Hôm nay,  

Màu Áo Trắng

16/04/202000:00:00(Xem: 7656)

Minh Thúy
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12,  “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.”  Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali.  

***

Trời tháng 3 vẫn còn sót lại những cơn mưa tầm tả, không khí lạnh buốt. Ngồi nhìn mưa buồn tê tái, mộng ước đã tan tành theo những hạt bong bóng nước oà vỡ, vì chương trình xếp đặt cho những ngày sắp tới vào cuối tháng 3 với đại hội Văn Bút Miền Đông, cùng ngắm hoa Anh Đào bên Washington D.C đã bị huỷ bỏ, chuyến tháng 5 hội ngộ Cô Gái Việt bên Texas thì niềm hy vọng chỉ còn 20% vì thế giới đi vào trận đại dịch do vi khuẩn coronavirus (Covid _19).

Nạn dịch đến thật nhanh. Theo tin của viện đại học Johns Hopkins thì hiện tại thế giới đã có 204,251 người nhiễm bịnh và 8,246 người đã chết. Hôm 15 tháng 3 Tổng Thống Mỹ đã có buổi lễ cầu nguyện cho dân Mỹ nói riêng và thế giới nói chung, đồng thời Tổng Thống Trump cũng có biện pháp mạnh mẽ để phòng ngừa sự lây bịnh lan rộng sau này

Nghĩ lại thời gian 2 tuần trước đây thật là hoảng loạn về vấn đề đi mua hàng. Bạn bè chị em quen biết nhắc nhở chuyện dự trữ, lúc đó tôi không mấy quan tâm, trề môi cao ngạo

- Nước Mỹ đời nào hết lương thực mà lo dữ vậy

Không ai chịu nghe tôi, vẫn bị chao động theo tin tức náo động bên ngoài, rồi lại tiếp tục đi lùng kiếm các chợ mua thêm nhiều thứ đề phòng, đồng thời cũng thúc giục tôi thêm.

Tôi tỏ ra lì lợm, tự đề cao mình lên hàng hiểu biết thanh cao:

- Ta muốn mượn câu nói của ngài OSHO “Người thông minh không tham lam và sợ hãi’

Nhưng rồi mỗi ngày tin tức, hình ảnh cứ đưa đến tôi ào ào, hình như thời buổi bây giờ ai cũng muốn làm đặc phái viên tường trình, nên hở ra là chụp ảnh đưa lên Facebook cập nhật nóng hổi:

Cửa tiệm Trader Joe’s các kệ hàng trống trơn, Costco khu vực để gạo không còn một bao, người đàn ông leo cao gần nóc trần xốc vác xuống, người đàn bà mảnh mai vai mềm cũng đội bao gạo trên đầu

Tôi bắt đầu nao núng khi người cháu làm chung hãng đe dọa

- Cô lo mua gạo, mắm thức ăn dự trữ lỡ sau này giới nghiêm 24/24 không được đi đâu, cô lấy gì mà ăn

Tôi im lặng tư lự, mặt biến hẳn nét “chảnh” trước đó, giọng nhỏ nhẹ

- Ừ thì để cô mua

Vậy là tôi gọi phone về thúc giục ông xã đi mua gạo, xì dầu, 2 món căn bản trước tiên, ông xã báo cho biết đi 2 chợ Lion, 99 Ranch Market đã hết gạo, may có người mách ngôi chợ nhỏ mới mở chưa ai biết nhiều có thể còn gạo. Cuối cùng cũng chở được bao gạo Ông Địa, dù không như ý vì hồi nào đến giờ nhà chỉ thích gạo 3 Cô Gái

Ông xã tôi đã retire rảnh rỗi nhưng mấy việc đi chợ mua thức ăn thì chịu thua.

-“Chợ sẽ rất đông người vào hai ngày thứ bảy, chủ nhật, mình phải đi lẹ ...”

Tôi suy nghĩ như vậy nên chiều thứ sáu tan sở, vội lẹ làng ghé chợ, người đã đông nghẹt, nhiều quầy hàng bị trống. Những lời đe dọa cũng như được thấy các hình ảnh dành nhau hốt gạo, giấy đi cầu, napkins, nước uống...v...v... trước đây, nên tôi cũng bon chen theo bao người chung quanh, tôi hốt cá (nấu cháo), bò bắp giò heo (bún bò), gà đi bộ (phở), xương heo, thịt, tôm, bánh phở tươi, giá, nấm, các thứ rau, bột (hủ tiếu và bánh xèo), chưa kể các thứ cá khác cũng như đồ khô .

