Hôm nay,  

Chuyện Mùa Vu Lan: Một Chốn Đi Về

03/08/201900:00:00(Xem: 11033)
Chuyện Mùa Vu Lan: Một Chốn Đi Về 
Tác giả: Trần Ngọc Ánh
Bài số: 5754-20-31561-vb7080319
 
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Bài viết mới của tác giả dành cho mùa Vu Lan đang tới.

 ***

Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam. Riết rồi cũng quen , không về thì thấy ray rứt bồn chồn, mà về thì “trăn trở bức xúc” đủ thứ chuyện. Biết vậy mà vẫn về!

Sàigòn đầy bụi và nắng nóng, thành phố lúc nào cũng hầm hầm như cái mặt tên Hải quan ở cổng phi trường TSN. Taxi chạy qua những con đường lớn chật cứng xe và người ngột ngạt. Thú thật tôi chỉ muốn về nhà thật nhanh, ít ra ở đó tôi cảm thấy sự bình yên hơn trong không khí thoải mái của gia đình, người thân.

Má tôi lui cui trong bếp, lưng bà như còng hơn trong dáng đi chậm chạp của đôi dép kéo lê, gần 90 tuổi nhưng bà vẫn muốn vào bếp nấu cho tôi nồi canh chua bông so đủa, cái món mà tôi khó tìm thấy khi bôn ba ở xứ người “ Má biết mày thèm.”Tôi ôm bà ấm áp như hồi nhỏ, thấy ánh mắt bà vui hơn.

Má tôi quê Xẻo gừa, lên SG sống gần 60 năm nay nhưng bà vẫn giữ y tánh nết chơn chất của một phụ nữ Nam Bộ, hiền lành nhân hậu, lúc nào cũng chăm lo cho gia đình, thương con quý chồng, tôi dùng chữ quý bởi vì trong cung cách đối xử với Ba tôi lúc nào cũng tương kính như tân, phải nói là Bà tâm phục khẩu phục ông lắm… Tôi nhớ hình ảnh bà sáng nào cũng bắt cái ghế đẩu ngồi cạnh giường ông, kể chuyện con cái, chuyện nhà cửa chợ búa, chuyện cô ba, chú bảy, chuyện hồi đó ở dưới quê….

Ông nằm trong mùng không biết thức chưa hay còn ngái ngũ nhưng thỉnh thoảng ông lên tiếng vài câu, dặn dò nhắn nhủ việc gì đó, nghe tiếng má ừ hử nhỏ nhẹ đều đều như vậy quanh năm suốt tháng. Ngày nào Má không ngồi ở cạnh giường ông thì tới phiên Ba lo lắng ngồi bên cạnh giường bà để biểu bà ăn cháo uống thuốc...

Cảnh đầm ấm đó đám con thấy riết cũng quen mà không thắc mắc nhưng khi lớn lên có vợ có chồng, chúng tôi cũng ảnh hưởng ít nhiều cái tình gia đình êm đềm đó trong cuộc sống riêng tư, và tôi đâm ra ngạc nhiên tự hỏi “Ủa, sao hồi đó Ba Má không ngũ chung giường, gát chân gát tay và nói hằm bà lằng chuyện như chúng tôi bây giờ cho thân mật hơn?”.

Cái tình nghĩa vợ chồng khi về già có lẽ trầm lắng sâu sắc hay chăng? Tôi chưa quá già để nhận ra chân lý sống đó, nhưng tôi biết khi một chiếc dép bị sút quai thì chiếc kia coi như bỏ thùng rác. Ba tôi mất trước và dĩ nhiên Má tôi buồn biết bao nhiêu khi ở lại một mình…

Đám con cháu lại trở về sống vây quanh để bà không thấy lẻ loi. Cuối tuần là bà nấu món ăn ngon, cả bầy xúm lại ăn..xúm lại kể chuyện này kia cho Má tôi nghe, bởi vì Má tôi không đi đâu ngoài khoảng cách 100m từ nhà đến chợ mỗi ngày, và cái TiVi ở phòng khách giúp bà giải khuây bằng những bộ phim dài nhiều tập. Mấy chị em tôi ai cũng có chuyện để kể Má nghe y như hồi xưa bà ngồi thủ thỉ với Ba mỗi sáng… Câu chuyện đôi khi cũng thường, lượm lặt trên net, trên báo nhưng qua nhỏ My thì nó thêm mắm dặm muối tăng thêm phần hào hứng khiến ai cũng cười lăn và người cười nhiều nhất là Má, bởi vì Má tôi luôn tin đó là chuyện có thật, Bà chưa bao giờ biết về internet nên bà đâu thể ngờ trên đó có cả một kho chuyện tiếu lâm..Người ta “đổi cả thiên thu tiếng Mẹ cười”. Còn bọn tôi chỉ mong đổi vài chục năm còn lại để Má sống vui với con cháu.

