Lê Xuân Mỹ
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông.***
Những ngày nghỉ hè cuối cùng rồi cũng qua. Chưa hết những ngày nắng nóng, mùa thu lá rụng vàng chưa đến, dù đang giữa mùa ôn dịch Covid, những đứa bé vẫn phải chuẩn bị để bắt đầu cho một niên học mới. Năm nay gia đình 11 người 4 thế hệ của chúng tôi chỉ có hai đứa cháu ngoại được cắp sách đến trường. Con lớn 9 tuổi lớp 4 và thằng nhóc 3 tuổi đi mầm non-preschool.
Đứa lớn vô cùng náo nức trông chờ cái giây phút gặp lại bạn bè, thầy cô giáo. Chưa bao giờ những tháng hè lại trôi qua nhàm chán như thế. Nghỉ học nhưng không được đi đâu xa như mọi năm. Loay hoay mãi trong nhà. May có ba mẹ làm việc ở nhà cũng vui được đôi chút, nhưng làm sao bằng bạn bè cùng trang lứa vui đùa bên nhau. Mỗi ngày hết đi ra rồi lại đi vào, hết truyền hình rồi computer, chán thì thôi. Thằng nhỏ thì trái lại chuyện đi học không phấn khởi chút nào. Nghe nói được đi đến trường, dù chưa hình dung sẽ như thế nào nhưng cứ la bai bải. “ No, i don’t want to school, ngoại”. Cũng phải thôi. Suốt mấy tháng trời, kể từ khi lệnh cách ly giao tiếp xã hội được ban hành, cả cha lẫn mẹ là dân tech, đều ở nhà làm việc từ xa. Tưởng ở nhà làm việc dể dàng hơn nhưng rốt cuộc lại căng thẳng hơn, cực hơn vì suốt ngày ngồi trên máy tính, hết nói chuyện với sếp lại phải tư vấn khách hàng. Lúc trước thời gian ở tại chỗ làm, thời gian làm việc thường chỉ gói gọn trong 8 tiếng. Ra khỏi hãng là tắt phone, xong. Bây giờ thì on call. Sếp gọi bất cứ lúc nào. Khách hàng cũng vậy. Nhiều khi trái múi giờ, nhận điện thoại lúc nửa đêm là chuyện bình thường. Nhưng cũng tiện là có thời gian bên cạnh con suốt ngày dù đôi khi cha mẹ mỗi người một phòng trên lầu, hai đứa nhỏ chơi riêng phòng khách. Suốt 3 tháng trời, thằng bé quen với hơi ấm của cha, mẹ và của chị hai. Giờ nghĩ đến cái cảnh phải xa cha xa mẹ xa chị là thằng bé không ưa rồi. “No, no, mommy”.
Cái chuyện đi học của thằng cháu ngoại đích tôn cứ được đem ra bàn suốt cả tháng nay. Chuyện đến trường học hay không trong thời buổi dịch bện lan tràn là đề tài gây nhiều tranh cải của cha mẹ ông bà. Ông bà ngoại thì không muốn. Đi preschool là ngày trọng đại, là dịp để cháu bước vào đời, có bạn có bè. Nhưng trong cái thời ôn hoàng dịch lệ này, nguy hiểm quá. Con nít đi học mà mỗi đứa ngồi một góc phòng, không ra sân chơi vui đùa chạy nhảy thì có gì vui. Còn chán hơn ở nhà. Thằng bé chắc gì chịu ngồi im. Chưa kể còn nhỏ quá xa cha xa mẹ, tội nghiệp.” Không preschool thì sang năm lên thẳng mẫu giáo, có chết thằng tây nào”. Nhưng cha mẹ thì theo cung cách bên này, vẫn muốn cho thằng bé lần lược đi preschool rồi mẫu giáo như lệ thường. Để thằng bé có bạn có bè, tự lập cho quen. Cái tuổi hiếu động bắt nó ở nhà mãi cũng không tốt. Trường học cũng có nhiều biện pháp để không bị nhiễm virus đâu. Ừ thì quyền của ba mẹ nó, ông bà ngoại lo thì bàn vậy thôi chứ con nó, nó lo.
