việc tại Microbiology-Healthcare, Orange County. Sau đây là bài viết mới nhất của bà, viết với tấm lòng hươ1ùng về trẻ em khốn khổ tại quê nhà.


"Bên ta đang có em,
Hương về em...
Quê hương thiết tha..."

Tiếng hát từ cassete vọng ra như hòa chung niềm vui với cái bận rộn của gia đình tôi vào ngày thứ bảy cuối tuần.

Hơn cả năm để dành dụm tiền heo đất, thuốc men, đồ dùng để mang về cho các trẻ mồ côi, người tàn tật, cũng như đồng bào bão lụt miền Tây Việt Nam...

Tôi ghi chép lại, list các thứ trong từng thùng Khoa- chồng tôi- và hai con cu con phụ bố gói, xếp và đóng thùng.

Nhìn hai anh em cu Việt, cu Nam chúm đầu vào nhau kể lại nguồn gốc con gấu nhồi bông Ted Bear cha, Ted Bear con, chiếc xe lửa điện, chiếc tàu bay...bố mua, hay mẹ, hay ông bà cho vào sinh nhật năm nào, trước khi gói xếp vào thùng. Hai vợ chồng tôi nhìn nhau cười sự ngây thơ dễ yêu của hai con tôi. Chúng quá vô tư, chưa bao giờ biết sự thiếu thốn về vật chất cũng như tinh thần như những đứa trẽ nghèo khó ở Việt Nam. Nhìn lũ con, tôi chạnh lòng nhớ lại những ngày năm xưa.

Khoa cũng như tôi sinh ra và lớn lên ở dất nước Việt Nam quanh năm chinh chiến. Hết giặc Tàu, đến giặc Tây, đến khi đất nước chia đôi hai miền vĩ tuyến... Có lẽ những ngày tăm tối, đói nghèo nhất mà vợ chồng tôi trãi qua là những tháng năm duới bàn sắt cai trị của Cộng sản. Với chủ nghĩa xã hội hay "chủ nghĩa xếp hàng", cả nước từ bắc chí nam đều đói khổ, (trừ tầng lớp đỏ thống trị) đứng xếp hàng từ sáng đến tối để đong vài cân gạo đỏ độn bo bo, khoai mì, và ngày cả từng cuộn chỉ, que diêm, xà bông... cũng xếp hàng mua. Cộng sản dùng chính sách nắm xiết bao tử để cai trị người dân. Hình ảnh mẹ tôi rơi nước mắt nhìn lũ con vét cháy nồi cơm bo bo ăn với ít nắm quẹt ngày nào, hình ảnh ba tôi đói rách trong ngày đầu gặp ở trại tù Thanh Hóa (sau 1975 hơn bốn năm sau, Cộng sản mới cho gia đình tiếp tế những sĩ quan cải tạo) mãi mãi trong ký ức tôi.

Chính sách ngu dân, độc tài đảng trị đã làm mất lòng dân trong cũng như ngoài nước. Từ bắc chí nam, chẳng người dân nào còn tin lời nói của Bác và Đảng. Ai nấy bảo nhau, "đồng bào đừng có no, đã có Đảng và Nhà nước no"! Đúng thế, chỉ có tầng lớp cán bộ đỏ ăn trên ngồi chốc là "no" cơm, ấm áo, còn tất cả người dân còn lại chỉ sống trong đói khổ, lùi dật bước tiến văn minh của nhân loại.

Căm thù chế độ Cộng sản đảng trị, nhưng có lẽ không những chỉ mình tôi, và hầu hết đồng bào ở hải ngoại đều chạnh lòng xót xa khi nghĩ đến những đứa trẻ mồ côi, lạc loài trên đường phố, những người già tàn tật, trẽ em khiếm khuyết hay những người cùi nghèo đói, bị xã hội, tách rời, nhất là dưới chế độ Cộng Sản, họ dường như bị bỏ quên bên lề xã hội. Không thuốc men, không chốn nương tựa, không có cơm ăn, áo mặc. Tất cả là số không, trước mắt họ hoàn toàn là bóng đen tối, không có lối thoát!

Trước tình thế đó, nhiều chùa chiền, nhà thờ, hội từ thiện Mỹ, Việt khắp nơi trên thế giới đã đứng lên quyên góp gửi về giúp đồng bào nghèo đói Việt Nam.

