Hôm nay,  

Đền Ơn Mỹ Quốc

25/06/202406:00:00(Xem: 2229)
Đền Ơn Mỹ Quốc 5
Hùng - Người lính Lục Quân Hoa Kỳ và đồng đội

 

Tác giả tên thật Chu Toàn Thắng, sinh năm 1962 hiện là cư dân Garden Grove. Công việc: Minister at Community of Agape Love Church. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là “Chỉ Cần Một Tay” đã phổ biến đầu năm 2016. Bài viết thứ hai kể về những ngày cuối năm của một gia đình gốc Việt có người chồng, người cha từng là sĩ quan VNCH, cựu tù nhân, và có người con mất tích trên đường vượt biển tìm tự do. Sau 8 năm, tác giả trở lại VVNM gần đây với bài “Homeless ở Đại Lộ Bolsa”, phác họa những mảnh đời bất hạnh vô gia cư trên con đường Bolsa, là bài viết được nhiều “like” nhất trên trang facebook VVNM cũng như được đọc nhiều trên trang vietbao.com.

*

Trong cả hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hoà có 160 vị tướng lãnh thì hơn 30 vị từng sống trong Cư-xá Sĩ-quan Chí-hòa, quận 10, Sài-gòn. CX được thành lập năm 1954 dành đặc biệt cho các sĩ-quan cấp tướng và tá.  Sau thảm họa Tết Mậu Thân 1968 do Bắc Cộng gây ra, CX được đổi tên thành CX Bắc Hải vì lý do an ninh.
 
Đổi đời vì biến cố 30/4/75.
 
Trước ngày đó một thời gian ngắn, một phần ba các ông cùng gia đình đã thoát đi Mỹ bỏ lại các căn nhà rộng đẹp. Hai phần ba còn lại các ông đều bị tù cải tạo-như tướng Lê Minh Đảo, tướng Sách, tướng Xằng-để lại một đoàn vợ góa con côi phải khổ sở sống chung với bộ đội chính quy thời  quân quản và  các  gia đình cán bộ Bắc Kỳ thứ gộc chiếm đoạt các căn nhà đầy tiện nghi bỏ trống đó.
 
Nghe mẹ tôi kể mỗi lần họp tổ dân phố là mỗi lần các bác gái khổ sở vì bị đấu tố.  Có lần bác gái Lể Minh Đảo nổi giận hét lớn, “Các người đã bắt chồng tôi đi tù cải tạo, thì tôi phải cho con cái tôi đi vượt biên tìm đường sống chứ! Tại sao lại đấu tố con cái tôi tội phản quốc! Ai phản ai thì ai cũng biết mà!”
 
Khổ nhất  là gia đình tôi và gia đình  Hùng. Số phận run rủi lại chung một dãy nhà nên chúng tôi rất thân, rất rõ, và rất thương nhau. Gia đình tôi khổ nhất vì hai ông anh cả tôi bị thầy gia sư Bùi Văn Sơn đầu độc ma tuý. Gia sư này được bố tôi nuôi tại nhà tôi, có phòng riêng, là sinh viên, bạn thân Trịnh Công Sơn, thường xuyên tụ tập nhóm bạn như Trịnh Công Sơn tại nhà để đàn đúm hút sách gợi hứng thơ nhạc khi ba tôi xa nhà ra chiến trận. Thế là hai anh tôi bị vạ lây.
 
Gia đình Hùng khổ nhất vì các anh em quá nhỏ tuổi. Gia đình Hùng ở ngay trong Trường Võ Bị Sĩ Quan Đà Lạt, rồi ba Hùng mua căn nhà D1-bis  trong CX chỉ vài tháng trước 30/4 và chuyển cả gia đình cùng bảy đứa con-lớn nhất 11 tuổi, nhỏ nhất một tuổi rưỡi-vào sống sau khi Đà-lạt thất thủ, riêng bác vẫn miệt mài chinh chiến.
 
Trong khi bác bị tù cải tạo (bảy năm trời ròng rã) cùng các tướng tá trong CX, bác gái một mình vật lộn kiếm sống từ sáng sớm đến xế chiều ngoài chợ trời nuôi bảy đứa con thơ dại và thăm nuôi chồng tận rừng thiêng nước độc ngoài Bắc.
 
Bé Uyên nhỏ nhất, một tuổi rưỡi, lại bị ghẻ đầy đầu phải cạo trọc, nên hay bị lũ trẻ hàng xóm ăn hiếp và chọc ghẹo. Nhìn mà thấy thương.  Ghẻ này có biệt danh là “ghẻ bộ đội” vì chẳng hiểu sao tràn lan khắp CX (không biết ngoài CX thì sao) cùng một bầy bộ đội cứ mở miệng là “Biết bố mầy là ai không?” với chúng tôi.
 
Có lẽ vì vậy mà Hùng, anh ba mới 9 tuổi của bé Uyên, tập làm anh hùng xông pha bảo vệ em gái út đã thành thói quen, nên hễ đá banh-là niềm vui số một của lũ con trai CX-có chuyện là cứ kêu Hùng ra “xử đẹp” giùm, dù Hùng rất nhỏ con-thấp hơn cả cái đầu bọn  trẻ cùng lứa-nhưng đụng trận là chơi tới bến. Cũng từ thói quen anh hùng mã thượng đó, Hùng nuôi mộng nối gót cha trở thành người lính chiến. “Tao thích chết trận chứ không chết bệnh,” Hùng thường nói giỡn thế.
 
“Vậy tụi tao hễ gây lộn là kêu mày ra nha,” lũ trẻ vừa nhao nhao vừa cười lớn.
 
“Đá banh với Chiến ‘gà nòi’ tao còn không sợ thì sợ gì ai chứ!” Hùng hãnh diện đáp.
 
Chiến được lũ trẻ đặt biệt danh “gà nòi” vì 15 tuổi mà nó to như voi so với lũ trẻ CX cùng lứa. Có lẽ nhờ nó ăn uống đủ dinh dưỡng thời “bánh xe lịch sử bột mì”cùng ăn độn khoai sắn. Nó là con trai một của ông Bẩy trưởng công an phường mà!
 
Ông này nằm vùng, quê Sóc Trăng, chẳng hiểu sao được về đây làm mưa làm gió.  Ổng tập hợp nhóm phường đội toàn dân miền Nam súng ống đầy đủ y như quân đội, cứ đêm về là kéo bầy vũ trang đập cửa nhà các bà mẹ góa con côi CX hăm doạ đủ điều, rồi hù doạ bắt đi kinh tế mới nếu không chịu “trả nhà lại cho nhân dân”! Bác gái nào yếu bóng vía thì mất nhà về tay lão này ngay.
 
Đêm kia chúng đập cửa nhà tôi, lúc đó tôi 12 tuổi không nhớ hết, chỉ nhớ mẹ tôi bắt tám anh chị em tôi nằm xếp hàng theo thứ tự từ lớn đến nhỏ, rồi mẹ nói, ‘Các ông bắn chết hết tám đứa này và tôi đi rồi cướp nhà. Nhà người ta mua đã 21 năm nay, trả góp hết trơn hết trọi rồi, có giấy sở hữu nhà rành rành đây, mà các ông nói phải ‘trả lại nhân dân’ là sao! Tám đứa con tôi không là dân à! À mà sẵn đây tôi nói luôn nha, các ông gọi người dân là dân được rồi, bày đặt thêm chi mấy cái ‘nhân dân’ đó.  ‘Quân đội nhân dân’ mà đi cướp nhà dân à! Mà mấy ông có phải quân đội gì đâu.  Chỉ toàn người miền Nam mình với nhau cả mà!” Thế là mẹ tôi giữ được nhà.
 