Cha mẹ dụ thằng nhóc bẳng cách dẫn nó đi Target mua đủ đồ dùng. Team của nó là Paw Pastrol thế là cặp bút, áo quần… ngay cả mask che mặt cũng paw pastrol. Ông ngoại tuy vẫn còn giận thằng cha về chuyện đi học, nhưng cũng hứa sẽ cho thằng nhóc một chiếc xe truck paw pastrol thật to với đủ các nhân vật Chase, Marshall, Zuma, Skye, Rocky, Rubble.(tên của những nhân vật trong paw patrol toy). Cái gì chứ có Paw Patrol là thằng bé chịu lên. Cũng phải nói các nhà sản xuất đồ chơi có đủ mọi mánh lới để moi tiền cha mẹ của mấy nhóc tì. Mỗi độ tuổi mỗi loại đồ chơi khác nhau. Hết Mickey mouse, rồi Minnie mouse. Hết power ranger giờ đến paw patrol. Những nhân vật tưởng tượng từng ngày đi vào trí óc của bọn trẻ. Nhất là vào thời gian cách ly này, đồ chơi trở thành những người bạn không thể thiếu của chúng. Chiếm hết thì giờ của lũ trẻ và cạn hết hầu bao của ông bà. Cũng phải thôi, trái tim ông còn cho huống chi ba cái đồng lương hưu ít ỏi của ông hả cháu ngoại yêu quý nhất đời của ông.
Thế là từ “ i don’t want it” đã trở thành “yes, I want”. Thằng bé háo hức mong chờ
cái ngày đầu tiên đi học vô cùng trọng đại đó. Cái khoảnh khắc mà tất cả chúng ta, dù giàu hay nghèo, sang hay hèn đêu đã từng trải qua. Có thể khác nhau khi người thì đến trường ở lớp mẫu giáo, cũng có người khởi đầu từ lớp một, nhưng chắc chắc đều có những cảm xúc ban đầu thật khó quên như nhau.
Đã qua rất lâu cái thuở ban đầu đó nhưng mỗi khi đến mùa tựu trường tôi cứ nhớ mãi bài văn của Thanh Tịnh:
“Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường’”
Và những câu thơ của Viễn Phương
“Ngày đầu tiên đi học
Mẹ dắt tay đến trường
Em vừa đi vừa khóc
Mẹ dỗ dành bên em
Ngày đầu tiên đi học
Em mắt ướt nhạt nhoà
Cô vỗ về an ủi
Chao ôi! Sao thiết tha…”
Ai cũng có những xúc cảm một ngày đầu tiên tương tự như vậy trong cuộc đời của mình trừ… thẳng cháu ngoại của tôi. Bởi vì thằng nhóc đi học vào cái thời… ôn dịch Covid. Cũng có áo quần mới, giày mới, cặp mới … nhưng đặc biệt là thêm cái …mask che mặt mới toanh. Cái này đúng là thời của cha ông nó không có. Cái ngày đầu tiên của thằng bé không giống ai.
8 giờ sáng đi theo thằng bé tới trường có cha mẹ và chắc chắn không thể thiếu hai fan cuồng, ông bà ngoại. Mới vừa đến cổng trường đã thấy cái bảng màu xanh to tướng : “Please practice social distancing when entering the school. Stay 6 ft apart.” Đi tiếp thêm một đoạn, thêm môt tấm bảng.” Stop here. Wash your hand and wear mask please”. Đi học mà cứ như đi vào thăm dinh tổng thống. Bảng biểu dặn dò răng đe giăng tứ phía. Lại thêm bảng” Waiting for teacher” .Thằng cháu ngoại khóc thét lên khi cô gíao chờ sẳn dí cái máy đo nhiệt độ vào trán. Tội nghiệp thằng nhỏ vốn đang căng thẳng lo lắng, càng sợ thêm, ôm ghì chặc lấy mẹ. Sao giống như đi khám bác sĩ. Nó bắt đầu la toáng lên: “Mommy, i don’t want it. I don’t want to school”. Thiệt tình, ông ngoại cũng còn sợ chứ nói chi nó. Mẹ càng giỗ dành, thằng nhóc càng khóc to, ướt cả cái mask che miệng. Nhiệt độ OK. Cô giáo hỏi thêm mấy câu về Covid cho đúng thủ tục. “Cháu có ho không, cháu có đi đâu gặp ai bị nhiễm không…” Rồi bảo, ông bà cứ để cháu lại có thể về rồi 11:45 ghé đón.
Đúng là preschool thời covid. Lớp học không giống ai. Bình thường đây là lớp đông học sinh nhất trường, phải từ 15-20 học sinh. Đồ chơi sách vở đầy sàn, đầy kệ. Bây giờ cái gì cũng khác. Lớp loe ngoe có 5 đứa. Căn phòng rộng chỉ có 5 cái bàn nhỏ. Mỗi bàn có vài cái lego, vài món đồ chơi, một vài cuốn tập, vài cây bút. Mỗi đứa ngồi một bàn riêng mỗi góc. Sợ lây bệnh, không được chơi chung đồ chơi. Lớp có hai cô giáo. Môt người phía trước , môt người cuối phòng. Học trò mang mask. Cô giáo cũng mang. Lớp học bắt đầu nhưng lặng lẽ thiếu vắng nụ cười. Mà có cười cũng không ai thấy. Lớp mầm non mà như phòng thi tốt nghiệp trung học. Cách xa nhau cả mấy mét. Vui chi nổi.