Chất đầy xe tôi cảm mình nhẹ nhõm đôi chút, trên đường về thấy lòng an ổn, nhưng đến nhà cũng cực nhọc sắp xếp các thứ vào tủ lạnh, freezer, làm rớt lên rớt xuống vì ứ nghẹt.

Đầu tuần ngày 16 /3 vào làm việc đến trưa thì boss cho họp khẩn báo tin Thổng thống Trum ban hành lệnh yêu cầu 40 triệu dân ở nhà, để ngăn chận sự bùng phát của virus cho đến ngày 4/4 (3 tuần)

Tiếp theo thống đốc Gavin Newsom cũng lên tiếng lo âu về tiểu bang Cali, có số đông dân sinh sống

“- Đây là thời điểm chúng ta cần đưa ra quyết định cứng rắn. Chúng ta cần chấp nhận thực tế”

“- Mọi người không ra đường, trừ những ai làm việc trong ngành y tế, như bác sĩ, y tá, nhân viên bệnh viện hay trong lãnh vực cung cấp nhu yếu phẩm gồm tiệm thuốc Tây, siêu thị, cây xăng, ngân hàng và công nhân sở vệ sinh đổ rác. Cấm túc, không có nghĩa hoàn toàn bị nhốt trong nhà, không được ra đường di chuyển, dân vẫn có thể đi chợ, đổ xăng với điều kiện giữ khoảng cách 2 mét với người khác (BBC _ Bùi văn Phú)”

Thời gian này các nơi giải trí như Las Vegas, Disneyland, rạp chiếu bóng, tiệm Nail, Tóc, nói chung các ngành du lịch, thẩm mỹ đều đóng cửa, tiệm Bar, Gyms, shopping, trường học cũng không ngoại lệ.

Theo lệnh này chúng tôi phải tuân hành tuyệt đối “shelter_in_place”( ở trong nhà)

Cẩm nang bác sĩ gia đình dặn dò “Virus seems to start with a fever, followed by a dry cough and then after a week, leads to shortness of breath, some patients needing hospital treatment” (nhiễm vi trùng sẽ gây triệu chứng sốt, kế tiếp họ nhẹ, kéo một tuần sẽ khó thở, bệnh nhân cần đến bệnh viện điều trị gấp)

Chúng tôi cũng phòng ngừa theo hướng dẫn của sở y tế quận hạt là nếu cần phải ra đường thì mang khẩu trang, đeo bao tay, tránh hội họp trên 5 người, hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách 2 mét

Luôn rửa tay với xà phòng khử trùng, không sờ tay lên mặt, vất bỏ bao tay, khẩu trang đã dùng từ ngoài đường trở về.

Thêm vào những lo âu xa hơn từ bạn bè nhắc nhở nhau

-“các bạn nhớ lau chùi hay xịt sát trùng lên nắm cửa, lấy thơ với gloves, hơ nóng trên bếp để một ngày sau mới đụng tới. Tất cả các thứ mua về cũng phải lau bằng alcohol hay dung dịch 1 cup bleach trong một gallon nước, thường súc miệng bằng nước muối, uống nước nóng v...v...” .

Ngoài ra còn có bài viết chia sẻ của chị Nguyễn Hồng Phương bên Đức, cho biết trước tiên chị bị đau họng, ho khan, đầu và mắt nhức, sau toàn thân mệt lã và khó thở. Chị đã gọi số điện thoại khẩn cấp xin được giúp đở, rồi có người đến khám thử nghiệm bệnh, họ cho chị biết, chị đã nhiễm virus Corona dạng nhẹ và cho uống thuốc giảm sốt Paracetamol (dạng gần giống Tylenol ở Hoa Kỳ). Họ dặn chị cách ly gia đình và hằng ngày sẽ cho người đến kiểm tra. Chiều đó chị bị sốt và nhức đầu kinh khủng, chị tự hỏi “phải chăng virus đang chuẩn bị xâm nhập vô phổi, sau đó chị gọi Mẹ và bà khuyên chị thử trị theo cách dân gian. Chị nghe lời cố gắng ra vườn cắt lá tắc bỏ vào nồi nấu nước xông, kèm theo vài giọt dầu xanh. Kết quả sau 3 ngày xông hơi, chị khoẻ dần. Bác sĩ đến khám và ngạc nhiên về sự bình phục nhanh chóng, bác sĩ tìm hiểu, chị cũng kể lại như trên và nói chẳng dùng thêm thuốc gì ngoài thuốc của họ, bác sĩ nói sẽ chia sẻ lại cho bệnh nhân về điều này.