Nhưng nhà Hùng bị mất. Mẹ góa trẻ với bảy đứa con côi, một thời vàng son xứ thơ mộng Đà-lạt, lại mới vào Sài-gòn, thì làm sao tay không chống chọi nổi bọn lục lâm thảo khấu này. Cũng may, nhà Hùng nhờ giấy tờ sở hữu nhà quá rõ ràng, và nhờ các bác hàng xóm bênh vực nên được nhập chung vào nhà hàng xóm đối diện—căn nhà này rất rộng nên bị cắt làm bốn gian: gian chủ nhà chỉ còn lại ba đứa con lớn kẹt lại, gian nhà Hùng, và hai gian cho hai tên công an Hà-nội.  Thế là nhà sang trọng thành chuồng heo vì hai gia đình xứ ngoài ấy thi đua sản xuất xây chuồng không nuôi heo thì cũng gà!
 
Bảy năm tù dài như bảy mươi năm một đời người, ba Hùng sống sót trở về. Thêm một miệng ăn và Hùng cùng anh Hai hơn một tuổi cũng vừa tuổi bẻ gãy sừng trâu, nên cả nhà mượn tiền, dù lãi nặng còn hơn mướn, để mua chiếc xích-lô đạp cũ kỹ kiếm sống qua ngày chờ thời vận mới. Tạ ơn Trời, dù sức yếu sau những năm dài tù cải tạo, ba Hùng cũng cùng đổ mồ hôi với hai con trai để khích lệ hai con nuôi tám miệng ăn.
 
“Ba làm được là hai con làm được phải không?  Anh tài sĩ quan Đà-lạt dù ngã ngựa vẫn đứng lên cho đến khi chết, phải không các con!” Thật là hổ phụ sanh hổ tử.
 
Rồi đổi đời lần hai qua diện H.O. đưa cả nhà Hùng sang Mỹ năm 1991. Hùng đã 25 tuổi.  Nhưng mộng lính chiến không phai.
 
“Ở Việt Nam anh em mình học hành dở dang, tiếng Việt chẳng thông, giờ phải học thêm tiếng Mỹ khó quá anh ơi. Nhưng em cứ nhớ lời ba nói, ‘Anh tài sĩ quan Đà-lạt dù ngã ngựa vẫn đứng lên cho đến khi chết,’” Hùng tâm sự với tôi trong buổi họp mặt các gia đình CX Bắc Hải  lần đầu tổ chức tại Mỹ năm 2018 tại Houston, TX.
 
“Nể Hùng thật đấy. Gần trăm anh em mình họp mặt ở đây có ai oai như Hùng đâu.  Lính Mỹ thứ thiệt à nha,” cả đám bạn CX vây quanh Hùng bàn tán xôn xao.
 
“Có nhớ hồi đó mỗi lần mình đá banh bị nhóm Nam Hoà chơi xấu là Hùng ra tay dàn xếp liền không?” một anh nhào lại vừa nói vừa vỗ vai Hùng.
 
“Bây giờ là lính Lục Quân Mỹ thì còn hùng hơn nữa nha,” anh khác thêm vào.
 
“Ủa mà bạn nhỏ con vậy mà Mỹ được vào lính Mỹ à?” ai đó hỏi lớn.
 
“Tớ nhỏ con nhưng lẹ như sóc, chạy như bay, nên là anh hùng đấy bạn à. Hẻm hóc, lối hẹp, khe núi là mình phải xông vào trước mở đường đó,” Hùng hãnh diện nói.  “Mà ở mấy xứ mình đóng quân đó thì mấy cái nhỏ xíu đó nhiều lắm.”
 
“Ủa mà tuổi lính Mỹ đánh trận từ 18-26 tuổi mà sao bạn 33 tuổi mà dám lâm trận vậy? Sao không là lính kiểng thôi!” ai đó lại nói với giọng ngạc nhiên.
 
“Ước mơ là sức mạnh mình đấy,” Hùng thản nhiên đáp.

“Trời! Bạn không hổ danh ‘Hùng con’ của CX mà,” một tiếng nói cất lên. “Mà bạn không bị thương lần nào à.”
 
“Tớ thích đóng quân ở Nam Hàn nhất với Sư Đoàn 2 Bộ Binh vì gợi lại hình ảnh ba tớ chống Cộng sản đến phút cuối cùng. Lúc đó tớ nghĩ mình đại điện cho nước Mỹ để giúp Korea chống lại bọn cộng sản, trả ơn cho Korea đã giúp mình trong thời kỳ chiến tranh tại Việt Nam. Nhưng nguy hiểm nhất là ở Iraq năm 2005,” Hùng trầm ngâm nói rồi im bặt như hồi tưởng quá khứ.
 
“Kể tiếp đi, kể tiếp đi,” cả bọn nhao nhao.
 
“Ít nhất ba lần mình suýt chết nhưng nhờ nhỏ con nên dù mình xông trận tuyến đầu nhưng nhanh nhẹn luồn lách. Mà đạn nó tránh mình chứ mình có tránh được nó đâu!” Hùng la to với ánh mắt sáng lên như thể đang lao mình vào trận. “Đó là chưa kể ít nhất 10 lần bị pháo kích long trời lở đất. Có đứa đồng đội bị ù tai rồi sau này điếc luôn.”
 
Mười chín năm đời lính Mỹ của Hùng so với 16 năm đời lính của ba Hùng thì đời lính Hùng nguy hiểm hơn nhiều vì ba là sĩ quan VNCH không phải hứng đạn đầu trận tuyến, còn Hùng khởi đầu từ binh sĩ nhất nên vào tử ra sanh là chuyện thường.
 
Nhưng không bao giờ người Mỹ quên lính Mỹ. Hùng về hưu sau 19 năm phục vụ nước Mỹ trong quân đội từ 1998-2017 với lương hưu hơn $5,000 dollars / tháng và cả gia đình được bảo hiểm sức khoẻ của quân đội suốt đời, cả gia đình được vào bất cứ trại lính hay nhà thương quân đội nào trên toàn cả thế giới. Về hưu rồi với số tiền đủ sống nhưng máu lính chiến hoạt động của Hùng khiến anh không ngồi yên mà vẫn làm việc part-time tại một phòng khai thuế để giúp cộng đồng Việt.
 
“Nếu đến nước Mỹ sớm hơn thì em đã phục vụ cho nước Mỹ sớm hơn, chứ không đợi đến tuổi 33 mới vào lính đâu anh,” Hùng nói riêng với tôi khi hai anh em ra ngoài hành lang vắng người. “Anh có nhớ cả nhà em đạp xich-lô không? Qua Mỹ rồi em mới hiểu chắng xấu hổ gì về việc đó. Ở Mỹ lao động mới đúng thật là vinh quang hả anh?”
 
“Ừm, anh em mình con sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa thì Việt Cộng nó gán ghép là ‘nợ máu nhân dân.’ Mà có riêng gì anh em mình, cả nước Việt mình đang còng lưng lao động để riêng nó được ‘vinh quang.’”
 
