Hôm nay,  

Tôi Làm Nhân Viên Phòng Bầu Cử

12/07/201900:00:00(Xem: 9705)
Người viết: Nhất Chi Mai
Bài số: 5736-20-31543-vb6071219

Tác giả định cư tại Mỹ năm 2000, hiện là cư dân Boston và làm việc trong một bệnh viện của tập đoàn Partners. Với bài "Đoá Hồng Bạch" tưởng niệm một nữ sĩ quan Mỹ gốc Việt hy sinh tại chiến trường Trung Đông, Nhất Chi Mai nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.

noi phong bau cu My
Người viết trước phòng phiếu.

***

Một hôm chị Lê bạn tôi gọi điện thoại bảo Ban Bầu cử Boston đang cần thêm vài người Việt có quốc tịch Mỹ ra giúp cho việc bầu cử năm nay và khuyến khích tôi tham gia. Biết tôi chưa từng làm poll worker bao giờ, chị nói người ta sẽ huấn luyện cho phương cách làm việc ở phòng bầu cử.

Sau khi liên lạc ghi danh với  Boston Election Department, tôi nhận được email, chọn ngày giờ, thu xếp công việc nhà, rồi đi ra City Hall học buổi huấn luyện cho việc bầu cử / poll worker training.

Một bà Mỹ mặc áo khoác ngắn màu cam giống người dẫn đưa học sinh qua đường,  dẫn tôi tới phòng training nằm ở bên hông tòa building vững chãi vuông vức của City Hall Boston. Trước cửa có một ông  tươi cười đón người đến lớp training poll.

Phòng học đã khá đông người,  có bà Mỹ khác cười chào, nhắc tôi tìm tên mình trong danh sách lớp huấn luyện và kí tên. Phòng họp rộng rãi, phía trên cao có nhiều tranh chân dung và các cảnh hội nghị chính trị từ thời lập quốc.

Một màn hình trắng to rộng treo  phía trên. Một cái thùng màu trắng  bạc để bên cạnh bục diễn giả. Mọi người ổn định xong chỗ ngồi thì đúng giờ training, ông Mỹ đứng chào đón người người đến lớp training poll bước tới bục nói ; chính ông giảng giải phụ trách lớp huấn luyện hôm nay. Ông chào mừng poll workers và nói chắc nhiều người đến lớp training không phải là lần đầu tiên, còn 1 số khác thì lần đầu tiên. Nhưng mỗi năm đều huấn luyện nhân viên bầu cử, training lại. Ông hướng dẫn các cách thức việc bầu cử theo các trang của cuốn Handbook:  Poll worker Training Manual mà mỗi người được phát 1 cuốn. Đọc, hiểu, có thắc mắc cần trao đổi ông sẽ giải thích. Máy chiếu các slide lên màn hình lớn trắng trước mặt nên dễ dàng thấy theo sự dẫn giải của ông.

Ông chỉ cho thấy cụ thể thùng màu bạc Silver Supply Box đựng tất cả các vật dụng cần cho kỳ bầu cử như phong bì đựng phiếu bầu lỗi không bầu được, sổ địa chỉ tên người đi bầu, đơn điền ghi danh đi bầu cho người chưa có đăng ký, tờ giấy ghi lại số lượng bao nhiêu người khi poll worker đã giúp giải thích việc bầu cử trong cùng dùng ngôn ngữ mẹ đẻ vv…thùng phiếu, secrecy sleeve là bìa gồm sơ mi 2 mảnh sau khi chọn ứng cử viên xong ta bỏ phiếu bầu của mình  vào để không ai thấy ta chọn bầu cho ai trước khi lá phiếu được bỏ vô thùng phiếu.  

Trong suốt ba giờ training, ông luôn nhấn mạnh điều quan trọng là: cần công bằng và không thiên vị - impartiality - đối với đảng phái chính trị nào. Phải vô tư không được có ý kiến đề nghị, hay phỏng đoán, chỉ dẫn chọn lựa ứng cử viên. Việc bầu cho ai do người cử tri quyết định theo chính kiến họ.

