Hôm nay,  

Hướng Nghiệp Du Ký

09/09/202208:19:00(Xem: 3042)
Colorado Springs 193
Hình do tác giả gửi

Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm, hiện là cư dân Dayton, Ohio.

*

Chúng tôi rời phi trường CVG (Cincinnati/Northern Kentucky International Airport) bằng máy bay của SouthWest Airlines trưa ngày 8 tháng 8 năm 2022 để tới Chicago Midway. Và sau hai giờ đợi quá cảnh nơi đây, vợ chồng và con trai tôi lại bay tiếp đến COS (Colorado Springs) vào lúc bốn giờ chiều của thành phố được mệnh danh là “Olympic City.”

Giờ khắc ở bờ Tây này đi sau Ohio của chúng tôi ba tiếng đồng hồ nên khi chúng tôi tới trời hãy còn nắng chói chang. Nhận chiếc Toyota Corolla 2022 vừa thuê xong, vợ chồng con cái chúng tôi tà tà về khách sạn dưới ánh nắng chiều rực rỡ mà lòng nghe khoan khoái chi lạ.

Đây là lần đầu tiên chúng tôi tới tiểu bang Colorado nên cảnh vật nơi này hoàn toàn khác lạ so với chỗ chúng tôi ở bởi xung quanh toàn là núi và núi. Núi ở đây là núi đá có màu trắng xám hoặc đỏ chạy ngút ngàn, bao bọc lấy thành phố bên dưới, đôi khi nhiều tảng to bự chồng chất lên nhau tạo thành nhiều hình thể chập chùng, hùng vĩ rất lạ và đẹp mắt, chứ chẳng phải loại núi có cây xanh mọc trên đó như là núi ở bên Gatlinburg, TN, mà chúng tôi thường thấy. Trong lúc lái xe, thỉnh thoảng thấy xuất hiện một ít cây xương rồng hay cây sống ở miệt sa mạc, mọc thưa thớt trên lưng núi trọc tạo cho du khách một cảm giác khô khốc vào mùa hè nóng nực nhưng lại không bị “humid” nhờ gió núi thổi ngày đêm!

Năm nay chúng tôi kết hợp việc con trai đi “orientation” để đi nghỉ hè luôn nhưng do US Air Force Academy (USAFA) mà thằng con tôi muốn xin vào học đã sắp lịch trình cho nó tới thăm trường vào đầu tháng tám nghĩa là sắp tới kỳ tựu trường cho niên học mới dù nó ghi danh từ ba bốn tháng trước thành ra chuyến nghỉ hè của gia đình tôi vô cùng muộn màng.

Vì thế chúng tôi đến sớm vài ba hôm để du ngoạn, xem danh lam thắng cảnh ở thành phố “thế vận hội” nổi tiếng này trước. Ngày thứ nhất gia đình tôi và anh Thiên; người anh thân thiết từ thời còn bên trại tị nạn, đã bay từ SC để tháp tùng chung vui, dậy sớm ăn điểm tâm rồi lái xe tới Fremont County thuộc Canon City, CO cách khách sạn chúng tôi ở hơn một tiếng đồng hồ để chơi môn thể thao “rafting” mà vợ con tôi rất thích do hãng Clear Creek Rafting tổ chức. Vé thì đã “book” từ khi còn ở nhà cho mỗi người là $98 chưa tính thuế nên lúc tới là chúng tôi được đưa lên xe bus để họ chở lên đỉnh núi ngay. Từ đây bốn người chúng tôi cùng một cặp tình nhân trẻ người Mỹ trắng và anh David; hướng dẫn viên kiêm thuyền trưởng chính điều khiển “con tàu,” lên một chiếc xuồng nổi bằng nhựa. Sau khi chỉ dẫn cách thức và phát cho mỗi người một cái dầm, chúng tôi bắt đầu rời bến trên con sông Arkansas River dài dằng dặc. Lần này vợ con tôi muốn tìm cảm giác mạnh hơn nên chọn “Royal Gorge rafting - class III-IV” là cấp độ cao nhất có sóng đầu bạc với sức nhồi lớn.

