Hôm nay,  

Chuyện Tản Mạn

09/09/201500:00:00(Xem: 12320)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 3619-17--30109vb4090915

Tác giả tham gia Viết Về Nước Mỹ từ 2002. Là môt sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Greenville, tiểu bang South Carolina, ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 13 năm qua. Sách đã xuất bản: "Hành Trình về Phương Đông" và "Within & Beond" do tác giả viết bằng Anh ngữ. Năm nay, ông vừa cùng gia đình bay 5000 dậm từ miền Đông về California dự họp mặt và nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài gần đây nhất của ông là “Cháu Gái Hát Ô và Ông Bà Bill Gate”.

* * *

blank
Nhân vật trong bài viết “Cháu Gái Hát Ô...”, Doctor Hoa Ngọc Nguyễn, từ Loma Linda University Medical Center tại San Bernardino County cùng chúng tôi dự họp mặt VVNM.

Chuông điện thoại reo lên điệu nhạc quen thuộc nhấc máy lên tôi nghe thấy tiếng chú em thân mến ở phía bên kia đầu giây:

- Ngày 16 tháng 8 năm 2015 em sẽ đáp phi cơ qua thăm anh.

Tôi “Ớ” lên một tiếng. Thấy thế chú em tôi bèn hỏi:

- Bộ anh có hẹn rồi sao?

Không. Anh không có hẹn với ai cả.Anh chỉ lạ một điều bây giờ mới tháng 6 mà em đã mua vé rồi, sợ có hơi sớm chăng. Vì từ lúc này đến ngày chú tới chơi còn quá xa nên e có nhiều thay đổi!

Lúc trả lời, tôi không ngờ là tôi sẽ được mời đi Cali nhận Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm 2015.

Tôi chỉ linh cảm chuyện gì đó sẽ xảy ra mà tôi không biết và vào ngày 16/08/2015 tôi sẽ không có dịp gặp chú em của tôi thế thôi.

Thời gian qua mau! Đùng một cái. Vào ngày 24 tháng 6 năm 2015 tôi nhận được thiệp mời của Việt Báo để tham dự “Họp Mặt Phát Giải Thưởng VVNM năm 2015.”

Trong số các tác giả tham dự VVNM, được Giải, thì riêng Trường Sinh Ngữ Quân Đội, đơn vị cũ của tôi tại Việt Nam trước 1975, có 4 người:

Người đầu tiên là anh Trương Tấn Thành với bài “Bà Mẹ Hoa Kỳ”

Người thứ hai là anh Lê Hoàng Ân với “Bài Nói Chuyện Của Một H.O.”

Người thứ ba là anh Phạm Công Lý với bài “Cõng Vợ Đi Trả Nợ”

Người thứ tư là tôi, Sao Nam Trần ngọc Bình, với bài “Chồng Mỹ Vợ Việt”

Khi tham gia mục “VVNM” từ năm 2002 tôi chỉ nghĩ đây là thú tiêu khiển cho qua những thì giờ rảnh rỗi.

Thường thì tôi chỉ viết theo cảm hứng, không đặt mục tiêu phải đạt tới. Có thể vì vậy mà bài của tôi cứ “thường thường bậc trung” hoài nên bây giờ mới “lượm” được giải, nếu nói đùa như anh Lý trong Mục “Ý Kiến Bạn Đọc.” Cũng vì vậy mà một anh bạn văn sành sõi, nhiều kinh nghiệm trong trường văn, trận bút, đã nhỏ nhẹ góp ý là khi tôi viết thì nên đi thẳng vào đề tài như người người Mỹ vẫn nói “Dont beat around the bush,” hay như người Việt ta vẫn nói “Đừng vòng vo Tam Quốc.”

Vậy mà rồi giải thưởng cũng tới. Trước khi được báo tin trúng giải mấy ngày, con tôi hỏi có đi Cali chơi không, tôi cho con tôi biết có lẽ không vì đâu có chuyện gì mà phải đi Cali.

Được dịp đi chơi mà lại nhận Giải Thưởng nữa thì còn gì thú cho bằng!

Vậy là cuối cùng tôi quyết định cùng gia đình đi Cali để có cơ hội tham dự.

Tôi có mặt trước 4 giờ chiều tại Nhà Hàng Moonlight Restaurant. Trước mặt tiền nhà hàng ở trên cao là một tấm băng dài màu trắng chạy ngang với dòng chữ màu xanh dương nổi bật “Họp Mặt VVNM Năm 2015.”

Vừa mới bước vào thì đã thấy các cô phụ trách tiếp tân với áo dài màu xanh da trời đi đi lại lại nhộn nhịp. Phía bên tay phải là nơi trải thàm đỏ để khách tham dự chụp hình kỷ niệm

Tôi tới quầy Tiếp Tân yêu cầu cho tôi cái bảng tên thì được cô phụ trách trao cho cái bảng tên màu đỏ để ghim vào túi áo.