Mỗi năm tiểu bang có 3 hay nhiều hơn số ngày phục vụ bầu cử của các cấp thành phố, tiểu bang,  hay toàn quốc,  sơ bộ vào các tháng hay chính thức vào tháng 11.

Đơn cử một ngày làm nhân viên bầu cử ở thành phố là từ 6g sáng đến 9g đêm.  Tôi luôn đến trước 6g sáng vì người Mỹ rất đúng giờ mọi chuyện. Khu bầu cử tôi làm tai Dorchester, phòng bầu cử này có 2 khu vực nên có 2 thùng phiếu trong phòng.

Trước 6 giờ kém mấy phút, 2 người cảnh sát kéo 2 thùng phiếu từ xe cảnh sát đậu gần phòng bầu cử họ bước vào phòng bầu cử  đúng 6g lúc phòng vừa mới mở cửa ra cho người nhân viên bầu cử vào theo. Các lá phiếu sẽ được Police Officer lấy ra từ thùng phiếu trao cho người Warder -trưởng khu vực bầu cử. Người ấy sẽ đem đến bàn cho các thanh tra - inspector đếm số lá  phiếu bầu được giao cho phòng bầu cử hôm nay.

Phiếu - ballot có 3 loại ngôn ngữ chính  khác nhau: tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Hoa hay Tây ban nha. Có kỳ bầu cử lá phiếu chia ra theo đảng ;thường lệ chia ra Đảng Dân chủ Democratic và Đảng cộng hòa Republican, in theo 2 màu khác nhau. Nhưng có kỳ bầu cử có thêm Đảng  Tự do -Libertarian Party nữa .

Các lá phiếu mới lấy ra từ thùng phiếu trao cho nhân viên bầu cử inspector đếm. Mỗi batch thường thường gồm 100 lá phiếu. Người đếm xong ghi số lá phiếu vào 1 tờ sticker giấy ghi dính vào phía trên cọc phiếu. Người nhân viên thứ hai sẽ đếm lại tập phiếu vừa được đếm bởi nhân viên bầu cử khác như thế bảo đảm double check,  bà warder trưởng bảo vậy.

Số phiếu được để riêng theo từng ngôn ngữ ; sau khi tất cả các lá phiếu được đếm xong người warder ghi vào sổ số phiếu nhận được theo từng ngôn ngữ để cuối buổi bầu cử sau 8pm đếm số phiếu còn lại cộng với số phiếu đã được bầu có tổng số bằng lúc nhận. Không được mất sót 1 lá phiếu nào. Nhân viên poll worker phải ký tên vào nhiều số, ghi địa chỉ -số an sinh- điện thoại để chứng minh đến làm việc hôm nay. Rồi có ghi tên họ vào khuôn  giấy có dòng chữ: Election Official dán trên ngực áo cho mọi người thấy biết tên mình.

Tôi có người bạn già khó đi lại nên bà thường bỏ phiếu vắng mặt. Trước ngày  các kỳ bầu cử bà gửi thư đến ủy ban bầu cử muốn bầu cử vắng mặt. Từ ủy ban đó sẽ gửi phiếu bầu theo Đảng bà chọn, phong bì sẽ đến nhà bà. Sau khi hoàn tất việc chọn ứng cử viên, ba gửi lá phiếu bầu trở lại ủy ban bầu cử. Bà hỏi tôi lá phiếu bầu cử của bà sẽ được mở khi nào. Tôi bảo bà trong ngày bầu cử sẽ có những phong bì lớn màu vàng được đem vào bàn khu vực bầu của người ghi danh bầu cử vắng mặt.  Bà warder sẽ rọc các phong bì vàng chứa phiếu bầu vắng mặt này và người thư ký hay các inspector như tôi  sẽ đánh dấu vào tên người đó trong số đi bầu, chính xác tên tuổi -địa chỉ cư ngụ xong bỏ phiếu bầu đó vô thùng phiếu, không quên ghi tên ở bàn check-out như 1 người đã đi bầu.

