Hôm nay,  

Cái Nệm Mềm

02/08/201900:00:00(Xem: 11715)
Cái Nệm Mềm
Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số: 5753-20-31560-vb680219
 
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.

***
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.

Tôi-một đệ tử trung thành của Yoga từ năm 1980 lúc tôi còn bị tù trong trại tù Gia Trung thuộc tỉnh  Pleiku-đã tập cái thế chống đau thần kinh tọa hàng ngày. Vậy  mà tại sao tôi còn bị cái đau này hành ha?

Lối ba tháng nay, mỗi khi tập Yoga tôi vẫn xoa cổ như thường lệ mà vẫn không hết và bây giờ cái đau lại “hành quân” xuống dọc chân phải làm tôi đi không được đứng cũng không xong. Vậy tôi phải làm sao đây?

Tôi chợt nhớ ra cách đây hai năm con gái tôi vì thương bố già nên mua cho bố cái nệm memory foam. Cứ theo như quảng cáo thì cái nệm này sẽ điểu chỉnh độ cong  dọc theo xương sống của người xử dụng sao cho người nằm thoải mái nhất khi ngủ.

Thế nhưng cái gì cũng có mặt phải, mặt trái của nó. Thình lình, tôi nhớ ra, hồi còn  ở Việt Nam tôi đã có dịp đọc một bài báo nói là nằm ngủ trên bộ ván ngựa tuy cứng nhưng lại tốt hơn nằm ngủ trên một tấm nệm mềm.

Lý do bài báo đưa ra là nằm trên bộ ván ngựa ngủ thì tốt vì vì những dây thần kinh của cơ thể  khi chạm vào mặt phẳng của tấm ván ngựa sẽ dội lại và gây ra những phản xạ có lợi cho cơ thể người xử dụng.

Có thể vì cái nệm mà tôi nằm quá mềm nên chính hắn là nguyên nhân gây ra chứng đau cái nhượng của tôi.

Đang nghĩ ngợi thì chợt chuông điện thoại reo và phía bên kia là giọng nói của con trai tôi hỏi thăm sức khỏe bố già như cháu vẫn thường làm. Tôi cho cháu biết khỏe thì vẫn khỏe nhưng cái chân bị đau không nhấc lên được, nói chi đến đi với đứng. Rất bình thản cháu cho biết đã lâu lắm rồi cháu ra chợ X. mua một cái nệm mềm về nằm ngủ được một hời gian thì bị đau chân giống như tôi. Cháu mang cái nệm ra chợ và nói lý do thì họ cho đổi liền dù cái nệm đã bị ố vàng.
Nghe thấy thế tự nhiên tôi lên tinh thần giống như ông Archimede  khi tìm ra lực đẩy của nước cách đây mấy ngàn năm. Tôi vội điện thoại hỏi cô em ở Florida, chú em ở Paris, ông anh họ ở Cali, anh bạn ở Colorado.  Tất cả đều xác nhận là nếu nằm cái nệm mềm thì có người không hạp sẽ bị đau như tôi.

Vội phone cho con gái tôi thì cháu cũng cho biết cháu cũng bị đau không phải là ở chân mà là ở tay phải. Vậy là đúng rồi. Tôi đích thị là nạn nhân của cái “nệm mềm” đây mà! Vậy là chính món quà tặng với ý định tốt  của con gái tôilại không đưa tới điều tốt  như ý mong muốn.

Thế là tôi phone cho công ty bán nệm và “kể khổ” về cái nệm mềm này với ông manager phụ trách. Rất vui vẻ ông ta cho biết, dù đã mua từ lâu, nhưng  nếu còn giữ được biên lai thì ông ta sẽ hoàn tiền lại cho tôi và cả cho con gái tôi nữa.

Thật đúng là “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi” của các cửa hàng ở xứ Cờ Hoa này. Theo đúng lối xã giao của người Mỹ tôi không quên nói cám ơn trước khi gác máy.

Tôi cũng không quên nói thêm cách buôn bán này đúng là buôn bán theo lối Mỹ, chả trách nước Mỹ đứng đầu thế giới về thương mại là phải!

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
03/08/201916:06:08
Khách
Kính thăm anh Sao Nam Trần ngọc Bình
Lâu lắm rồi, mấy chục năm trước, có một lúc tự nhiên NA bị đau lưng, đau tới nổi phải đến gặp bác sĩ gia đình. Ông thiệt tử tế, sau khi hỏi han, không cho thuốc men gì hết, chỉ dặn về nhà, nằm dưới đất 3 đêm liên tiếp. Đêm đầu tiên nằm dưới sàn nhà có lót miếng trải, ôi chao là đau điếng suốt đêm, đêm thứ 2, cơn đau bớt lại, qua đêm thứ 3 thì hoàn toàn hết đau lưng, như thần. Từ đó tới nay, thỉnh thoảng NA nằm dưới đất...cho cái lưng nó vui. Cám ơn bài viết tử tế của anh.
02/08/201916:23:49
Khách
Người ta nói rằng nằm trên nệm mềm. cơ thể sẽ bị lún xuống, nhất là cột sống lưng bị cong khiến gáy, vai, hông bị áp lực làm mình bị đau lưng, đau chân hoặc tay.
Bây giờ anh đã không dùng nệm mềm nữa thì hy vọng chân của anh sẽ mau trở lại bình thường.
Chúc anh luôn khỏe mạnh và an vui.
02/08/201911:58:43
Khách
“Có những niềm riêng làm sao nói hết
Như mây như mưa như cát biển khơi...”
Chú Sao Nam ơi! Sẽ có một ngày cháu đến “Tạ lỗi cùng người!”

Chú ơi! Chừng hơn 10 năm trở lại đây cháu không nằm nệm nữa, cháu chỉ nằm trên bộ ván, trải đôi lớp mền cho ấm. Thiệt tình hổng giống ai hết. Ai biết cũng quở tại số cháu... khổ🤓‼️
Cháu cầu mong cho chú luôn khoẻ mạnh, hạnh phúc và trường thọ. Chừng... 30 năm nữa nha chú🙏‼️
Kính chú.
Cháu Từhuy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,345,312
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Iris Đinh là tác giả đã nhận giải Chung Kết 2017, với hai bài "Chuyện Góc Bếp," và “Con Bé Nổi Loạn,” hai tự sự về mẹ và con gái trong một gia đình đổ vỡ. Sau 13 năm trở lại trường học và thực tập, mẹ trở thành một thạc sĩ về y tế tâm thần. Cô con gái từng nổi loạn thì trở thành Tiến sĩ Anne Q. Phan tại đại học UC Irvine và UC San Diego, người xác định được gene gây đột biến giúp sinh vật mọc thêm tay chân, mà báo O.C. Register đã đăng tin ngày 5 tháng Tư 2013. Sau đây là bài mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất, đang phát hành khắp nơi.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, là bài viết bài viết mới của tác giả, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất 2018.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016, thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, về trận cháy rừng dữ dội nhất ở Nam Cali, có tên là “Thomas Fire Ventura”.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose. Cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tai Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, tiểu bang California, USA. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông chụp hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện "Bắc Kỳ". Sau đây là bài và hình mới.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Nhạc sĩ Cung Tiến