“Em rất hãnh diện được phục vụ trong quân đội Hoa-Kỳ dù chỉ là một hạ sĩ quan.  Em yêu thích và không hối tiếc chút nào những việc em làm trong đời lính. Chỉ có một điều duy nhất hối tiếc ám ảnh em đến nay là người bạn đồng đội tri bỉ tri kỷ của em ngã gục phanh thây mà em không có mặt ở đó. Nó học chung với em sáu tháng Quân Trường Fort Sill, Oklahoma, từ tháng May 7-November 15, 1998, rồi hai đứa tình nguyện qua Iraq là chiến trận nguy hiểm nhất lúcđó,” Hùng ngửng đầu nói dồn dập với đôi mắt dõi nhìn trời cao như đang tìm người chiến sĩ đồng đội xưa.  “Thương mến nhau còn hơn anh em ruột mà!”
 
“Thương quá!  Mà sao anh ấy chết?  Bị pháo kích à?  Anh ấy tên gì?” tôi hồi hộp vội vã hỏi,
 
“Bạn ấy tên James,” Hùng vừa nói vừa đứng thẳng lên nghiêm nghị giơ tay chào kiểu lính vừa hô lớn, “We honor Army Sgt. James O. Kinlow. You are in my hearts forever and ever.”
 
“Cái gì thế?  Cái gì thế?” cả đám con trai Cư Xá đang ở phòng bên ùa vào hỏi. “Lính Mỹ nào thế?”
 
“Sẵn mấy bạn đây, Hùng kể tiếp đi,” tôi cũng đứng lên vùa nói vừa giơ tay chào kiểu lính như Hùng.
 
“James cùng ba đồng đội nữa đi tuần tra thì đạp nhằm mìn tự chế Iraq năm 2005.  Thường thì James và em luôn sát cánh không rời như hình với bóng. Em tự dằn vặt mình vì lời thề The Warrior Ethos, ‘I will never quit, and I will never leave a fallen comrate.”
 
“Là sao?” ai đó hỏi.
 
“Tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc, và tôi sẽ không bao giờ bỏ rơi chiến hữu ngã gục,” ai đó dịch sang tiếng Việt khi Hùng cúi đầu một tay che đôi mắt.

“Thế bạn không sợ chết à?” ai đó hỏi.
 
“Chết thì ai chẳng sợ, nhưng không tránh được chết thì mình cứ tiến để chết nó tránh mình,” Hùng triết lý.
 
Nên Hùng cứ tiến. Và bị COPD rất nặng. Có đến 25% cựu chiến binh Mỹ bị bệnh này. Gấp ba lần dân thường. COPD gây những triệu chứng như ho kinh niên, hơi thở ngắn, ho ra đờm, ho ra máu, thở khò khè, suyển, tức ngực, khó thở, yếu người, thậm chí ung thư phổi. Không cách nào trị diệt COPD, và mô phổi cũng không tự chữa nó.
 
Tại sao cựu chiến binh Mỹ bị nhiều thế? COPD là hậu quả của việc tiếp xúc nhiều với môi trường độc hại như lửa giếng dầu, phân tử cát bụi, bãi rác bị đốt, khí hậu cực nóng, khói carbon monoxide. Mấy thứ này thì đầy ở Iraq. Hỏi sao Hùng không bị khi luôn ở tuyến đầu!
 
“Mỗi ngày em phải tự chích thuốc vào mông đó anh,” Hùng vừa nói vừa mở hộp nhỏ đầy ống chích với kim trong túi áo. “Có khi phải chích hai, ba mũi luôn một ngày nếu mệt hoặc khó thở quá. Ban đầu em còn đi bác sĩ chích mỗi ngày vì em sợ tự chích lắm. Nhưng bác sĩ nói một câu mà em đổi đời luôn.”
 
“Chắc bác sĩ nói ‘không sợ chết nhưng lại sợ chích à?’” tôi xen vào.
 
“Không. Bác sĩ nói ‘không sợ mìn to mà lại sợ kim nhỏ à!’” Hùng vừa nói vừa nheo mắt cười “Hê! Hê! Hê! Thế là em tự chích đến nay.”
 
“Những lính xung phong như Hùng thì hít khói lãnh đạn trước hơn ai,” tôi vỗ vai Hùng nói.  “À, mà Hùng có bị ám ảnh chiến trường không?”
“Cũng may em thương mấy đứa con còn nhỏ của em lắm chứ không dễ bị PTSD lắm anh. Em có mấy đứa đồng đội tự tử vì PTSD đó. Em nghĩ cũng lạ, lính VNCH mình đâu có bị vậy nhiều đâu anh.”
 
“Ừm, nhưng chết vì Việt Cộng phục kích nhiều lắm, chưa kể tù cải tạo hoặc vượt biên. Cũng may anh em mình thoát được qua Mỹ.”
 
Cả nhà Hùng bảy anh chị em đều thành công ở Mỹ. Ai cũng có ít nhất một căn nhà lớn đến 5 phòng ngủ ở Atlanta. Có người làm chủ cả hai trại gà. Có người là giáo sư trường thẩm mỹ. Ai ngờ “Uyên ghẻ bộ đội” em út Hùng ngày nào giờ đây lại làm chủ mấy tiệm nails, có hai đứa con thì tốt nghiệp đại học cả rồi, giờ thì Uyên bán hết các tiệm, mua ba chiếc tàu du lịch để đi “lake” chơi “enjoy life”.
 
Riêng Hùng sau 19 năm tuyến đầu sanh tử, hít khói bụi chinh chiến của đời chiến binh Mỹ khắp vùng chiến thuật thế giới, trở thành không những “hero” ở cộng đồng mà còn là con chiên ngoan đạo.
 
“À mà sao mình thấy Hùng đeo thánh giá trước ngực lớn thế,” tôi tò mò hỏi.
 
“Em tin Chúa lúc em ở chiến trường Iraq. Mỗi lần tụi em đi tuần tra là tiểu đội em cầu nguyện và tạ ơn Chúa được an lành,” Hùng nói khi tay vân vê chiếc thập giá,  “Về đến Mỹ thì em vẫn tin Chúa, nhưng khi Tổng Thống Trump nhậm chức thì em hoàn toàn tin vào Chúa. Sau đó vài năm em mới rửa tội.”
 
“Cả nhà Hùng đều sùng đạo Phật, thậm chí ba Hùng cạo đầu quy y và biến tư gia thành chùa, vậy có ai phản đối chuyện Hùng rửa tội không?” tôi tò mò hỏi.
 
“Lập bàn thờ thôi chứ khõng lập chùa, anh. Mà em cũng chẳng nói ai chuyện này.”

“Loài người mình nhỏ bé quá, không có Đấng Tối Cao quyền năng thiêng liêng bảo vệ thì chết chắc.”
 
“Anh không là lính chiến mà biết vậy là hay đó. Em thì thấy rõ điều đó từng giây phút đời lính trận. Nhưng nếu được mạnh khoẻ không bị CODP hành hạ thân xác này thì em quyết trở lại đời lính Mỹ như là cách đền ơn cho nước Mỹ và làm việc tốt hơn để bảo vệ đất nước thân yêu này của chúng ta. Không có Mỹ thì ba em và cả mấy anh em em nữa còn đạp xích-lô anh ạ,” ánh mắt Hùng ánh lên nỗi đau khi nói chữ “xích-lô.”
 