Với lời chia sẻ của chị Hồng Phương, tôi nhận thấy mình chẳng dùng thuốc gì chưa biết có độc hại hay không, nhưng nếu chỉ làm những điều đơn giản hái lá chanh, lá cam, lá khuynh diệp kèm mấy giọt dầu xanh xông hơi như vậy vẫn tốt, như mình đã từng theo cách chữa trị cảm cúm từ lâu, nay may mắn trị được con virus này thì tại sao mình lại không nhớ bài học này chứ.

Hiện tại nạn dịch Coronavirus đã xáo trộn sinh hoạt dân Mỹ nói riêng, và toàn cầu nói chung. Bệnh không biết nguyên nhân và bắt nguồn từ đâu, có tin từ Vũ Hán bên Tàu (China), mọi sự luôn đồn đoán ...chỉ biết bệnh lan ra quá mau ngoài sự chuẩn bị của con người, thông tin nhanh chóng cho biết ba nước bị lây nhiễm nhiều nhất là: Trung Quốc, Đại Hàn và Ý, mỗi ngày tin tức thống kê số người lây nhiễm và tử vong đến chóng mặt.

Sau này có thêm tín hiệu nữa từ Newyork Times cho biết một số bác sĩ tai, mắt, mũi, họng nước Anh khuyến cáo những người giảm năng lực khứu giác cũng có thể nghi ngờ nhiễm Covid-19

Từ khi phát sinh chuyện Covit-19 bắt nguồn đầu tiên bên Trung Quốc, tâm hồn tôi ám ảnh theo những vị bác sĩ với sự thương tâm như Lý Văn Lượng , người đầu tiên cảnh báo về dịch bệnh chỉ mới 34 tuổi, Giang Học Khánh 55 tuổi và Tống Tiến Hạnh 32 tuổi, đó những bác sĩ cứu chữa bệnh nhân nhiễm Coronavirus, và chính họ đã lây nhiễm rồi qua đời.

Hình ảnh chiếu trên Ti vi là đôi trẻ Chen Ying và bạn trai tên Huang. Dù ngày kết hôn đã gần kề trong thời gian đang còn nghỉ phép, nhưng cô vẫn tình nguyên ghi tên tham gia chống dịch, cô đã trở lại bệnh viện và nói với Mẹ trước khi đi

“-Kể từ khi chọn nghề này, con phải biết dấng thân những lúc nguy cấp để cứu người”

Sau 11 ngày xa cách, bạn trai đã đến thăm, họ bịt khẩu trang nhìn nhau, hôn nhau qua màn kính. Đây là người nữ y tá can đảm đã quay lại chỗ hiểm nguy cứu chữa bệnh nhân bằng tất cả ý chí mạnh mẽ cũng như lòng bác ái.

Ngay xưa tôi vốn mê màu áo trắng, những tà lụa bay nhẹ nhàng theo bước chân khoan thai của các cô nữ sinh dưới sân trường dạo ngắm hoa phượng đỏ, hay những chiều tan trường, ánh nắng hoà chiếu lên màu trắng đẹp thanh nhã, hoặc những buổi đạp xe qua vùng Vỹ Dạ, hoa Sầu Đông nhuỵ tím bông trắng rơi vươn vãi trên áo trắng càng tăng vẽ ngây thơ hiền hoà của một thời con gái, mà thi nhân Hàn Mặc Tử đã thả mấy vần thơ:

Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mời nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ( HMT)
Từ đó tôi yêu màu trắng qua các hình ảnh y tá, bác sĩ với chiếc áo blouse trắng mỗi khi vào bệnh viện, suốt ngày họ tận tụy làm việc, màu áo tượng trưng cho thiên thần, như ông tiên bà tiên giữa đời thường, niềm rung động hầu như luôn tái lại mỗi khi tôi hình dung màu áo ấy.

Qua Mỹ tôi lấy chồng, gia đình chồng có người chị dâu bác sĩ tên Thanh Loan, chúng tôi là chị em bạn dâu. Gia đình theo lề lối xưa, cúng giỗ từ thời ông bà cố trở xuống, và đông con nên luôn có những buổi sinh hoạt chung nơi nhà Từ Đường .

