Hôm nay,  

Bi Ơi, Con Ở Đâu?…

04/09/202211:38:00(Xem: 3466)

vvnm 09042022 Bi Oi Con O Dau

"Tác giả là người Biên Hòa, cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa. Niên khóa 1974-1975, cuối năm lớp 12, chưa kịp thi tú tài, biến cố rất buồn 30 tháng 4 , 1975 đẩy ông  rời quê hương một mình, theo làn sóng người VN di tản rời quê hương ...

Tác giả hiện đang sống và làm việc ở San Diego, CA, viết lại tự truyện một phần đời của mình từ những ngày đầu lưu vong và những hệ lụy kéo dài đến tận bây giờ..."

 

*

 

 Ngày 02 tháng 09 năm 1976 đứa con bé bỏng của tôi mở mắt chào đời, khai sinh cái tên Nguyễn Văn Kỷ Ngọc Thuyền, tên thường gọi bé Bi.

Giọt máu ân tình đã kết tinh hình hài một sinh linh bé bỏng, trong hành trình lưu vong của đôi thanh niên Việt Nam nơi đất khách quê người…

 

 

@ Bi kịch cha và con:

Sở dĩ bé Bi không mang họ Mai của cha, do vợ chồng tôi chưa làm tờ hôn thú. Thời gian đó tôi chưa đủ sức gánh vác tất cả: chi phí sinh nở của vợ, chi phí nuôi nấng con thơ, cùng hàng loạt chi phí khác bủa vây đời sống hai sinh viên nghèo. Bé Bi được vài tháng tuổi, tôi nghỉ học đưa vợ con đến thuê nhà ở tại thành phố Arlington. Suốt ba năm, tôi gửi babysits chăm con. Vợ của tôi tiếp tục chương trình đại học. Tôi khởi đầu cuộc mưu sinh bằng nghề rửa chén nhà hàng.

 

Công việc có thu nhập ổn định, mà không quá sức đối với một thanh niên xốc vác như tôi. Một thực khách thân quen tốt bụng, đã giới thiệu tôi vừa học Anh Văn vừa học nghề Điện lạnh tại trường NTSU (North Texas State University) để từ đó tôi có thêm việc làm. Tôi nhận làm đủ mọi việc, cho dù nặng nhọc đến mấy miễn chân chính là tôi làm tất tần tật chẳng nề hà. Cuộc sống gia đình tôi dần dà ổn định, mỗi ngày qua càng thêm tươm tất, êm đềm và ấm áp hơn. Cho đến một ngày…

 

Vợ tôi chủ động nói lời chia tay tôi, ngay khi em tốt nghiệp đại học vào tháng 6 năm 1979. Tôi bất chợt ngỡ ngàng khi biết mình bị người bạn thân phản bội, đã lợi dụng lòng tin của tôi đánh cắp trái tim người vợ tôi yêu thương. Tôi lao đến trút cơn thịnh nộ vào tình địch, nhưng tôi càng bất ngờ hơn khi vợ tôi quyết liệt bảo vệ người tình:

- Tôi chưa hề yêu anh, mình chia tay đi.…

 

Câu nói phũ phàng của vợ tôi chính là ngón đòn chí tử, đã đánh tôi đổ gục cả thể xác lẫn tinh thần:

-  Anh ở lại với con cũng được, tôi sẵn sàng nuôi anh ăn học. Nhưng anh đừng mong tôi có tình cảm với anh…

 

Tự ái của một thanh niên 23 tuổi buộc tôi nuốt trái đắng vào lòng, buông bỏ hết yêu thương chỉ trừ đứa con bé nhỏ tôi hằng nâng niu yêu quý:

- Anh thương con, tôi biết. Nhưng bé Bi còn quá nhỏ, sống với tôi con có tương lai hơn. Tôi hứa với anh, khi nào bé Bi 18 tuổi tôi sẽ cho nó đi tìm anh…

 

Vợ tôi bao giờ cũng có lý trong mọi quyết định. Em vừa tốt nghiệp đại học, chân trời trải rộng trước mắt em. Em học chuyên ngành xã hội, kiến thức đủ đầy nên chắc chắn rồi, em chăm sóc nuôi dạy con vẫn tốt hơn tôi. Ngay trong đêm vợ tôi nói lời đoạn tình đoạn tuyệt, tôi đã dọn đồ để sáng sớm hôm sau lặng lẽ ra đi. Hình ảnh đứa con thơ Nguyễn Văn Kỷ Ngọc Thuyền - bé Bi đang hồn nhiên ngồi trước hiên nhà, là hình ảnh cuối cùng tôi ghi nhận được trước lúc tôi đau đớn xa con…