“Ừm. Hai anh em mình nhậu tới bến đêm tâm sự này nha,” tôi vừa nói vừa đưa Hùng chai Blue Label. 
 
“Mai em về Atlanta, anh về Bolsa, biết bao giờ gặp lại,” Hùng nâng ly đáp.  “Em tặng anh câu thơ Nguyễn Du nha: Chén đưa nhớ buổi hôm nay, Chén mừng xin đợi ngày này năm sau.”
 
“Năm sau mừng gì?”
 
“Mừng ba em thượng thọ 80 tuổi. Oh, yeah!.”
 
Thắng Chu
 
 

Ý kiến bạn đọc
06/07/202416:07:34
Khách
Nói chung thì truớc HÐ Paris, viện trợ Mỹ dồi dào, quân VNCH tuy vất vả chinh chiến nhưng đuợc tiếp tế đầy đủ, sung túc hơn các quân đội Á Châu. Các đơn vị VNCH đóng chung với quân Mỹ đuợc ăn uống ở nhà ăn của lính Mỹ, sáng trứng ốp la, trưa thịt gà, tối thịt bo`. Tuy nhiên phần đông lính VNCH không quen ăn thức ăn của Mỹ vì ớn. Một số đơn vị Hải quân, Không quân, và Lực Luợng Ðặc Biệt đóng chung với quân Mỹ đuợc Mỹ cung cấp thức ăn, chẳng hạn tại căn cứ Hải quân Tiên Sa Ðà Nẵng hay Khe Sanh. Một số thuơng binh VNCH đuợc chữa trị tại bệnh viện dã chiến Mỹ hay hạm đội 7. Ngày nay Mỹ cũng chữa trị thuơng binh Ukraine tại các căn cứ Mỹ và trong nuớc Mỹ, cho thấy quân Mỹ đối xử tốt với lính đồng minh. Ngay cả tù binh CS trong trại giam cũng đuợc huởng khẩu phần 21kg gạo trắng mỗi tháng tuơng đuơng voi khẩu phần lính VNCH (viện trợ Mỹ đài thọ), khác với khẩu phần 10 kg độn khoai sắn cho tù binh VNCH trong trại giam CS. Nếu Do Thái không cuớp hết viện trợ của VNCH 1975 thì VNCH vẫn chiến đấu tại vùng IV cho đến khi TC đánh VN 1979 hay khối CS tan rã 1991. Số tiền viện trợ 700 triệu tuy ít ỏi nhưng đủ xài cho quân đội VNCH phòng thủ lãnh thổ QK IV. Vận nuớc xui xẻo nên ma quỷ sắp xếp Kissinger bức tử VNCH.
06/07/202413:05:40
Khách
Nhìn lại thời truớc khi Kissinger tiếm quyền Nixon, công chức quân đội VNCH rất là suớng vì Mỹ hào phóng với quân đội VNCH. Lính VNCH chiến đấu với Mỹ tận tình giúp truớc 1972 rất là suớng. Lính tác chiến VNCH đuợc huởng them 21 kg gạo mỗi tháng, về hậu cứ đuợc mua hàng quân tiếp vụ, công chức đuợc mua hàng giá rẻ tại nơi cho công chức, nhất là thịt gà Mỹ đông lạnh. Lính hành quân vùng rừng núi xa xăm đuợc trực thăng tiếp tế gạo sấy C-Ration. Thịt hộp ba lát ăn đến ngấy, chỉ thiếu rau cải tuơi. Khác với lính CS bị trói chân vào tăng, súng phòng không, khi chết bụng đói, khi bị thuơng bị bỏ lại vì CS không chưã thuơng, khi chết không đem xác về cho gia đình, không có tiền tử cho thân nhân, lính VNCH chết no, bị thuơng đuợc trực thăng di tản, chết đuợc đem xác về cho gia đình, thân nhân lãnh 12 tháng luơng. SVSQ đi các chiến dịch thì đuợc huởng công tác phí mỗi ngày ngoài luơng căn bản nên khi về quân truờng lãnh tiền công tác phí dư dẩ. Mấy ông hạ sĩ quan vợ con đùm đề vợ con vẫn no đủ, không phải ăn độn như dân miền Bắc. Nhưng đến khi Kissinger lên làm ngoại truởng, thì VNCH bị cắt viện trợ. Theo khảo cứu của TS Nguyễn Tiến Hưng (Hồ Sơ Mật dinh ÐL và Khi Ðồng Minh Tháo Chạy) thì số tiền viện trợ Mỹ cắt giảm của VNCH đuợc chuyển qua cho Do Thái chính xác con số. Ðến 1975 khi Mỹ cắt hết viện trợ cho VNCH thì Do Thái huởng tất cả số tiền đáng lẽ dành cho VNCH. Vì tham lam, Do Thái hút máu VNCH đến chết. Năm 1975 các nuớc Pháp, Ðức Úc, Ðài Loan, Nhật, Anh, và Liên Hiệp Quốc vẫn duy trì viện trợ cho VNCH, chỉ có đồng minh Mỹ, kẻ hijack cuớp chánh quyền VNCH năm 1963 để Mỹ hoá chiến tranh, cắt tất cả viện trợ cho VNCH không cho một xu. Chỉ vì phía Mỹ cuớp bóc viện trợ của VNCH đem cho Do Thái mà quân cán chánh VNCH trở nên khốn khổ sau 1973, pháo binh bị hạn chế còn 3 quả đạn mỗi khẩu, máy bay yểm trợ bị cắt giảm 50% . Sau 1973, viện trợ Mỹ chỉ có viện trợ kinh tế, không có luơng cho quân nhân công chức. Chánh phủ VNCH phải luồn lách dùng quỹ đối giá mua hàng bán cho dân để trả luơng cho quân nhân công chức. Pháp, Ðức, Anh, Úc, Nhật, Ðài Loan, Nam Hàn vẫn duy trì viện trợ cho VNCH, họ không tàn ác như vậy. UCV TT Trump tuyên bố không viện trợ cho Ukraine và Ðài Loan chỉ cho vay mà thôi. Trump tuyên bố ông khuyến khích Nga chiếm các nuớc Âu châu, không viện trợ cho Ukraine, chỉ cho vay để lấy tiền phòng thủ Do Thái. Và NATO cũng sẽ bị Do Thái hút máu. Lịch sử tái diễn, nếu phe CH thắng tháng 11 thì Do Thái sẽ hút máu Ukraine đến chết.