Tôi đã chứng kiến biết bao nhiêu lần nhà có đám giỗ, đám cưới, tiệc tùng hầu như vắng mặt chị, hoặc đầu buổi chưa bắt đầu thì chị đã chạy vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe baby chào đời khi tiếng bíp bơ réo gọi, hoặc buổi tiệc tàn mới thấy chị Loan lò dò xuất hiện với vẻ mặt phờ phạc, chưa kể nửa đêm chị chạy over speed limits bị police phạt.

Có những chiều gặp thường nghe chị than thở:

- Đói quá em ơi, sáng giờ chỉ lót bụng bằng trái chuối trong bệnh viện, rồi chạy đến nhiều bệnh viện khác, xong trở lại phòng mạch không có thì giờ ăn uống

Chúng tôi cười thầm đùa chị sau khi phục vụ món ăn nào đó

- Chị giảm bớt công việc được không ?

Chị vừa ăn vừa cười nhẹ

-Em có biết mỗi lần take baby được medical trả số tiền rất khiêm nhường, nhưng chị không màng, vì chị rất yêu trẻ nhỏ, yêu những hài nhi chào đời, rất quan tâm sức khỏe cả con lẫn người Mẹ vừa sinh nở.

Khi biết được mức thù lao chị Loan nhận, tôi rất cảm kích người y sĩ có tấm lòng bác ái, nhân hậu, tối ngày thích nói chuyện con nít và kiên nhẫn với các em bị bệnh Tự kỷ (Autism). Chị đã một thời mặc chiếc áo dài trắng của cô nữ sinh Trưng Vương ham học, tốt nghiệp bằng bác sĩ, đã làm việc tại bệnh viện Từ Dũ, vượt biên đặt chân đến Mỹ học lại từ đầu và tốt nghiệp MD Pediatrician (Bác sĩ Nhi Đồng), vẫn tiếp tục khoác chiếc áo blouse trắng làm tròn bổn phận của một lương y gần 40 năm trên đất Mỹ, cho đến bây giờ đã retire thì lại tham gia vào những công việc từ thiện khắp đó đây.

Trở lại vấn đề nguy kịch những ngày qua, thế giới càng thêm cuống quýt theo đại dịch Coronavirus , như một biến cố kinh hoàng trong lịch sử, sự căng thẳng và sợ hãi tăng thêm vì chưa có vắc-xin thuốc men để chữa trị.

Xem email, ti vi và nghe tin tức mỗi lúc mỗi căng thẳng hơn, lòng tôi luôn nghĩ tới những nhân viên bệnh viện, những y tá, những bác sĩ hiện đang ngày đêm làm việc cực lực, kề cận bệnh nhân, kề cận với tên tử thần quanh quẩn.

Vừa qua tôi đã thắt ruột với câu chuyện đầy nước mắt thương tâm, hình ảnh bác sĩ Hadio Ali tại Nam Dương (Indonesia), vị bác sĩ về thăm vợ và các con, nhưng chỉ đứng ngoài cổng bịt khẩu trang nhìn vào, nói chuyện với vợ con trước sân, nhưng không ngờ đây cũng là lần cuối cùng gặp mặt người thân, bác sĩ đã nhiễm Coronavirus

Theo tin tại Ý đại Lợi đến nay đã có 28 bác sĩ và hơn 100 nhân viên trong ngành y tế tử vong vì lây đại dịch Covid _19

Tôi thấy nóng ruột nên nhắn tin đôi điều thăm hỏi bạn Hồng Duyên làm y tá bệnh viện Kaiser ở San Jose, bạn nhắn tin chia sẻ lại

- “Trình trạng khẩn cấp trong cơn đại nạn như vậy, không còn thì giờ suy nghĩ, bận rộn đặt hết tâm lực chữa trị cho bệnh nhân. Chỉ tội nghiệp chồng con, mình không dám chắc điều gì nên sau giờ làm về tự cách ly phòng ghép sau vườn, ăn uống, quần áo hay các vật dụng cần thiết chồng đem để trước cửa, nói năng đôi điều quan trọng đều bịt khẩu trang và đứng xa. Mình phải chấp nhận thôi, chỉ muốn ứa nước mắt khi buổi sáng ra xe thấy các con đứng vẫy tay cười qua khung cửa sổ”

Tôi càng nặng trĩu nỗi buồn thời cuộc trận đại dịch Corona này, lại gọi phone cho cô em nuôi bên thành phố Beaumont thuộc tiểu bang Texas, hỏi tình hình và công việc của chồng là bác sĩ Danh đang làm việc ỏ BV Baptist Hospitals, Christus Southeast cũng như nhiều bệnh viện khác

Giọng Hoa Nghi đầy lo lắng

- Chị ơi… chồng con suốt ngày chạy quanh các bệnh viện, chồng khám bệnh, con ghi bệnh trạng thực tập, trang bị dụng cụ đang thiếu, tình trạng quá nguy hiểm nên cha con tự cách ly gia đình, ở ngôi nhà kho bên cạnh. Em chỉ biết mỗi ngày nguyện cầu và góp công việc thiết thực là may khẩu trang gởi vào bệnh viện được chừng nào hay chừng đó.