Thời dịch bệnh mọi thứ đều đổi thay. Làm việc thay đổi, đi học cũng thay đổi. Nhưng dù sao thằng bé còn được đi đến trường, con cháu ngoại lớn, lớp 4 cũng đi học nhưng mà học tại nhà , học từ xa. Cái khái niệm mà ông ngoại già sáu, bảy chục tuổi như tôi chưa bao giờ nghĩ đến.
Cha một phòng, mẹ một phòng, bé một phòng, một người một máy. Nhờ Covid đứa bé nào cũng giỏi sử dụng máy tính. Đúng 8 giờ ngày tựu trường, bàn tay thoăn thoắt, con bé mở ipad, click vào ứng dụng zoom, bên kia đường dây hình cô giáo hiện ra. Good morning. Cô bắt đầu giới thiệu những học sinh trong lớp. Từng khuôn mặt bạn bè hiện ra trên màn hình. Cô giới thiệu tên của mình và ngày đầu tiên của niên học mới bắt đầu như thế, đơn giản và high tech. Cô truyền đạt kiến thức qua màn hình. Những học sinh ngồi nghe chăm chú qua màn hình. Giờ nghỉ giữa các môn học, bạn bè nói chuyện với nhau cũng qua cái màn hình ipad nhỏ xíu. Nỗi vui mừng được gặp lại nhau sau ba tháng hè được thể hiện qua những câu hỏi, những lời chào, nhưng vẫn nghèn nghẹn trong lòng các bé một nỗi buồn. Không còn được gặp nhau trên sân trường, trong lớp học. Không có những giây phút chạy nhảy quanh sân. Không có những vòng tay ôm để “ see you tomorrow” sau mỗi lần tan học. Covid đã làm các cháu trưởng thành hơn, chững chạc hơn nhưng cũng làm ngắn lại cái tuổi thơ vô tư của chúng. Không biết đến khi nào mới trở lại như xưa.Vaccin vẫn là nỗi mong chờ, không những của những cha mẹ ông bà mà còn của những đứa bé như cháu ngoại tôi.
Dù mau hay lâu tôi tin ngày đó rồi cũng phải đến, nhưng cuộc sống chắc chắn không bao giờ trở lại như trước. Sẽ luôn còn đó những nỗi sợ hải, những nỗi ngại ngùng. Sẽ còn rất còn lâu mới có lại những vòng tay ôm từ giả, những cái bắt tay trùng phùng. Quá nhiều những nỗi sợ vô hình trong một thế giới đã không còn bình an sau thời ôn dịch. Thương quá những đứa bé, những học sinh trong thời ôn dịch. Thương quá những đứa cháu ngoại yêu quý của tôi.
Lê Xuân Mỹ
San Jose, 8/2020
Hãy so sánh cả hơn ngàn năm với 4 năm sau ngảy thành lập P4?
Cụ thể là nếu phát hiện ra tại Tầu thì khó hợp với khí hậu hay môi trường Thụy Sỹ cùng lúc với sức nóng gay gắt của Ấn Độ chẳng hạn.
GS Honjo cho biết ông đã nghiên cứu về virus trong hơn 40 năm, trong đó có 4 năm tại các phòng nghiên cứu vi khuẩn tại Vũ Hán.
Ông nói trước đây, ông vẫn thường xuyên liên lạc với các bác sĩ nghiên cứu tại Vũ Hán, nhưng lúc gần đây không còn liên lạc được nữa, vì hầu hết các chuyên gia nghiên cứu vi khuẩn tại đây đã đột nhiên chết hết rồi.
GS Honjo khẳng định vi khuẩn corona chắc chắn phát xuất từ con dơi, nhưng do các phòng thí nghiệm cấy tạo ra vì tai nạn, qua các loại thí nghiệm của họ.
Ông cho biết nếu những điều ông nói được chứng minh là sai, ông sẽ trả lại giải Nobel y khoa của ông ngay lập tức.
https://en.m.wikipedia.org/wiki/Tasuku_Honjo
Mong tất cả các bạn, gia đình an lành và cơn ôn dịch này chóng qua
Thấy vui vui khi nghĩ đến mấy cháu bé nhưng đồng thời cũng thấy đâu đó nỗi ngậm ngùi...
Đúng như tác giả nhận định: “nhưng cuộc sống chắc chắn không bao giờ trở lại như trước”.