Trong nhà tôi là đứa đi xa nhất, chuyến đi giống một phép lạ mà mọi người không nghĩ rằng tôi có thể bay dễ dàng như vậy. Chị em ai cũng mừng cho tôi nhưng Má thì im lặng. Tôi biết bà không vui khi có một chim bay khỏi tổ, dù con chim không còn non nớt yếu đuối như Má nghĩ.

 Má tôi có 8 người con, 6 gái 2 trai . Các con lần lượt có vợ có chồng ra riêng,  sót lại 3 đứa con gái quá lứa. Nhà tôi trong hẻm nhỏ gần chợ NTP, gia đình dọn về đây hơn 40 năm nên cây mận Má tôi trồng trước nhà sum xuê tàng, những trái nhỏ xíu chát ngầm rụng đầy sân để sáng nào bà cũng còng lưng quét.

Nhỏ My làm hướng dẫn viên du lịch, dáng vẻ trẻ trung hoạt bát, đi đây đó hoài nhưng vẫn bị “chống ề” vì tuổi Dần. Một hôm nó về nói với Má tôi “Thầy bói nói nhà mình bị cái cây mận này ếm nên con gái khó đi lấy chồng” và nó đề nghị đốn bỏ. Má tôi chỉ cười hiền “để cho nó mát mà” Nhưng sau đó ít lâu Bà kêu người tới cưa gốc mận,  không biết bà tin lời con My hay bà quét sân hoài nên cũng mệt. Có điều vài tháng sau thì con My lấy được chồng. Nó lại càng tin thầy bói hơn nữa, riêng Má tôi buồn vì vắng cái miệng tiếu lâm ồn ào của nó, tuy nhiên bà vẫn mua con gà về cúng vì trước đây Bà có vái “gả được con cọp My” bà sẽ cúng tạ ơn. Tấm lòng bà Mẹ thương con đôi khi cũng mâu thuẩn đến lạ lùng…
Hôm nghe tôi nói sẽ theo chồng qua Mỹ, Má tôi ngồi im một lúc rồi hỏi “ Xứ đó ở đâu? Xa hôn? Xa cở nào?” Tôi lấy chiếc đũa cắm vào trái cam  và xoay vòng, giải thích “ Xa lắm Má à, nó ở nửa vòng trái đất, bên này Má ban ngày, bên Mỹ là ban đêm”. Bà có mấy người bạn trong xóm cũng đi Úc đi Canada, lâu lâu về thăm , ai cũng trắng trẻo khỏe mạnh, họ tặng bà mấy hộp thuốc bổ. Bà thấy vui vui và không cần biết nó xa cở nào. Nhưng bây giờ thì bà quan tâm tới điều đó bởi vì con gái bà sắp ra đi, đến một đất nước xa lạ mà cả đời bà không thể nào hình dung được.

Tôi qua Mỹ được vài năm rồi cũng nhớ Má lót tót trở về. Mọi người tụ lại nhà Má đủ mặt dâu rể cháu chắt, ăn uống nói cười vang rân, tôi lại kiếm những câu chuyện vui lạ đó đây trên bước đường rong duổi của mình để kể cả nhà nghe.
Trên chuyến bay có một bà tuổi  chừng 90, bà khỏe lắm nói cười còn minh mẫn, chắc bà trở về VN thăm con cháu, bà đi một mình dưới sự chăm sóc đặc biệt của một nhân viên biết nói tiếng Việt. Khi xuống máy bay, bà chống gậy lững thững ra ngoài, đứng giữa sân có đông nghẹt người đi đón thân nhân, bà gõ cồm cộp cây gậy xuống sàn và nhìn quanh hỏi to “Thằng Hai đâu?”. Một mái đầu bạc trắng nhô lên la lớn “Dạ, con đây Má” khiến ai cũng bật cười và cảm động nhìn theo.
Má tôi nghe chuyện cũng cười “Bà đó giỏi quá ha”. Cả nhà chỉ chờ có vậy để thuyết phục Má đi du lịch cho biết đó đây 
“Thôi đi, nó nói tiếng Tây tiếng U, Má làm sao hiểu, ở xóm này gặp người quen mỗi ngày cũng vui vậy, coi TV cũng biết chỗ này chỗ kia vậy”. Các con biết tánh Má, bà quen quanh quẩn lũy tre làng…