Tôi nghe rất thương cảm tấm lòng cô em, cũng như được biết đôi vợ chồng người Mỹ gốc Việt, Đức Nguyễn và chị Sara Võ ở Massachusetts tặng một kho thiết bị y tế cho các bệnh viện, khi được phóng viên đài truyền hình SBTN phỏng vấn 2 vợ chồng trả lời trong nghẹn ngào:

- Khả năng chúng tôi chỉ có được bấy nhiêu, lúc gặp trường hợp khó khăn thiếu thốn những thiết bị y tế chúng tôi cũng rất lo lắng, nên đồng thuận tặng cho các bệnh viện vì tự hiểu nước Mỹ đã cưu mang người Việt tỵ nạn, thì chúng ta phải tỏ lòng biết ơn và có bổn phận đóng góp phần nào

Chưa hết, tôi lại được xem thêm hình ảnh tiệm may của chị Kati Nguyễn tại thành phố Seattle thuộc bang Washington, mở chiến dịch kêu gọi tham gia góp phần may khẩu trang để cung cấp cho các tiểu bang trên nước Mỹ, chị Cati và chị Trang (người cùng đồng hành từ những ngày đầu) đã được người Mỹ gốc Việt hưởng ứng mạnh mẽ đông đúc, số người góp vải, số người đến nhà chị, số người may tại nhà theo sự hướng dẫn trên mạng do chị Cati đưa lên

Tôi thật sự xúc động và hãnh diện theo tinh thần đoàn kết, sự ý thức nghiêm trọng những gì cần thiết, cùng với lòng yêu thương bảo vệ nhân viên, y tá, bác sĩ trong lúc này của nhóm người Mỹ gốc Việt

Toàn các cơ quan chức năng về y tế đang vận dụng trí lực để bảo vệ người dân. Còn niềm quý mến nào hơn nữa, trong khi chúng tôi đang ở nhà an toàn, có thời gian rãnh rỗi nấu những món ăn ngon, xem truyền hình, đọc sách, gia đình họp mặt đầy đủ thì nơi các bệnh viện, các nhân viên y tế ngày đêm cực lực làm việc lo sự sống còn của bệnh nhân, gần kề với cái chết , còn thiên chức nào cao cả hơn nữa. Tôi chỉ biết trang trải lòng quý mến của mình qua vần thơ Đường luật mộc mạc:

Lương y

Ngành y áo trắng mãi vinh tồn
Gặp cảnh nguy nàn tận sức luôn
Nghĩa cử như hoa lùa ngập sắc
Tình thương giống nước chảy đầy nguồn
Vi trùng Vũ Hán lây làng mạc
Đại dịch toàn cầu phát xóm thôn
Bệnh viện nhân viên cùng bác sĩ
Ngày đêm chữa trị đẹp tâm hồn
MT

Sau 12 ngày ở nhà, sáng nay tôi cần refill thuốc nơi bệnh viện Kaiser, không khí còn lạnh những ngày cuối xuân của tháng 3, cây cối um xanh tươi tốt, bầu trời đang yếu đuối những vạt nắng. Quang cảnh đường xá vắng hoe, nhà và cửa tiệm đều đóng kín mít, nhìn như thành phố chết, tôi cũng lẹ làng đạt xong mục đích rồi nhanh chóng trở về nhà.

Đi bộ quanh khu vườn sau nhà để vận động cơ thể, nhiều hoa bắt đầu nở rộ, các loài hoa đủ màu sắc khai nhuỵ xinh tươi, mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng. Tôi nhìn ngắm như người không hồn, đầu óc vẫn liên tưởng đến màu áo blouse trắng đang thử thách với tử thần hiện giờ trong bệnh viện. Đi vòng quanh, tôi chỉ biết niệm Phật và cầu mong đại dịch Coronavirus mau chấm dứt, cầu mong mọi sự an toàn cho nhân loại, và nhất là cầu mong cho những nhân viên ngành y tế luôn thoát hiểm nguy để còn phục vụ tốt cho đời, nhất là các bác sĩ luôn thể hiện tình thương “Lương y như Từ Mẫu “