Sau hơn 40 năm, các hồ sơ mật đều bật mí, thủ phạm giết chết VNCH là Do Thái và Kissinger. Nixon vì bận rộn vụ Watergate bị Kissinger làm nội tuyến cho Do Thái thao túng. Sau trận Hoàng Sa,TC có ngỏ ý muốn giúp Nam VN trung lập tránh khỏi bị CS xâm chiếm nhưng Kissinger giấu kín và ngăn cản phía VNCH liên lạc với TC cho giải pháp này.
Kissinger và Do Thái là thủ phạm làm cho quân cán chánh VNCH bị giết trong trại cải tạo, hay thuyền nhân bị hải tặc hãm hiếp và giết khi cuớp viện trợ của VNCH. Tuy nhiên dù đau khổ tang thuơng nạn nhân nguời miền Nam vẫn không ai trả thù.
04/07/202420:56:20
Khách
Trong khi dân Mỹ chung sức đóng góp cho nuớc Mỹ để trả ơn nuớc Mỹ thì một số nguời như Kissinger và Nixon vì quyền lợi riêng tư của Do Thái và giải Nobel chịu để cho nuớc Mỹ bại trận lần đầu tiên trong lịch sử và mở cửa cho TQ giàu mạnh đe dọa an ninh nuớc Mỹ. Năm 1954 nguời Pháp khó nhọc kêu gọi các cuờng quốc giúp thuơng thuyết hiệp định Geneve buộc quân Cộng Sản hoàn toàn rút quân ra khỏi miền Nam VN, thì Kissinger giao cho Cộng Sản toàn quyền soạn thảo HÐ Paris 1973 theo ý của họ và không chịu mời các cuờng quốc tham dự góp ý. Kết quả là Cộng sản soạn thảo bản văn cho phép quân Bắc Việt đuợc quyền ở lại miền Nam, đuợc quyền tiếp tế và nhận viện trợ vô giới hạn từ khối CS, trong khi đó VNCH phải chấp nhận quân CS đóng tại miền Nam và Mỹ phải hạn chế viện trợ chỉ 1 đổi 1 mà thôi. Nhưng rồi Mỹ bội tín, không thi hành 1 đổi 1 mà cắt tất cả viện trợ. Truớc ngày DVM cầm quyền, Tuớng Kỳ có hỏi đại sứ Mỹ là nếu quân VNCH di tản về Cần Thơ tiếp tục chiến đấu thì Mỹ có tiếp tục viện trợ cho VNCH không thì đại sứ Mỹ khẳng định là không, nên tất cả các tuớng VNCH nản lòng bỏ cuộc. Sớm muộn thì TQ sẽ hất cẳng Mỹ để làm bá chủ thế giới chỉ vì việc làm thiển cận ích kỷ của Kissinger và Nixon. TS Nguyễn Tiến Hưng cho rằng đây là thủ đoạn nham hiểm tàn ác của Kissinger. Dĩ nhiên là miền Nam có lỗi đã không chịu hy sinh đánh đến nguời cuối cùng (như quân Nhật tại Okinawa và Iwojima) để bảo vệ tự do và cái thiên đuờng mà mình đang có.
Từ kinh nghiệm đau thuơng của VNCH, dân Mỹ phải cố gắng bảo vệ nuớc Mỹ, đừng để vì quyền lợi riêng tư hy sinh quyền lợi nuớc Mỹ như Kissinger, làm mất cái thiên đuờng mà tiền nhân nuớc Mỹ đã khó công gầy dựng.
Năm nay Mỹ tưng bừng chào đón ngày độc lập, nhưng nhiều nguời cảm thấy đây là ngày lễ độc lập buồn vì chánh trị nuớc Mỹ, dân Mỹ phải chọn một ông già lú lẫn hay một kẻ tội phạm mất tư cách làm TT, và giấc mơ Mỹ nay đang dần biến mất. Trong bài viết "Nuớc Mỹ lại một sinh nhật buồn" tác giả Huỳnh Hoa dẫn chứng:
"Trong cuộc khảo sát ý kiến hơn 8,000 người Mỹ trưởng thành về “giấc Mơ Mỹ” do tổ chức Pew Research thực hiện và công bố hôm Thứ Ba, 2 Tháng Bảy, có đến 41% nói giấc mơ Mỹ đã không còn nữa. "
02/07/202400:31:19
Khách
Không thể đổ lỗi cho Mỹ bỏ rơi miền Nam Cộng Hoà vì Mỹ đã làm hết sức: 20 năm giúp đỡ và chết 57.000 lính.
Cứ so sánh cuộc chiến Bắc Hàn Cộng Sản xâmlăng Nam Hàn tự do là thấy. Cuộc chiến này chỉ ba năm 1950-1953 là Nam Hàn hoàn toàn đẩy lùi Bắc Hàn CS. Nay thì Bắc Hàn Cộng Sản đói nhất thế giới, còn Nam Hàn Tư Bản thì siêu cường Châu Á. Vậy đủ thấy dân Việt quá ngu nuôi Việt Cộng để khổ trăm năm.
01/07/202412:57:56
Khách
Không chỉ miền Nam bị Mỹ khuynh đảo như ông cố vấn Vann đề nghị Lý Tòng Bá lên làm tư lệnh SÐ 23BB, miền Bắc VN cũng bị Trung Cộng sai khiến. Trần Ðĩnh la nguời thân cận của Hồ Chí Minh, Truờng Chinh, Lê Ðức Thọ viết trong sách Ðèn Cù là hồi 1945, Hồ Chí Minh phải sang TQ kiểm điểm thành tích Cộng sản để đuợc khối CS viện trợ và phải thi hành Cải cách Ruộng Ðất duới áp lực của TC dù lúc đó HCM không muốn làm. Theo Trần Ðĩnh thi` không chứng minh đuợc lòng trung thành với CS quốc tế do Stalin lãnh đạo thì không đuợc viện trợ. Phe theo Nga xét laị gồm Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, và Trần Ðĩnh theo Kruchev muốn sống chung hoà bình không muốn chiến tranh bị phe thân TC như Lê Duẩn, Lê Ðức Thọ hất cẳng cô lập từ 1965. Theo Trần Ðĩnh thì phe xét lại thấy TC muốn thế giới loạn lạc để huởng lơị, dùng xuơng máu nguời VN để đuổi Mỹ ra khỏi Ðông Nam Á cho TQ bành truớng. Võ Nguyên Giáp bị hạ bệ, hai anh em Trần Ðĩnh và một số bị bắt đi cải tạo, rồi CSVN đẩy mạnh chiến tranh chiếm miền Nam theo lệnh Mao. Trần Ðĩnh co' nhận xét miền Bắc tuỳ thuộc vào TC nhiều hơn là VNCH tuỳ thuộc vào Mỹ. Buì Tín có lẽ cũng thấy Hồ Chí Minh tuân theo TQ nên ông có nhận xét là Ngô Ðình Diệm yêu nuớc hơn Hồ Chí Minh. Ngô Ðình Diệm vì không chịu tuân lệnh Mỹ nên bị Mỹ cho tuớng lãnh sĩ quan thuộc cấp giết.