Cách đây 45 năm khi tôi được đi du học Mỹ để theo học khóa “Giảng Viên Anh Ngữ” tại Viện Ngữ Học của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ ở Lackland, TX, tôi được phát một cái Bảng Tên có sẵn cái kim băng dính chặt ở mặt sau dùng để gắn vào túi áo trước ngực.

Còn bây giờ không cần dùng kim băng nữa mà thay vào đó là miếng sắt hình chữ nhật dính thật chắc ở mặt sau. Muốn đính Bảng Tên lên túi áo thì chỉ cần dùng miếng plastic có 3 cục nam châm rất mạnh để giữa lớp vải của túi áo và mặt sau của Bảng Tên là xong.

Cứ theo như tôi biết thì người Mỹ lúc nào cũng nghĩ tới sự an toàn trước tiên dù chỉ trong cái tầm thường nhất như cái Bảng Tên.Lý do họ không muốn bị cái đầu nhọn của kim băng “lỡ” đâm vào tay.

blank
Sao Nam Trần Ngọc Bình và các tác giả Khôi An, Donna Nguyễn, Phương Hoa.

Người Mỹ khi làm gì thì đều nghĩ đến câu “Safety first.”(An toàn trước hết)

Người Việt ta cũng thường hay nói như thế mà lại không tìm cách áp dụng vào đời sống thực tế hàng ngày thí dụ như cái máy ép nước mía tại Saigon hồi trước cái ngày chết tiệt 30/04/1975. Cái máy này không an toàn vì không có cách bảo vệ người xử dụng,vì có thể trong lúc nào đó thay vì ép mía thì lại ép cái tay của người ép mía chơi cho vui!

Còn cái máy ép nước mía ở các tiệm bán nước mía ở Little Saigon hiện nay đã được chế tạo để bảo vệ bàn tay của người xử dụng!

Thì ra nước Mỹ không phải chỉ tiến bộ trong việc lên Mặt Trăng còn tiến bộ cả trong đời sống bình thường nữa. (Ấy, tôi lại “vòng vo tam quốc” rồi, xin trở về hiện tại).

Khi tôi hỏi một trong những cô Tiếp Tân số bàn của tôi thì Cô này mau mắn dẫn tôi đến số bàn đã định.Tôi hết đi ra lại đi vào để đón khách mời của tôi và hướng dẫn họ đến đúng số bàn đã định sẵn.

Trước ngày họp mặt, Việt Báo có phổ biến bài Cháu gái HO. và Ông Bà Bill Gates, kể về chuyện cháu Hòa, cô út của một ông bạn đến Mỹ năm 1994, theo diện HO 28, nhận được học bổng toàn phần của Ông & Bà Bill Gates. Nhờ học bổng này, cháu đã thành tài, hiện là Doctor Hoa Ngọc Nguyễn, làm việc tại Loma Linda University Medical Center tại San Bernardino County, một bệnh viện hàng đầu của California. Nhân dịp này, tôi có hẹn cháu Hòa cùng đến dự Viết Về Nước Mỹ cho vui.


Khi tới nơi, cháu Hòa nói cháu từ chỗ làm khá xa lái xe tới, xin phép vào phía trong để thay bộ đồ khác cho thích hợp với khung cảnh của buổi lễ trao giải. Lúc trở ra cháu hoàn toàn là một cô gái Việt tha thướt dịu dàng trong chiếc áo dài Việt Nam! Quả thật chiếc áo dài của người Việt ta có tài làm cho người mặc trở nên xinh đẹp, duyên dáng hơn.

Trong buổi họp mặt, tôi cũng đã có dịp giới thiệu cháu với nhà thơ Trần Dạ Từ. Anh Từ vui khi biết dù đến Mỹ năm 7,8 tuổi nhưng cô út Hòa nay vẫn nói và viết tiếng Việt rất tốt, anh thân mật bảo cháu cố thu xếp thì giờ viết bài, chia sẻ kinh nghiệm học tập của cháu cho lớp trẻ. Cháu Hòa lễ phép nói “Thưa bác, con sẽ viết.” Tôi hy vọng nay mai sẽ có bài viết của cháu Hòa.

Đây là lần đầu tiên tôi tham dự họp mặt Viết Về Nước My, ít kinh nghiệm nên không đi tới đi lui để tìm gặp các tác giả mà mình mến mộ, nhưng trong dịp này tôi đã có dịp gặp được Bà Phương Hoa. Tôi rất thích bài viết của Bà nên đã mở một hồ sơ để lưu trữ khi tôi thấy có bài nào mới của Bà đăng trên Vietbao online.