Cứ mỗi giờ chúng tôi phải đếm số phiếu bầu ghi vào sổ bầu cử do người thư ký ghi chép lại các số liệu hay diễn tiến ngày bầu cử. Nếu bận, quá đông người thì vẫn phải đếm số phiếu đến đăng ký ở sô check-in và số phiếu ấy phải trùng khớp với con số trên thùng phiếu  ở bàn check -out; nếu 2 con số không trùng khớp nhau thì phải cộng lại. Khi nào 2 con số trùng khớp nghĩa là không thất lạc 1 lá phiếu nào thì người thư ký hay warder sẽ ghi số lá phiếu vào sổ bầu cử.

Cứ thế việc đếm kiểm phiếu được cập nhật hàng giờ từ 8 giờ sáng đến 8 giờ đêm. Nếu đã hơn 10 phút trở đi mà vẫn chưa đếm hay báo cáo số phiếu cập nhật hàng giờ thì sẽ có điện thoại từ Ban bầu cử nhắc nhở và người Thư ký Secretary hay Warder sẽ trả lời tình hình bầu cử, sau đó đếm ngay để trình báo  số phiếu đã bầu hiện ở thời điểm đó.

Đúng 8pm mà vẫn còn người trong hàng đứng chờ thì người chờ vẫn còn được bầu, còn nếu người mới vừa đến cổng chưa vô tới cửa phòng phiếu sẽ không được bầu.

Nếu có người dọn nhà đi nơi khác mà chưa chuyển địa chỉ thì phải trở về khu bầu cử chỗ ở cũ để bầu. Tại phòng bầu cử đây cũng có các đơn đổi địa chỉ để lần bầu cử sau sẽ thuận lợi cho việc đi bầu nơi ở mới. Hay người mới đậu quốc tịch chưa đăng ký bầu cử thì phòng bầu cử khu vực mình ở cũng có nghĩa vụ giúp họ điền đơn đăng ký cho kỳ bầu cử sắp tới.

Nơi phòng bầu cử tôi làm có 2 người nói tiếng Việt:anh bạn cùng làm với tôi là người rất nhã nhặn nhẹ nhàng,  vui tinh. Anh nói vui: anh em mình  vừa là inspector kiêm luôn interpreter ... Ngoài ra có 1 người biết tiếng Hoa ; 2 người nói được tiếng Tây ban nha.

Anh bạn đồng sự trước đây là luật sư ở  Việt nam. Anh làm việc cho Ban bầu cử Boston cả chục năm rồi. Anh kể cho tôi nghe những kinh nghiệm buồn vui khi làm việc nhân viên bầu cử. Có lần khi anh hỏi bác trai lớn tuổi: thưa bác, bác bầu cho đảng nào  -Cộng hòa hay Dân chủ ? Bác ấy nạt anh: Anh không có quyền hỏi tôi Đảng tôi muốn bầu?  Anh vẫn nhẹ nhàng lịch sự giải thích: cháu hỏi vậy để đưa lá phiếu của đảng bác đã  chọn cho bác thôi .


Trên sổ đăng ký bầu cử có tên địa chỉ nhà người cử tri cùng Đảng mà  họ  chọn được viết tắt R hay D nhưng có người không thấy chọn đảng nào ;và  lại có thể Đảng Tự do- Libertarian nữa.  Với lại có những ngày bầu cử cực kỳ đông bận rộn như lần bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11 năm rồi;  người thư ký hay 1 người inspector ngồi check tên địa chỉ ;con người inspector khác thì đưa lá phiếu, người khác thì trả lời người cư tri cần giúp.

Ngày bầu cử là một ngày vui được gặp gỡ nhiều người và nhất là người Việt mình. Nhưng kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ quá đông; tôi đến sớm mà đã thấy hàng dài đông đúc người xếp hàng sẵn sàng chờ bỏ phiếu. Đa số là người trẻ, có lẽ họ bỏ phiếu trước khi đi làm vì 7 giờ sáng phòng bầu cử bắt đầu cho bỏ phiếu . Suốt ngày hôm ấy đến tận tối, chỉ hơi đở đông khoảng sau trưa 2p -chứ  lúc nào cũng đông đầy người chờ đến lượt lấy lá phiếu xong chờ vào cubique -góc riêng đứng tô đen ở các hình oval nơi tên người mình muốn bầu,.. xong lại ra xếp hàng chờ đến lượt bỏ phiếu vào thùng. Mấy nhân viên bầu cử mệt tranh thủ thay phiên ra ngoài hít thở hay gọi phone cho con cái gia đình hay emergency call, tôi nghe họ đều bảo:a crazy day...