01/07/202401:58:47
Khách
Cái xui xẻo cuả dân miền Nam VN là bị kẻ dốt chỉ huy. Mỹ không biết gì về chiến tranh du kích mà lại đảo chánh, bắt Nam VN chấp nhận dân chủ Mỹ để sinh viên học sinh tôn giáo bị CS lãnh đạo phá hoại hậu phuơng. Bỏ Ấp Chiến Luợc để du kích CS ban đêm về thu thuế thu gạo của dân. Vì quá tự do nên VC thu mua gạo, thuốc men, và cả vũ khí vào mật khu. Ðại học cho tự trị để cho sinh viên hoạt động cho CS, cấm quân nhân mang vũ khí vào chuà nhà thờ để VC lập căn cứ bệnh viện. Sau khi CS chiếm miền Nam thì cán bộ miền Bắc vào chỉ huy xí nghiệp, bệnh viện, truờng học tại miền Nam, bác sĩ kỹ sư miền Nam đi cải tạo. Kết quả là xí nghiệp phá sản vì không biết quản trị, bác sĩ CS chỉ học đến lớp 9 không biết chữa bệnh hay mổ xẻ, dân miền Nam phải tìm bác sĩ miền Nam để chữa bệnh. Từ một quốc gia xuất cảng gạo, dân miền Nam đến 1990 không có gạo ăn phải ăn độn khoai sắn ngô và thức ăn cho gia súc. Trong sách Bên Thắng cuộc nhà văn Cộng Sản Huy Ðức đã thú nhận cấp chỉ huy xí nghiệp và lãnh đạo CS ngu dốt nhưng họ chỉ huy kẻ bại trận. Phải đợi Gorbachev cho phép đổi mới VN mới theo kinh tế thị truờng nhưng nay VN vẫn còn thua Nam Hàn và Ðài Loan 20 năm.
30/06/202423:31:22
Khách
Nuớc Mỹ thích lãnh đạo thế giới nhưng chánh trị gia Mỹ thơ ngây vụng về, nên nhiều khi gây thảm hoạ cho các nuớc nhuợc tiểu. TT Diệm thấy Mỹ không có khả năng đánh chiến tranh du kích mà Mỹ muốn nhảy vào chỉ huy chiến tranh VN nên ông bí mật thuơng thuyết trực tiếp với Bắc Việt, mong miền Nam đuợc tự trị như mô hình Hongkong và Macau. Nhưng Mỹ lại trả tiền cho các tuớng lật đổ ông Diệm, và thuơng thuyết bị huỷ bỏ. Cái hậu quả theo rập dân chủ kiểu Mỹ là sinh viên và tôn giáo bị VC tự do xâm nhập xách động nằm vùng gây hổn loạn chánh trị, quân lính mất niềm tin. Rồi chủ nhân ông Mỹ coi cấp chỉ huy VNCH như tôi tớ, cố vấn QK II John Paul Vann đòi thay thế tư lệnh sư đoàn 22 và 23 bằng nguời ông chọn, vi phạm chủ quyền VNCH. Khi tuớng TL QK II Ngô Dzu chỉ thoả mãn 50% yêu cầu của ông Vann, giữ đại tá Ðạt làm TL SÐ 22BB, ông Vann từ chối không chịu cho B-52 yểm trợ SÐ 22 BB để cho CS tràn ngập căn cứ Tân Cảnh của SÐ 22 BB làm Ðại Tá Ðạt tử trận. Vì tư thù cá nhân, ông Vann từ chối B-52 cho SÐ 22 BB, Tuớng Ngô Dzu tức giận nói là ông không biết ông Vann là bạn hay thù. Khi Mỹ bắt đầu thuơng thuyết tháo chạy tại Paris thì Mỹ tự cho mình ngang hàng với Bắc Việt, và bắt VNCH xuống ngồi ngang hàng với MTGPMN. Hồi 1954, Pháp thuơng thuyết HÐ Geneve không cho quân CS có mặt tại miền Nam VN, tất cả CS phải tập kết ra Bắc vĩ tuyến 17. Khi Mỹ giành quyền thuơng thuyết với BV, họ bắt TT Thiệu đồng ý cho CS BV đuớc đóng quân và tiếp tế không có giới hạn tại Miền Nam. Thấy guơng anh em ông Diệm bị đảo chánh trói hai tay sau lung đâm chết, ông Thiệu sợ chết phải chấp nhận cho Mỹ bức tử VNCH. Viện trợ cho VNCH chỉ hạn chế 1 đổi 1, nhưng Mỹ lại từ chối không thi hành. Nam 1974 viện trợ giảm còn 700 triêu USD và 1975 Mỹ ngưng tất cả viện trợ để ép VNCH đầu hàng. So với kiều hối gởi về VN nay là 10 tỷ mỗi năm, Mỹ viện trợ 70 tỷ cho Ukraine, 15 tỷ cho Do Thái thì số tiền 700 triệu cho VNCH rồi cắt hết năm 1975 để chống lại 20 sư đoàn CS trang bị tận răng, thì là quá keo kiệt, tàn nhẫn khi biết răng Ðông Duơng sắp rơi vào thảm hoạ trả thù và tắm máu. Năm 1971, TT Nixon đã biết truớc Mỹ bỏ Ðông Duơng cho CS nhưng lại cho đảo chánh lật đổ Sihanook ở Campuchia, bắt quân dân Campuchia đánh CS vài năm để rồi Mỹ tháo chạy để dân quân Campuchia bị chết thảm tại cánh đồng chết Killing Fields, trong khi đó Mỹ khoái trá phủi tay rảnh nợ. Ngày 22-4-75, tại đại học Toulane, TT Ford hoan hỉ loan báo là nuớc Mỹ đã phủi tay chấm dứt chiến tranh tại Ðông Duơng, bật đèn xanh cho CS tổng tấn công Sài Gòn. Ngày 30-4-75, miền Nam sập đổ, một số dân Mỹ hoan hỉ ra đuờng ăn mừng, một số nghị sĩ dân biểu Mỹ chống nhận nguời VN đến tị nạn. Ðến năm1980 khi hang trăm ngàn thuyền nhân VN ào ạt ra biển chết vì hải tặc và bão tố thì chỉ có hai nuớc Pháp và Ðức từ Âu châu xa xôi ngàn dặm đưa hai tàu Ðảo Ánh Sáng và CapAnamur vuớt kênh Suez và Ấn Ðộ Duơng đến vịnh Thái Lan vớt nguời tị nạn, trong khi đó nguời Mỹ giàu có ở gần bên Hawaii không gởi tàu vớt nguời tị nạn. Nếu nuớc Mỹ không có khả năng lãnh đạo thế giới thì không nên khuynh đảo các nuớc nhuợc tiểu, Mỹ phải để nguời bản xứ tự thuơng thuyết cho số phận của họ.