Trong lúc soạn tìm một số giấy tờ cá nhân tôi gởi Má cất trong ngăn tủ, chợt một chai nước hoa khô queo và cây son xẫm màu từ đời nào lăn ra sàn…Tôi cầm lên săm soi và thấy lòng mình như rưng rưng có lỗi. “Cái này là mỹ phẩm của Má đây sao?” Bấy lâu nay tôi vô tình quên mất Má cũng có lúc cần những món đồ đơn giản như vậy cho mỗi lần đi tiệc tùng cưới hỏi, chị hai mua bóp đầm , chị ba may áo dài, con Nga mua sợi dây chuyền, đôi bông cẩm thạch, nhỏ My , út Lan thì giày dép quai nhung, nhưng không đứa nào nhớ tới gương mặt Má với một chút son phấn tươi tỉnh của tuổi già.
Qua Mỹ tôi thấy có nhiều bà già cỡ tuổi Má, áo quần sang trọng, môi son đỏ thắm,có bà còn xâm môi, cắt mí trông như tài tử Hollywood, sáng nào cũng đứng đợi xe bus đi Casino ăn chơi thư thả. Còn Má tôi quen sống giản dị quê mùa nhưng khi đám tiệc với mấy bà bạn thị thành chắc bà cũng cần một chút trang điểm, cây son và chai nước hoa này ai đó đã tặng bà lâu lắm rồi, nó cũ mốc…

Mỗi lần về nước , tôi hay tặng bạn bè những thỏi son, nước hoa hay Lotion nhưng không bao giờ tôi nghĩ đến chuyện tặng Má một chai dầu thơm. Nghĩ lại thấy mình đáng trách hết sức, tôi nhớ tới câu thơ của ĐTQ viết về Mẹ

“Đừng để một ngày kia Mẹ mất đi rồi mới giật mình khóc lóc
Dòng sông qua đi có trở lại bao giờ …
Ta làm thơ cho bao người con gái
Có khi nào ta làm thơ tặng Mẹ ta không?”…

Chắc ông cũng ray rứt ân hận như tôi bây giờ khi cầm thỏi son xạm màu thời gian của sự vô tình bạc bẽo. Chuyện đơn giản vậy mà tôi cứ thấy nao nao suốt buổi, Má không biết chuyện này nhưng tôi biết, nghĩ bụng mình nên làm cái gì đó may ra còn kịp để Má vui. Tôi lục trong hành lý ra một chai Chanel mới tinh,  một mớ son phấn mà con gái tôi làm quà tặng hôm Mother’s Day (bởi vì nó biết tôi điệu!) lẳng lặng để vào ngăn tủ của Má. Trong mắt chúng tôi, hình ảnh Má vẫn luôn đẹp.

Má tôi thích đi chợ mỗi ngày, thường thì bà thức rất sớm, đi dạo một vòng quanh chợ, người bán người mua lâu đời quen mặt nên gặp nhau ai cũng cất tiếng mời chào, đồ ăn lúc nào cũng đầy tủ lạnh nhưng có lẽ thấy Má dễ tánh nên nhiều người nài nỉ ép mua,  thậm chí mang tới tận nhà đủ thứ từ quày dừa tươi tới con gà ký thịt…Chúng tôi cứ dặn Má hoài, ăn không có bao nhiêu đừng mua nhiều quá, thằng em tôi cằn nhằn “Má làm như chợ sắp đóng cửa cả tháng”. Má chỉ cười nói “để dành nấu cho tụi bây ăn, thà dư còn hơn thiếu”. Má ăn mỗi bữa chỉ có lưng chén cơm và nửa khứa cá kho nhưng cái lo thiếu ăn thiếu mặc cho chồng con có lẽ ngấm vào máu Má từ thưở tản cư chạy giặc tới bây giờ…
 Tôi giúp Má để dành thức ăn đông lạnh như bên Mỹ, rửa sạch, để ráo rồi ướp gia vị, phân loại thịt cá ra từng bọc riêng để vào ngăn đá, tôi viết chữ to để Má dễ phân biệt,  gói này là thịt bò xào xả ớt, gói này là tép nấu canh, gói này là cá lóc kho tiêu.

Vậy mà vài hôm sau lại thấy Má lục lọi kiếm gì đó trong tủ , tôi  kêu lên “Má, con viết chữ trong đó rồi mà, Má đọc sẽ thấy.” Má làm thinh không nói.

Hùng kéo tay tôi rù rì “Chị quên là Má mình không biết chữ sao”. Tôi lại ngớ người ra ân hận. Trời ạ! Sao mà tôi ngu ngốc thế, người không biết chữ có lẽ là tôi chớ không phải Má, tôi dốt đến độ vô tâm không hiểu chữ Mẹ phải viết hoa như thế nào cho đẹp, Má tôi quê mùa chơn chất, một chữ bẻ đôi không biết mà nuôi mấy đứa con ăn học đàng hoàng… Tôi xót xa như thể mình phạm một lỗi nặng với Má mà không biết làm sao sám hối.