Chuyện thật giản dị tôi tặng quyển“Within&Beyond” của tôi cho “Museum of the Forgotten Warriors” của Ông Dan ở Thành Phố Marysville nơi Bà đang dạy học thì quyển này bị lạc đâu mất, Ông Dan bèn nhờ Bà hỏi dùm nên chúng tôi mới có dịp biết nhau.

Người thứ hai mà tôi được gặp là Cô Khôi An. Cô thuộc lớp trẻ lớn lên ở Mỹ và thành công về nhiều phương diện như kỹ thuật, văn chương, nghệ thuật. Ít người có nhiều khả năng như Cô!

Tôi còn được gặp tác giả Donna Nguyễn cũng về từ miền Bắc Cali. Trường hợp của các cô thật đúng như trong câu “Tài sắc vẹn toàn.”

Người thứ tư mà tôi có duyên được gặp là Bà Song Lam đến từ New Jersey. Bà cho biết năm nay Bà tự đi qua Cali để tham dự dù rằng năm ngoái Bà đã đi rồi.

Tôi cũng có dịp được gặp Ông Nguyễn Xuân Nghĩa thật sự bằng xương, bằng thịt vì trước đây tôi chỉ gặp được Ông Nghĩa “ảo” trên Người Việt TV cũng “ảo” luôn khi Ông giải “ảo” cho bà con thấy sự thật của nhiều vấn đề thời sự.

Tôi cũng có dịp gặp cô ca sĩ Khánh Ly với giọng ca Liêu Trai, vượt thời gian nổi tiếng với những bài ca của Trịnh Công Sơn.

Tôi còn được may mắn ngồi chung bàn với con trai của một tác giả trúng giải. Tác giả này bận đi xa không đến tham dự được nên cho anh con trai đi thế.

Khi nói chuyện với bà xã của anh tôi mới biết bà này không phải là người Việt. Tôi có kể với anh chuyện vui khi tôi mới qua Mỹ, được mời đi ăn đám cưới ở San Diego, có dịp gặp một bà mẹ có hai đứa con lai Mỹ tóc vàng mắt xanh khoanh tay thỏ thẻ chào vợ chồng chúng tôi bằng tiếng Việt rất sõi: “Thưa Ông Bà con xin chào Ông Bà!” Bà mẹ cho biết mỗi lần xấp nhỏ muốn gì thì Bà ta nhắc chúng nói tiếng Việt nên đã tập cho xấp nhỏ có thói quen nói tiếng Việt. Bà mẹ cũng nói bà không muốn xấp nhỏ gọi bà bằng “you” mà bà chỉ muốn chúng gọi bà bằng tiếng “mẹ” thân thương của người Việt! Bà quả thật là người mẹ tài giỏi khi biết cách giúp con trẻ tiếng mẹ đẻ dù chúng sinh ra ngay trên xứ Mỹ.

Trong câu chuyện, chúng tôi đồng ý với nhau là việc học thêm một sinh ngữ rất khó nhất là tiếng Việt với những âm bổng, trầm khác với tiếng Anh. Nhưng dù sao, với bọn trẻ tại Mỹ, biết thêm một sinh ngữ là chuyện rất tốt cộng với nghề chuyên môn thì hẳn nhiên sẽ kiếm việc dễ hơn. Tiếng Việt đối với con em gốc Việt không chỉ mang lại lợi ích công việc mà quan trọng nhất còn là cầu nối với truyền thống lịch sử và sinh hoạt với cộng đồng của mình.

Qua câu chuyện với người bạn trẻ cùng bàn, tôi nhận được nhiều niềm vui ý nghĩa khi theo dõi chương trình họp mặt phát giải thưởng, ra mắt sách mới.

Phải nói là năm nay tôi đã không uổng công làm chuyến du lịch qua Cali để tham dự “Họp Mặt VVNM Năm 2015”

Theo tôi thì bất cứ ai, đã bị bầm dập,thừa sống,thiếu chết trong các Trại tù trá hình trong chế độ CS thì tham dự “Họp Mặt VVNM” mỗi năm do Việt Báo tổ chức là cả một sự thích thú!

Tại Mỹ có 609 dân tộc cùng chung sống, tôi biết điều này do tìm hiển trên internet. Vậy mà, theo một lời phát biểu trước đây của ông Lou Correa, vị Thượng Nghị sĩ Tiểu bang California gốc Mexico, chỉ có cộng đồng Việt là có được chương trình Viết Về Nước Mỹ với hàng ngàn người viết. Quốc Hội Liên bang Hoa Kỳ năm 2010 đã chính thức vinh danh chương trình này như một di sản lịch sử của người Việt hốc Mỹ.