Chiến tranh du kích là sở đoản của Mỹ mà Mỹ lại tung quân vào đánh . Mỹ giỏi về chiến tranh cấp quân đoàn với hải lục không quân, nhưng khi Cộng Sản tung cả quân đoàn với đại pháo chiến xa năm 1972 thì Mỹ lại khoanh tay đứng ngoài . Ðánh giặc bằng cái mình dở (sở đoản) nhưng khôg chịu dùng cái mình giỏi sở truờng thì phải thua. Khi thanh bình thì một ông dân sự lãnh đạo quốc gia hay hơn các ông tuớng, khi hữu sự đất nuớc lâm nguy giặc đến thủ đô quân sĩ cần tuớng chỉ huy thì các tuớng lại bỏ chạy hay đầu hàng. Nếu Mỹ giúp cho ông Diệm thuơng thuyết năm 1963 thì dù miền Nam dần dần bị CS nuốt có thể tránh đuợc chuyện trả thù tắm máu cải tạo toàn thể Ðông Duơng.
29/06/202413:53:30
Khách
Những nguời đuợc định cư ở Mỹ biết ơn nuớc Mỹ cứu họ khỏi địa ngục tại Việt Nam, đuợc có cuộc sống sung túc. Ăn trái nhớ kẻ trồng cây Nhưng tội nghiệp xót xa cho quân dân miền Nam bị kẹt lại không định cư đuợc ở nuớc ngoài. Những gia đình chiến binh VNCH bị kẹt lại, gia đình những nguời trong lực luợng Dân Sự Chiến Ðấu (CIDG) và Fulro bị bỏ rơi đang bị Cộng Sản đàn áp tù tội, các viên chức VNCH như TS Nguyễn Tiến Hưng va` tuớng Lý Tòng Bá thì họ trách cứ nuớc Mỹ bỏ rơi đồng minh trong lúc hoạn nạn. Lý do là Mỹ cuớp chánh quyền VNCH năm 1963 để điều khiển chiến tranh theo ý họ nhưng lại trói tay quân Mỹ qua cái gọi là Rule of Engagement không cho thắng trận. Khi VC chi trang bị thô sơ và VNCH chưa mất một xã thì Mỹ can thiệp, đến khi CS tung chiến xa, tăng, hoả tiễn phòng không, và pháo 130 ly vào Nam thì Mỹ bỏ của chạy lấy thân. Tại hội nghị Ba Lê, Mỹ đã tự cho mình ngồi ngang hàng với Cộng Sản Bắc Việt và ép VNCH đi xuống ngang hàng với MTGPMN, ép VNCH chấp nhận cho quân Bắc Việt đuợc ở lại và tiếp tế tại miền Nam, một điều mà hiệp định Geneve 1954 do nguời Pháp thuơng thuyết không cho. Hỏi nguời thuơng binh VNCH ôm đàn hát kiếm tiền trên phà Hậu Giang hay tại các chợ, hỏi nguời lính Thuợng CIDG bị bỏ tù chỉ vì theo đạo Tin Lành của Mỹ, và hỏi những biệt kích bị gài bắt tại Bắc Việt thì họ trach Mỹ. Nay Mỹ lại quay 180 độ vì bà ngoại truởng Mỹ Hillary Clinton khoảng năm 1998 ca tụng VN là nuớc kiểu mẫu cho Á châu, Mỹ giúp đỡ đảng Cộng Sản VN giàu mạnh, quan chức xây lâu đài, ăn bò steak dát vàng, vợ con mua bóp đầm 50 ngàn đô, con cái du học truờng tư bên Mỹ với 70 ngàn đô la học phí, có nhà 5-10 triệu đô ở bãi biển Cali, họ giàu nhờ tịch thu tài sản của dân miền Nam, Tổng Thống Mỹ nào nhậm chức cũng phải đi thăm VN như thăm thánh địa, tuơi cuời cầm cờ đỏ chụp hình duới tuợng HCM và Lenin, thì dân miền Nam VN trách Mỹ ngày xưa chỉ giả đò chống Cộng Sản gạt VNCH. Ðại diện Mỹ, ngoại truởng Kissinger mới đầu tháng 4/75 đã than thở "sao chúng (VNCH) không chết phứt cho rồỉ?". Sau này tuớng Westmoreland cựu TL quân Mỹ tại VN đã ngỏ lời xin lỗi VNCH vì hành động của Mỹ.
Tuớng Lý Tòng Bá trách Mỹ bỏ rơi đồng minh khi ông xin cơ quan DAO di tản gia đình còn ông ở lại chiến đấu nhưng cơ quan DAO từ chối . Nguợc lại Mỹ lại cho Phạm Xuân Ẩn và một số gái bán bar bạn gái của lính Mỹ di tản nhưng Ẩn ở lại VN giúp CS chiếm SG. Ðến 28 tháng 4 75, tuớng Bá bị VC bắt sau khi sư đoàn 25 BB bị tan rã.
Nuớc Mỹ bây giờ đang đi xuống vì chánh trị gia không yêu nuớc, tham quyền cố vị, khi đã lên nắm quyền thì không chịu đi xuống để nhuờng cho nguời có tài có đức hơn lãnh đạo quốc gia. Tin tức TV nuớc Mỹ nay chỉ loan tin một chiều vì bị thế lực vô hình kiểm duyệt, nên dân chúng bị tẩy não brainwash không biết sự thật. Nuớc Mỹ cũng bắt đầu tuyển dụng việc làm căn cứ trên lý lịch tư tuởng chánh trị như các nuớc cộng sản. Một số nhân tài thế giới tốt nghiệp tại các truờng nổi danh như Columbia, Harvard, MIT, Berkeley, UCLA, UCI, USC không được muớn chỉ vì họ tham gia biểu tình chánh trị tại truờng muà xuân 2024, họ có tên trong danh sách đen xếp loại tư tuởng phản động. Không ai dám kiện vi phạm nhân quyền vì toà án, chánh phủ, công ty bị kiểm soát bởi thế lực ma giáo, không khác gì đảng cộng sản VN cấm muớn nguời vì lý lịch chánh trị.
27/06/202421:23:26
Khách
Cảm ơn Tác giả, một bài viết hay.
26/06/202413:44:01
Khách
>“Loài người mình nhỏ bé quá, không có Đấng Tối Cao quyền năng thiêng liêng bảo vệ thì chết chắc.”