Tuy nhiên kết quả không như mong muốn vì chúng tôi đi muộn quá do đó chỉ có sóng nhẹ, hơi mạnh một tí khi qua các ghềnh thác làm mọi người chẳng mấy thích thú. Dường như đoán được tâm trạng mọi người, anh David giải thích nếu chúng tôi đi vào tháng sáu, tức là lúc tuyết trên núi tan đổ xuống sông thì lưu lượng nước sẽ gia tăng và mạnh tạo nên lắm ngọn sóng lớn, to, hào hứng hơn. Nhưng nhờ xuồng trôi chậm, êm ả suốt hai tiếng đồng hồ ấy lại cho chúng tôi cơ hội khác là tha hồ ngắm phong cảnh núi non hai bên, quan sát các đập nước, những ống dẫn nước to từ trên cao xuống, hay nhìn mấy đường rầy xe lửa uốn lượn theo vách núi hoặc những con đường ngoằn ngoèo quanh co sát vách đá với các bậc cấp trồi lên hụp xuống do tù làm từ thế kỷ trước nay đã hoang phế để cám cảnh tù đày mình cũng một thời đã qua bên nhà ngày xưa mà không ngăn nổi một tiếng thở dài!

Đôi lúc, mọi người lại ngẩng cao cổ nhìn mấy chóp núi ngút ngàn tít trên trời xanh chót vót bên trên, với những cầu treo hay mấy sợi dây cáp được bắt từ đỉnh núi này sang tận các đỉnh núi xa tắp nơi khác, cho trò chơi “zipline” cũng thấy hay hay trước thiên nhiên hùng vĩ, bao la do bàn tay tạo hóa dựng nên.

Cuối buổi trên đường về, cả bốn đều thấm mệt do nắng nóng. Ngồi trong xe do anh Thiên lái, tôi lơ đãng đưa mắt ngắm nhìn bầu trời trong xanh, bao la bên ngoài. Thỉnh thoảng một vài đám mây trắng lượn lờ trôi ngang như các dải khăn Voan làm tôi nghĩ ngợi lan man. Tôi thích chơi “rafting” ở Gatlinburg hơn vì nó chỉ kéo dài một giờ là đủ. Bởi nếu mất hai giờ đồng hồ mà yên lành như ở đây thì nhàm, mà ngược lại thì e không kham nổi!

Ngày thứ hai bọn tôi lại háo hức đi lên đỉnh “Pikes & Peak” như chương trình đã dự định. Khi tới chân núi, vợ tôi đưa vé vào cửa mua sẵn trên “online để nhận “sticker” được phép vào trong, dán lên kính trước của xe. Lúc chuẩn bị rời đi chúng tôi được góp ý nên dùng “restroom” trước nếu cần bởi chúng tôi phải đi 4 miles nữa thì mới có nhà vệ sinh.

Du khách cũng được cảnh báo trước lúc mua vé là Pikes Peak cao khoảng 4.302, 31 m (11. 115 foot) so với mực nước biển và là ngọn cao nhất của núi Rocky Mountain ở vùng Bắc Mỹ nên những người yếu tim, suyễn nặng, huyết áp cao hay tinh thần không vững mạnh…đôi khi lên tới nơi sẽ không chịu nổi như bị nhức đầu, đau cổ vì lượng Oxygen trong máu xuống thấp…để họ có quyết định nên đi hay không?Và đường từ đây lên đến đỉnh dài tới 25 miles nhưng chỉ có 2 “lanes,” một lên và một xuống, chạy cặp sát theo vách núi. Phía bên kia là thung lũng sâu hun hút mà nhìn xuống dưới chỉ thấy toàn núi và đá. Rất nguy hiểm! Càng lên cao đường càng quanh co khúc khủy dần. Có nhiều nơi có tới hai ba cua rất gắt tiếp liền nhau tuy nhiên thỉnh thoảng cũng có nhiều “chiếu nghỉ” hai bên lề đường để cho người ta có thể dừng xe thư giản hay chụp hình vì phong cảnh đẹp mênh mông ngút ngàn!