 

Thời gian lặng lẽ trôi nhanh, con tôi tròn mười tám tuổi. Tôi mỏi mòn mong đợi, nhưng lời hứa năm xưa của mẹ bé Bi vẫn biền biệt tăm hơi. Tôi không thể biết, mẹ của bé Bi có cho con đi tìm cha như lời đã hứa hay không? Riêng tôi vẫn khắc khoải đợi chờ con mười tám tuổi lần nhất, con mười tám tuổi lần hai… và mãi đến hôm nay, sự đoàn tụ của cha con tôi vẫn còn là ẩn số.

 

Tôi có đi tìm con hay không? Câu trả lời muôn thuở vẫn là:

- Có đấy! Nhưng chưa lần nào tôi được gặp con…

Nước Mỹ tuy rộng mênh mông, nhưng việc tìm người thân đâu khó? Thế nhưng 43 năm qua, chưa lần nào tôi gặp được con mình. Tôi vẫn dõi theo từng bước con trưởng thành, qua kênh liên lạc với những người bạn chung của ba và mẹ bé Bi thời đại học. Thế nhưng lần nào nung nấu nhớ thương con, tôi đi tìm thăm bé Bi thì y như rằng tôi đều vướng những trở ngại không ngờ vào giờ phút cuối.

 

Lần cuối cùng là vào tháng 11 năm 2019, khi người bạn học cũ tổ chức tân gia căn nhà mới mua ở Texas. Bạn có nhã ý mời tất cả bạn học cũ, từ thời chúng tôi mới chập chững đến Hoa Kỳ học hành và khởi nghiệp. Bạn cho tôi biết, có mời cả vợ chồng của mẹ bé Bi đến dự. Trong thâm tâm tôi thầm cảm ơn người bạn tốt bụng, muốn giúp tôi cơ hội được gặp lại con.

 

Tôi đặt vé và nôn nao đợi ngày bay, nhưng đúng ngày giờ đã hẹn tôi lạc lõng chơi vơi giữa sân bay Dallas. Tôi không liên lạc được bất cứ người bạn nào, kể cả người bạn đã mời tôi dự tân gia. Thất vọng tột cùng nhưng tôi không còn sự chọn lựa nào khác, ngoài việc đổi vé bay về. Khi tôi buông lời trách móc, những người bạn cũ của tôi đều chung lời giải thích:

- Nó (vợ cũ của tôi) yêu cầu tụi tao không được cung cấp bất cứ thông tin nào về mẹ con của nó cho mầy. Chỗ bạn bè mà, tụi tao đã hứa thì phải giữ lời…

- Thế tao không là bạn của tụi mầy hay sao?...

 

@ Tình người vợ trẻ:

Tôi quen vợ tôi trên chuyến tàu di tản, trong cơn biến loạn kinh hoàng tháng 4 năm 1975. Khi người bạn đồng hành thân thiết của tôi kiên quyết lẫn tránh tình em, tôi đã được em chọn lấp vào chỗ trống. Cuối tháng 5/1975 cùng rời đảo Guam, chuyển đến trại tỵ nạn Fort Indiantown Gap ở tiểu bang Pennsylvania thì tôi với em chung đời sống vợ chồng.

 

Cuối tháng 6/1975 rời trại tỵ nạn, vợ chồng tôi về tá túc chung nhà với chị gái của em tại thành phố Denton thuộc tiểu bang Texas. Bé Bi được vài tháng tuổi, tôi đưa gia đình chuyển đến thành phố Arlington thuê nhà ở riêng. Vợ tôi học rất giỏi, nên tôi ủng hộ em học tiếp tại UTA (University of At Arlington) Phần tôi đi làm để có thu nhập trang trãi tiền thuê nhà, tiền gửi giữ con, tiền điện nước, xăng xe… cùng hàng loạt chi phí sinh hoạt khác.