Minh Thúy

Tháng 3/2020

Ý kiến bạn đọc
07/05/202000:55:54
Khách
Qua mấy thập niên sống trên đất Mỹ, một quốc gia giàu có với kỹ thuật, khoa học hiện đại hàng đầu thế giới, chúng ta chưa bao giờ đối mặt với một thảm hoạ khốc liệt, rộng khắp như trận đại dịch Covid-19 này! Cả nhân loại cuống cuồng như đứng trước một trận đại hồng thủy! Nỗi kinh hoàng không chỉ đến từ căn bệnh quái ác và cái chết bi thảm mà cả từ viễn ảnh thiếu hụt nhu yếu phẩm dẫn đến cảnh tranh dành đầy ích kỷ...
Trong bối cảnh ấy, nhiều người hầu như quên hết tất cả, hàng ngày chỉ biết dõi theo tình hình dịch bệnh và tìm xem siêu thị nào còn hàng hoá để đi mua gom, tích trữ. Họ không hề nghĩ đến bao nhiêu người đang lao tâm tổn trí tìm cách đối phó với dịch bệnh, nhất là đội quân áo trắng đang ngày đêm trấn giữ tuyến đầu, quyết dành giựt từng sinh mạng người dân khỏi tay tử thần...
Trái ngược với thành phần vô cảm kia, nhiều người trong cộng đồng Việt Nam tỵ nạn đã tự nguyện may khẩu trang gởi đến các bệnh viện cho y, bác sĩ và nhân viên y tế. Có nhà hàng Việt lại ủng hộ hàng trăm bữa ăn miễn phí, thể hiện lòng biết ơn đối với đất nước Hoa Kỳ nói chung, đặc biệt là biết ơn sự hy sinh cao cả của đội quân đang ở tuyến đầu!
Bài viết của tác giả Minh Thuý, ngoài tính chất thời sự, phác thảo diện mạo của một mùa chết chóc đen tối, còn nói lên "tình người trong cơn hoạn nạn".
Phải chăng tác giả được Thượng Đế ban cho một tâm hồn đa cảm và con tim nhạy bén, sẵn sàng rung lên những nhịp đập theo các biến cố buồn, vui trong cuộc sống, dù nơi chốn tha hương hay trên Đất Mẹ!
30/04/202002:08:23
Khách
Bài viết của chị MT hay và cảm động, bày tỏ tình tương thân đến với mọi người chung quanh, nhất là đối với các vị nơi tiền tuyến tại các bệnh viện.
Chúng ta cùng bên nhau trong đại dịch bệnh này, phải cùng nhau ngăn chận sự lây và cùng với nhau, chúng ta sẽ vượt qua cơn dịch bệnh nầy.
Mến chúc chị, gia quyến, và các thân hữu giữ gìn sức khỏe và an toàn.
DLbk
28/04/202000:57:43
Khách
Chưa bao giờ nước Mỹ gặp hoàn cảnh như hiện nay, vất vả chống lại đại dịch của thế kỷ, Covid -19. Nước Mỹ là cường quốc số 1 trên thế giới, kinh tế và quân sự đều hùng mạnh, nhưng " bị đánh lén" trong vài tháng qua, thì cả chính phủ và người dân đều khốn khổ. Tuy nhiên so với người dân nhiều nước khác , người dân Mỹ còn may mắn hơn nhiều, được chính phủ chăm lo mọi điều, từ vật chất đến tinh thần... Nếu rủi ro bị bệnh, người dân được chính phủ cam kết trị bệnh miễn phí; thất nghiệp sẽ được chính phủ hỗ trợ tài chánh; doanh nghiệp cũng được hỗ trợ để sống còn qua cơn nguy khó.... Về vấn đề thực phẩm, tác giả nghĩ đúng, nước Mỹ đâu có thiếu đồ ăn, mà nhiều người hoảng hốt đi thu gom đồ ăn , đồ dùng quá nhiều, tạo ra tình trạng thiếu thốn một số hàng vào khoảng cuối tháng 3. Tuy có lệnh " ở nhà", nhưng người dân vẫn được ra ngoài mua đồ ăn, thuốc uống, xăng ...., đời sống không bị xáo trộn nhiều. Tôi cũng hơi lo lo, đi mua trữ một số đồ ăn, nay hơn 1 tháng trôi qua, mà mấy thùng đồ dự trữ vẫn còn nguyên! Nỗi sợ ban đầu cũng qua đi, khi hết đồ ăn tươi như rau, trái cây, tôi cũng bạo gan lái xe đi chợ, thấy thiên hạ cũng bình thường, cơn " hoảng loạn" ban đầu chắc cũng qua đi! Đúng là " sợ qua mất khôn".