Nhiều người hay đợi rằm tháng bảy, mùa Vu Lan mới lật đật đi Chùa tụng kinh báo hiếu, cài bông hồng trắng bông hồng đỏ tùm lum trên ngực áo thay vì mỗi ngày mua một món ngon mà Má thích ăn, kể một chuyện vui cho Má cười, chở Má đi thăm người bạn thân ở đâu đó, nắm chặt tay Má mỗi khi Má ngồi im buồn rầu…Tôi nghĩ đó cũng là cách báo hiếu cho đấng sanh thành.

Đôi khi trong cuộc sống tất bật, ta mãi mê đuổi theo công danh cơm áo, chỉ chăm chăm lo cho mái ấm riêng tư của mình, mong có ngày nghĩ để đưa cả nhà đi chơi mà quên rằng có Cha Mẹ già nua lẩm cẩm đợi mình ghé thăm cuối tuần. Nghe tiếng Chùa này to, Chùa kia đẹp, hăm hở đi viếng lạy mà quên mất có một Đấng Phật Mẫu đang nằm ở dưới lầu chờ con thăm hỏi nhưng con vẫn thờ ơ đi qua…

“Mỗi mùa Xuân qua, Mẹ tôi già thêm một tuổi…Mẹ già như chuối chín cây, gió lay Mẹ rụng con sẽ mồ côi.” Chị hai tôi vốn mau nước mắt khi nghe bài hát này. Tôi thì cố thu xếp để mỗi năm trở về bên Má, đâu ai biết được cơn gió nào bay ngang vô tình.

Hạnh phúc thay cho những người bạc đầu mà còn có Mẹ để kính để yêu. Cũng như hôm nay, tôi may mắn còn Má trong đời để có nơi chốn trở về yên ổn giữa muôn ngàn bon chen mệt mỏi.

Trần Ngọc Ánh

Ý kiến bạn đọc
02/11/202100:01:08
Khách
cheap cialis https://cialiswithdapoxetine.com/
11/08/201920:29:34
Khách
Ý tửơng cuả bài viết rất sâu sắc và với lời văn giản dị, mộc mạc, tác giả đã diễn tả được tình mẫu tử thiêng liêng, đến với ta tự nhiên chớ không từ sự hoa hoè, săn đón. Tuy nhiên, tôi cảm thấy nếu tác giả thay thế tĩnh từ “bức xức” bằng “bức rức” và danh từ “Nam Bộ” bằng “ miền Nam” thì bài viết sẽ toàn mỹ hơn.
Thân phụ và thân mẫu tôi đã qua đời hơn 16 năm nay, nên tôi rất xúc động khi đọc những bài viết về tình mẫu tử / phụ tử như thế này.
06/08/201912:54:31
Khách
Một bài viết hay mùa Vu Lan Báo Hiếu. Cảm ơn tác giả.
04/08/201907:25:13
Khách
Tui là thằng đàn ông, hơn năm chục tuổi đầu, đọc bài này mà nước mắt nóng chảy, ướt cả áo gối. Má tui mất nay hơn 7 năm rồi...
03/08/201921:41:37
Khách
Ừ, sao nghĩ hoài mà vẫn chẳng nghĩ ra được sự rung động nào như nỗi niềm hạnh phúc có mẹ. Hạnh Phúc Địa Đàng.
Em cám ơn bài viết của chị đã cho em những cảm xúc hạnh-phúc-rưng-rưng!
03/08/201915:32:55
Khách
"Đôi khi trong cuộc sống tất bật, ta mãi mê đuổi theo công danh cơm áo, chỉ chăm chăm lo cho mái ấm riêng tư của mình, mong có ngày nghĩ để đưa cả nhà đi chơi mà quên rằng có Cha Mẹ già nua lẩm cẩm đợi mình ghé thăm cuối tuần. Nghe tiếng Chùa này to, Chùa kia đẹp, hăm hở đi viếng lạy mà quên mất có một Đấng Phật Mẫu đang nằm ở dưới lầu chờ con thăm hỏi nhưng con vẫn thờ ơ đi qua…"(Trần Ngọc Ánh). Đúng lắm, nhiều khi chúng ta quên!
Tác giả viết thật đơn giản, chân thật mà sâu đậm tình Mẹ con. Chúng tôi cũng có Mẹ già ở nhà, thương lắm. Chúc Mẹ chúng ta sống lâu trăm tuổi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,031,661
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Nhạc sĩ Cung Tiến