 

Mỗi cuối tuần, nhà ở của vợ chồng tôi trở thành điểm hội họp của những sinh viên Việt Nam xa xứ. Mọi người xúm xít nấu nướng, uống bia, đàn hát và nhẩy múa tưng bừng. Vợ tôi đam mê khiêu vũ và em khiêu vũ rất đẹp, vì vậy vợ tôi rất vui với những party mini mỗi cuối tuần như thế. Tôi dạo đó chưa biết khiêu vũ là gì, nhưng là người duy nhất đi làm nên“hầu bao” kha khá, tôi  trở thành “nhà tài trợ” cho nhóm sinh viên chung trường với vợ có những cuộc vui.

 

Tình người Việt Nam xa xứ thời gian đó, đối với tôi là điều thiêng liêng khó tả. Hạnh phúc êm đềm cứ lặng lẽ trôi, cho đến ngày vợ tôi tốt nghiệp đại học thì em nói lời chia tay người chồng em “nhặt” được trên đường di tản.

 

“Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…” tôi tự trách tôi “quá cục mịch, quá quê mùa.…” như lời em nói, vì vậy tôi không hề oán trách người vợ trẻ của tôi bất cứ điều gì. Em chối bỏ tình tôi, để chọn lựa một tình yêu khác xứng tầm với em là điều dễ hiểu. Tuy không thủy chung, nhưng người vợ trẻ của tôi trung thực. Tôi tôn trọng em về điều đó, vì vậy tôi tin em sẽ giữ tròn chữ tín về đứa con chung duy nhất của vợ chồng trước lúc chia tay. Với kiến thức em tích lũy từ một đất nước văn minh, tôi vẫn tin em dạy dỗ bé Bi không quên nguồn cội.

 

“Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…” đứa con bé bỏng ngày nào của em và tôi không có lỗi. Em và tôi cũng không nợ nần hay oán trách gì nhau, một khi duyên nợ ba sinh chấm hết thì mình chia tay lặng lẽ. Để từ đó đến giờ mỗi người chúng ta đều có cuộc sống riêng, không còn chút vấn vương nào chuyện thời quá khứ.

 

Tôi không hề mong có sự bất đồng nào giữa mẹ và cha của con mình, nên tôi đã và sẽ không làm bất cứ điều gì khiến ta vô tình làm tổn thương nhau. Tôi vẫn luôn tôn trọng em như ngày xưa tôi đã từng, đến bây giờ vẫn vậy…

 

Viết những dòng tâm can này vào ngày Nguyễn Văn Kỷ Ngọc Thuyền - bé Bi con tôi tròn 46 tuổi, trái tim thương tật của người cha Mai Quan Vinh chỉ khát khao duy nhất một điều, lần cuối trong đời cha được ôm chặt bé Bi vào lòng nghe con khẽ gọi hai tiếng “Cha ơi!…”

 

Mai Quan Vinh

September 02, 2022

 

Ý kiến bạn đọc
07/09/202223:01:03
Khách
Cầu xin ơn trên phù hộ cho cha con Tác Giả sớm được gặp nhau.
Tôi biết một trường hợp, hai mẹ con đã gặp lại nhau, sau gần ba mươi năm xa lìa nhau. Bởi vì, người mẹ gặp nạn, vì áp lực gia đình phải cho con đi để làm lại cuộc đời. Đến khi có tuổi, nghĩ lại thấy tiếc rẻ, phần thì hiếm muộn nữa.
*Hội Hồng Thập Tự đã giúp cho người mẹ tìm lại cô con của mình. Cuộc trùng phùng yêu thương vô vàn, đẫm đầy nước mắt. Người con có cha mẹ nuôi (người dưng) thương quý con hết mực, có học thức, khá giả, rộng lượng, nhiệt tình ủng hộ tinh thần cho con gặp mẹ ruột. Thật hạnh phúc biết là dường nào.
*Tác giả có nhớ số SS# của cháu Nguyễn Văn Kỷ Ngọc Thuyền/Bi không vậy?
Có rất nhiều cách để tìm được con quý yêu của mình.
*Xin lưu ý: Có thể cháu Bi đã bị đổi tên, hoặc đổi họ của người cha dượng, mà hiện nay cháu cứ ngỡ là cha ruột của mình. Vì hồi ấy cháu Bi còn rất nhỏ, làm sao biết việc sai trái và mưu lược của người lớn. Tôi đoán, có lẽ vì sợ sự thật sẽ phơi bày lộ tẩy, nên bà mẹ mới nhất quyết không cho con tìm lại người cha ruột thịt của con mình. Thật là bất nhẫn.