Tôi và các bạn hữu trong nhà thương cũng góp một bàn tay trong công việc từ thiện đó. Mỗi năm một người đi về Việt Nam và mang theo thuốc men, quần áo, đồ chơi, kẹo bánh, tiền thu góp về phân phối tận tay trẻ em mồ côi, người già nghèo khó, cũng như tới tay những người cùi, trẻ em khiếm khuyết bất hạnh...

Mỗi chủ nhật, cu Nam dậy thật sớm, chạy ra sân lượm báo Register vào. Hai anh em lại chúi đầu đọc các tờ quảng cáo mua hàng không mất tiền "free after rebate". Hai anh em reo hò lên khi cắt được nhiều coupon mua không mất tiền cho ba mẹ.

"Ba, mẹ ơi, tuần nay họ cho không viết nguyên tử, sách vở, kem đánh răng, bàn chải nhiều quá mẹ ạ", cu Nam, cu Việt chạy vào bếp giơ cao tờ báo khoe với ba mẹ. Nhìn ánh mắt vui sướng của hai con, vợ chồng tôi cảm thấy hạnh phúc vô ngần! Cả nhà mình thật vui, mọi người góp một bàn tay giúp đỡ những người khốn cùng.

Cứ mỗi tháng gia đình tôi cũng như các bạn hữu trong nhà thương mua được hơn 4 ống kem đánh răng, bàn chãi, thuốc men, nhiều đồ linh tinh khác không mất tiền bằng cách dùng coupon trong báo (free after rebate - trả tiền trước và lấy lại sau, chỉ mất ít tiền thuế tax). "Tích tiểu thành đại", chúng tôi thu thập được hơn trăm thứ vào cuối năm.

Không những dùng coupon mua đồ không mất tiền, chúng tôi còn tiết kiệm được nhiều tiền trong mua sắm quần áo, lương thực hàng tuần. Mỗi tuần đi chợ dùng coupon, gia đình tôi tiết kiệm được $10. Tiền tiết kiệm ấy, tôi cho vào heo đất của hai cu con và bảo chúng để dành dùng vào việc hữu sự.

Tuần rồi đi học tiếng Việt ở chùa Hương Tích về, hai anh em xin mẹ $20 lấy từ heo đất ra để giúp đồng bào bão lụt miền Tây Việt Nam. Hai vợ chồng tôi rất tán đồng với ý niệm thương người của hai con và hưởng ứng góp thêm vào $30.

Cách đây hơn một năm tôi và Việt - cu con lớn về Việt Nam mang theo được năm thùng hàng hóa về giúp những người già, trẻ em mồ côi.

Hai mẹ con theo chân một vị bác sĩ về hưu và các cô y tá thiện nguyện bệnh viện Nguyễn Trãi đến chùa viện mồ côi Diệu Giác (*) quận Bình Thạnh.

Lần đầu tiên đến thăm viện mồ coi, cu Việt tỏ ra rất thích và xúc động khi nhìn thấy những đứa bé còn đỏ hỏn đã bị bỏ rơi nơi cửa chùa.

Chúng tôi thật khâm phục tấm lòng bác ái của các sư cô, cũng như những bà mẹ bão mẫu, vị bác sĩ già và cô y tá. Họ đã không quản ngại nghèo khó, làm việc không lương đã bỏ công sức để chăm sóc và nuôi dưỡng bằng tấm lòng nhân đạo của người dân trong nước cũng như một số ít người nước ngoài.

Cứ mỗi thứ năm, vị Bác Sĩ già lại lái chiếc xe cũ kỹ của ông chở hai, ba thùng súp thịt loãng, cơm trắng và trái cây, kem que xin được từ các vị có tấm lòng quãng đại ở chợ, tiệm ăn...Lũ trẻ đứng xếp hàng thứ tự vỗ tay reo hò khi thấy các vị ân nhân tới mang đồ ăn.

Nhìn lũ trẻ ngồi ăn ngon miệng, đứa lớn đút ăn đứa bé, cu Việt con tôi nhìn chúng rất tò mò và hỏi nhỏ vào tai mẹ liền hồi, "Mẹ, sao các em bé khổ quá vậy mẹ" Con thấy đứa lớn mới hơn bốn tuổi phải đút ăn cho đứa bé bên cạnh. Chúng chỉ ăn cơm với canh bí loãng với tí thịt bằm, sao đủ ăn hở mẹ"" "Hai đứa một que kem, làm sao mà ăn hở mẹ"", và nhất là khi thấy vị bác sĩ và cô y tá phụ mổ sống đứa trẻ lên bốn dẫm vào mãnh chai, ngón chân cái sưng tướng như trái ổi, rên khóc đau thảm thiết, cu Việt con tôi ôm chầm lấy mẹ nước mắt vòng quanh. Thật tội nghiệp con tôi, từ tấm bé đến giờ chưa bao giờ con tôi nhìn thấy cảnh mổ da xé thịt sống! Cũng vì không bạc, không tiền, không giấy tờ hộ khẩu để đi nhà thương.