Chính xác. Đấng Toàn Năng đang bão vê loài người nhưng không biết cho đến khi nào, hy vọng sẽ biết kết quả quyết định cuối cùng trong tương lai gần. Thế giới này thuộc về lực lượng phủ định và loài người không đi theo con đường sáng của Đấng Tòan Năng. Tôn giáo thì vô số nhưng người tuân theo giới luật rất hiếm hoi. Thế giới này cám dổ rất nhiều; cho nên có những linh hồn tuy có khả năng nói chuyện trực tiếp với Đấng Toàn Năng mà vẩn rơi vào cạm bẩy dãi đải trên con đường phát triển trí huệ, tuy lúc đầu họ rất tự tin như "Ta không có thì giờ để làm việc cúng bái thông thường. Ta đang hoàn thành ánh sáng lòng ta. Ta không có thì giờ để lãng quên trong giấc ngủ...." Nhưng rồi củng quên lãng đi mục đích tối thượng của mình. "Người dấu thần tính trong hình hài nhân thế. Ưa thích, ham muốn và ôm giữ là ba. Không biết rằng những ảo tưởng của mình là hư không. Hỡi những kẻ may mắn và thánh thiện, Các ngươi biết chăng ca tụng và phỉ báng là phi chân? Mặc dù các ngươi không thành công trong việc nhổ rễ dục vọng và thù ghét. Nếu các ngươi không trú ngoài trí huệ, như thế, đều viên mãn hoàn toàn."
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 410,324
Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Năm 2019, Tác giả nhận thêm giải quán quân Chung Kết Vinh Danh Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ hay còn gọi là giải Hoa Hậu. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù. Bài viết sau đây kể về một tai nạn xe hơi chính tác giả đã trải qua.
Hàng năm, sau Tết Tây, trong khí trời se se lạnh của đất Sài Gòn, đâu đó bắt đầu nghe tiếng nhạc Xuân rộn ràng, hay những bài nhạc du dương thay lời muốn nói của bao người con xa quê mong sum vầy ngày Tết. Mặc dù mỗi vùng miền có thể có những truyền thống và đặc trưng riêng nhưng ngày Tết là ngày lễ của tất cả Người Việt kể cả những người Việt xa xứ như Mị.
Đến với đất nước này không chỉ có niềm vui, mà còn có dòng nước mắt. Nhân vật trong câu chuyện tôi đã đổi tên. Nhưng giá mà, tôi có thể thay đổi được cả cuộc đời cho em. Thả chiếc bánh tét cuối cùng vào nồi, mợ Hai phủi tay đứng dậy.
Mỗi sáng chủ nhật quán cà phê Chợt Nhớ đông nghẹt khách, phần lớn là khách quen thuộc, tuy nhiên tuần này có thêm khách xuyên bang về. Chợt Nhớ là quán có tên tuổi nhất ở vùng này, dân chơi, dân giang hồ, dân cờ bạc, mấy mậu cho vay nặng lãi và tụi khoe mẽ… đều tụ tập về đây. Quán lúc nào cũng ồn ào, rộn ràng. Tivi cả chục cái chuyên về football, chỉ có mỗi cái sau lưng quầy tính tiền là luôn chơi nhạc Bolero nỉ non sướt mướt. Khách uống cà phê hầu như chẳng có ai nghe nhạc hay xem tin tức mà chỉ dán mắt vào tivi coi tỉ số đá banh, tỉ số bóng cà na và cá độ. Tụi thằng Tí Còi, thằng Sơn Lắc, thằng Hùng Nổ, con Lisa, con Yến… là đóng đô thường trực.
Nhớ lần đầu, tôi qua Mỹ ăn Tết cách đây gần 30 năm, ba tôi và ông anh dẫn hai đứa con từ California về Texas, gia đình ông anh khác từ Oklahoma cũng chạy xe về Texas, rồi với gia đình bà chị ở Texas, tất cả cùng kéo nhau ra phi trường Dallas FortWorth cho tôi một niềm vui bất ngờ. Cha con anh chị em gặp nhau ríu rít mới thấy cái thiêng liêng của sum họp, của ngày Tết Nguyên Đán nơi xứ người quý giá thế nào. Lúc ấy thành phố Arlington còn ít người Việt, không đông đúc như bây giờ và dĩ nhiên Tết cũng trầm lắng hơn, chợ búa Việt Nam ít ỏi, chưa có ngôi nhà thờ Các Thánh Tử Đạo rộng rãi bề thế như ngày nay, mà chỉ là căn nhà thờ bé nhỏ share với cộng đồng của Mỹ.
"Trước 75, ông ngoại là y tá ở Chẩn Y Viện Trung Ương. Ai trong xóm đau bệnh hay gặp điều chi nguy hiểm đều chạy đến kêu ông. Trong những giai đoạn khó khăn sau này, mình thấy ông cũng làm thợ hồ, mình thấy ông đi bốc giùm mộ, và có khi ông cũng giúp xóm làng thông các đường ống cống... Ông không bao giờ nề hà bất cứ công việc nào, dù khó khăn bao nhiêu. Khi đi nhà thờ, nhìn thấy những cuốn sách đáp ca bị đứt chỉ và sút gáy, ông lặng lẽ mang về nhà khâu và mang lên lại nhà thờ những cuốn sách lành lặn; hôm khác lại mang thêm vài cuốn về khâu tiếp. Sau này lớn tuổi, ông vẫn không bao giờ để phí thời gian. Ngoài những giờ đọc sách, làm vườn, ông thắt hàng trăm chiếc võng làm quà cho bạn bè, người thân. Ông thắt cả dây thừng để kéo chuông nhà nhờ..."
Tôi đứng trên tầng lầu cao thứ 11 của tòa nhà cao 12 tầng nhìn xuống, những người nhỏ bé với những chiếc áo choàng dầy dài phủ kín đầu, vào giờ trưa đi vội vã vào những hàng quán cạnh công sở để ăn uống. Họ đi thật nhanh chứ không vừa đi vừa nói chuyện như mùa hè ấm áp, chẳng ai nói với ai lời nào mà như đã định trước nhà hàng nào rồi, chỉ đi thẳng vào quán thôi. Chiếc xe ủi tuyết to lớn xuất hiện ở cuối đường đang cào những ụ tuyết lớn mới rơi của tối qua, thổi vào một chiếc xe khác đi song song với nó để chở những khối tuyết ấy đi đổ ở một trạm đã được thành phố quy định để lấy chỗ cho xe cộ, người đi đường không bị nguy hiểm khi phải tránh những ụ tuyết này mà len ra lòng đường xe chạy. Tiếng còi hụ của xe hốt tuyết bỗng dưng vang lên thật to để cho những người chủ xe đã đậu xe ở bên cần được hốt tuyết ra rời xe đi chỗ khác, không sẽ bị phạt tiền.
Tội nghiệp con nhỏ quá, vừa mới từ bên kia, nửa vòng trái đất, qua đây sống với gia đình người chị chưa đầy sáu tháng, đã phải dời đi, sống với người lạ, chưa biết chưa hiểu gì đời sống ở đây, không hiểu tiếng Mỹ, thiệt bơ vơ. Chắc là con nhỏ cứ nói tiếng Việt, tưởng ai cũng là người Việt như em. Em có khuôn mặt xinh đẹp, làn da trắng mịn màng, đôi mắt trong ngây thơ, với trí khôn không phát triển như người bình thường. Mơ là cô giáo của em.
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần thắng giải Viết Về Nước Mỹ. Năm 2001, với bài "Hoa Ve Chai", ông nhận giải danh dự. Ba năm sau, với bài viết "Giọt Nước Mắt," kể về Đài Tưởng Niệm Chiến Tranh Việt Nam tại tiểu bang New Jersey do một kiến trúc sư Việt Nam vẽ kiểu, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2004. Ông tiếp tục viết bài và tham gia sinh hoạt giải thưởng VVNM hàng năm. Sau vài năm nghỉ bút, tác giả gần đây trở lại với những bài bút ký đầy ý nghĩa. Đây là tùy bút mới nhất của tác giả.
Hôm qua cô em Hoàng Thư đem cho cô Ba một bịch bưởi. Đây là loại bưởi có vỏ màu vàng tươi, trái lớn nhỏ cỡ như bàn tay xòe, múi bưởi ngon như bưởi Biên Hòa mình, vị chua ngọt đậm đà, hơi the the. Sáng nay cô ngồi lột bưởi. Hồi đó chồng của cô Ba thích bưởi này lắm. Thích ăn nhưng “y” không thích lột, mà cô cũng hổng cho y lột vì y sẽ làm chèm nhẹp mất ngon, uổng công người trồng cây tưới nước đem tới nhà cho. Cô thường bắt cái ghế nhỏ, lót ngồi chồm hổm kế bên cái “ghế lười” (lazy chair) của y, vừa lột vừa chỉ. Lột bưởi phải cầm dao nhỏ, khứa vỏ bưởi ra làm 4 phần, rồi mới lấy tay mà tách vỏ ra. Xong rồi lấy mũi dao mà tách từng múi, lột sạch mà phải nhẹ tay hông thôi múi bưởi bể thì thấy mất đẹp. Lột hai, ba trái thì đầy một tô, lựa hết múi nguyên đưa cho y, y nói “cám ơn cưng” rồi bỏ từng múi vô miệng, vừa ăn vừa khen “ngon quá”. Nói gì nói, chỉ gì chỉ, mỗi lần có bưởi ngon thì cũng cô lột y ăn y ăn cô lột. Cô ăn mấy miếng bị bể bể, cũng nói ờ ờ, bưởi này ngon thiệt.
Nhạc sĩ Cung Tiến