Chúc Tác Giả may mắn và thành công tìm lại được con gái quý yêu của mình. Xin thì sẽ được, nhưng Tác Giả nên nhờ những nơi cơ quan có thẩm quyền giúp cho thì mới mau có kết quả nhá!
07/09/202221:20:23
Khách
Cái ông hay bà này khó chịu.
Đã hơn 40 năm cha con người ta xa cách. Bây giờ Ảnh chỉ xin được gặp lại con thì mình nên cầu nguyện ơn trên sẽ giúp hoàn thành nguyện ước chứ có ai mà còn ngồi đó phân với tách !
07/09/202216:42:31
Khách
Thời buổi Internet nên kiếm người không khó. Tác giả cù lần tới độ không tìm được mẹ con qua internet hay sao? Mấy người bạn cũng thuộc lưu manh rặt nên biết tin tức về người con gái mà không đưa tin.
Bạn Kim Hồ mới thật lố bịch. Người đọc có quyền cho mọi ý kiến. Viết không để dấu lại còn vừa lố bịch vừa vô học.
06/09/202219:21:20
Khách
Tac' gia? trai? long cau chuyen ngay` xua voi' 2 muc ddich'
1) Cho voi ddi noi~ niem rieng kho' tho^? lo^. cung` ai
2) Hy vong con gai' da^u' yeu ddoc dduoc bai` viet hoac ai biet thong tin ve co^ con gai' xin vui long chia xe~
Nhung~ loi` binh` cua? ddoc gia~ ngoai` 2 much ddich tren tro? thanh` qua' thua` thai? va` lo^ bich ....
Mong lam thay
Tran trong
Kim Ho
06/09/202216:09:00
Khách
Không cần có hôn thú. Khi làm giấy khai sinh cho đứa bé, nhân viên sẽ hỏi tên cha và mẹ vậy thôi. Lý do không mang họ Mai vì không có hôn thú nghe không ổn.
Mấy chục năm không gặp thì khó có tình cảm, nhớ nhung, nên để yên cho người con, đừng tạo rắc rối nếu thật sự thương con
05/09/202212:22:36
Khách
Nhìn anh, cất bước quay lưng
Đứa con theo dõi, mắt trừng rưng rưng!
Cha ơi, mẹ hởi: xin đừng
Cái ngày đoàn tụ, xem chừng thật xa.

Thắm thoát, gần năm mươi năm qua
Giọt máu đào, cách biệt ngàn trùng xa
Ai đã chặn, ngăn từ mọi ngả
Khát khao thương nhớ, nỗi lòng cha.

Tình cha con, thấy gần mà xa
Hãy tìm xem, sao nó diễn ra
Làm cho người người, thương cảm
Ngày trông đêm đợi, giọt máu xa.

Tiền tài danh vọng, người đổi tánh
Mật ngọt từ xa, lắm kẻ tranh
Bỗng nhiên, anh trở thành tỷ phú?

Đàn ong lũ kiến, đua nhau tranh.



*Hiến kế: xin nhà Mai đi mua Lotto, nếu
có số, sẽ trở thành tỷ phú, được đoàn tụ
nhanh... Chúc mừng.
05/09/202201:11:51
Khách
Khách
Kính gửi tác giả
Trước hết xin chia xẻ nỗi đau vì mất con của tác giả , cũng như nỗi bất hạnh vì hoàn cảnh gia đình tan vỡ , cầu mong ngày đoàn tụ cha con sẽ thành hiện thực như lòng mong mỏi chờ mong của tác giả
Nhưng ...
Khi đọc lại thêm một vài lần về câu chuyện tác giả viết , thấy có điều gì hơi...sai sai , hay đúng ra vẫn còn nhiều "uẩn khúc" mà tác giả vẫn chưa viết lên hết
1. Như tác giả viết sự tan vỡ gia đình vì người vợ phản bội, tham phú phụ bần, ham thú vui vật chất ,bỏ chồng nghèo ( là tác giả ) đi theo người giàu sang ( lại là bạn thân của tác giả )
Nếu hoàn cảnh gđ tác giả ĐÚNG như lời kể , thì chắc chắn những người BẠN HỌC cùng thời sẽ luôn đứng về phía tác giả mà không bao giờ chấp nhận người đàn bà đó , nhất là lại cùng đàn ông với nhau ( nói gì đến việc ... mời ăn Tân Gia ???và còn che chở đứng về phía người vợ :
"Nó (vợ cũ của tôi) yêu cầu tụi tao không được cung cấp bất cứ thông tin nào về mẹ con của nó cho mầy. Chỗ bạn bè mà, tụi tao đã hứa thì phải giữ lời…(trích lời tác giả )