Tôi chưa làm kỳ bầu cử tổng thống nào nhưng  giữa nhiệm kỳ cũng đã đông nghẹt không như các kỳ khác bầu thị trưởng hay primary các đảng. Nhân viên bầu cử được thay phiên ăn trưa nhân tiện về khu vực mình ở bầu luôn.   Người warder sau khi ăn trưa trở lại bao giờ cũng hỏi: Did you guys vote?

Có khi bất ngờ đôi khi kỳ bầu cử được có bánh mì sandwich, cà  phê, chips, bánh ngọt cho nhân viên ngày bầu cử hôm đó ; nhưng thường thì không có. Nên 2  anh em tôi bao giờ cũng đem theo đồ ăn, trái cây cho cả ngày chứ nghỉ trưa cũng để kịp đi đến phòng bầu cử nơi mình đang sống mà bầu chứ không dám vô quán ngồi ăn' dù nhà hàng dọc Dorchester Avenue mấy cái.

Sau 8pm người cuối cùng bỏ  phiếu xong là lúc kiểm lá phiếu bầu - ballots, dọn dẹp các thứ , thu dọn đồ để đem  về ban bầu cử, cho phòng họp trở lại như cũ trước khi bầu cử diễn ra. Người warder và thư ký sẽ ghi số lá phiếu đã bầu vào sổ phân theo ngôn ngữ tiếng Mỹ tiếng Việt... riêng biệt.  Các lá phiếu lỗi không bầu vì không hợp lệ cũng sẽ được viết chữ "SPOIL" to chéo ngang  lá phiếu và cũng được giữ lại gửi về ủy ban bầu cử chứ không bỏ rác loại đi.

Xem xét các lá phiếu có ghi tên những ứng cử viên không có trong tên danh sách bầu nhưng người bầu lại muốn đề cử vào các chức vụ hiện tại hay tương lai, người thư ký sẽ ghi tất cả các tên họ  dưới mỗi chức vụ vào quyển sổ dày và tìm các chức vụ trong cuốn sổ đó để ghi tên họ ứng cử viên vào.  Tôi nhìn thấy những lá phiếu người ta không bầu cho ai trong số các ứng cử viên hiện trong danh sách mà chỉ ghi vào ô tên người mới được đề cử và 1 số lá phiếu toàn là tên  Ông Donald Trump.

Có các bác VN đi bầu nhưng lại không đem kính, thế là anh bạn người Việt và tôi phải đọc chức vụ tên của các ứng cử viên cùng Đảng của họ để các bác chọn ai và bảo tên để chúng tôi tô đen hình oval  tức bầu người đó theo ý muốn các bác. Khi cần giúp đỡ thường phải có 2 người inspector cùng đến để giúp người cử tri.

Có bác nắm tay anh bạn hay tôi và hỏi bầu cho ai đây cháu? Có bác gái còn hỏi ông nào mà tuần trước mở ngày vui chơi ăn uống cho người Việt, thiệt tình tôi không biết ông nào ; mà sau này có đoán, ông đó chắc là Thị trưởng đương kim thành phố Boston vì trước kỳ bầu cử final mùa thu có ngày Thị trưởng cho dân chúng vui chơi ăn uống ca nhạc bên bờ biển.  Hôm ấy tôi có đến, thấy những người cảnh sát Boston đứng nướng  hambuger phục vụ dân đến dự.

Nếu các bác có hỏi chúng tôi bầu cho ai, tôi và anh đồng hương đều không thể trả lời hay khuyên; vì anh đã kể cho tôi nghe tình huống anh biết và rút kinh nghiệm: một bác hỏi người nhân viên bầu cử Việt nam bầu cho ai, bác và người ấy nhìn quanh phòng, bác bảo nói đi không ai nghe biết đâu. Người nhân viên trao đổi bác ấy về ứng cử viên nên  bầu. Không may có người hiểu được, người ấy xin số phone Ban bầu cử gọi phản ánh tên người  nhân viên bầu cử Việt đã  khuyên bảo cử tri bầu cử cho ai. Ban bầu cử thông báo cho người trưởng vùng bầu cử nơi đó cho người nhân viên kia rời khỏi phòng bầu cử ngay.