Người Việt Hải Ngoại hiện sống ở trên hơn 100 nước trên thế giới và ngay cả người Việt ở Việt Nam, cũng đã có nhiều người đã đọc đồng thời là người viết bài dự Viết Về Nước Mỹ.

Vậy là sau 40 năm mất quê hương, lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ củachúng ta vẫn được gìn giữ và phát triển.

Cụ Nguyễn Văn Vĩnh từng nói “Nước Nam ta mai sau này, hay dở cũng ở chữ Quốc ngữ”.

Thưa Cụ Nguyễn,

Chữ quốc ngữ thực là hay! Như lời Cụ đã tiên đoán!

Điển hình là chương trình Viết Về Nước Mỹ này, đã đứng vững 16 năm và sẽ còn tiếp tục, thưa Cụ.

Riêng đối với tôi thật là không uổng công khi tôi quyết định bay qua Cali tham dự “Họp Mặt Phát Giải Thưởng Viết Về Nước Mỹ năm thứ 16. Xin cám ơn Việt Báo.

Nhân dịp này, tôi cũng đã có dịp gặp cô Thảo, người phụ trách tiếp tân tại tòa soạn Việt Báo để cám ơn cô. Bao lâu nay, khi cần tờ Việt Báo nào tôi chỉ cần gọi phone là cô sẵn sàng giúp liền một khi.

Lần họp mặt này, do thiếu kinh nghiệm, tôi quả có bỏ lỡ nhiều cơ may gặp gỡ, nhưng cũng đã có dịp được diện kiến ba người mà tôi mến mộ như đã đề cập ở phần trên.

Lần tới, tôi sẽ tìm gặp các tác giả mà tôi mến mộ để cùng trao đổi thêm.

Hẹn gặp năm 2016!

Thu 2015

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
09/09/201521:19:55
Khách
Chúc Mừng thân sinh Dr. Hoa Ngọc Nguyễn. Ông bà đã thành công tuyệt mỹ trong nhiệm vụ khó khăn nhất trong đời là nuôi dậy con cái thành người hữu dụng cho xã hội.
Chúc Mừng cháu Dr. Hoa Ngọc Nguyễn, Ph.D (Doctor of Public Health)
" Cháu đã thành tài, hiện là Doctor Hoa Ngọc Nguyễn, làm việc tại Loma Linda University Medical Center tại San Bernardino County, một bệnh viện hàng đầu của California.( theo nhận xét của tác gỉa Sao Nam Trần Ngọc Bích )
Theo tôi nghĩ tác gỉa vì ở quá xa California, nên ông đã chấm điểm cho "Loma Linda University Medical Center tại San Bernardino County, một bệnh viện hàng đầu của California".
Sự thực là nếu chỉ tính trong tiểu bang CALIFORNIA, một bệnh viện HÀNG ĐẦU phải nói là UCLA Medical Center,Los Angeles.Hạng nhì là UCSF Medical Center, San Francisco và hạng ba là Stanford Health- Stanford Hospital, Stanford California.
UCLA Medical Center, Los Angeles còn được xếp hạng ba trên toàn nước Mỹ theo bản tin
Washington, D.C. – July 21, 2015 – U.S. News & World Report today unveiled the 26th edition of the Best Hospitals rankings at usnews.com/besthospitals. Designed to help patients with life-threatening or rare conditions identify hospitals that excel in treating the most difficult cases, Best Hospitals includes consumer-friendly data and information on nearly 5,000 medical centers nationwide.

Best Hospitals features national rankings in 16 specialties. In the 2015-16 rankings, 137 U.S. hospitals performed well enough in complex care to be nationally ranked in one or more specialties. Just 15 of these qualified for a spot on the Honor Roll by ranking at or near the top in six or more specialties.

The 2015-16 Honor Roll
1. Massachusetts General Hospital, Boston
2. Mayo Clinic, Rochester, Minnesota
3. (tie) Johns Hopkins Hospital, Baltimore
3. (tie) UCLA Medical Center, Los Angeles
5. Cleveland Clinic
6. Brigham and Women's Hospital, Boston
7. New York-Presbyterian University Hospital of Columbia and Cornell, New York
8. UCSF Medical Center, San Francisco
9. Hospitals of the University of Pennsylvania-Penn Presbyterian, Philadelphia
10. Barnes-Jewish Hospital/Washington University, St. Louis
11. Northwestern Memorial Hospital, Chicago
12. NYU Langone Medical Center, New York
13. UPMC-University of Pittsburgh Medical Center
14. Duke University Hospital, Durham, North Carolina
15. Stanford Health-Stanford Hospital, Stanford, California
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,920,993
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.