Khi lên tới nơi chúng tôi thấy đã có rất đông du khách, và chỗ đậu xe thì vô cùng rộng rãi. Ở đây có canteen, information center, phòng trưng bày hình ảnh và lịch sử của Pikes Peak, phòng bán đồ lưu niệm…Nhưng tôi phải ngồi nghỉ một lúc vì khó thở, chóng mặt, đi liểng xiểng. Vợ tôi thì nhức đầu, đau cuống họng phải uống nhiều nước. Phần anh Thiên thì bị tụt huyết áp phải uống Seven Up và nghỉ ngơi mười phút mới bình thường trở lại để có thể ra hành lang bên ngoài ngắm núi đồi. Phong cảnh ở đây rất đẹp. Đứng từ trên cao người ta có thể nhìn thấy núi non trùng trùng điệp điệp phía dưới. Khi mặt trời lên cao, nắng nóng hừng hực, chúng tôi ra về. Ngay lối đi xuống một viên sĩ quan cảnh sát ứng trực đứng chờ sẵn, chào từ giả không quên dặn chạy chậm, để số B (Breaking) và cẩn thận vì đường xuống luôn nguy hiểm hơn lúc lên. Xuống được một khoảng có một chuyên gia đứng đợi hướng dẫn anh Thiên chỉ rà nhè nhẹ trên chân thắng lúc xe lao dốc chứ không nên đạp mạnh và sau một thời gian nên dừng lại nghỉ chừng mười phút nếu nghe có mùi cháy khét. Đi được chừng nửa đường chúng tôi phải dừng lại ở trạm kiểm soát cho nhân viên “check” thắng xe rồi bọn tôi được chỉ định vào bãi đậu xe kế bên cho xe nghỉ ngơi một lúc vì thắng xe ngửi có mùi khen khét.

Hôm sau chúng tôi đi một nơi khác cũng nổi tiếng không kém. Đó là “Garden of the Gods.” Một nơi gồm toàn các núi đá đỏ hay nhiều tảng đá đỏ, to, nhỏ với đủ mọi hình dáng gộp lại hoặc chồng chất lên nhau một cách vô cùng cân bằng để tạo ra những ngọn núi với thiên hình vạn trạng. Nhưng đôi khi cũng có những điều đặc biệt kỳ dị mà con người không thể giải thích được về sự huyền bí của thiên nhiên, chẳng hạn như giữa các ngọn núi đỏ bỗng xuất hiện vài ba ngọn núi trắng kế bên một cách ngộ nghĩnh! Và màu của các ngọn núi nơi đây thì thay đổi theo thời tiết nóng lạnh.

Chiều tới chúng tôi tìm nhà hàng Việt Nam để ăn bởi sau vài ngày xa nhà thì mọi người cũng bắt đầu thèm cơm. Dù người Việt ở đây không đông nhưng cũng có một số nhà hàng và tiệm phở. Đêm đó, chúng tôi thử món phở ở một tiệm mà chủ nhân là người Việt nhưng không có mặt. Toàn bộ nhân viên từ đầu bếp tới phục vụ đều là Mỹ chỉ duy nhất có một em trai người Việt lẫn lộn trong số người chạy bàn mà thôi. Tuy nhiên ở nơi xa xôi mà có thức ăn Việt là cũng quý lắm rồi vì hương vị phở cũng được trên trung bình dù không xuất sắc lắm.

Sáng thứ sáu, ngày 12 tháng 08 năm 2022, chúng tôi đến thăm US Olympic and Paralympic Museum. Vé vào cửa dành cho người lớn là $24.95 còn học sinh từ lớp 1 đến 12 được miễn phí trong thời gian hè nên chúng tôi chỉ mất gần $80 mà có thể vui chơi và tìm hiểu được lịch sử Thế Vận Hội của các vận động viên và vận động viên khuyết tật Hoa Kỳ một cách dễ dàng. Đúng như người ta ví von Colorada Springs là thành phố của thế vận hội vì là tâm điểm, là nơi của các sự kiện thể thao, là nơi huấn luyện cho các vận động viên, là nơi thành phố có một viện bảo tàng thể thao rất đẹp với đầy đủ các cúp mà Mỹ đã giành được từ khi có thế vận hội tới nay. Trong viện bảo tàng này, người ta mô tả chi tiết lịch sử hình thành thế vận hội, quá trình luyện tập cực khổ để đạt tới đỉnh vinh quang của vận động viên nhất là những người khuyết tật, trưng bày đủ thứ quần áo, dụng cụ, huy chương, hình ảnh của các bộ môn, của những vận động viên Mỹ nổi tiếng nhiều lần đăng quang như Michael Phelp trong môn bơi lội, Kayla Jean Harrison ở Middletown bang OH, hai lần đoạt huy chương vàng môn võ thuật Judo tại Thế Vận Hội 2012, 2016 và huy chương vàng năm 2010, 2015 ở Pan American Games…một cách thật hấp dẫn. Tuy nhiên vì thời gian có hạn chúng tôi vô cùng tiếc nuối vì không thể tới Trung tâm Huấn luyện Vận động viên và Vận động viên Khuyết tật cho Thế vận hội ở đây được (The Colorado Springs Olympic and Paralympic Training Center.) Và quả thật là một thiếu sót nếu chúng ta đến Colorado Springs mà không thăm những nơi này!