Tác giả bài viết nói lên được sự hy sinh cao cả của những " người áo trắng", giới bác sĩ, y tá..., những chiến sĩ ở tuyến đầu chống dịch. Họ quên bản thân, gia đình... chỉ biết miệt mài với công việc chăm sóc bệnh nhân, làm vơi đi nỗi đau của thể xác, và cả tinh thần cho họ, vì trong thời gian tại bệnh viện, họ nằm bệnh trong cô đơn, và có thể ra đi cũng trong cô đơn! Màu áo trắng là màu duy nhất còn lưu lại trong tâm trí và trái tim họ. Những người trong " màu áo trắng" không chỉ là những chiến sĩ giành giật mạng sống cho họ, mà còn là những thiên thần nâng đỡ tinh thần cho họ khi họ đang bên bờ sinh tử.

Cám ơn tác giả Minh Thuý đã viết bài này với niềm cảm xúc chân tình, gây nhiều xúc động cho độc giả.

Nguyễn Thị Xuân, MN
23/04/202017:43:32
Khách
Bài viết rất cảm động , chân thật , thật tế . Những người áo trắng thật xứng đáng là anh hùng . Lệ Hoa
22/04/202005:47:30
Khách
Cảm ơn tác gỉa Minh Thúy. Từ khi Minh Thúy xuất hiện trên mục VVNM của Việt Báo. Minh Thúy thường viết về những sự kiện quan trong của Hoa Kỳ. Lần này MT viết về cơn đại dịch đang tàn hại khắp thế giới, trong đó có Hoa Kỳ. Bài viết của Minh Thúy, không tỏ ra là một bài chuyên môn để ghi nhận và khuyên bảo, nhưng viết để Vinh Danh những Thiền Thần Áo Trắng, những Y tá và Bác Sĩ khắp thế giới đang hy sinh tiền bạc và cả chính tính mạng của họ để cứu người. Qua bài viết của Minh Thúy chúng ta thấy được những màu áo blouse trắng đang hy sinh, thử thách với tử thần hiện giờ trong bệnh viện và hy sinh cả cuộc sống riêng tư của họ ra sao... .
Ngoài ra, không chỉ các Y Tá và Bác sĩ, chúng ta cũng nhận ra được mọi người dân biêt thương yêu nhau hơn, biết hy sinh hơn khi tìm cách vượt qua cơn đại dịch
Minh Thúy nhắc đến những hành động nhỏ nhưng thực sự cao cả đó rất cảm động
Cảm ơn tác Giả Minh Thúy
Bảo Trâm
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,800,665
Mỗi ngày nghe tin tức tìm hiểu về bệnh Covid_19, cho đến hôm nay tổng số bị bệnh là 2,132,321 người và tổng số qua đời là 116,862 người, (theo cdc.gov). Con số thật khủng khiếp cho nước Mỹ. Sau mấy tháng ban lịnh quarantine (cách ly), đầu tháng 6, thống đốc tiểu bang Cali cho mở cửa các hãng xưởng, bussinesss, tuy nhiên vẫn còn dè dặt một số như tiệm tóc, Nail, cá nhân cũng như doanh nghiệp còn vẫn theo cách chỉ dẫn của cán bộ Y Tế và thống đốc vẫn phải đề phòng cẩn thận là giữ khoảng cách khi giao tiếp, mang khẩu trang, đeo bao tay cũng như luôn rửa tay.
Tác giả Võ Phú dự Viết Về Nước Mỹ từ 2004. Võ Phú sinh năm 1978 tại Nha Trang-Việt Nam; định cư tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth University. Hiện làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả tiếp tục viết lại từ 2016 và nhận giải Danh Dự Viết về nước Mỹ từ 2019. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Chúng tôi hoạch định chương trình cho những ngày cấm cung. Trước hết phải giữ gìn sức khỏe, giữ tâm hồn thảnh thơi, ăn uống lành mạnh để tăng sức đề kháng. Hai ông bà già mỗi sáng ra vườn dọn dẹp, cắt tỉa hoa lá rồi làm vài động tác thể thao và tập thở. Tuy không gặp mặt, nhưng các con cháu vẫn thăm hỏi hàng ngày. Qua “Facetime” được nhìn con cháu cũng đỡ nhớ. Có hôm các cháu nội ríu rít khoe đang dọn bữa điểm tâm cho cả nhà, các cháu ngoại thì mời ông bà cùng đi "virtual picnic" trên ngọn đồi sau nhà với cha mẹ chúng