Khi cầm lá phiếu trên tay, người cư tri lựa chọn và quyết định bầu cho ai theo chính kiến của mình mà không ai được xúi giục, can thiệp hay nghe theo ai. Đó cũng là nguyên tắc không thiên vị của người làm cho bầu cử: vô tư trong sáng.

Trong các kỳ bầu cử thỉnh thoảng lại có các câu hỏi thăm dò để cử tri trả lời yes or no. Ví dụ như hỏi 1 người y tá thường chăm sóc 5 bệnh nhân, với đề nghị trong tương lai người y tá chỉ săn sóc 3 bệnh nhân bạn nghĩ có nên không?. Yes hay no?. Hoặc là đề nghị không để cho việc tiền vận động hô trợ các chiến dịch bầu cử can thiệp vào ảnh hưởng đến các ứng cử viên, Yes or No?

Tôi nhớ mãi những kỳ bầu cử mùa thu, ở đây trời thường mưa nhiều vào thu, sau buổi chiều và tối mưa tầm tã mà người Mỹ đi làm về vẫn đem theo con cái và dắt tay hay đẩy xe trẻ con còn nằm để đến bỏ phiếu. Người dân Mỹ rất ý thức về quyền lợi nghĩa vụ của họ cụ thể nhất trong tất cả các kỳ bầu cử.

Những kỳ bầu cử không quá đông, khi người Việt đến phòng bầu cử chúng tôi lại được chuyện trò nghe họ kể về đời sống, công việc và gia đình, tình yêu, như khi gặp gỡ Đồng hương hay người quen lâu năm .

Tôi gặp một cặp vợ chồng già gốc Việt dắt tay nhau cùng đến bầu cử, trông họ thật đẹp đôi, rạng ngời hạnh phúc đến nỗi anh bạn cùng làm thốt lên: hai bác như đôi uyên ương ấy. Bác gái da mặt căng láng, miệng cười chúm chím kể cho tôi nghe chuyện tình từ thời xuân sắc của 2 người ở Sài gòn . Bác trai thì móc ví ra không phải để trình ID mà để cho thấy 2 hình trắng đen của 2 người chụp riêng, hình bán thân đều trẻ đẹp từ thanh xuân nay co chỗ đã đốm phai nước thuốc ảnh.

Tôi gặp lại một bác gái khi đi chợ hay đi xe buýt thường thấy bác mua nhiều  rau quả ngon xách đầy các túi ni lông, nhất là dịp cuối tuần. Tôi hỏi chuyện bác nói con sắp tới thăm nên nấu các món con trai thích. Bác 84 tuổi rồi đi lại còn vững. Nhìn tôi trong phòng bầu cử bác nói trông cô quen lắm;  tôi nhắc bác nhớ hay gặp trên bus và bác hay mua nhiều  rau quả ... Bác à một cái - nói nhớ rồi, bác kể tụi tôi nghe chồng bác chết trong tù. Người vợ hiền này đã chịu đựng nổi đau mất chồng. Bác tìm cách cho con trai duy nhất đi vượt biên rồi con bác lãnh bác qua. Giọng bác miền Tây trong vang, bác khen tự hào về con  trai lắm; cậu âý rất chăm ham học, đang học Tiến sĩ; vừa đi làm vừa học.

Tôi gặp lại  chú Hai, khi mới sang tôi đi làm gọi là làm work center; mỗi ngày mọi người đến chờ rất sớm 5.30 am tại 1 địa điểm và chú lái xe đến chở nhiều người đến xưởng hãng nơi cần làm việc thời vụ.  Cuối tuần lãnh, trả cho chú 5 ngày tiền xăng đi về...Chú bảo thấy tôi quen quen, tôi nhắc chú nhớ lại, được đi xe chú chở đi làm work center, hỏi con trai duy nhất của chú, chú bảo nó học xong rồi nay làm cho quân đội ; giờ nó đã rất cao lớn dù chú nhỏ con.  