Rồi một giờ rưỡi chiều hôm ấy, vợ chồng con cái tôi lại đến US Air Force Academy sau khi tiễn anh Thiên ra phi trường về lại South Carolina. Cũng may là nếu ở lại anh cũng không cùng tới học viện tham dự với chúng tôi được vì ngày đăng ký, không biết có anh đi cùng nên con trai chúng tôi chỉ ghi danh cho ba người mà thôi. Đây là chương trình chính của chuyến đi kỳ này do đó gia đình tôi vô cùng háo hức. USAFA nằm ở phía bắc của thành phố Colorado Springs. Lúc đến tôi phải dừng xe lại, trình bằng lái xe và mở “trunk” lên cho vị nữ quân nhân trực cổng khám xét rồi mới được vào trong. Tốc độ cho phép xe chạy trong khu vực này là 45 miles một giờ.

Học viện Không quân Hoa Kỳ được thành lập tháng 04 năm 1958 tức sáu mươi tám năm về trước và là học viện quân sự trẻ nhất trong năm học viện của Hoa Kỳ hiện nay. Vì là trường quân sự nên nó được xây dựng riêng biệt trên một vùng đất rộng đến 7,500 ha tức khoảng 18,500 acres, có cả phi trường để huấn luyện phi công mà thỉnh thoảng chúng tôi thấy có máy bay lên xuống khá nhộn nhịp. Chúng tôi vừa chạy trên con đường vắng lặng êm ả, vừa ngắm nhìn ngôi trường nằm ẩn hiện dưới thung lũng xa xa, xung quanh được bao bọc bởi núi đồi, thật đẹp. Con tôi luôn xuýt xoa trầm trồ, và vô cùng phấn khích khi thấy ngôi trường tương lai mà nó muốn xin vào học quá hấp dẫn. Lúc chúng tôi đến, đã có trên dưới ba mươi người gồm các em học sinh đăng ký cùng cha mẹ và người thân đang ngồi đợi trong khán phòng.

Diễn giả cho chúng tôi hôm ấy là một nam và một nữ thiếu sinh quân (cadet.) Họ nói về lịch sử của trường, điều kiện nộp đơn để xin vào USAFA thì phải là công dân Hoa Kỳ, chưa lập gia đình và không lệ thuộc, có đạo đức tốt, tuổi từ 17 tới 23 tính từ ngày 01 của tháng 7 hàng năm khi bạn nhập học. Thể lệ để được nhận vào thì 30% là do học viện hay nhân viên xét duyệt (Admissions Panel), 20% là hoạt động ngoại khóa (Extracurricular Composite) như có tham gia thể thao, có khả năng lãnh đạo (là hướng đạo sinh, thành viên của câu lạc bộ ở trường không…) 50% còn lại là học vấn tổng hợp (Academic Composite) như điểm GPA (Grade Point Average) ở trung học, kết quả học lực ở đại học hay điểm của SAT hoặc ACT. Kế đến họ liệt kê ra một số ngành học tại đây như “Aeronautical Engineering, Astronautical Engineering, Biology, Chemistry, Civil Engineering, Computer and Network Security, Military and Strategic Studies..” Đặc biệt là họ giới thiệu một ngành rất mới, đó là “Space Force” lấy từ ý tưởng của cựu Tổng Thống Donald Trump trong một lần ông gợi ý khi nói chuyện trước công chúng lúc đang còn tại chức khiến mọi người bật cười thích thú.