2. Nếu luôn trăn trở tìm con mong mỏi được gặp đứa con bị xa cách hàng chục năm , thiết nghĩ tác giả phải book hotel ở lại vài ngày
dù cho bị bạn bè bỏ rơi không đưa đón như lời tác giả kể , há chi lại phải đổi vé đi về ngay ( tác giả qua Mỹ từ 1976 thì chắc chắn phải thông hiểu không nhiều thì cũng một phần cuộc sống và cách sinh hoạt bên này !)
Như thế , qua câu chuyện tác giả cứ vỗ ngực thùm thụp mà rằng "...lỗi tại tôi mọi đàng vì tôi cục mịch quê mùa .." và có vẻ như ĐỔ LỖI tất cả là do người vợ
Bây giờ mạn phép bàn về cô bé gái ( mà năm nay cũng đã ...46 tuổi đời) . Suốt những năm tháng dài đó chẳng lẽ cô con gái này KHÔNG thắc mắc về người cha của mình một tí nào sao , nhất là sau này cháu đã trưởng thành đủ tri thức và có thể đủ cả điều kiện để tìm lại người cha ngày xưa , nhưng cháu đã KHÔNG thực hiện, như vậy rất có thể hình ảnh người cha ( là tác giả) chắc có lẽ không được ... đẹp cho lắm để cô cố công tìm kiếm