Có đến những nơi chốn này chúng ta mới thấy cái khổ, cái nghèo đói vô cùng của đồng bào ta. "Máu chảy ruột mềm"! Chẳng có ai muốn sanh ra dưới một ngôi sao xấu! Chẳng đứa trẻ nào muốn là đứa trẻ không cha, không mẹ, không nơi nương tựa! Tất cả vì hoàn cảnh xã hội. Lớp người cai trị quá ngu dốt, không biết dùng chất xám, nhân tài của đất nước làm lãnh đạo, đưa cả nước đến đường cùng của nghèo đói. Biết bao căn bịnh của xã hội đói nghèo sinh ra, đĩ điếm, trộm cướp, xì ke, ma túy, bịnh Aid (HIV) tràn lan.

Biết bao đứa trẻ mẹ sanh ra rồi vứt chúng trước thềm của chùa hoặc vào thùng rác. Và thật là chua xót, đau đớn cho những đứa trẻ lọt lòng mẹ và mang những mầm bệnh quái ác do cha mẹ ăn chơi trác táng. Tất cả cũng vì đói nghèo, cũng vì mãnh lực đồng tiền, biết bao cô gái dấn thân vào lối sống thiêu thân!

Hơn 2 tuần đi từ Nam ra Trung, hai mẹ con tôi theo đoàn thiện nguyện do chùa Trần Quốc tổ chức đã đưa đến tận tay những người nghèo khó chút quà. Dù rằng chỉ là như hạt mưa sa vào cơn nắng hạn, nhưng tất cả chúng tôi rất vui khi xoa dịu phần nào nỗi thương đau của đồng bào mình.

Về lại Mỹ, cu Việt liến thoắng kể đủ mọi chuyện ở trại mồ côi, nhà tạm trú trẻ em khiếm khuyết...cho cha và em cũng như các bạn trong lớp học nghe.

Cu anh mỗi lần thấy cu em không ăn hết dĩa đồ ăn, lại nhằn em, "biết bao đứa trẻ mồ côi đang đói ở Việt Nam, chúng thèm nhỏ dãi miếng ăn của em đó!" Cu em thấy anh nói như khóc, phải cố gắng ngồi ăn cho hết.

Vợ chồng tôi cũn khuyên chúng, "bên này đồ ăn, đồ uống, đồ dùng quá dư thừa, nhưng các con đừng thấy thế mà phí phạm. Các con hãy nghĩ đến những đứa trẻ đồng tuổi với các con còn ở bên quê nhà đang khốn khó, thiếu ăn, thiếu mặc, không đủ sách vở đến trường. Các con cố gắng học hành thật giỏi, lớn lên kết hợp với lớp trẻ trong và ngoài nước kiến tạo lại đất nước Việt nam thịnh vượng, hạnh phúc trong tự do dân chủ".

Dù bận rộn với đời sống quay cuồng như cơn lốc ở Mỹ, Khoa và tôi cũng cố gắng thu xếp thì giờ đưa các con đến trường Việt ngữ cuối tuần, dạy bão chúng tiếng Việt hằng ngày, và hai anh em chúng thay phiên nhau đọc báo tiếng Việt ngữ cho cả nhà nghe mỗi tối.

Ngày chủ nhật hàng tuần mấy con tôi lại cắm cúi cắt những coupon và theo chân bố mẹ đến các chợ Mỹ mua đồ không mất tiền (free after rebate) gửi về cứu giúp đồng bào ruột thịt nghèo đói bên quê nhà, hoặc để dành tiền vào heo đất từ các coupon mua đồ rẻ ở chợ.