Đoạn họ cho biết là đơn nộp trên “online,” bắt đầu từ ngày 01 tháng 03 của học sinh lớp 11 tới cuối tháng 12 của học sinh lớp 12 tức có khoảng mười tháng để hoàn tất. Và vì tiến trình xét đơn bắt đầu rất sớm, nên ngay từ mùa xuân của lớp 11 là các bạn phải cố gắng làm thế nào để được các vị dân cử, thượng nghị sĩ tiểu bang, văn phòng tổng thống, phó tổng thống…viết thư đề cử nghĩa là các bạn phải có “Letter of Recommendation.” Đây là một bước quan trọng trong tiến trình của đơn xin đi học USAFA. Ngoài ra, học sinh cũng chuẩn bị cho thể lực của mình vì bắt đầu ở độ cao “7,250 feet” của học viện so với mực nước biển là sức chịu đựng của các bạn sẽ giảm dần. Một số thiếu sinh quân khi vào học rồi mới nhận ra rằng sức chạy của mình không còn nhanh như trước đó. Nên cũng như phải cố gắng học giỏi, người học sinh muốn vào đây cũng phải rèn luyện sức khỏe để vượt qua phần thi CFA (Candidate Fitness Assessment,) ví dụ như nếu “chạy một dặm” thì đối với phái nam phải đạt được là trong vòng 6:29’ nếu chạy nhanh là 5:20’ còn riêng với phái nữ là 7: 30’ và chạy nhanh là 6:00’.  Do đó điều kiện để được nhận vào đây học rất cao và khó như tôi đã nói sơ qua trong truyện “Ân tình một cõi, trời tháng Tư” vừa rồi!Xong phần trình bày, hai diễn giải gợi ý rằng để muốn được vào đây, học sinh phải chuẩn bị các bước vừa nêu kỹ càng. Rồi họ chiếu một video clip ngắn về sinh hoạt của các thiếu sinh quân, ngày ra trường của họ cho chúng tôi xem. Sau đó, họ mời những học sinh ghi danh tham dự buổi nói chuyện hôm nay lên nhận quà của trường là một giỏ xách gồm có một lá cờ tam giác màu xanh dương bằng vải có in hai chữ AF màu trắng, một brochure tóm tắt về hoạt động của học viện, một flyer nói về chương trình sinh hoạt, học hành của học viện, một khăn lông, một chiếc máy bay nhỏ màu trắng bằng nhựa tất cả đều có in hai chữ AF màu xanh dương cùng các thẻ “visitor” cho mọi người đeo khi đi tham quan trường.Cuối cùng họ giới thiệu một nữ thiếu sinh quân (cadet) trong bộ lệ phục tiếp tân thẳng nếp, vô cùng thanh lịch đang đứng phía sau khán phòng sẽ là hướng dẫn viên đưa mọi người đi thăm nơi ở của các học sinh. Mỗi phòng có hai giường ngủ riêng biệt, hai bàn học, một bồn rửa mặt…dành cho hai sinh viên ở, sau khi học trên lớp về. Hôm nay tất cả các lớp đều bận nên cô không thể dẫn chúng tôi vào thăm lớp được mà dắt mọi người ra sân sang những building khác.

Dưới ánh nắng chiều chói chang, nhìn những quân nhân huấn luyện oai vệ với tác phong nghiêm chỉnh, các nam nữ tân binh mạnh mẽ, nhanh lẹ trong quân phục của người lính, ba-lô nặng trĩu trên vai đi đứng thao tác gọn gàng ngoài sân trường, các cô cậu học sinh thích thú xầm xì to nhỏ với người thân. Đi ngang cổng chính chúng tôi thấy câu phương châm của trường được ghi đậm trên cao “ We will not lie, steal, or cheat, nor tolerate among us anyone who does ” như một huấn từ của khóa sinh. Kế tiếp, chúng tôi được đưa tới sân cờ nơi có một bức tường đá đen dài gần ba thước hơi uốn cong có ghi tên các sĩ quan tử trận trong chiến tranh với dòng chữ được khắc như sau “ In Memory Of Our Fellow Graduates Who Have Fallen in Battle.” để mặc niệm!

Rồi trong lúc băng ngang sân trường dưới hơi nóng gay gắt của mặt trời tỏa xuống nền xi măng, lâu lâu chúng tôi thấy một số nam nữ quan nhân trong quân phục tề chỉnh vác ba-lô chạy vội vã khiến một ông đi kế tôi thắc mắc lên tiếng hỏi cô hướng dẫn viên “có phải mấy người lính kia đi trễ không?” thì được cô giải thích: Không phải. Họ là những thiếu sinh quân năm thứ nhất (freshmen) nên không được đi mà phải chạy mỗi khi đi học. Và phải chạy đúng theo làn đường kẻ cho họ từ “building này sang building nọ” chớ không thể chạy tắt như băng ngang qua sân được. Đó là quân luật ở đây!

  

Vậy cứ thấy ai chạy là biết lính mới “tò te”?

Ông kia cắc cớ hỏi lại làm mọi người cười ngặt nghẽo. Cô hướng dẫn viên gật đầu bảo đó là cách để nhận ra “tân binh” mới vô trường làm một số bà rụt cổ, le lưỡi nhìn con mình như ngầm hỏi “Thấy không? Sợ chưa? Còn muốn đi nữa không?”Môt giờ thăm trường chấm dứt. Mọi người trở lại khán phòng, trả thẻ “visitor” rồi ra về.

Ngồi trên máy bay trở lại Ohio, con trai tôi thích thú và hài lòng với chuyến đi này. Sự nổi tiếng của ngôi trường, hình ảnh hào hùng của những sĩ quan không quân, gương anh dũng hy sinh trong chiến tranh của những đồng đội đã tốt nghiệp mà tên của họ còn lưu lại trên đài tưởng niệm, quân phong quân kỷ nghiêm minh của người lính là tất cả những điều khiến nó muốn xin vào đây học nhưng không phải chỉ vì cái chuyện học viện quân sự này là một trường rất danh tiếng, đào tạo ra lắm nhân tài xuất chúng cho Hoa Kỳ, học miễn phí và còn được lãnh lương tháng rồi khi ra trường là sẽ làm việc trong quân đội, đến khi xuất ngủ, trở ra ngoài xã hội rất dễ kiếm việc làm mà còn là ước mơ, ý chí dấn thân của nó, của những nam thanh nữ tú đồng trang lứa, những người trẻ yêu quê hương, muốn cống hiến khả năng cho đất nước. Nhớ hôm đầu tiên khi nó ngỏ ý muốn học ở nơi này thì tôi đã bằng lòng ngay nhưng vợ tôi lại cực lực bác bỏ vì nỗi nhớ con nếu nó đi xa và khuyên nó nên vào học các trường đại học gần nhà và có thể theo học ROTC (Reserve Officers Training Corps) nếu nó thích quân sự. Tuy nhiên, nó đã giải thích với mẹ nó là nó sợ chưa chắc đã được nhận vào học do đó nhiều lần van xin và nài nỉ mẹ nó “please give a chance to fly high and serve my country” nếu nó may mắn được nhận!

Nghe con nói tôi hiểu con tôi bây giờ như “trái chuối chín” nghĩa là nó chỉ có cái da vàng bên ngoài như vỏ chuối nhưng ruột thì của đất nước này rồi. Quy luật tiến hóa không thể thay đổi. Mừng thay cho tinh thần phục vụ của nó!

  

Ohio, cuối hè 2022

Triều Phong

Ý kiến bạn đọc
11/09/202203:18:36
Khách
Kính gửi Ban Giám Khảo VVNM,
Xin vui lòng chỉnh lại câu "please give a chance to fly..." thành "please give me a chance to fly... " cho đúng hơn. Chân thành cám ơn quý vị.
Kính,
Triều Phong
10/09/202215:24:16
Khách
Thank you, đại ca. Đại ca khỏe không?
Triều Phong
10/09/202211:48:49
Khách
Interesting!!!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 496,129
Nhập ngũ vào Thủ Đức sau biến cố Mậu Thân 1968 khi đang theo học năm thứ hai Cao Học Sử Địa tại Văn Khoa Saigon, anh được chọn vào Không Quân, và có lẽ do bản chất yêu thích văn nghệ với sở trường ca hát và đờn địch, anh vào làm việc trong ban Tâm Lý Chiến của Sư Đoàn 3 Không Quân tại Biên Hòa, đi từ cấp bậc Chuẩn Úy cho đến Đại Úy. Đầu năm 1975, anh lấy vợ, một nữ quân nhân phục vụ trong phòng Xã Hội cũng tại sư đoàn 3 Không Quân. Vợ chồng anh ở trong trại sĩ quan của đơn vị cho đến ngày mất nước. Khi anh vào tù, chị trở về quê sống với cha mẹ chị gần Cần Thơ.
Phải nhìn nhận rằng Lão là con người hiền lành, rất hiền lành! Nói theo kiểu người mình hay nói là hiền như cục đất! Lão hiền từ trong nhà ra tới ngoài đường. Chưa bao giờ lão lớn tiếng, hay nói những lời nóng nảy, cộc cằn với bất cứ ai! Cái tâm lão cũng vô cùng là hiền, hiền cả với cây cỏ, với thú vật! Lân la ngoài vườn nhiều khi thấy ớt con hoặc é quế mọc nhiều quá, mụ vợ nhổ quăng bớt. Nếu thấy được lão nhặt chúng đem đi chỗ khác trồng! Mụ kền rền, lão bảo: “Chúng nó cũng muốn sống mà!” Bất cứ con bọ nào bất chợt lọt vào trong nhà là lão túm lấy mở cửa quăng ra ngoài, vừa quăng lão vừa nói: - Đi về nhà mày đi, ở đây lâu là có cơ hội xuống ống cống đấy! Ý lão ám chỉ mụ! Mụ ghét nhất bất cứ con gì chui vào nhà, trông thấy là mụ quăng ngay vào bồn cầu, giật nước mất tích luôn!
Hôm nay trời trong, nắng vàng rực rỡ nhưng lạnh. Hàn thử biểu cho thấy buổi sáng 47độ và trưa được 54 độ F. Vào buổi chiều 16 giờ khí tượng cho biết sẽ có mưa. Từ hôm qua các con đã khuyến khích tôi đi xem hoa đào vì sợ sau cơn mưa, phần lớn hoa sẽ rơi rụng, tơi tả không còn đẹp nữa. Qua video người bạn gửi cho xem thấy hoa đào ở Tidal Basin thủ đô Hoa Thinh Đốn đã nở rộ.
Với Hai Búng thì có nhiều chuyện để nói. Tên trên giấy tờ là Phạm Bình Nhâm, nhưng từ khi vào quân đội, ban bè cùng khóa đặt cho hắn cái tên mới là Búng - Hai Búng. Sở dĩ hắn mang cái biệt danh (nickname) này vì nhà hắn gần chợ Búng mà khi nhắc đến chợ Búng, hắn say sưa nói miết - quên thôi! Hắn tả cảnh, tả tình về quê hương của hắn với những vườn cây ăn trái ở Lái Thiêu, An Sơn, Bình Nhâm (nơi sinh quán của hắn) hấp dẫn đến mức mà người nghe thấy mát rượi với những cây chôm chôm, măng cụt, sầu riêng... ngát hương vườn lài, thơm phức mùi sầu riêng và ngọt lịm mùi lò đường, ruộng mía ven sông …Và bao gìờ kết thúc câu chuyện cũng là lời mời rất chân tình: “Khi nào đi qua Chợ Búng, nhớ ghé nhà tao, tao sẽ đưa tụi mày đi ăn bánh bèo bì Mỹ Liên, hay Ngọc Hương, hai tiệm bánh bèo bì nổi tiếng không những ở chợ Búng mà khắp nước đấy. Rồi về nhà tao, mẹ tao sẽ đãi một bữa cháo vịt – thịt vịt bầu mà chấm nuớc mắm gừng do mẹ tao pha chế thì hết sẩy – Tụi mày sẽ nhớ đời …”
Hồi tôi ở trại tỵ nạn, trầy trật bốn năm trời mới vượt qua cuộc thanh lọc đáng ghét, và khi gặp phái đoàn Mỹ phỏng vấn thì bị từ chối, mặc dù tôi có đầy đủ gia đình ở bển. Còn chồng tôi, cả giòng họ rủ nhau đi vượt biên rất sớm, năm 1977 khi cả miền Nam đang vào cơn tàn tạ dưới bàn tay của “bên thắng cuộc”. Trong khi ở trại Mã Lai chờ phái đoàn Mỹ, thì phái đoàn Canada lơn tơn xuất hiện, gia đình chồng tôi nôn nóng thoát khỏi cuộc sống tù túng ở trại nên nhắm mắt đưa chân qua Canada định cư luôn một lèo. Sau đó, chồng tôi đi học, vào cấp ba rồi Đại Học, quyết chí thực hiện giấc mơ Mỹ Quốc năm xưa, bèn nộp vào trường Đại Học tại New York. Khi nộp đơn thì hào hứng, đến khi được nhận thì bị bà má chồng “bàn ra”, vì sợ tốn kém với số “student loan” quá lớn, chồng tôi cũng bị nản chí, không qua đó học nữa.