Như vậy , có thể ( xin được phép nhấn mạnh có thể ) trong cuộc chia tay này KHÔNG phải chỉ do lỗi đơn phương người vợ , nhưng có thể người chồng có tính cách gia trưởng , hay đi sớm về khuya vì những " quan hệ "ngoài luồng (?) , hoặc tệ hơn nữa là vũ phu ( domestic violence , điều này thì ở nước Mỹ là tội rất nặng!)
Nói túm lại , đây là một thảm cảnh rất thường xảy ra ở rất nhiều gđ bên đây , câu chuyện vẫn có nhiều uẩn khúc bên trong, nhưng tựu chung , rất đau lòng cho người cha , người con và cũng có thể cho cả người vợ
Cầu xin thảm kịch này sẽ có một hồi kết đẹp, có hậu , cha con được gặp nhau , mọi khúc mắc đều được tháo gỡ, và mọi oán hận sẽ được xoá bỏ ...
Thế giới vừa trải qua một Đại Dịch kinh hoàng COVID-19, nhân loại đứng giữa sự sống và cái chết như một làn sương mong manh , ước mong tác giả sẽ được an hoà bình yên và tìm được nguồn an ủi hạnh phúc trong cuộc sống, dù được hay không được gặp lại người con mà tác giả khắc khoải chờ mong ...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 495,825
Ngồi một mình trong căn phòng vắng, mọi người đang vui chơi ở đâu đó cuối tuần để lại cho tôi một cơ hội, một dịp mà tôi thích lắm, thích nhất từ ngày đặt chân đến đất Mỹ, đó là một không gian riêng tư cho mình Những ngày bơ vơ lạc loài bước chân ngỡ ngàng đến Mỹ. Ngày đó ai cũng như nhau là cùng sống chen chút nhau thật đông trong những căn nhà mướn, căn phòng quá tải… nhưng thôi điều đó không thật sự làm buồn phiền tôi, nhưng tôi chỉ ao ước cho tôi một khoảng không gian, thời gian yên tĩnh cho tôi quá khó , không hề có...
Vắt qua dòng sông có đến mười mấy cây cầu, những cây cầu bằng sắt thép, kiểu cách như cầu Bình Lợi, Bình Triệu vậy… Những cây cầu có tuổi đời năm mươi năm, một trăm năm nhưng vẫn tiếp tục trách vụ kết nối đôi bờ. Có những cây cầu quay, mở ra để cho tàu thuyền qua lại, ngày nay nó đã không còn được sử dụng nữa. Nó được kéo cao lên và giữ nguyên như thế để làm di tích lịch sử. Những cây cầu mở ngày xưa giờ trở thành nhân chứng cho một thời vàng son chưa xa lắm.
Ba cứ khăng khăng là không có tay trồng trọt. Tôi không tin, phần thì ăn xà lách hoài cũng ngán, chúng tôi thèm những thứ rau có mùi, mang hương vị quê nhà. Thử tưởng tượng ăn thịt gà trộn muối tiêu mà không có rau răm, ăn bánh tráng cuốn thịt ba rọi cũng chỉ với xà lách. Hành ngò thì cũng có nhưng khá đắt, kể cả những thứ rau mùi cũng có bán ở chợ Việt Nam, chợ Thái Lan nhưng rất mắc và quan trọng là không có ai chở mình đi chợ. Tôi lải nhải nhắc Ba: Không có việc gì khó, chỉ sợ mình… không trồng!
Ông Chương thức dậy thật sớm sau một đêm khó ngủ trằn trọc, dù ông đã nghe mấy bài phật pháp do thầy Pháp Hòa giảng để dỗ giấc ngủ. Bên ngoài cây cỏ còn ngái ngủ dưới lớp sương dày đặc, chưa thấy mặt trời lên. Ông rón rén đi pha cà phê thật nhẹ nhàng, cố gắng không gây tiếng động làm mất giấc ngủ cả nhà...Tách cà phê thơm phức nóng hổi gây cho ông cảm giác dễ chịu. Ông lặng yên như đang lật trang đời từ ngày qua định cư nước Mỹ …Nhớ ngày miền Nam bị mất, ông đi tù 5 năm trở về, lúc ấy ông chỉ mới ngoài 30 tuổi, người yêu đã sang ngang, cùng lúc mất tất cả. Ông chán chường cuộc sống chẳng thiết gì nữa, nhưng mấy năm sau duyên nợ đến cho ông gặp được cô giáo dạy mầm non tên Dung, không chê ông nghèo tối ngày đi “dọc đường gió bụi”. Hai người nên duyên và hơn năm sau cháu Việt ra đời, đến cháu Nga, cháu Nguyệt, và con trai út là cháu Quân. Gia đình ông ở ké nhà mẹ vợ, ông làm đủ thứ nghề ai kêu gì chạy đó, sau có được chiếc xe đạp thồ đón khách.
Sáng thứ Bảy cuối tháng 5 trời trở lạnh với mây mù và vài thoáng mưa phùn. Tự nhiên tôi chạnh lòng nhớ đến đàn chị Nguyễn Tinh Châu. Mai là ngày giỗ 3 năm của Chị. Thời gian qua thật nhanh. Sự ra đi của Chị quả là một mất mát lớn cho Hội YKH chúng ta, không những vì Chị là một trong những hội viên kỳ cựu, mà vì những hoạt động xã hội đắc lực của chị trong kêu gọi và thành lập quỹ cứu trợ nạn nhân cho nhiều thiên tai tại Mỹ, Nhật (Tsunami, 2011), Phi Luật Tân (Typhon Haiyan, 2013) và ngay cả Việt Nam (Bão Xangsane, 2006)…Và nhất là quỹ tương trợ hàng năm nhằm giúp đỡ các Thương Phế Binh sống cùng cực tại quê nhà. Con số đóng góp luân chuyển từ 8 ngàn đô cho đến 10 ngàn đô nói lên được sự nhiệt tình của Chị và của anh chị em chúng ta cho một mục đích chung, đúng, xứng đáng, nhân nghĩa và truyền thống.