Tác giả tên thật Nguyễn Thị Kim Loan, sinh năm 1966. Trước khi đi vượt biên, là cô giáo tiểu học tại Việt Nam, qua trại tỵ nạn Thailand 4 năm và qua định cư tại Edmonton, Canada từ 1994 đến nay. Đây là bài mới nhất của tác giả.
Trong bữa cơm tối hôm đó, khi nghe tôi báo tin sắp có em bé, anh Nam, anh rể tôi, trợn mắt, còn chị Hai tôi thì vọt miệng, “Trời đất! Bể kế hoạch hả?” Nhưng Ba Mẹ tôi thì vui, như phản ứng tự nhiên của bậc Ông Bà. Mẹ tôi nói, “Ba Mẹ nuôi các con ở Việt Nam cực khổ hơn nhiều, nhưng rồi đâu cũng vào đó. Trời sinh voi, sinh cỏ. Con cái là ơn của trời, đừng căng thẳng quá mà tội cho em bé.” Lòng tôi bỗng nhiên thấy bình an trở lại. Dù tôi đang đi học toàn thời gian và bé Tin mới mười tám tháng, nhưng trong căn nhà nhỏ nơi Ba Mẹ tôi, anh chị Hai, và gia đình nhỏ của tôi chung sống, lúc nào cũng đầy tiếng cười và sự thương yêu, giúp đỡ. Vợ chồng tôi còn trẻ, chịu khổ một chút không sao. Chỉ cần chúng tôi cố gắng hết sức, mọi chuyện sẽ êm đẹp như bình thường.
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Buổi trưa tháng Năm, trời nóng tóe khói. Quang cảnh khu chờ trong bệnh viện lại càng thêm ngột ngạt vì hàng nghìn con người già trẻ lớn bé ngồi la liệt khắp nơi. Ai tới sớm may mắn kiếm được chiếc ghế nhỏ để ngồi. Người đến trễ mua manh chiếu khoanh một chỗ nằm còng queo. Kẻ trễ hơn nữa thì nhét đại tấm thân bịnh hoạn vào khe hở nào đó giữa hai chiếc lưng nhễ nhại mồ hôi, mặc kệ tiếng càu nhàu. Vì khi sự chết cận kề, ai nề hà chi những lời mắng mỏ. Đứng cạnh tôi là người mẹ trẻ mặt đầy vẻ lo âu, mắt quầng thâm là dấu hiệu của bao đêm thức trắng. Đôi tay khô ráp ôm chặt lấy đứa con bé bỏng.
Tác giả tên thật là Huỳnh Thị Xuân Mai lần đầu tham dự VVNM. Cô yêu thích văn chương, âm nhạc và viết lách, Mong tác giả tiếp tục viết bài.
Những ngày cuối năm vùng Hoa thịnh đốn may mắn chỉ 1 ngày có tuyết,còn phần lớn nắng đẹp, trời trong tuy khá lạnh. Vào mùa Đông như thế là quý rồi đâu dám ước mơ chi hơn. Tuy nhiện vào đêm trước hôm Cộng Đồng và người Cao Niên tổ chức chợ Tết thì có tuyết. Không nhiều lắm nhưng tuyết lai rai kéo dài suốt đêm, trường học đóng cửa, chợ Tết cũng bị hoãn lại. Tội nghiệp những người bán hàng chuẩn bị thức ăn, các hàng bán Tết từ nhiều ngày trước. Bán chưng, bánh tét, bánh mứt còn giữ lai bán vào ngày hôm sau nhưng các thức ăn nóng như phở, riêu cua, bún bò Huế thì sẽ kém hương vị mất ngon…
Tôi nghe tên Chị khi Chị còn học trung học tại trường Đồng Khánh. Không những vì Chị là một học sinh xuất sắc, mà vì nghe kể chuyện Chị được tàu BV Mỹ USS Hope mổ tim. Rồi Chị chuyễn qua trường Quốc Học vì trường Đồng Khánh không có lớp Đệ Nhất, và học chung lứa với anh thứ hai của tôi và quý anh Bùi Xuân Định, Nguyễn Hữu Hiên, là những đồng môn đồng khóa với Chị sau này. Đồng thời Chị là một Trưởng sinh hoạt thường xuyên trong Hướng Đạo
Nhạc sĩ Cung Tiến