Thời gian gần đây, tôi đọc được bài ký sự sống động đã cho tôi một bài học trân quý về nền giáo dục của Hoa Kỳ từ tác giả Hạ Vũ, với câu chuyện “Tôi làm Cô giáo nhà trẻ Mỹ” trên mục VVNM trang Việt Báo. Tác giả kể chi tiết từng hoạt động và phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ tại lớp học. Từ việc chuẩn bị môi trường sạch sẽ, an toàn và cách cho trẻ ăn uống, vệ sinh đến giấc ngủ trưa yên lành; ngay cả việc vệ sinh cho bé cũng phải hết sức kiên nhẫn và luôn dùng chữ “please” để khởi đầu và cho biết mình sắp làm gì đó cho trẻ, chữ “thank you” để cảm ơn trẻ đã cộng tác, dù việc đó là phục vụ cho chính các em.
Trong 53 năm, chúng tôi kề cận, nhường nhịn, yêu thương và chăm sóc nhau để cùng xây dựng cuộc sống riêng sau khi cả hai chúng tôi học xong đại học. Chúng tôi đã có một gia đình nhỏ an vui với hai con trai. Và từ khi chúng tôi đem hai cô con gái nhà người dưng, mang về làm hai con gái ruột nhà mình thì gia đình chúng tôi có thêm ba đứa cháu. Nay, các con đã thành nhân, các cháu thì đã có đứa chuẩn bị vào đại học. Hai con trai của chúng tôi đã có nghề nghiệp vững vàng, chúng đã có nhà riêng. Chúng tôi già dặn hơn cùng với sự trưởng thành của con cháu. Hai chúng tôi đã về hưu, vẫn cùng có nhau, tiếp tục nhường nhịn, chăm lo cho nhau trong những năm tháng cuối đời...
Dallas mới qua một đợt lạnh khủng hoảng sau lễ tình yêu, nghỉ học nghỉ làm tuyết đá đầy đường. Hy vọng là đợt lạnh cuối mùa vì thời tiết Texas khó đoán bởi đôi khi sang tháng tư còn tuyết. Tội nghiệp những người thích trồng, họ thường gieo hạt giống trong garage từ cuối tháng hai để sang tháng ba là đậu bắp đã cao được gang tay, cà chua non nhìn mắc ham, những cây ớt xanh mát mắt... Đợi tháng ba cho ra vườn là sớm có ăn, nhưng đầu tháng tư trời lại đổ cho trận tuyết làm cây con chết ráo. Những người mê trồng tính khôn ăn sớm nên gieo hạt trong garage từ cuối tháng hai lại hoá ra ăn muộn vì phải gieo hạt lại lần nữa.
Các nhà khoa học có thể đưa ra tuổi thọ trung bình của một người, nhưng chưa có một thống kê nào cho biết mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi nằm xuống đã ở được khoảng bao nhiêu căn nhà! Điều này có thể nói lên mỗi người có những nhu cầu “xê dịch” rất khác nhau. Sau hiệp định Genève 1954, cuộc sống của người Việt Quốc Gia chỉ trong phạm vi từ vĩ tuyến 17 cho đến Mũi Cà Mau. Nhưng kể từ năm 1975 cho đến nay thì “nhà Việt Nam” đã có mặt tại hơn 130 quốc gia trên thế giới. Mỗi một căn nhà của người Việt trên quê người gói ghém tất cả những thăng trầm của một đời lưu lạc nơi đất khách; là những vinh nhục, được mất, hy sinh, đánh đổi để tồn tại. Biết bao người bôn ba ra hải ngoại đang sống trong những căn nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi; nhưng từ trong sâu thẳm họ vẫn không quên được căn nhà cũ của mình trên quê mẹ!
Chị Bông đọc xong email của người bạn chỉ cách muối cà pháo ăn liền, lại còn minh họa theo một bát cà pháo dầm nước mắm tỏi ớt trông thật ngon lành hấp dẫn. Suốt hai tuần lễ qua chị lấy vacation về phố Bolsa California thăm người nhà, ăn uống thịt thà, tôm cá mỡ màng nên bỗng thèm món ăn nhà quê dân dã này. Chị lái xe ngay ra chợ mua vài pound cà pháo, ăn đổi món và để giảm cân. Sau chuyến đi chơi Cali chị đã tăng 2 pounds.Về nhà chị thực hiện như bạn chỉ, xẻ cà ra, ngâm nước muối cho ra bớt chất độc hại thâm đen. Trong khi chờ đợi cà còn ngâm trong chậu, chị Bông pha sẵn một bát nước mắm tỏi ớt đậm đà. Món này chỉ ăn với cơm trắng cũng đủ ngon nhớ đời.
Nhạc sĩ Cung Tiến