Xếp xong mọi thứ vào thùng, cu Việt nhắc mẹ, "Mẹ ơi, tối thứ sáu tuần tới đưa ba và em ra phi trường về Việt Nam mang quà đến những người nghèo, rồi sáng thứ bảy, mẹ và con nhớ dậy sớm để tới kịp "The Memory Walk" ở Spectrum-Irvine nhé mẹ"

Ồ, con tôi nhắc tôi mới nhớ tuần sau hai mẹ con sẽ tham gia với cộng đồng Việt cũng như Mỹ, Mễ, các sắc dân khác đi bộ ba dặm để thu tiền gây quỹ chữa bịnh mất trí nhớ (national fundraiser for Alzheimer's disease).

Tôi rất phục những người dân ở đất nước Mỹ, dù bận rộn công việc cả tuần lễ, nhưng họ vẫn thu xếp giờ giấc tham gia đông đủ vào các buổi gây quỹ cứu trợ trẽ em khuyết tật, giúp đỡ những người sa cơ lỡ bước, không nhà (homeless), nhất là đóng góp vào các quỹ dùng trong việc nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, y tế, ngăn ngừa, chữa bịnh ung thư (cancer), mất trí nhớ (alzheimer), hoại huyết (leukemia), Aids...

Mỗi lần coi trên báo hoặc tivi thông báo cần sự giúp đỡ cho ca mỗ khẫn cấp một người nghèo hay một đứa trẻ nào, là người dân trên 52 tiểu bang Hoa Kỳ gọi phone Hot Line đến các cơ quan từ thiện xin đóng góp ít nhiều ngay. Câu phương châm "Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ" đã được áp dụng triệt để trên đất nước tự do Hoa Kỳ!

Bảng sign (dấu ký hiệu) của các hội thiện nguyện Hoa Kỳ là hai, ba, bốn, năm bàn tay để chồng lên nhau. Góp công, góp của, góp một bàn tay chung sức nhau làm là mục đích của các cơ quan từ thiện.

Đất nước Hoa Kỳ chỉ mới thành lập trên hai trăm năm. Với nền tự do dân chủ đúng nghĩa, nhà nước, trân quí chất xám của tất cả người dân-đủ mọi sắc dân sống trên 52 tiểu bang Mỹ quốc, biết bao thành công khoa học kỹ thuật, y tế đã được phát minh. Cũng với quan niệm sống tương quan thân ái đã đưa đất nước Hoa Kỳ trở thành cường quốc văn minh nhất thế giới...

"Mẹ ơi, ba và chúng con đã đóng xong 5 thùng hàng hóa mang về quê nhà giúp những người nghèo khổ." Tiếng cu Việt nhắc tôi trở lại hiện thực.

Nhìn hai con mồ hôi dẫm ướt áo, tôi thấy thương quá! Niềm hạnh phúc gia đình đang tràn ngập trong tim tôi.

Tôi xin cảm ơn đất nước Hoa Kỳ, quê hương thứ hai của gia đình tôi. Nơi chốn tỵ nạn của cả gia đình tôi. Đất nước Hoa Kỳ đã cho anh em, con cháu chúng tôi nhiều cơ hội để học hỏi, làm việc, gặt hái nhiều thành công.

Ước muốn một ngày gần đây, đất nước Việt Nam sẽ thoát khỏi gông cùm Cộng sản, gia đình tôi sẽ trở về đóng góp một bàn tay, xây dựng quê hương hòa bình, tự do, dân chủ thực sự. Đồng bào ta ai cũng đầy đủ cơm ăn, áo mặc. Cái đói, cái nghèo, cái dốt sẽ được xóa tan!

(Chùa Diệu Giác- viện mồ côi hơn trăm đứa trẻ đang rất cần đến sự giúp đỡ của các vị từtâm, Địa chỉ: 6/10 Trần Não- Bình An- Q2- Saigon - Việt Nam hoặc vào email search Diệu Giác Orphanage).

HELEN LE

Ý kiến bạn đọc
22/07/202004:38:22
Khách
Tại sao sống ở Hoa Kỳ lại viết sai;khi cho rằng nước này có 52 tiểu bang. Đây là lần thứ hai tôi thấy trên Việt báo. Ở Úc, một nhà báo rất nổi tiếng cũng sai lầm tương tự. Tôi viết thư cho Ông, và thư đã tới tay, nhưng vì tự ái vÔn Ông không trả lời. Lẽ ra Bạn tuyển chọn bài "Viết cho nước Mỹ" phải liên lạc với tác giả để chỉnh sửa trước khi đăng lên.
Cảm ơn Việt báo và những tác giả "Viết về nước Mỹ".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,027,050
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến