Hôm nay,  

Hoa Anh Đào và Con COVID-19

06/04/202010:48:00(Xem: 6265)
Hoa-Anh-Dao

Chính Vũ

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***


Cuối tháng 3 hàng năm, khi những đợt tuyết cuối cùng đã dần dần hết trên khắp nước Mỹ, những tia nắng mới vàng ong, trải nhẹ trên cành cây ngọn cỏ, và khí hậu ấm dần lên, cũng là lúc các loài hoa thi nhau đua nở trên toàn cõi Hoa Kỳ, trong đó nổi bật lên sắc trắng hồng lãng mạn của loài hoa anh đào, đặc biệt là ở thủ đô Washington DC. Nhắc đến hoa đào, mọi người lại nghĩ đến tình hữu nghị lâu dài của hai nước Hoa Kỳ và Nhật Bản, kỷ niệm những cây hoa anh đào, vốn là quốc hoa của dân tộc Phù Tang, được mang sang tặng cho nước Mỹ vào năm 1912, do Thị trưởng Tokyo là Yukio Ozaki tặng cho nhân dân thủ đô Washington DC, đến nay còn khoảng hơn 3700 cây hoa anh đào với 17 loài hoa khác nhau, được trồng xung quanh Tidal Basin, bên bờ sông Potomac và quanh tượng đài kỷ niệm Washington, biểu tượng của cây “bút chì màu trắng” không lồ, vươn lên trên bầu trời trong xanh của thủ đô nước Mỹ!

Những ngày đẹp nhất của mùa hoa anh đào nở được nhân dân Mỹ tự hào gọi là Peak Blossom Date, lúc mà anh đào đã rộ nở khoảng chừng 70, 80% các cây hoa, và được tổ chức thành ngày lễ hội hoa anh đào, thường là cuối tháng 3 cho đến giữa tháng 4, với nhiều hoạt động văn hóa phong phú và hàng triệu người dân cùng du khách khắp nơi trên thế giới, lũ lượt kéo về để nhìn ngắm hoa anh đào và đi dưới những tàng hoa trắng, hồng như những chiếc ô che khổng lồ, làm say đắm và ngây ngất tâm hồn những người đến tham gia lễ hội.

Đối với người Mỹ gốc Châu Á, đặc biệt là với người Nhật Bản, hoa anh đào còn tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và phát triển. Những cánh hoa anh đào, phần lớn là giống Yoshino, những đóa hoa năm cánh, mỏng manh, nhưng có sức thu hút và quyến rũ mọi người yêu hoa, tìm đến thưởng thức và ngắm cảnh trong suốt ba, bốn tuần lễ của tháng, đã mang đến cho Washington DC những món lợi về kinh tế khổng lồ hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Thông thường trong lễ hội còn có rất nhiều hoạt động vô cùng thú vị khác như lễ hội diều, Sakura Matsuri Street Festival Nhật Bản, cuộc diễu hành Lễ hội Hoa anh đào Quốc gia, bắn pháo hoa, triển lãm đặc biệt theo chủ đề hoa anh đào, hòa nhạc,… Đây là những hoạt động vô cùng ý nghĩa, thu hút được đông đảo khách du lịch. Bên cạnh việc tham gia lễ hội, khách du lịch cũng có thể tham quan những địa điểm hấp dẫn khác như Điện Capitol, Dinh Độc Lập, Nhà tưởng niệm Lincoln, Không gian Hoa Kỳ, Nhà Trắng…

Cũng xuất phát từ... Châu Á, thành phố Vũ Hán, nước Trung Quốc vào cuối năm 2019, đầu năm 2020, với tên gọi là Virus Vũ Hán, rồi Virus Carona, Covid-19 (nhắm che giấu gốc gác, thân phận?), con Virus Vũ Hán đã làm điên đảo nhân dân Vũ Hán và cả nước Trung Quốc trong những ngày tết cổ truyền và mùa xuân 2020 với trên 80 ngàn ca nhiễm bệnh, và hơn 3 ngàn người tử vong mà dư luận thế giới cho rằng Trung Quốc cũng đã “giấu diếm” bớt số liệu bởi những căn cứ  “khó chối cãi” như hàng chục triệu thuê bao di động đã “bốc hơi” không rõ lý do, hay hàng ngàn “lò” đốt xác với công suất hơn “ngàn người” mỗi ngày, làm điên đầu giới chức lãnh đạo và kiệt quệ nền kinh tế của nước này chỉ sau gần ba tháng “đại dịch.”

Khác với sự “may mắn, phát triển và thịnh vượng” của mùa hoa anh đào, con Virus Covid-19 mang lại bệnh tật, “viêm phổi Vũ Hán” và đau khổ cho con người chẳng may... chạm phải, không những chỉ một người mà nó còn nhanh chóng lây lan đến người thân, bạn bè, những người vô tình tiếp xúc. Vũ Hán trở thành tâm dịch, hàng vạn gia đình lâm vào cảnh bi thảm, chết chóc, xa lìa người thân. Từ Vũ Hán, con Virus lây lan và phát tán ra khắp Trung Quốc rồi đến các nước trên thế giới, dù cách xa hàng ngàn cây số đường chim bay và những đại dương rộng lớn... Cụ thể tính đến nay đã có gần 120 quốc gia và vùng lãnh thổ đã bị con Virus Vũ Hán tấn công, mà nước Mỹ, một đất nước giàu mạnh, có đầy đủ các phương tiện và nên y tế hiện đại vẫn có con số lây nhiễm cao kỷ lục là hơn 100 ngàn người và hơn 1500 người tử vong. Nước Ý, một đất nước hiền hòa, thanh bình đã có số người tử vong vượt hơn nước “chủ nhà” là trên 3000 người, rồi đến Tây Ban Nha, Iran... Anh, Pháp, Đức, Nhật v.v... đều chìm trong đại họa của Virus Vũ Hán. Mùa xuân 2020 của toàn thế giới và nhân loại đã kém vui, mọi hoạt động kinh tế, văn hóa đều bị ngưng trệ. Cuộc đua xe thể thức F1 lần đầu tiên tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam đã bị hủy bỏ, tiếp theo là Thế vận hội 2020, tổ chức tại Nhật Bản cũng đã bị dời lại sang năm sau. Nhà thờ, chùa chiền bị đóng cửa, các lễ hội khắp nơi trên thế giới cũng bị hạn chế hoặc hủy bỏ. Loài người đang lo sợ, ra sức phòng chống sự lây lan khủng khiếp, không chừa một ai của con Virus... thế kỷ, bác sĩ, những tài danh của thế giới, lực sĩ... cho đến Bộ trưởng Bộ Y tế Anh quốc, Thủ tướng, Thái tử Hoàng gia nước Anh đều bị dương tính với Virus Covid-19. Đau đớn nhất là những bác sĩ, y tá, những người trực tiếp chống sự lây nhiễm của virus, mang lại sức khỏe và niềm tin cho mọi người lại bị “dính chưởng” của con virus quái ác như các bác sĩ bệnh viện ở Vũ Hán, New York, Boston, rồi bệnh viện Bạch Mai ở Việt Nam V.v... Thật là đáng sợ.

Lễ hội hoa anh đào vào cuối tháng 3 ở Washington DC cũng không ngoại lệ. Hoa vẫn hồn nhiên nở, rợp trời với màu hồng phấn trang nhã mà lãng mạn, hay màu trắng trinh nguyên, tưởng như xa cách và vô nhiễm trước những con virus hung thần, ác quỹ, song cũng bị ảnh hưởng, vì con người đang lo sợ, ngán ngại con virus Vũ Hán mà tránh đi ra ngoài hay tụ tập đông người. Lễ hội bị đình hoãn hay hủy bỏ, dường như chẳng làm nhiều người lo lắng bằng... đại dịch đang từng giờ, từng ngày, ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người, và đe dọa cướp đi sinh mạng của rất nhiều người? Khiến người người thêm lo ngại, cùng với con virus, bản năng sinh tồn, ham sống, sợ chết đã biến con người có lúc trở thành... kém văn minh hay ích kỷ? Người da trắng bắt đầu kỳ thị... lây đến những người Châu Á, có vóc dáng hao hao người Trung Quốc, hay như người ta xúm xít chen lấn, đổ xô nhau đi mua lương thực, thực phẩm, vơ vét đến chai nước sát khuẩn, cuộn giấy vệ sinh để “phòng thủ” riêng cho cá nhân và gia đình mình, trong khi chính phủ các nước không ngừng kêu gọi người dân không nên quá hoảng sợ, rồi gây nên những hoảng loạn cho xã hội, hay ban hành các luật lệ cấm đoán mọi sự “đầu cơ, tích trữ” như trong thời bom đạn, chiến tranh.

Các nơi, điểm đến của khu vui chơi, giải trí, khu danh lam, thắng cảnh, du lịch bỗng vắng như... chùa Bà Đanh. Khải Hoàn Môn, tháp Eiffel, quãng trường nước Ý, đường phố New York... cũng dần vắng người tụ tập hay qua lại. Lệnh cấm và phong tỏa người nước ngoài nhập cảnh càng khiến khách du lịch không dám bước chân đi đâu, chỉ còn những người dân tại chỗ, người bản xứ vì công việc gì đó, cần phải ra đường, nhưng cũng không tụ tập quá ba bốn người và phải giữ “khoảng cách xã hội”, cách nhau đến... 2 mét để phòng chống lây nhiễm!

Hoa anh đào đã đến thời khắc rộ nở, những bông hoa trắng, hồng, khoe sắc trên bầu trời xanh thẳm của xứ sở tự do Hoa Kỳ, nắng ấm và mùi hương dịu nhẹ, phảng phất trong gió, tại công viên National Mall vẫn có những người yêu hoa, cùng gia đình và bạn bè đến ngắm. Dọc theo Tidal Basin, cạnh dòng sông Potomac, nước xanh biếc, Hoa anh đào mọc thành tầng, khoe sắc thắm. Một vài gia đình người Mỹ đang loay hoay tìm vị trí chụp hình. Khung cảnh vẫn sinh động, giàu chất thơ, đặc biệt là... êm đềm đến nao lòng. Khung cảnh vắng lặng, yên bình. Tâm hồn con người bỗng thấy nhẹ nhàng, như trút bỏ mọi lo toan, sợ hãi bởi những con virus Vũ Hán tưởng chừng như luôn... lơ lững, ám ảnh trước mắt và cả trong giấc mơ?

Những con virus gớm ghiếc và quái ác, nhất định không sớm thì muộn cũng sẽ bị tiêu diệt. Hoa anh đào mỗi năm, đến hẹn sẽ trở về và chắc chắn lễ hội hoa anh đào sẽ lại được tổ chức tưng bừng và mọi người sẽ đến tụ tập, thưởng ngoạn hoa đông đảo và tấp nập hơn, vì cuộc sống luôn cần phải có... hoa. Con virus Vũ Hán, hay gọi như Tổng Thống Donal Trump là “Virus China”, đã xuất hiện làm lỡ hẹn hoa với người yêu hoa, nhưng chắc chắn năm sau sẽ còn hạnh ngộ, mong chờ một mùa hoa thật lãng mạn và quyến rũ ở năm sau...

 

CHÍNH VŨ

 

 

 







Ý kiến bạn đọc
11/04/202018:23:39
Khách
Còn cảnh nào đau lòng và ghê rợn hơn nhất là nó lại xảy ra ở một nước mà chúng ta luôn tự hào là lớn nhất, mạnh nhất, giàu nhất và tân tiến nhất. Hay đây chỉ là những tin giả mà nhiều người Vietnam đang loan truyền trên những cái gọi là "truyền thông" You Tubes !!!!

https://www.theguardian.com/global/video/2020/apr/10/aerial-video-shows-mass-grave-on-new-york-citys-hart-island-amid-coronavirus-surge-video
Rồi chuyện có tiểu bang những vị dân cử đối lập, viện dẫn quyền tự do tôn giáo, bãi bỏ luật cách ly giới hạn được ban hành bởi governor:
2) Republican lawmakers revoked governor's Emergency measures on social distancing, citing religious freedom, wanting churches have the freedom to hold Easter services regardless of the number !!!!!!!!!!!!!!.
https://www.kansas.com/news/politics-government/article241861126.html
Thật khó hiểu!
07/04/202016:44:35
Khách
Số ca coronavirus : Mỹ 367776; Spain 140511; Italy 132547

Ngày 25/2, khi đó đang có 53 người bị nhiễm coronavirus, TT Trump tuyên bố tình trạng vi rút này được chế ngự rất tốt ở Mỹ. Và rằng nguy cơ về coronavirus chỉ là tin cuội do phe Dân Chủ và bọn truyền thông tung tin để phá Trump.

Ngày 12/3: Trump tuyên bố rằng coronavirus không nguy hiểm hơn vi khuẩn cúm thông thường, và nó có thể sẽ biến mất nhanh chóng và không có tác động đáng kể gì đến cuộc sống của người Mỹ.

Trong tháng Hai và tháng Ba, trong khi các tiểu bang đang bấn xúc xích lo tìm khẩu trang và máy hô hấp thì các công ty ở Mỹ cho xuất cảng hàng triệu triệu đồng những dụng cụ bảo vệ cá nhân cho Trung cộng :
https://www.usatoday.com/story/news/world/2020/04/07/coronavirus-world-power-pleads-aid-death-toll/5113538002/

Cho đến ngày 5 tháng Tư, vẫn còn có 8 tiểu bang- mà các thống đốc là Đảng Cộng hòa - vẫn chưa chịu phát lệnh stay-at-home: Arkansas, Iowa, Nebraska, North Dakota, South Carolina, South Dakota, Utah và Wyoming :

Arkansas 853 ca vi rút; Iowa 868; Nebraska 367; N. Dakota 207; S. Carolina 2049; S Dakota 240; Utah 1605; Wyoming 200.

Tiểu bang Georgia , mặc dù có tới 6300 người bị nhiễm coronavirus, thế nhưng thống đốc Cộng Hòa Brian Kemp vẫn ra lệnh cho những bãi biển được mở cửa lại- mặc dù các chính quyền địa phương phản đối.

Cho đến nay, 16 tiều bang vẫn cho phép các nhà thờ được mở cửa cử hành lễ. Thống đốc Cộng Hòa Florida tuyên bố " Tôi không nghĩ rằng chính quyển có quyển đóng cửa nhà thờ, và tôi chắc chắn sẽ không làm như vậy ".

Ở tiểu bang Wisconsin- có 2267 ca vi rút, quốc hội- đảng Cộng Hòa chiếm đa số- vẫn buộc đảng Dân chủ phải tỗ chức bẩu cử (để chọn giữa Joe Biden and Bernie Sanders ) vào ngày hôm nay 7 tháng Tư.
07/04/202015:34:01
Khách
>Thế giới trách Tàu cộng vì phát tán virus một nhưng nên trách CS Vẹm mười vì có cách chữa mà cứ giấu.

May be.
May be UK needs to send Jame Bond 007 to Viet Nam to get the technical know how.
HÀ NỘIÔng Phạm Xuân Kỷ bị nhiễm nCoV ở Mỹ, được yêu cầu tự cách ly tại nhà nên lo lắng, quyết định về Việt Nam điều trị và khỏi bệnh ngày 7/4.

Việt Nam tặng 550.000 khẩu trang vải kháng khuẩn tự sản xuất cho 5 nước châu Âu trong bối cảnh khu vực này là "điểm nóng" Covid-19 của thế giới.
Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng chiều nay trao tượng trưng số hàng gồm 550.000 khẩu trang vải kháng khuẩn chống giọt bắn do Việt Nam sản xuất tặng Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha và Anh,
07/04/202002:29:03
Khách
4/4/2020- Tiểu bang Georgia mặc dù có tới 6300 người bị nhiễm coronavirus và 208 người chết , tuy nhiên, Thống đốc Brian Kemp- đảng Cộng Hòa- vừa ra lệnh cho những bãi biển vốn được quần chúng ưa thích được mở cửa lại- cho dù các chính quyển địa phương ở những nơi này đã chỉ thị cho dân chúng phải shelter-in-place vì coronavirus-, miễn là giữ khoảng cách 6 feet giữa các cá nhân.
06/04/202019:37:10
Khách
Trong việc chống dịch cúm Tàu này, đáng trách nhất là CS Việt Nam. Biết cách chữa trị bệnh để không có ai chết mà không cho thế giới biết cách chữa. Lo giấu riêng xài một mình. Thật là quá ích kỷ và tồi tệ.
Trong một lần đài RFI của Pháp phỏng vấn ông bác sĩ CS trưởng một bệnh viện ở Hà Nội về cách dùng thuốc chống sốt rét. Ông ba hoa chích chè không nên dùng vì nguy hiểm, nhưng cũng không nói cách VN chữa bệnh cúm ra sao.
Thế giới trách Tàu cộng vì phát tán virus một nhưng nên trách CS Vẹm mười vì có cách chữa mà cứ giấu.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 1,801,198
Tác giả là một kỹ sư hồi hưu, đã sống 25 năm bên Pháp, hiện là cư dân Irvine, từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Đây là bài viết mới của Ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả đã nghỉ hưu sau gần 20 năm làm y tá tâm thần tại một bệnh viện tiểu bang Cali. Là cựu quân nhân Quân lực Việt Nam Cộng Hoà, sau 1975 đi tù Cộng sản 6 năm. Là cựu thuyền nhân được thuyền trưởng Nam Hàn tên Jeon Je Yong cứu vớt trên biển Đông năm 1985. Ông cũng là tác giả Hồi Ký "Tấm Lòng Biển"(2007) nói về thuyền trưởng Jeon bị trừng phạt sau khi vớt thuyền nhân. Tham gia "Viết về Nước Mỹ" với bài "Nhà Mobilehome và Di Dân Việt Nam" (Giải Danh Dự 2010) Tham gia công tác thiện nguyện cho thành phố Westminster, Nam Cali, từ 1994 đến nay.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của Đoàn Thị viết nhân Ngày Lễ Mẹ 2019.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. bài viết mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả hiện sống ở thành phố Victorville, California, đã từng tham gia VVNM năm 2018.
Huyền Thoại-Thịnh Hương là tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước My 2006. Cô hiện làm việc và cư trú tại San Jose Với nhiều bài viết sinh động về nhiều đề tài khác nhau. Sau đây là bài viết mới nhất.
Đây là bài đầu tiên tác giả gởi cho Việt báo "Viết về nước Mỹ". Tác giả sinh ra và lớn lên tại Saigon. Ba của cô là sĩ quan QLVNCH và phải đi "học tập cải tạo" 8 năm qua các trại từ miền Nam ra Bắc. Gia đình cô qua Mỹ vào năm 1992 theo chương trình HO.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice A Journey of Hope" của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau khi trở lại họp mặt với Viết Về Nước Mỹ 2018, cô đều đặn viết lại bằng tiếng Việt và vừa nhận giải đặc biệt năm nay với bài "Kêu Khóc Bằng Tiếng Việt".
Đây là lần đầu tiên tác giả tham gia dự thi “Viết Về Nước Mỹ”. Sinh trưởng và lớn lên ở Saigon, tác giả cùng gia đình sang Mỹ định cư theo diện HO. Là cư dân của thành phố Chapel Hill, North Carolina, tác giả làm việc cho một công ty dược phẩm & kỹ thuật sinh học ở khu Research Triangle Park tại NC.
Nhạc sĩ Cung Tiến