Ngày bầu cử là ngày vui vì được gặp gặp gỡ nhiều người và đồng hương; được nghe họ kể chuyện đời, làm ăn, nỗ lực thành công của bản thân hay con cái.

Nơi phòng bầu cử Mỹ ấy tôi và những người Việt được thực hiện giấc mơ Tự do quý giá: tự do lựa chọn Đảng phái chính trị mình ưa chuộng; tự do bầu chọn những người năng lực, tri thức, đạo đức đại diện cho cộng đồng làm việc va cống hiến cho đất nước và cho quyền lợi thiết thực của người dân. Những ngày bầu cử tôi được đến đó, tươi vui chào đón cử tri, nhất là người Việt, mong đóng góp một chút nghĩa vụ của người công dân cho đất nước  Mỹ- The USA dân chủ nhân bản mà tôi hằng tri ân.

Nhất Chi Mai

Ý kiến bạn đọc
04/05/202121:50:02
Khách
Xin chào chị Nhất Chị Mai
Mình đang tìm kiếm gia đình của một người bạn thân ,mà không sao tìm được ,hôm nay tình cờ đọc báo thấy bút hiệu của chị ,nên không biết có phải chị là con của bác Nguyễn Dzoãn Thân ,trước 75 là đại uý cảnh sát ở Biên Hoà sau đổi về trung tâm huấn luyện Rạch Dừa Vũng Tàu ,nếu đúng thì chị email cho mình là [email protected] ,còn Khg thì cho mình xin lỗi đã làm phiền chị
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,263,648
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô danh cho tháng Tư 2018
Captovan hay Capvanto là bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết sau đây là câu chuyện thật về người lính trong tấm hình được đề cập trong bài “người yêu trâu điên”.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, đã nhận giải bán kết 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Bài viết sau đây của Ngọc Anh là những lá thư gửi người lính Thủy Quân Lục Chiến, thuộc một đơn vị có biệt anh Trâu Điên. Bài viết từng xuất hiện một lần trên tập san KBC Hải Ngoại mấy năm trước, nay được đăng lại với phần bổ túc trong kỳ tới bằng một bài viết mới.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là nhà giáo làm việc tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Bài mới, viết cho Tháng Tư Đen năm nay kể lại cuộc chuyện trò giữa tác giả Orchid Thanh Lê và hai nhà hoạt động cộng đồng tích cực tại hải ngoại: Nhà văn Chu Tất Tiến và Nhạc sĩ Lê Xuân Điềm.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng một hồi ức Mậu Thân. Ông sinh năm 1942 tại Huế. Qua Mỹ diện HO 21 định cư tại Thành Phố Tucson Arizona, hiện nghỉ hưu. Mong ông sẽ tiếp tục viết.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Bài viết về nước Mỹ thứ tư của ông là một hồi ức sống động về khu xóm bên cầu Bạch Hổ tại Huế Tết Mậu Thân, kể về người cha toàn thân bị cộng sản chôn sống, chỉ chừa đầu cổ trên mặt đất để hành hình
Thay lời giới thiệu. Điện thư tác giả Captovan gửi Việt Báo Viết Về Nước Mỹ: Bài viết "Huế, Tôi, Mậu Thân" là của anh cựu Trung Tá Tiểu Đoàn Trưởng TĐ8/TQLC Nguyễn Văn Phán, anh gửi cho Ban Biên Tập Đặc San Sóng Thần TQLC, nhưng thấy quý báo đang kêu gọi viết về Hồi Ức Mậu Thân nên chúng tôi xin phép anh để gửi đến quý báo đăng trước, BBT/ST chúng tôi sẽ đăng sau, coi như một lời chào của anh gửi đến đồng bào gốc Huế trong lúc anh đang chiến đấu... như 50 năm về trước anh chiến đấu với "thần chết VC" và anh đã chiến thắng và anh sẽ chiến thắng. Kính chào.
Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013 và hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo và vẫn tiếp tục góp bài viết. Sau đây là bài mới của cô. Hình ảnh tại Hội Tết Mậu Tuất, San Jose, California.
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Nhạc sĩ Cung Tiến