Hồi đó, trong những kỹ sư mới ra trường về làm cho Bưu Điện, anh là một người tôi không ưa nhất, và có lẽ tôi cũng là người anh ghét nhất. Anh đẹp trai, con nhà giàu, mỗi cái tội mặt kênh kênh và cái giọng Huế. Cái giọng nói nặng trịch, oang oang sao mà khó ưa. Không những tôi mà cả mấy đứa bạn cùng cơ quan mỗi khi thấy anh đi ngang là che miệng cười nhái: đi mô rứa tề. Tôi ghét nhất là có lần anh lái xế hộp chở mấy ông bạn đi uống cafe, thấy tôi đi ngang mấy người bạn bảo dừng xe rủ tôi đi cùng, anh nói kệ nó, cái con nhỏ phách lối. Sau này thân nhau rồi, có lần tôi hỏi tại sao anh làm vậy, anh trả lời, “Lúc nào cũng thấy mấy thằng bạn cùng lớp xoay quanh em, mà mặt em cứ tỉnh bơ như thể ta là cái rốn vũ trụ, nhìn xốn mắt!”
Bà tiếp tục: Gia đình chúng tôi vượt biên theo diện “bán chánh thức” do nhà nước tổ chức. Mỗi đầu người phải đóng đủ 15 “cây” vàng. Gia đình gồm 10 người đúng ra phải đóng 150 cây nhưng đứa gái út lúc đó mới có 10 tuổi (giờ đây đã là bác sĩ sản khoa nổi tiếng ở thành phố này) nên nhà nước “ nhân đạo” cho đóng nửa suất là 7 cây rưỡi. Vậy là gia đình đóng tổng cộng 145 cây rưỡi để được ra khơi, còn có thoát được hay không thì không ai chịu trách nhiệm. Con tàu có sức chứa 180 người nhưng người ta đã thu vàng và cho lên tàu đến 240!” “Bước đầu mới đến Mỹ cũng như biết bao thuyền nhân khác, chúng tôi phải đối mặt với vô vàn khó khăn và làm nhiều việc khác nhau để mưu sinh, ổn định đời sống và tiếp tục cho con ăn học thì không phải là dễ dàng gì, nhưng cũng không phải là khó lắm nếu mình có quyết tâm. Ông thì sang một cửa hàng bán sandwich và thức ăn nhanh (fast food ) học chế biến thức ăn và tự điều hành cửa hàng, còn tôi thì đi làm trong hãng đóng gói đồ nữ trang,
Nhưng, định mệnh vẫn còn muốn trêu ngươi tôi. Cơn bệnh ung thư ngực quái ác đã tìm đến với tôi, như thêm một đòn giáng chí mạng vào cuộc đời bất hạnh. Tiền bạc không có. Bảo hiểm sức khỏe không có. Người thân không có. Luật lệ, kiến thức của xứ người tôi cũng không có. Sẽ như thế nào, những ngày trước mắt của ba mẹ con tôi?
Nói đến những chuyện lừa gạt, hẳn mọi người cũng đã biết qua, từ tin tức báo chí, trên đài truyền hình, và rất nhiều chuyện phỉnh gạt thường xuyên xảy ra được truyền miệng từ người này qua người khác đã lâu rồi. Trong thời gian dịch bệnh, cấm cửa, lạm phát, kinh tế khó khăn, nên đã sinh ra nhiều chuyện lường gạt đảo điên không ai lường trước được. Con người nghĩ ra đủ cách để mà lường gạt nhau. Cùng lúc, đã vậy lại còn nhiều điều không may đã ập đến, không trở tay kịp, khiến cho cuộc đời đang lo toan dịch bệnh lại thêm lo lắng, vừa tình hình dịch bệnh, lại thêm thế thái nhân tình, nhân cơ hội, lợi dụng tình thế mà gia tăng, đã làm cho tinh thần mọi người càng thêm căng thẳng gấp bội.
Sang Mỹ, Mị thấy các chùa chiền, Thiền viện như những trung tâm sinh hoạt cộng đồng của người Việt. Mỗi cuối tuần các đồng hương có thể tụ về chùa để tu tập, để trò chuyện bằng tiếng Việt, để chia sẻ, để cảm nhận được không khí cộng đồng Việt. Ngày Tết cổ truyền, bà con đồng hương Phật tử xa quê lại có dịp vãn cảnh chùa với những trang trí quen thuộc ngày Tết, có hoa mai, hoa đào. Nhiều chùa chiền và thiền viện còn công phu trang trí cảnh sắc làng quê Việt Nam, để những người con xa xứ tìm chút hương vị quê hương, giúp cho Phật tử thuần thành hay “Phật tử ngang hông” như Mị cảm nhận được thiện ý chan hòa, hoan hỷ. Mái chùa như là nơi chở che hồn Việt. Dù đi chùa để tu học Phật pháp, hay để nương tựa tâm hồn trong những ngày đau khổ chông chênh, hay chỉ đơn giản là ham vui và bớt sân si như Mị thì Mị tin rằng mỗi người khi trở về đều đem theo mình chút niềm vui an lạc trong giai đoạn nhiều bất ổn trên cả thế giới như hiện nay. Mị thấy mình được sống trong môi trường an toàn và tự do...
Nhạc sĩ Cung Tiến